Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường THPT (Trang 67)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn

2.3.1. Khái quát chung

Hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường hiện nay đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung, diễn ra trên một phạm vi rộng bao gồm cả trong và ngoài nhà trường, trong suốt cả năm học. Có nhiều đối tượng tham gia hoạt động ngoại khoá bộ môn: cán bộ chỉ đạo, giáo viên tổ chức, hướng dẫn và học sinh thực hiện.

Có thể thấy thực trạng tổ chức các hoạt đông ngoại khoá bộ môn qua bảng sau:

Bảng 8 - Mức độ tiến hành các hoạt động ngoại khoá

Hoạt động Mức độ tiến hành

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giê Ngoại khoá cho tất cả các môn học 91,6% 8,4%

Tham quan, đi thực tế 91%

Các cuộc thi có tính tổng hợp 91%

Nói chuyện chuyên đề 84%

Câu lạc bộ 75%

Xem và biểu diễn văn nghệ 98%

Số lần tổ chức, học sinh tham gia và các hình thức tổ chức ngoại khoá trong một học kỳ năm học 2004-2005 tại các trường như sau:

Bảng 9 - Số lần tổ chức tổ ngoại khoá bộ môn

Môn

Khối 10 Khối 11 Khối 12

Phúc Thọ Ngọc Tảo Vân Cốc Phúc Thọ Ngọc Tảo Vân Cốc Phúc Thọ Ngọc Tảo Vân Cốc Văn 4 5 3 4 6 4 5 5 4 Lịch sử 3 3 2 3 4 3 4 4 3 Địa lý 3 3 2 3 3 3 3 3 2 Toán 5 6 4 6 6 5 6 6 5 Vật lý 4 5 3 3 5 4 4 4 4 Hoá học 4 5 3 4 4 4 4 4 4 Sinh học 4 5 4 5 4 3 4 3 3

Bảng 10 - Hình thức tổ chức có tính quần chúng và số học sinh tham gia

Hình thức THPT Phúc Thọ THPT Ngọc Tảo THPT Vân Cốc Số lần học sinh Số lần học sinh Số lần Học sinh

Tham quan 1 750 1 650 1 450

Câu lạc bộ 2 1450 2 1360 1 1235

Cuộc thi kiến thức 2 850 2 900 2 600

Nói chuyện chuyên đề 1 2100 2 2300 1 1200

2.3.2. Đánh giá cụ thể thực trạng tổ chức một số hình thức hoạt đông ngoại khoá bộ môn

• Tổ ngoại khoá bộ môn.

Hình thức này được tổ chức thường xuyên. Người phụ trách có sự phân công công việc cho từng thành viên. Khi tổ chức, có người đảm đương việc thuyết trình, có người minh hoạ bằng thực hành. Tuỳ theo từng bộ môn mà công việc có tính chuyên môn hoá hay không. Có tổ ngoại khoá bộ môn đòi hỏi đồ dùng thiết bị thí nghiệm nhiều(vật lý, hoá học...), trong khi đó có tổ lại chủ yếu dùng ngôn ngữ nói và một vài tranh ảnh minh hoạ( văn, lịch sử, địa lý...).

Ví dụ: Một buổi ngoại khoá về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ngoài kiến thức về sự kiện, ngày, tháng, năm, người tổ chức chỉ cần thêm tranh, ảnh, sơ đồ. Nếu có được bộ phim Hoa Ban Đỏ thì càng tốt.

Trong quá trình tiến hành tổ ngoại khoá bộ môn, giáo viên khắc sâu kiến thức, giải đáp thắc mắc cho các em. Hình thức này nhìn chung không tiêu tốn kinh phí nhiều trong mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất, nhưng lại đòi hỏi ở giáo viên một trình độ chuyên môn tốt. Trên70% ý kiến được hỏi cho rằng giáo viên bộ môn giỏi là người quan trọng nhất trong hoạt động ngoại khoá. Sự chuẩn bị tốt về chuyên môn có tính quyết định tới thành công của buổi ngoại khoá.

Tổ ngoại khoá bộ môn là một hoạt động chuyên môn có chiều sâu. Trong các yếu tố tạo nên sự thành công của hoạt động này thì giáo viên giỏi về chuyên môn giữ vị trí số một.

Hoạt động này nếu được duy trì thường xuyên thì học sinh sẽ không cần đi học ở lò luyện thi cũng có thể thi đỗ các trường đại học.

Các bậc cha mẹ học sinh cũng rất muốn con em mình tham gia hình thức này.Họ chủ động trích 30% kinh phí của hội để hỗ trợ cho tổ ngoại khoá bộ môn.

Khi tham gia hình thức tổ ngoại khoá bộ môn, học sinh thường có ý thức tốt trong công tác chuẩn bị. Các em có nhu cầu thật sự về việc tìm tòi, nắm bắt

kiến thức. Do đó các em thường biết lắng nghe theo sự chỉ bảo của các thầy cô giáo. Đồ dùng học tập của các em bao giờ cũng được giữ gìn cẩn thận, tâm thế của các em trong giờ ngoại khoá là khá tốt.

• Những hoạt động có tính quần chúng.

Hình thức này đòi hỏi người tổ chức phải có sự chuẩn bị nhiều về các mặt: thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất, tài chính... So với tổ ngoại khoá bộ môn thì những hoạt động ngoại khoá có tính quần chúng tốn kém hơn nhiều vì người chỉ đạo thường phải huy động một số đông cán bộ, giáo viên cùng tham gia, thành lập ban tổ chức. Hình thức này không được tổ chức một cách thường xuyên ở các nhà trường.

Một vài năm gần đây, việc giảng dạy trong nhà trường đã có những chuyển biến mới theo phương hướng gắn với sản xuất và đời sống xã hội. Người giáo viên không chỉ đóng khung trong việc cung cấp tri thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong khuôn khổ của lớp học và những bài nội khoá mà mở rộng nội dung giảng dạy và học tập của học sinh ra khỏi khuôn khổ của lớp học và nhà trường. Học tập càng gắn chặt với cuộc sống sản xuất và con người trong xã hội bao nhiêu thì càng thu được kết quả cao bấy nhiêu. Các hoạt động ngoại khoá có tính quần chúng thực sự đưa học sinh đến với thực tế góp phần nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng thực hành cho các em. Các tổ chuyên môn cùng với đoàn thanh niên tiến hành các hoạt động ngoại khoá có tính quần chúng dưới dạng: Biểu diễn văn nghệ, câu lạc bộ, nói chuyện chuyên đề, tham quan...

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường THPT (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w