9. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Nâng cao năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên
chuyên môn, tăng cường các hoạt động quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn(chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá…)
3.2.2.1. Nâng cao năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn
• Mục đích:
Biện pháp này giúp hiệu trưởng nhìn thấy tổng thể công việc cần làm trong năm, kỳ, tháng... từ đó hiệu trưởng đánh giá tính khả thi của từng loại công việc, chủ động dành nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động. Hiệu trưởng thấy được tổng thể hoạt động ngoại khoá bộ môn trong mối quan hệ với các hoạt động khác của trường.
• Nội dung:
- Bồi dưỡng kĩ năng lập kế hoạch nói chung, kĩ năng lập kế hoạch hoạt động ngoại khoá bộ môn nói riêng.
+ Kĩ năng thu thập, xử lí thông tin về các vấn đề liên quan đến công tác lập kế hoạch hoạt đông ngoại khoá bộ môn: thông tin về môn học và khoa học liên quan, về năng lực của học sinh tiếp thu môn học này, khả năng của giáo viên có thể thực hiện buổi ngoại khoá, điều kiện tổ chức.... Phân tích các thông tin để tìm ra những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt đông ngoại khoá và những hạn chế cần khắc phục.
+ Kĩ năng xác định mục tiêu của buổi ngoại khoá: từ yêu cầu của môn học, từ các thông tin thu nhận được xác định các mục tiêu của buổi ngoại khoá một cách rõ ràng, phù hợp, cụ thể.
+ Kĩ năng đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả + Xác định các bước thực hiện buổi hoạt đông ngoại khoá - Kế hoạch phải chỉ rõ:
+ Ngày tháng tổ chức
+ Tên hoạt động ngoại khoá bộ môn + Mục đích yêu cầu
+ Hình thức tổ chức + Địa điểm
+ Thời gian diễn ra + Người phụ trách + Số học sinh tham gia + Kinh phí cần để hoạt động + Phương án dự phòng.
- Bồi dưỡng kĩ năng hướng dẫn lập kế hoạch và thực hiện lập kế hoạch từ dưới
lên, trên xuống cho hiệu trưởng
Để nâng cao hiệu quả thực hiện và tính khả thi của kế hoạch, đồng thời giảm gánh nặng cho hiệu trưởng, hiệu trưởng cần có năng lực chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch và thực hiện việc lập kế hoạch hoạt động của nhà trường từ dưới lên. Nhóm trưởng, tổ trưởng sẽ là người trực tiếp giúp hiệu trưởng công việc này. Hiệu trưởng là người điều phối một cách hợp lý. Nhóm trưởng chuyên môn là người căn cứ vào thực tế đặc thù bộ môn của mình để lên kế hoạch cho hoạt động ngoại khoá bộ môn.
Hiệu trưởng dựa vào các bản kế hoạch được lập từ tổ, nhóm chuyên môn, cân nhắc tính khả thi của từng hình thức tổ chức, đánh giá nó trong mối tương quan với các môn khác. Hiệu trưởng đưa các hoạt động ngoại khoá vào kế hoạch chung của nhà trường. Bên cạnh đó, hiệu trưởng phê duyệt các kế hoạch của tổ bộ môn và giao cho tổ nhóm chuyên môn thực hiện. Hiệu trưởng dựa vào điều kiện cụ thể của nhà trường để buộc các tổ nhóm chuyên môn phải thực hiện đúng kế hoạch đã được phê duyệt. Trường hợp vì một lý do nào đó phải thay đổi thì
phải có kế hoạch, có phương án dự phòng, phải có sự giải trình để quy trách nhiệm.
Kế hoạch tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn phải được lập cụ thể, chi tiết cho từng kỳ và cả năm ngay từ đầu năm. Tổ, nhóm chuyên môn cần cụ thể hoá lịch hoạt động chung của trường vào bộ môn của mình theo tháng và từng buổi ngoại khoá cụ thể. Song song với kế hoạch tổ chức và quản lý, hiệu trưởng phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng phải lập ra mét ban chỉ đạo để kiểm tra, đánh giá.
• Tiến hành thực hiện: Để giúp nhà trường nâng cao năng lực lập kế hoạch các hoạt động sau cần được tiến hành:
- Hiệu trưởng mời chuyên gia về tổ chức hoạt đông ngoại khoá đến bồi dưỡng cho nhà trường về nội dung, hình thức... tổ chức hoạt đông ngoại khoá
- Hiệu trưởng hướng dẫn các tổ trưởng chuyên môn lí thuyết và cho họ thực hành lập kế hoạch của từng tổ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua các kì bồi dưỡng thường xuyên ...
Nâng cao năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác quản lí hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường THPT. Công việc này không chỉ khiến cho hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường đi vào nề nếp mà còn giúp người hiệu trưởng hoàn toàn chủ động trong công tác điều hành.
