0
Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Quản lý các hoạt động ngoại khóa bộ môn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ BỘ MÔN TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT (Trang 32 -32 )

9. Cấu trúc của luận văn

1.6. Quản lý các hoạt động ngoại khóa bộ môn

Quản lý các hoạt động ngoại khóa bộ môn trong trường THPT về thực chất là quản lí mục tiêu, nội dung chương trình, quản lí phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ môn, tạo điều kiện về nguồn lực (con người, kinh phí, thời gian, các đièu kiện cơ sở vật chất) để thực hiện các hoạt động này. Trong tâm của quản lý các hoạt động ngoại khóa bộ môn là quản lí chất lượng các hoạt động này.

Quản lí mục tiêu hoạt động ngoại khóa bộ môn là việc xây dựng và tổ chức thực hiện mục tiêu của các hoạt động này một cách đầy đủ, toàn diện, cân đối với cả 3 yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ trên cơ sở quán triệt nguyên lí giáo dục, đổi mới phương pháp-hình thức giáo dục, bảo đảm các yêu cầu giáo dục toàn diện nhưng thiết thực và có trọng tâm, nâng cao chất lượng giáo dục.

Mục tiêu hoạt động ngoại khóa bộ môn phải được thực hiện thông qua các hoạt động thực tiễn, tránh lí thuyết suông và chung chung.

Người hiệu trưởng cần xác định và xây dựng được mục tiêu của các hoạt động ngoại khóa bộ môn. Khi xây dựng mục tiêu, hiệu trưởng phải dựa trên những căn cứ sau:

- Mục tiêu chương trình, văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, phòng.

- Tình hình và yêu cầu của địa phương, của nhà trường đối với chất lượng học tập và phát triển nhân cách của học sinh.

- đặc điểm học sinh.

Mục tiêu phải được đưa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường và được tổ chức thực hiện. Người hiệu trưởng phải nắm bắt kết quả thực hiện mục tiêu ở cả 3 phương diện: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Cánh cửa nhà trường càng mở rộng nhiều mặt bao nhiêu thì vốn sống, trình độ thực tế của cả thầy lẫn trò càng được nâng cao bấy nhiêu. Hoạt động ngoại khoá bộ môn ở nhà trường càng được quản lý chặt chẽ về mục tiêu thì chất lượng, kết quả thu được càng có tính tích cực và ngược lại.

1.6.2. Quản lý nội dung chương trình hoạt động ngoại khoá

Để quản lí nội dung và chương trình hoạt động ngoại khoá, hiệu trưởng cần nắm bắt yêu cầu môn học và giáo dục của từng độ tuổi học sinh cụ thể trong chương trình giáo dục, chỉ đạo đảm bảo để chương trình được thực hiện đầy đủ, toàn diện, không cắt xén, đặc biệt là các hoạt động ngoài giờ lên lớp và ngoại khoá. Việc chỉ đạo chương trình và nội dung giáo dục phải đảm bảo tính nguyên tắc, tính hệ thống nhưng cũng phải linh hoạt, sáng tạo, tránh máy móc, cứng

nhắc. Các hoạt động ngoại khoá được tổ chức và thực hiện trong thể thống nhất của chương trình giáo dục. Công tác ngoại khoá của học sinh không thể là một công việc phụ, một việc tuỳ tiện làm hay không cũng được. Bổ trợ cho kiến thức nội khoá, mở rộng, khắc sâu đồng thời giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh là nội dung chủ đạo trong bất kỳ hoạt động ngoại khoá bộ môn nào. Có thể nội dung không là vấn đề có học ở trên lớp, nhưng nó phải có liên quan đến kiến thức đã được học, không chấp nhận kiến thức trong ngoại khoá là điều hoàn toàn xa lạ với học sinh.

Các tổ nhóm chuyên môn dựa vào kế hoạch chung của nhà trường trong năm mà có sự sắp xếp nội dung của hoạt động ngoại khoá bộ môn cho phù hợp theo chủ điểm, theo những mốc thời gian (Nhiều khi trong các tháng có những ngày lễ lớn, các môn khoa học xã hội nên kết hợp sắp xếp theo những mốc thời gian này).

