Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường THPT (Trang 73)

9. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn

qua 2 năm: 2003- 2004 và 2004-2005

THPT Ngọc Tảo

Văn hoá Hạnh kiểm Học sinh giỏi cấp

tỉnh % H S tố t ng hi ệp % đ ỗ C Đ -Đ H Đ H – C Đ G KH TB Y K T KH TB Y Nhất Nhì Ba KK 2003- 2004 3,7 34,3 57,2 5,4 0,4 68,7 27,6 3,4 0,3 5 14 15 29 100 14,6 2004- 2005 6,5 41 48,4 4,1 71,7 24,3 3,9 0,1 9 9 14 18 100

(Ghi chú:Trong bảng trên, số luợng học sinh dù thi học sinh giỏi năm học 2004- 2005 chỉ bằng 2/3 so với số lượng học sinh dù thi của năm trước).

2.5. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn ở 3 trường trường

2.5.1 Ưu điểm

• Nhận thức tốt của cán bộ lãnh đạo, quản lí, giáo viên, học sinh và phụ huynh

Hầu hết các nhà trường đều xác định được hoạt động ngoại khoá bộ môn là một bộ phận quan trọng trong quá trình giáo dục. Là dịp để mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức, phát triển toàn diện nhân cách người học sinh. Sự nhận thức này là cơ sở cho việc đẩy mạnh những hình thức tổ chức khác nhau, góp phần thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện trong nhà trường, khích lệ giáo viên và học sinh nỗ lực thi đua dạy tốt, học tốt. Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tăng lên rõ rệt, nhất là chất lượng học sinh khá giỏi.

Lãnh đạo nhà trường cơ bản đã quan tâm đến hoạt động ngoại khoá bộ môn và hoạt động này cũng đã mang lại một số kết quả tốt. Nó chứng tỏ có sự thay đổi tích cực trong nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh.

Phô huynh và các đoàn thể xã hội thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và có sự đóng góp để nhà trường tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá.

• Đã có kế hoạch tổ chức hoạt đông ngoại khoá bộ môn

Các nhà trường đã có kế hoạch tổ chức và dự kiến xu hướng phát triển của các hình thức ngoại khoá bộ môn, đưa hoạt động này đi vào nề nếp, sắp xếp có tính chuyên môn hoá, tạo sự tự giác chấp hành các chủ trương của nhà trường. Các biện pháp quản lý của người hiệu trưởng đã phát huy hiệu quả.

• Trình độ chuyên môn của đội ngũ giúp các trường tổ chức thành công các hoạt đông ngoại khoá bộ môn

Những trường có đội ngũ cán bộ quản lý sâu sát về chuyên môn, hoạt động ngoại khoá ở tổ bộ môn thực sự tạo ra bước chuyển biến về chất lượng. Nếu có những biện pháp động viên, khích lệ thì chắc chắn kết quả thu được còn cao hơn, số học sinh tham gia còn nhiều hơn.

Bên cạnh những ưu điểm trên còn có một số ưu điểm đáng kể sau:

• Các trường đã tổ chức nhiều hình thức hoạt đông ngoại khoá bộ môn khác nhau

• Điều kiện cơ sở vật chất và môi trường xung quanh có nhiều thuận lợi cho việc tổ chức hoạt đông ngoại khoá bộ môn ở cả 3 trường

Hoạt động ngoại khoá bộ môn đã chứng tỏ được là một hình thức giáo dục trong nhà trường được học sinh tự giác đón nhận, có tác dụng tích cực trông

thấy. Cùng với nhiều hình thức dạy học và giáo dục khác, hoạt động này mang lại thành tích đáng kể cho nhà trường: số học sinh khá, giỏi, số học sinh đạt giải trong các kỳ thi ngày càng nhiều.

