Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác dụng của hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường THPT (Trang 81)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác dụng của hoạt động ngoại khóa

Mục đích

Tuyên truyền làm cho giáo viên và học sinh hiểu rõ tác dụng của hình thức tổ chức dạy học, có được nhận thức đúng đắn về việc tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn. Nhận thức đúng thì hành động mới không lệch lạc, mới tránh được những sai lầm.

Nội dung tuyên truyền: Có rất nhiều nội dung cần tuyên truyền cho hoạt động ngoại khoá bộ môn. Tuy nhiên, trong nhà trường cần tập trung vào những nội sau:

- Tác dụng của hoạt đông ngoại khoá bộ môn

- Vai trò của học sinh, giáo viên và phụ huynh trong các hoạt động ngoại khoá bộ môn

- Các hoạt đông ngoại khoá bộ môn sẽ tiến hành trong thời gian tới (dưới dạng áp phích, panô)

Lực lượng tham gia tuyên truyền

Hiệu trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và cố vấn Đoàn phải là người tuyên truyền tích cực cho giáo viên và học sinh. Trên cơ sở nhận thức đúng, giáo viên và học sinh cụ thể hoá nó bằng hành động tham gia một cách tự giác và tích cực.

Phương tiện tuyên truyền

Người làm công tác tuyên truyền phải bám vào các văn bản có tính pháp quy như: Luật giáo dục, điều lệ trường THPT, đặc biệt là hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành để tác động vào nhận

thức của giáo viên và học sinh.Với giáo viên họ sẽ thấy rõ ý thức trách nhiệm của mình trong công việc, hiểu rõ đó là một hình thức tổ chức dạy học mang lại cho học sinh niềm hứng thú. Với học sinh các em sẽ được tự nguyện trong việc tham gia các hình thức ngoại khóa bộ môn, thấy rõ tác dụng của nó trong việc mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức – kỹ năng – thái độ.

Các bước tiến hành

a) Lập kế hoạch

Đầu tiên, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cùng với các tổ trưởng lên kế hoạch tuyên truyền. Tuyên truyền – nâng cao nhận thức về tác dung của hoạt động ngoại khoá bộ môn cho giáo viên và học sinh là việc làm thường xuyên, cần được ghi rõ trong nghị quyết của chi bộ, hội nghị công nhân viên chức, đại hội Đoàn thanh niên để những người có trách nhiệm trong trường truyền đạt tới giáo viên và học sinh hiểu về tác dụng của nó.

Kế hoạch phải được lập chi tiết về các nội dung sau:

- Tác dụng của hoạt động ngoại khoá bộ môn trong việc mở rộng – củng cố – nâng cao kiến thức – kỹ năng - thái độ cho học sinh.

- Chỉ rõ thời gian tiến hành: Trước và sau buổi hoạt động ngoại khoá bộ môn, người phụ trách cần tuyên truyền để giáo viên trong nhóm và học sinh hiểu tác dụng của việc tham gia ngoại khoá bộ môn.

- Nội dung tuyên truyền phải gắn liền với nội dung buổi ngoại khoá. b) Triển khai kế hoạch:

Thông qua các kỳ họp với cha mẹ học sinh, hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm cần truyền đạt tới họ những tác dụng cụ thể của hoạt động ngoại khoá bộ môn.Từ đó cha mẹ học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình tham gia hoạt động này. Hiệu trưởng trình bày trong hội nghị công nhân viên chức, trong các buổi họp hội đồng, nhắc nhở giáo viên thực hiện nhiệm vụ năm học, trong đó phải nêu tính cần thiết của việc thay đổi các hình thức tổ chức dạy học mà hoạt động ngoại khóa bộ môn là một hình thức dạy học mang lại kết quả tốt đối với giáo viên và học sinh. Hiệu trưởng phải dựa vào các buổi ngoại khoá bộ môn đã được tổ chức thành công, được dư luận đánh giá cao để làm cơ sở khích lệ giáo

viên và học sinh tham gia. Tuyên truyền có thể thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua áp phích, panô..., tuyên truyền bằng hoạt động cụ thể. Hiệu trưởng họp với các tổ trưởng, nhóm trưởng, giáo viên chủ nhiệm và cố vấn Đoàn để chỉ đạo việc thực hiện thí điểm hoạt động ngoại khoá bộ môn. Từ sự thành công của một chương trình cụ thể, tổ nhóm chuyên môn nhân ra diện rộng. Mỗi tổ trưởng, nhóm trưởng trở thành những tuyên truyền viên về tác dụng của ngoại khoá bộ môn. Cố vấn Đoàn tuyên truyền trong các buổi tập trung đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền cho học sinh của lớp chủ nhiệm.

Tuyên truyền phải đi đôi với việc tổ chức, triển khai có kết quả tốt hoạt động ngoại khoá bộ môn thì mới có tác dụng thiết thực thúc đẩy các buổi ngoại khoá lần sau.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác dụng của hoạt động ngoại khoá bộ môn cho giáo viên và học sinh là một việc làm quan trọng cần được đề cao. Làm tốt công việc này sẽ giúp cho hoạt động ngoại khoá thu hút được số đông giáo viên và học sinh tham gia, đồng thời đặt người phụ trách hoạt động ngoại khoá phải đào sâu tìm tòi những hình thức mới để học sinh tham gia không bị nhàm chán.

Để chứng minh tác dụng của biện pháp này, chúng tôi đã tiến hành các hoạt động tuyên truyền trước khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

Ví dụ: Để tiến hành buổi ngoại khoá bộ môn – hình thức sinh hoạt có tính quần chúng, nói chuyện chuyên đề về chiến thắng 30/4 được tổ chức vào sáng ngày 28/4/2005 tại sân trường THPT Ngọc Tảo, công tác tuyên truyền đã được tiến hành trước đó và mang lại một kết quả tốt. Thông qua panô, áp phích, tranh ảnh trường thông báo chương trình cụ thể, những người tham gia nói chuyện và sức hấp dẫn nội dung của chương trình... Kết quả cụ thể là số học sinh tham gia đạt 90% (1.800/ 2.100 ). Đa số học sinh đều hứng thú, buổi nói chuyện kéo dài 3 giờ mà học sinh vẫn đón nhận trong sự hào hứng, sôi nổi. Buổi nói chuyện được giáo viên, được cha mẹ học sinh đánh giá là thực sự bổ Ých.

Nếu không có công tác tuyên truyền chắc chắn sẽ không đạt được kết quả

nh mong muốn. Với những em còn băn khoăn do dự thì tuyên truyền chính là điểm nhấn khiến các em có thêm động lực tham gia.

Ở những hoạt động khác cũng vậy những chuyến đi thăm quan, đi đến các di tích lịch sử, đến các công trình văn hoá nghệ thuật ... công tác tuyên truyền giúp các em có thêm hứng thú để tham gia.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường THPT (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w