3.2.2.2. Tăng cường các hoạt động quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn(chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá…), có cách thức đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá tiện lợi, chính xác.
• Mục đích:
Mục đích của việc tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các hoạt động ngoại khoá nhằm đảm bảo kế hoạch hoạt động ngoại khoá được thực hiện nghiêm túc và có kết quả. Các hoạt động quản lí hoạt động ngoại khoá bộ môn: chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng... giúp đưa bản
kế hoạch hoạt động vào thực tiễn. Các hoạt động này giúp nhà trường thấy được tinh thần, thái độ làm việc của giáo viên, thấy được chất lượng của ngoại khoá bộ môn đối với sự phát triển kiến thức – kỹ năng – thái độ cho học sinh, thấy được hứng thú của các em trong việc tham gia, thấy được thời lượng có phù hợp hay không. Từ thực tế chỉ ra những thiếu sót, những gì cần bổ sung trong hệ thống biện pháp tổ chức và quản lí hoạt động ngoại khoá bộ môn.
• Nội dung của biện pháp này bao gồm:
- Tăng cường các hoạt động chỉ đạo của hiệu trưởng đối với các tổ trưởng bộ môn
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, đánh giá, tập trung đánh giá kết quả hoạt đông ngoại khoá bộ môn đối với việc mở rộng kiến thức, hình thành, củng cố kĩ năng và thái độ học tập của học sinh.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về hoạt động ngoại khoá bộ môn để xem xét sự thành công và hạn chế, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Cụ thể:
- Tăng cường các hoạt động chỉ đạo của hiệu trưởng đối với các tổ trưởng bộ môn:
+ Hiệu trưởng công bố kế hoạch năm học trong đó có kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá của toàn trường
+ Hiệu trưởng đưa ra các chỉ dẫn và hướng dẫn cụ thể, kịp thời để các tổ xây dựng thành kế hoạch của tổ và triển khai.
+ Hiệu trưởng lên kế hoạch theo dõi cụ thể hoạt động ngoại khoá bộ môn.
+ Qui định công tác báo cáo với hiệu trưởng về tiến độ thực hiện và chất lượng công việc của các tổ.
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, đánh giá
+ Kiểm tra kế hoạch hoạt động của các tổ, nhóm
Đây là thao tác để điều chỉnh tiến độ, chỉ ra những vướng mắc trong triển khai kế hoạch, phát hiện những sai sót để có phương án phòng ngừa.
Hiệu trưởng nhìn vào kế hoạch để có thể biết được tiến độ thực hiện hoạt động này đang diễn ra ở các tổ nhóm chuyên môn như thế nào. Từ việc kiểm tra, hiệu trưởng sẽ có những hình thức khen thưởng động viên và đồng thời tìm ra những sai sót trong quá trình thực hiện, dễ dàng hạn chế những hình thức hoạt động kém hiệu quả.
+ Kiểm tra thực tế triển khai
Kiểm tra đánh giá không chờ khi kết thúc thực thi kế hoạch mà có thể tiến hành bất kì lúc nào.
Qua quan sát và kiểm tra, hiệu trưởng đánh giá việc giáo viên và học sinh cụ thể hoá nhận thức bằng hành động. Hiệu trưởng nắm được số học sinh tham gia các buổi ngoại khoá bộ môn (ở tổ ngoại khoá bộ môn hay các hình thức sinh hoạt có tính quần chúng), nắm được tác dụng của công tác tuyên truyền tới giáo viên và học sinh.
Hiệu trưởng kiểm tra được hai mặt: ý thức của giáo viên và học sinh tham gia, đánh giá được hiệu quả của công tác tuyên truyền, đồng thời rà soát lại sự phối hợp giữa tuyên truyền và thực tế hoạt động.
Đối chiếu với các tiêu chí cụ thể để chỉ ra những thiếu sót cần phải khắc phục trong việc tổ chức và quản lí hoạt động ngoại khoá bộ môn.
Hiệu trưởng đánh sự tham gia đầy đủ các buổi ngoại khoá bộ môn, sự phân công công việc một cách rõ ràng cho từng thành viên của ban chỉ đạo.
+ Kiểm tra các thao tác và kỹ năng tổ chức của người phụ trách hoạt động ngoại khoá bộ môn.
- Đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá
+ Đánh giá tay nghề của giáo viên phụ trách. + Đánh giá hứng thú của học sinh khi tham gia.
+ Đánh giá tác dụng của buổi hoạt đông ngoại khoá đối với sự phát triển toàn diện của học sinh qua trắc nghiệm, qua các bài kiểm tra trong tháng và cuối kì.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về hoạt động ngoại khoá bộ môn để xem xét sự thành công và hạn chế, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.