2.5.2 Hạn chế

• Năng lực quản lí, tổ chức hoạt đông ngoại khoá bộ môn của hiệu trưởng, đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường và giáo viên còn có những hạn chế Trong các nhà trường hiện nay, năng lực quản lý của một số cán bộ còn chưa cao. Có nhà quản lý còn làm việc theo kiểu gia đình, dễ dãi trong công tác chỉ đạo, điều hành. Nhiều bộ môn còn chưa có giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ để thu hút học sinh vào hoạt động mà mình phụ trách, chưa biết gắn kết các bộ môn có liên quan cùng tổ chức để tạo sức hấp dẫn cho học sinh, sự phối hợp trong và ngoài nhà trường chưa tốt.

Có những bộ môn còn có phần bắt Ðp học sinh tham gia, chưa làm cho học sinh thấy được tham gia ngoại khoá bộ môn là bổ Ých để tự các em coi đó là nhu cầu.

Các biện pháp quản lý của lãnh đạo nhà trường chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy, chưa thường xuyên giao lưu học hỏi kinh nghiệm để làm phong phó cho hoạt động ngoại khoá của mình, các hình thức khen thưởng, động viên chưa kịp thời.

Trong các trường hiện nay, đội ngũ giáo viên trẻ nhiều, họ có nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong tổ chức và phối hợp. Học sinh thì hiếu động nhưng các em chỉ tham gia ở tổ ngoại khoá bộ môn có những môn thi đại học, cao đẳng sau này.

• Hạn chế về hình thức tổ chức hoạt đông ngoại khoá

Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn nhìn chung còn đơn điệu, nghèo nàn, cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí dành cho hoạt động này còn quá Ýt.

• Hạn chế về điều kiện và trong công tác động viên khen thưởng

Các điều kiện cho hoạt động ngoại khoá còn chưa nhịp nhàng, chưa có sự đầu tư cho thoả đáng. Chỉ đạo và giám sát hoạt động ngoại khoá còn chưa sát,

với những bộ môn giáo viên Ýt kinh nghiệm, chưa chỉ dẫn cho họ cụ thể, Ýt khi thường xuyên giám sát, nhắc nhở. Đã thế việc động viên, khen thưởng chưa kịp thời. Sau mỗi hoạt đông, vì lý do công việc bề bộn nên việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm còn chưa được coi trọng.

Nguồn lực phục vụ cho hoạt động ngoại khoá bộ môn còn hạn chế, nhà quản lý chưa huy động được đáng kể các nguồn lực từ cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội. Công tác xã hội hoá giáo dục cần làm tốt hơn mới có thể huy động được nguồn lực để dành cho hoạt động này.

Kết luận chương 2

Cho đến nay, vấn đề ngoại khoá các bộ môn trong trường THPT đã được nghiên cứu cả bình diện lý thuyết và triển khai trong giảng dạy. Tuy nhiên hầu hết các giáo trình chưa có sự đầu tư đúng mức cho chương ngoại khoá, các biện pháp quản lý hoạt động này cũng chưa được quan tâm, chỉ ra cho phù hợp. Vì thế chưa tháo gỡ hết được những khó khăn về hoạt động ngoại khoá cho cả người dạy, người học và nhà quản lý.

Hầu hết các nhà trường đều băn khoăn muốn làm sao cho hoạt động ngoại khoá của học sinh được sôi động và nội dung ngoại khoá được phong phú. Nhìn chung, giáo viên đều phản ánh hình thức ngoại khoá còn nghèo nàn. Thường là vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn như : 20 tháng 11; 22 tháng 12; 26 tháng 3; 19 tháng 5…mới có những hoạt động có tính quần chúng.

Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn ở nhà trường nhiều khi chắp vá, vụn, lẻ thất thường và tuỳ tiện. Có nhiều khi giáo viên và thậm chí cả lãnh đạo nhà trường giật mình thấy mình chưa làm được gì về ngoại khóa, thế là trong tuần sau nhà trường tổ chức một buổi nói chuyện, một chuyến tham quan, hoặc tìm mời một nhà văn đến báo cáo cho một chuyên đề. Những buổi tổ chức như thế thường không được chuẩn bị một cách chu đáo, học sinh đóng vai trò thụ động, Ýt bổ Ých, làm mất thì giờ của các em.

