1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú huyện gò quao

26 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 177,5 KB

Nội dung

Bối cảnh của đề tài Tự học là một thuộc tính vốn có của con người; hoạt động tự học là mộthoạt động quan trọng trong quá trình nhận thức của con người nhằm chiếm lĩnhtri thức của loài ng

Trang 1

Phần mở đầu

1 Bối cảnh của đề tài

Tự học là một thuộc tính vốn có của con người; hoạt động tự học là mộthoạt động quan trọng trong quá trình nhận thức của con người nhằm chiếm lĩnhtri thức của loài người và khám phá ra các quy luật khoa học, ôn luyện, củng cố,khắc sâu, mở rộng kiến thức cho người học, chính vì vậy hoạt động tự học phảiđược định hướng, tổ chức, quản lý có phương pháp đối với học sinh như Bác Hồ

đã từng nói: “Về cách học phải lấy tự học làm cốt” Luật giáo dục năm 2005 Điều 36 cũng quy định “Phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo”.

Hiện tại học sinh ở nội trú ý thức tự học còn yếu thường là tự phát chưađược quản lý chặt chẽ, chưa xây dựng được nề nếp, chưa xây dựng đượcđộng cơ học tập Việc tự học, từ đào tạo là hình thức để phát huy nội lựcvươn lên trong quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm đáp ứng

yêu cầu ngày càng cao của xã hội là một đòi hỏi tất yếu trong thời đại “Kinh

tế tri thức” của chúng ta ngày nay Vấn đề đặt ra cần phải hình thành ý thức

tự học cho học sinh một cách tự giác và được quản lý chặt chẽ, đưa vào nềnếp, đầy đủ, mạnh mẽ cho học sinh Từ đó học sinh có thể tự giác tự học, có ýthức tự học suốt đời phải có các biện pháp quản lý tự học của học sinh

Trang 2

GV, CBCNV còn trẻ, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm, uy tín đối với giúp đỡhọc sinh tự học Tâm lý lứa tuổi, môi trường sinh hoạt thay đổi, yêu cầu đòi hỏicủa nhà trường và xã hội thay đổi Nhà trường cần phải quan tâm và xác lập cácbiện pháp quản lý kịp thời trong việc hướng dẫn tự học, tổ chức hoạt động tựhọc cho học sinh và nâng cao khả năng tự học của họ.

Xuất phát từ lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện

Gò Quao” để nghiên cứu.

3 Phạm vi và đối tượng của đề tài

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động tự họccủa đội ngũ Ban giám hiệu trong trường PTDTNT huyện Gò Quao

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp quản lý hoạt động tự họccủa học sinh ở nội trú trường PTDNT huyện Gò Quao

Trang 3

4 Mục đích của đề tài

Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động tự học đối vớihọc sinh của trường PTDTNT huyện Gò Quao nhằm góp phần nâng cao chấtlượng dạy – học của nhà trường

5 Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu

Đề tài góp phần làm rõ thực trạng quản lý hoạt động tự học ở trườngPTDTNT huyện Gò Quao từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm tăngcường quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú

6 Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các biện pháp quản lý hoạt động tự họccủa học sinh trung học, lý luận về tâm lý lứa tuổi, về dự báo quy hoạch pháttriển giáo dục, về tâm lý cán bộ quản lý trung học, các yếu tố ảnh hưởng chiphối nếu xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh

Phát hiện thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh nộitrú: phân tích mặt mạnh, yếu và nguyên nhân thực trạng

Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự học đảmbảo cho bộ máy quản lý của trường PTDTNT hoàn thành mục tiêu của ngành,của trường

Trang 4

là học mà không cần có sự giám sát bên ngoài Tự học là “tự động học tập”,

nó thể hiện tính tự giác, tích cực, tự lực rất cao trong quá trình lĩnh hội kháiniệm khoa học của người học

Như vậy, tự học là tự mình suy nghĩ, tự mình sử dụng kiến thức, kỹ năng

đã biết, các năng lực và phẩm chất cùng với cả động cơ tình cảm, nhân sinhquan, thế giới quan của bản thân để chiếm lĩnh một lĩnh vực tri thức, kỹ năngnào đó của nhân loại

Vai trò của tự học

Tự học, tự đào tạo là mục đích của quá trình giáo dục – đào tạo, làphương thức tạo ra chất lượng thực sự, lâu bền của quá trình giáo dục – đàotạo Tự học là cốt lõi của việc học, hễ có học là có tự học, không ai có thểthay đổi người khác được Khi nói đến học, hàm ý nói đến mối quan hệ giữanội lực của người học và ngoại lực của người dạy, còn khi nói đến tự học thìchỉ xét riêng đến nội lực của người học

Trang 5

Như vậy, hoạt động tự học của học sinh có phạm vi rất rộng, từ tự họctrên lớp dưới sự điều khiển trực tiếp của thầy giáo đến tự học ngoài giờ lênlớp dưới sự điều khiển gián tiếp của thầy giáo và tự học hoàn toàn độc lậpkhông có tổ chức, điều khiển của thầy giáo Hoạt động tự học là một phần củahoạt động học tập Do mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của để tài, bản thânchỉ xem xét việc quản lý hoạt động tự học của học sinh trường PTDTNThuyện Gò Quao ngoài giờ lên lớp dưới sự điều khiển gián tiếp của giáo viên

và đặt dưới sự tổ chức quản lý của cán bộ lớp, Đoàn, Đội,… nhằm hoàn thànhmục đích, nhiệm vụ giáo dục – đào tạo của nhà trường