Người giáo viên phụ trách ngoại khoá phải có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt nội dung. Kiến thức mà giáo viên sẽ chuyển tải trong hoạt động ngoại khoá bộ môn phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Có tính chính xác: Tri thức truyền đạt phải có độ tin cậy cao, nếu là trích dẫn phải nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ, gọi tên đúng bản chất sự vật, hiện tượng.

- Có tính khoa học: Tất cả những tri thức nêu ra phải làm sáng tỏ cho chủ điểm ngoại khoá, có nhiệm vụ khắc sâu, mở rộng chứ không thể tuỳ tiện. Ngay việc sắp xếp cũng phải có trật tự lô gíc chặt chẽ.

- Có tính ứng dụng: Học sinh tham gia ngoại khoá là dựa trên sự hứng thú và tính tự nguyện, do đó giáo viên tổ chức cần chú ý để các em được thực hành, tránh nặng tính “hàn lâm ”. Cần chọn những vấn đề ngoại khoá kích thích sự phát triển tư duy ứng dụng, óc sáng tạo của học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức vào cuộc sống nhanh và hợp lý.

Bên cạnh truyền thụ tri thức, nội dung của hoạt động ngoại khoá bộ môn còn phải gắn chặt với việc giáo dục tư tưởng tình cảm. Công tác giáo dục tư tưởng cho học sinh phải luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống. Nó phải cụ thể, tinh tế, linh hoạt có lý, có tình, không trừu tượng, giản đơn, rập khuôn, cứng

nhắc. Đối với lưá tuổi học sinh trung học phổ thông – tuổi thanh thiếu niên, việc giáo dục tư tưởng tình cảm lại càng phải được tiến hành nhẹ nhàng tinh tế. Giáo viên phải biết đi sâu vào tâm hồn, tình cảm của các em để uốn nắn và xây dựng. Chính trong hoạt động ngoại khoá bộ môn giáo viên có điều kiện để gần gũi học sinh, nắm vững những biểu hiện tư tưởng tình cảm của các em ngay trong sinh hoạt tập thể. Phạm vi giờ lên lớp không cho phép giáo viên hiểu sâu sắc đối tượng giáo dục vì tư tưởng tình cảm đạo đức của học sinh không phải là những khái niệm, những công thức, những câu lý luận trong sách vở mà là cái thực trong mối quan hệ với thầy cô, bè bạn.

1.6.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá

Người hiệu trưởng cần nắm bắt và hiểu rõ các phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, hoạt đông ngoại khoá để tổ chức các hoạt động này một cách phù hợp, linh hoạt và sáng tạo. Hình thức tổ chức ngoại khoá bộ môn trong nhà trường THPT phải được quản lý chặt chẽ. Các hình thức tổ chức ngoại khoá đều phải nhằm mục đích mở rộng khả năng thu hút các em vào các hoạt động tập thể, cho các em có nhiều cơ hội bày tỏ những suy nghĩ, những hiểu biết của mình. Sự hướng dẫn của các thầy cô có tác dụng không nhỏ đối với việc bồi dưỡng khả năng nổi trội của các em với lĩnh vực mà mình ưa thích.

Với các tổ ngoại khoá: Đây là hình thức tổ chức có tính chuyên sâu, thu hút nhiều học sinh có năng khiếu tham gia. Do đó các nhà quản lý phải rất lưu tâm tới việc bố trí, sắp xếp giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng tham gia. Ngay với học sinh khi tham gia hình thức tổ ngoại khoá này cũng phải có những yêu cầu nhất định:

- Phải có sở thích và có Ýt nhiều sở trường về bộ môn ngoại khoá: không có sở thích thì không say mê làm việc, có sở trường thì mới hiểu và vận dụng được.

-Phải có trình độ học lực trung bình khá về bộ môn ngoại khoá. Hoạt động này dựa trên hứng thú của các em với bộ môn mà mình yêu thích do đó nét tâm lý chung là những học sinh thường có khả năng nhận thức tốt mới tham gia hoạt động này. Giáo viên phụ trách cũng theo nguyện vọng của các em mà đặt ra nội

dung và phương pháp cho phù hợp để các em có điều kiện phát triển kiến thức, tư duy hợp lý. Hoạt động này không phải là hình thức phụ đạo học sinh yếu kém nên nếu những học sinh có trình độ yếu kém tham gia sẽ không những không theo kịp mà còn khiến các em khá giỏi bị phân tán, mất hứng thú. Hiệu quả của tổ ngoại khoá bộ môn khó có thể nói là tốt.

