9. Cấu trúc của luận văn
3.2.5 Tổ chức đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động ngoại khóa khác nhau ở các
các bộ môn
Với tổ ngoại khoá bộ môn, đó là hình thức tổ chức đặc thù có tính độc lập. Song với những hình thức hoạt động có tính quần chúng, người tổ chức có thể kết hợp để vừa tận dụng thời gian, vừa phát huy được thế mạnh trong việc mở rộng sự hiểu biết cho học sinh, lại tránh được sự nhàm chán đơn điệu.
• Mục đích:
Tổ chức thực hiện kết hợp các hoạt động ngoại khoá bộ môn tạo ra sự đa dạng sinh động cho hình thức tổ chức, đáp ứng được khát vọng mở rộng hiểu biết của học sinh về nhiều lĩnh vực : Tự nhiên – Xã hội – Tư duy.
Những tri thức này trong thực tế nhiều khi lại liên kết với nhau, bởi thế trong quá trình học tập, giáo viên cần tạo cho học sinh có thói quen giải quyết những vấn đề tổng hợp một cách linh hoạt.
• Tổ chức thực hiện: - Lập kế hoạch:
+. Hoạt động này đòi hỏi phải có cả một ban tổ chức, phải phân công trách nhiệm cho từng thành viên.
+. Lập kịch bản, có người đạo diễn, có người dẫn dắt vấn đề theo tình tự trước sau, phải học thuộc kịch bản.
+. Có kế hoạch chủ động thích ứng với nhiều đối tượng cùng tham gia ( Có thể có những phạm vi kiến thức vựơt ngoài chương trình ). - Triển khai:
+ Chọn người có năng khiếu để dẫn dắt chương trình tiến hành kiểm tra và rà soát lại việc thực hiện chương trình theo kịch bản.
+ Tiến hành làm thử:
Sẵn sàng đối phó với những tình huống phát sinh. Điều chỉnh, bổ sung.
Thông thường trong các cuộc thi kiến thức hay là các buổi biểu diễn văn nghệ có nhiều tình huống nảy sinh đòi hỏi người tổ chức phải có những cách ứng xử khéo léo. Không lường trước nhiều khi người tổ chức sẽ bị lúng túng trong cách giải quyết.(Với hình thức này nên thành lập ban cố vấn).
Với các buổi tham quan, người phụ trách sẽ cho học sinh hiểu ý nghĩa lịch sử của những nơi cần đến, vị trí địa lí và những giá trị nổi bật của những nơi cần đến.
Biện pháp này làm cho hoạt động ngoại khoá bộ môn hấp dẫn hơn bởi nó sẽ tạo ra những ý tưởng mới lạ và sâu sắc, đem đến cho học sinh sự bất ngờ và khác biệt. Người tổ chức có thể làm điều này bằng các hình thức sau:
- Thay đổi giọng điệu, người điều hành, hoặc các tiết mục, các chương trình xen kẽ để thu hút học sinh chó ý.
- Đưa kiến thức văn hoá vào cùng kiến thức khoa học. - Sử dụng kết hợp ngôn ngữ nói với hình ảnh minh hoạ.
- Sử dụng kết hợp các cuốn phim viđio cần cho chương trình với những lời bình luận, đánh giá.
- Tạo ra sự khác biệt với những lần tổ chức trước để học sinh phản ứng nhanh nhẹn, hứng thú thì thường mang lại kết quả tốt hơn. Người tổ chức nên tận dụng tính nhạy cảm với cái mới của học sinh để truyền đạt thì buổi ngoại khoá mới có giá trị.
Ví dô: Một buổi thi kiến thức(Mở cửa tri thức )cho học sinh các trường THPT huyện Phúc Thọ, ban tổ chức đã biết tổng hợp kiến thức ở nhiều bộ môn khác nhau (giống như chương trình Đường lên đỉnh Olympia) Các câu hỏi được đan xen ở nhiều bộ môn, lại có chương trình văn nghệ thêm vào, có phần dành cho khán giả... Tất cả được dàn dựng công phu, nên đã đem lại hứng thú cho hàng nghìn học sinh tham dự. Các em không có cảm giác gò Ðp khi tham gia. • Yêu cầu thực hiện:
Người tổ chức phải thấy ưu thế nổi bật của việc thực hiện kết hợp các hoạt động ngoại khoá bộ môn thì mới tổ chức. Phải thấy việc làm thực sự bổ Ých cho học sinh thì mới làm, không quá lạm dụng. Trong quá trình làm cần tạo cho học sinh cảm giác thích thú, các em được xem là đối tượng quan trọng trong buổi ngoại khoá kết hợp. Cần biết phát huy sự phụ trợ của các yếu tố ngoài ngôn ngữ một cách khéo léo và hiệu quả. Người tổ chức hướng các em tới sự liên tưởng và suy luận.
• Kiểm tra đánh giá:
Rót kinh nghiệm chỉ ra những thành công và hạn chế của việc tổ chức kết hợp các hoạt động ngoại khoá bộ môn, từ đó có sự điều chỉnh cho hợp lí phù hợp với hứng thú và sự nhận thức của học sinh.
• Tóm lại:
Tổ chức thực hiện kết hợp các hoạt động ngoại khoá bộ môn là một hình
cần phải cân nhắc cẩn thận trước khi tiến hành, cần phải tính đến hiệu quả đạt được và công sức, tiền của bỏ ra.