Thực tế cho hay hoạt động ngoại khoá bộ môn tại 3 trường THPT huyện

Phúc Thọ được khảo sát đã cho thấy rằng nhà quản lý đã chú trọng hình thức tổ chức dạy học này, đã thực hiện một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Tuy nhiên, có sự mâu thuẫn giữa mong muốn của học sinh và việc đáp ứng của các nhà trường hiện nay. Do hạn chế về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ và có cả năng lực tổ chức, điều hành của nhà quản lý.

Thực tiễn cho thấy rằng, tài chính, cơ sở vật chất có vai trò khá quan trọng đối với sự thành công của các hoạt động ngoại khoá bộ môn, tuy nhiên chúng không phải là những yếu tố quyết định vì đã có không Ýt trường thiếu thốn tài chính, cơ sở vật chất nhưng vẫn tổ chức được tốt hoạt động này. Vì vậy, có thể nói, nhận thức và năng lực tổ chức của người quản lí, người hiệu trưởng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của công tác hoạt động ngoại khoá bộ môn trong các nhà trường.Nếu có những biện pháp quản lý đồng bộ, chắc chắn hoạt động này sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ BỘ MÔN VÀ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM, THỰC NGHIỆM VIỆC SỬ DỤNG

CÁC BIỆN PHÁP 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp

Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nghiên cứu trong chương 1 và chương 2, chúng tôi đưa ra một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khoá bộ môn.

3.1.1 Cơ sở lí luận

Cơ sở giáo dục học

- Mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam chỉ có thể được thực hiện thông qua các hoạt động khác nhau, trong đó hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá bộ môn đóng vai trò quan trọng.

- Hoạt động ngoại khoá bộ môn có nhiều hình thức. Càng tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động ngoại khoá bộ môn, tác dụng giáo dục càng cao.

- Mét trong những điều kiện để tổ chức tốt hoạt đông ngoại khoá bộ môn là giáo viên giỏi chuyên môn, có kĩ năng tổ chức hoạt động này. Theo Xu khom lin xki: Người giáo viên tốt phải là người biết yêu trẻ, biết giao tiếp với trẻ, nắm vững chuyên môn giảng dạy, nắm vững các khoa học có liên quan đến các môn học trong nhà trường, vận dụng linh hoạt lý luận dạy học, lý luận giao tiếp, tâm lý học... trong thực tiễn công tác của mình, đồng thời phải thành thạo kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó.

Cơ sở tâm lý học:

- Hoạt động ngoại khoá bộ môn muốn thành công phải được tổ chức dựa trên hứng thú của học sinh. Người giáo viên và nhà quản lí phải hiểu đặc thù của tâm lí lứa tuổi, động viên các em tham gia và tham gia một cách có hiệu quả hoạt động này để phát triển ở các em kiến thức – kỹ năng – thái độ với môn học mà các em yêu thích.

- Học sinh hứng thú tham gia hoạt động ngoại khoá bộ môn nếu các hoạt động này mang lại cho các em nhiều điều mới mẻ. Thường xuyên tạo sự mới mẻ trong các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn để thu hút các em tham gia, tạo sự yêu thích, tránh cảm giác nhàm chán và tạo cơ hội để các em được khám phá và thể hiện mình.

- Tổ chức hoạt đông ngoại khoá bộ môn là bắt buộc theo qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, Luật giáo dục, Điều lệ trường THPT và nhiệm vụ năm học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành chỉ rõ:

+ Đảm bảo phát triển giáo dục một cách toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hình thức tổ chức dạy học và giáo dục, thực hiện nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, nâng cao kỹ năng thực hành. Những yêu cầu này được đáp ứng thông qua các hoạt đông trong và ngoài lớp học.

+ Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ tốt cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói chung và ngoại khoá bộ môn nói riêng.

+ Chương trình giáo dục dành một thời lượng quan trọng để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Kỳ I 19 tuần: 18 tuần học, 1 tuần dành cho các hoạt động khác, Kỳ II 19 tuần, 16 tuần học, 1 tuần nghỉ tết, 2 tuần dành cho các hoạt động khác.

+ Nhiệm vụ năm học 2004-2005 chỉ rõ cần phải tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó nhiệm vụ thứ năm để thực hiện điều này là phải tổ chức các hoạt động ngoại khoá, giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Thực hiện yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh Hà Tây theo tinh thần chỉ thị của UBND tỉnh Hà Tây về việc thực hiện nhiệm vụ năm học coi trọng đổi mới các phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo các sân chơi bổ Ých, hướng các em tránh xa các tệ nạn xã hội.

3.1.2 Cơ sở thực tiễn

Căn cứ vào kết quả thu được qua nghiên cứu thực trạng cho thấy, hoạt động ngoại khoá bộ môn tuy đã được chú trọng nhưng còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.

- Đội ngũ giáo viên các trường THPT ở huyện Phúc Thọ yêu nghề, hăng hái, nhiệt tình luôn sẵn sàng tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt đông ngoại khoá đề ra.

Tuy nhiên:

- Nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lí nhà trường và phụ huynh về hoạt động ngoại khoá bộ môn ở huyện Phúc Thọ chưa cao, còn có biểu hiện lệch lạc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi cán bộ giáo viên và học sinh hiểu sâu sắc tác dụng của hoạt động ngoại khoá bộ môn trong việc phát triển kiến thức – kỹ năng – thái độ cho học sinh là hết sức cần thiết. - Hiệu trưởng các trường THPT ở Phúc Thọ còn hạn chế khi lập kế hoạch tổng thể của nhà trường – dành chưa nhiều thời gian cho chỉ đạo hoạt động ngoại khoá bộ môn. Bởi vậy cần nâng cao năng lực lập kế hoạch để hiệu trưởng nhìn thấy tổng thể công việc của nhà trường, từ đó có điều kiện tăng cường tổ chức và quản lí hoạt động ngoại khoá bộ môn, có ý thức tự giác trong việc tham gia hoạt động này.

- Muốn hoạt động ngoại khoá bộ môn có kết quả tốt, cần có sự phân công phụ trách tổ chức và quản lí hoạt động ngoại khoá bộ môn một cách hợp lí: Bố trí giáo viên có năng lực và phẩm chất tốt tham gia tổ chức hoạt động này. Đây là điều khó khăn bởi trong từng bộ môn của nhà trường giáo viên có sự chênh lệch về kinh nghiệm tổ chức và trình độ sư phạm. Hiệu trưởng cần có biện pháp động viên để những giáo viên có năng lực và phẩm chất tốt truyền lại kinh nghiệm cho giáo viên mới vào nghề, đồng thời có kế hoạch cụ thể để thúc đẩy mọi giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

- Nguồn lực dành cho hoạt đông ngoại khoá bộ môn còn nhiều hạn chế. Đầu tư nguồn lực cho hoạt động ngoại khoá bộ môn, đẩy mạnh thi đua khen thưởng kịp thời nhằm động viên tinh thần giáo viên tham gia, tăng tình đoàn kết gắn bó trong tập thể sư phạm.

Những yêu cầu đối với việc đẩy mạnh công tác tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp và những hạn chế của các trường học huyện Phúc Thọ trong việc tổ

chức hoạt động này trong nhiều năm qua tạo cơ sở để đề xuất các biện pháp một cách hợp lí, sát thực tiễn giúp các trường THPT ở Phúc Thọ phát huy có hiệu quả hơn tác dụng của hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá trong việc giáo dục toàn diện học sinh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường THPT (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w