-Phải có sức khoẻ: Tổ ngoại khoá đòi hỏi tổ viên làm việc môt số thì giờ nhiều hơn học sinh bình thường.

- Phải có đạo đức: Phẩm chất ngay thẳng, thật thà, ham học hỏi sẽ giúp cho các em dễ tranh thủ được sự quý mến từ phía thầy cô và bè bạn.

Trong khi tổ chức, giáo viên cũng nh nhà quản lý phải có những hình thức hoạt động từ đơn giản đến phức tạp, tránh bắt các em tốn quá nhiều công sức, quá nhiều thời gian để ảnh hưởng tới chất lượng các môn học khác.

Với các hoạt động ngoại khoá có tính chất quần chúng: Đây là hoạt động giúp cho học sinh có điều kiện để giao lưu với tập thể. Nhà quản lý cũng như người tổ chức phải nghiên cứu sao cho có những hình thức hợp lý, phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh giúp cho các em phát triển tốt các kỹ năng ứng xử và có tác dụng giáo dục tư tưởng tình cảm. Muốn vậy cần lưu ý: Tránh lặp lại những hình thức tổ chức quá quen thuộc, dễ gây nhàm chán. Việc nay thật ra không dễ dàng bởi nó đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức đầu tư, sáng tạo, chịu khó sưu tầm các hình thức tổ chức của các đơn vị bạn, rồi vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mình, có như vậy mới có sức thu hút học sinh tham gia đông đảo. (Lứa tuổi học sinh luôn thích những gì mới lạ, hấp dẫn).

Nên tổ chức kết hợp nhiều hình thức biểu diễn trong một buổi ngoại khoá để tạo sự thoải mái, hấp dẫn cho đối tượng tiếp nhận. Ví dụ, trong một buổi tổ chức có sự tham gia của những người chơi, những đội chơi (đố vui về kiến thức văn hoá, xã hội...) vừa có sự biểu diễn các tiết mục văn nghệ, lại có phần dành cho khán giả nữa… Hay trong một buổi nói chuyện chuyên đề cần có sự thay đổi không khí bằng những tiết mục văn nghệ minh hoạ đã được chọn lọc kỹ càng.

Trong việc quản lí phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, hoạt đông ngoại khoá người quản lí cần lưu ý giáo viên sử dụng phối hợp các phương pháp và các hình thức tổ chức để các hoạt động này mạng lại hiệu quả và chất lượng cao nhất. Người hiệu trưởng phải đưa ra các mô hình và các phương pháp tổ chức có hiệu quả, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, các phương pháp này, thường xuyên xem xét, tham dự và đánh giá chúng.

Trong quản lí nội dung, phương pháp và các hình thức tỏ chức các hoạt động giáo dục, hoạt đông ngoại khoá cần quán triệt các nguyên tắc giáo dục: giáo dục gắn với lao động sản xuất, gia đình-nhà trường- xã hội, giáo dục trong lao động, trong tập thể, thống nhất ý thức và hành động, tôn trọng cá nhân học sinh, kết hợp vai trò hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên với vai trò tích cực, chủ động của học sinh, tính phù hợp với đặc điểm lứa tuổi…

1.6.4. Quản lý và xây dựng các nguồn lực phục vụ hoạt động ngoại khoá:

Các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục nói chung, hoạt đông ngoại khoá trong nhà trường nói riêng bao gồm cả con người, kinh phí, thời gian và các điều kiện về vật lực.

Hiệu trưởng lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức và các kĩ năng tổ chức hoạt đông ngoại khoá cho đội ngũ.

Hiệu trưởng dành kinh phí, thời gian cho việc tổ chức các hoạt đông ngoại khoá.

