9. Cấu trúc của luận văn
1.5. Mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động ngoại khóa bộ môn
1.5.1 Mục tiêu:
Về tri thức:
Củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức đã học được ở trên lớp; Biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của dân tộc, nhân loại; Nâng tầm hiểu biết.
Về kỹ năng:
Củng cố những kỹ năng đã được hình thành từ nội khoá;
Phát triển những năng lực sở trường (Năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức, quản lý…)
Về thái độ:
Có thái độ đúng đắn đối với các môn học, không thoả mãn với những gì đã có; Có thái độ đúng đắn với những vấn đề của cuộc sống. Biết cách tạo hứng thú; Biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân;
Biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống; Biết gắn mình với các hoạt động tập thể.
Nội dung hoạt động ngoại khoá có thể là những vấn đề kiến thức không nằm trong chương trình nhưng phải dựa vào hoặc có liên quan đến kiến thức đã được học để phát triển và đào sâu nhằm phục vụ cho nội khoá. Kinh nghiệm cho hay giờ ngoại khoá không nên biến thành một giờ lên lớp thứ hai hoặc là một giờ phụ đạo về bài học đã giảng trên lớp. Phạm vi kiến thức, đề tài của hoạy động ngoại khoá có thể rất rộng rãi. Từ đầu năm, giáo viên phụ trách ngoại khoá có thể cùng với lực lượng giáo viên, Đoàn thanh niên tìm hiểu những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, những cơ sở sản xuất, những câu chuyện dân gian, vốn ca dao tục ngữ… có thể làm đề tài nghiên cứu cho tổ ngoại khoá và học sinh nói chung. Đồng thời phải liên hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương để nắm đựơc tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương. Đây là điều kiện đầu tiên đảm bảo cho công tác ngoại khoá của trường gắn liền với đời sống. Nhưng cũng không phải vì tính chất rộng rãi, phong phú về nội dung của hoạt động ngoại khoá mà chúng ta lại đưa đến cho học sinh những kiến thức, những hiểu biết hoàn toàn thoát ly khỏi phạm vi chương trình. Nội dung kiến thức ngoại khoá không thể là những vấn đề xa lạ đối với học sinh. Ngoại khoá tách rời khỏi nội khoá chẳng những không có lợi gì mà còn làm phương hại đến học tập của học sinh. Giáo viên cần cho học sinh hiểu được kiến thức cơ bản của từng vấn đề có liên quan đến ngoại khoá để khi tổ chức ngoại khoá học sinh có thể đào sâu và mở rộng tầm hiểu biết của mình.
Tuỳ theo nội dung từng bộ môn mà người tổ chức có những hoạt động ngoại khoá cho phù hợp. Có khi là kết thúc một chương, một thời kỳ, giáo viên có một hoạt động ngoại khoá ở tổ bộ môn. Cũng có khi giáo viên đưa các em đến với các hoạt động thực tế ( tham quan, nghe nói chuyện, xem phim...) trước khi học các giờ theo thời khoá biểu, theo phân phối chương trình.
Tất cả những hoạt động này đều phải có liên quan đến nội dung kiến thức được biên soạn trong sách giáo khoa.
1.5.3 Hình thức
Trong nhà trường hoạt động ngoại khoá bộ môn phải luôn được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng mới có thể thu hút được số đông học
sinh , mới có thể tạo ra được sức hấp dẫn với các em- lứa tuổi thích khám phá những gì mới mẻ. Có những hình thức tổ chức chính sau đây:
1.5.3.1 Tổ ngoại khoá bộ môn;
Đây là tổ chức thu hút được số đông học sinh nhất định. Nội dung hoạt động của nó không nhất thiết phải giống nh nội dung hoạt động có tính chất quần chúng, dẫu rằng về căn bản cũng không có gì khác nhau. Tuy nhiên hai hình thức đó có khác nhau về số người tham gia, nội dung hoạt động ngoại khoá cũng cao hơn, sâu hơn, yêu cầu của người tham gia cũng có nặng hơn vì các tổ viên là những học sinh có trình độ sở trường khá hơn.
Hình thức tổ ngoại khoá bộ môn nhằm mục đích bồi dưỡng năng khiếu. Đối với những học sinh giỏi thì hình thức hoạt động quần chúng chưa làm cho các em thoả mãn. Việc tổ chức ngoại khoá là một yêu cầu cần thiết đối với các em ở dạng khá giỏi.
Tuy nhiên, trong điều kiện của nhà trường phổ thông, trong hoàn cảnh thời gian và khả năng của giáo viên, mở rộng tổ chức tổ ngoại khoá bộ môn phải có giới hạn nhất định. Về nội dung hoạt động, giáo viên cũng cần đề ra từng vấn đề từ đơn giản đến phức tạp, không quá đòi hỏi ở học sinh quá nhiều công sức. Sự kiên định ở lứa tuổi học sinh còn chưa cao. Một bộ phận không nhỏ các em có thể buông trôi vì chán nản công việc hay làm có tính nửa vời. Giáo viên cần nắm được thực tế hoạt động của các tổ, nắm được diễn biến tư tưởng của các em để kịp thời giúp đỡ động viên. Muốn cho tổ ngoại khoá hoạt động đều đặn, nhất thiết giáo viên phải giúp đỡ các em, vạch ra một kế hoạch dài hơi cho cả năm hoặc từng tháng, từng kỳ.
1.5.3.2. Những hình thức hoạt động ngoại khoá có tính chất quần chúng
Các cuộc thi có tính tích hợp nh: Đường lên đỉnh Ôlympia, Tài trí trẻ, Vượt qua thử thách, mở cửa tri thức, nhịp nối trái tim…(kiến thức được huy động tổng hợp ở tất cả các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tư duy…) Các hoạt động tham quan, nghe kể chuyện lịch sử, nói chuyện thời sự…
Tham gia xem và biểu diễn văn nghệ Tổ chức đi vào các cơ sở sản xuất
Xem và biểu diễn văn nghệ, đó là lúc các em được bồi dưỡng về mặt tâm hồn, trình độ và kỹ năng viết văn của các em sẽ được tốt hơn.
Tham gia các tờ báo tường, tập san, các em sẽ được nâng cao về trình độ viết, kỹ năng diễn đạt.
Khi nghe nói chuyện chuyên đề, các em sẽ được mở rộng những hiểu biết về một mảng kiến thức có độ sâu.
Xem và nghe thuyết trình về sinh học... các em sẽ được hiểu, được đánh giá về vai trò, tác dụng của các bộ phận, các thực thể trong cơ thể sinh học, trong vũ trụ ...
Đi đến những danh lam thắng cảnh : Đó là lúc các em được nâng cao về óc thẩm mỹ, về tình yêu quê hương đất nước. Trong điều kiện hiện nay, việc hướng dẫn các em tham quan nh thế có tác dụng rất tốt. Các em cảm thấy thật là hứng thú mỗi khi được tham quan. “ Cảnh đẹp thiên nhiên thường có thể gây ra những liên tưởng, cảm giác, cảm tình, tư tưởng và thể nghiệm vì liên hệ chặt chẽ với những tình cảm sâu sắc và thân mật nhất của chúng ta trong quá khứ. Ví dụ chúng ta đứng gần cây phong bạc ở Nga chẳng hạn, không những chúng ta thích màu sắc dịu dàng, đẹp đẽ của nó mà bất giác chúng ta còn nhớ lại nơi chúng ta sống từ thủa còn thơ Êu. Nhìn một cây quen thuộc có thể khiến chúng ta tưởng nhớ, lưu luyến những người thân, nhớ tới quê hương và mến yêu quê hương ”
( Cai Rôp ) .