Hiệu trưởng lên kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản các phương tiện phục vụ tổ chức hoạt đông ngoại khoá (cacset, âm li, máy vi tính, ti vi, bàn ghế, tài liệu....) để nâng cao chất lượng giáo dục, tiết kiệm, tránh lãng phí. Việc lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục, hoạt đông ngoại khoá cần bám sát mục tiêu, yêu cầu của từng hoạt động, với các hình thức chính khoá và ngoại khoá, chú trọng các phương tiện giáo dục mang cả giá trị vật chất và tinh thần như sách, vở, báo chí, tranh ảnh, các tác phẩm nghệ thuật… Các phương tiện giáo dục phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm mĩ, độ bền, độ an toàn và vệ sinh và được sử dụng một cách tối đa, thường xuyên. Việc bố trí các khu vui chơi, sân bãi luyện tập phải hợp lí, thuận tiện. Để đảm bảo độ bền của

các phương tiện giáo dục, hiệu trưởng cần mua sắm các đồ dùng có chất lượng, có sổ sách theo dõi, ghi chép tình trạng sử dụng, giao trách nhiệm tự quản các trang thiết bị này cho giáo viên và học sinh. Việc mua sắm trang thiết bị phải thực hiện bằng nhiều nguồn: nhà nước, phụ huynh, địa phương, các cá nhân hảo tâm… Nhà trường có trách nhiệm làm cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của trang thiết bị giáo dục đối với các hoạt động giáo dục và các hoạt đông ngoại khoá của học sinh.

1.6.5. Quản lý chất lượng các hoạt động giáo dục và hoạt đông ngoại khoá

Chất lượng các hoạt động giáo dục và ngoại khoá thể hiện mức độ đạt được các mục tiêu đề ra trong chương trình, kế hoạch đối với từng lứa tuổi cụ thể.

Quản lý chất lượng các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt đông ngoại khoá nói riêng đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm vững chương trình ngoại khoá bộ môn mà các tổ, nhóm chuyên môn sẽ thực hiện trong tuần, tháng, học kỳ, năm. Hiệu trưởng phải xây dựng được môi trường giáo dục tốt, lành mạnh, tích cực, có các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục một cách thường xuyên, liên tục. Trọng tâm là xây dựng một đội ngũ giáo viên có năng lực, có phẩm chất để thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn để thường xuyên cung cấp thông tin mới, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho giáo viên về các hoạt động giáo dục, hoạt đông ngoại khoá, huấn luyện các kĩ năng tổ chức hoạt đông giáo dục, hoạt đông ngoại khoá. Các giải pháp về giáo viên cần kết hợp đồng bộ với giải pháp về cơ sở vật chất, thiết bị, với việc phối kết hợp các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục học sinh, xây dựng tập thể học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn, đội,.. Để các hoạt động giáo dục và ngoại khoá có chất lượng hiệu trưởng cần thực hiện đầy đủ các chức năng quản lí giáo dục trong từng hoạt động.

Xây dựng kế hoạch: nhà trường cần có kế hoạch năm học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt đông ngoại khoá. Quá trình xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục, hoạt đông ngoại khoá phải có sự tham gia của giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội (cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể, các cá

nhân…). Kế hoạch được xây dựng theo hai chiều: từ các lớp lên các khối, từ các khối lên trường và theo chiều ngược lại.

Ví dô: Trong các bộ môn vật lý, hoá học ở bậc trung học phổ thông có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, nhiều hiện tượng tự nhiên các em chưa giải thích được hoặc giải thích không cặn kẽ. Người tổ trưởng bộ môn đặt ra một chương trình học, tập hợp tất cả những vấn đề có liên quan, biên soạn thành một chương trình cụ thể, Tổ trưởng bộ môn trình ban giám hiệu phê duyệt. Sau khi đã được sự đồng ý của ban giám hiệu, tổ trưởng bộ môn giao từng phần cho từng thành viên trong nhóm giải thích chuẩn bị các đồ dùng trực quan, thiết bị thí nghiệm để tổ chức ngoại khoá bộ môn.

Kế hoạch cần đạt các yêu cầu sau:

- Kế hoạch phải mang tính toàn diện và cân đối các hoạt động giáo dục, hoạt đông ngoại khoá trong một thể thống nhất và có kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động, từng lứa tuổi, phản ánh toàn diện các nội dung của chương trình giáo dục.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ BỘ MÔN TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT (Trang 32 -32 )

×