Nội dung quản lý hoạt động tự học

Giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của tự học và thúc đẩy hoạt động

tự học của học sinh

Mọi hoạt động của con người đều có mục đích Hoạt động tự học củangười học nhằm mục đích hoàn thành các nhiệm vụ học tập đã được xác định.Hoạt động tự học được thực hiện bằng các hành động tự học của người học.Hành động là kết quả của nhận thức, nhận thức đúng thì hành động đúng.Nhận thức là một quá trình lĩnh hội tri thức của người học, vai trò của hoạtđộng tự học cũng là một quá trình tuân theo quy luật nhận thức chân lý kháchquan: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đếnthực tiễn

Muốn nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động tự học,

từ đó giúp họ có những hành động tự học nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ học

Trang 6

tập, nhà trường phải thường xuyên đồng thời phải tiến hành nhiều biện pháp

và hình thức giáo dục truyền thống, giáo dục nâng cao nhận thức về mục tiêu,yêu cầu đào tạo, các chế độ, quy chế, quy định về giáo dục – đào tạo, xâydựng bầu không khí học tập tích cực trong tập thể học sinh Hoạt động tự họccủa học sinh bình đẳng như các hoạt động khác, song nó có tính độc lập cao

và mang đậm sắc thái cá nhân, đều này càng khẳng định nó phải được thúcđẩy bởi hệ thống động cơ học tập nói chung và động cơ tự học nói riêng.Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò to lớn của hoạt động tựhọc sẽ trực tiếp góp phần xây dựng và thúc đẩy động cơ tự học của học sinh.Động cơ tự học cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu từ sự thỏa mãn nhucầu phải hoàn thành nhiệm vụ tự học, tự khẳng định mình, mong muốn thànhnghề trong tương lai,… cho tới cấp độ cao là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, lòngkhát khao tri thức Mọi động cơ đều có nguồn gốc, được hình thành từ nhữngtác động bên ngoài và được cá nhân hóa thành hứng thú, tâm thế, niềm tin, …của mỗi cá nhân Hình thành động cơ hoạt động phải bắt đầu từ xây dựng cácđiều kiện bên ngoài cho phù hợp với nhận thức, tình cảm của cá nhân

- Quản lý kế hoạch tự học:

Kế hoạch tự học là bảng phân chia nội dung tự học theo thời gian mộtcách hợp lý, dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ tự học, khả năng của bản thân và cácđiều kiện được đảm bảo, nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo, mục tiêu mônhọc Việc xây dựng kế hoạch tự học giúp cho học sinh biết mình phải làm gì

để đạt mục tiêu nào, nó làm cho quá trình tự học diễn ra đúng dự kiến, do đó

Trang 7

nó giúp học sinh thực hiện các nhiệm vụ tự học và kiểm soát được toàn bộquá trình tự học một cách thuận lợi, tiết kiệm được thời gian.

Kế hoạch tự học của học sinh càng rõ ràng thì càng tạo điều kiện thuậnlợi cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả và mức độ đạt được mục tiêu tự học,

tự đào tạo của học sinh Muốn vậy, kế hoạch tự học của học sinh cần được cụthể hóa thành thời gian biểu tự học trong từng buổi học, từng tuần, từngtháng,…

Do vậy, quản lý việc xây dựng kế hoạch và quản lý việc thực hiện kếhoạch tự học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tự học của học sinh

- Quản lý nội dung tự học:

Nội dung tự học, tự đào tạo trong nhà trường đã được xác định một cáchchặt chẽ theo mục tiêu đào tạo, bao gồm các khối kiến thức về khoa học cơbản, khoa học xã hội và nhân văn Ngoài nội dung học tập bắt buộc trong nhàtrường, học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu những lĩnh vực tri thức theo sởthích riêng, theo năng khiếu sở trường của bản thân,… Ngoài việc chiếm lĩnhtri thức khoa học, bằng tự học, tự đào tạo, người học rất có điều kiện đểchiếm lĩnh tri thức về phương pháp, rèn luyện đạo đức, ý chí và sức khỏe

Để quản lý được nội dung tự học, hướng cho nội dung tự học phù hợpmục tiêu, yêu cầu đào tạo, giáo viên phải hướng dẫn nội dung tự học cho họcsinh Nội dung tự học bao gồm 2 phần:

+ Hệ thống các nhiệm vụ tự học có tính chất bắt buộc (học sinh phảihoàn thành)

Trang 8

+ Định hướng nghiên cứu và đào sâu, mở rộng tri thức từ các vấn đềtrong nội dung học tập.

Ngoài ra, cán bộ quản lý phải thường xuyên tư vấn nội dung tự học chohọc sinh phù hợp định hướng của giáo viên và phù hợp mục tiêu, yêu cầu đàotạo đã xác định

- Quản lý các phương pháp tự học:

Phương pháp học tập (tự học) đối với từng người, từng môn học là khácnhau Tuy nhiên, các phương pháp tự học vẫn có những điểm chung mà tacần tranh thủ, đó là các phương pháp phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, kháiquát hóa, quy nạp, diễn dịch trong khi đọc sách, diễn đạt sự hiểu biết củamình bằng ngôn ngữ, sơ đồ, bản vẽ, ký hiệu,… Bên cạnh các phương pháphọc chung còn có các phương pháp học đặc thù đối với từng môn học, chẳnghạn như phương pháp học thực hành tiếng trong học ngoại ngữ là các phươngpháp học dựa trên quan điểm giao tiếp tích cực … Từ những quan điểm vềphương pháp, tự học như trên, mỗi học sinh cần xác định và chọn cho mìnhmột phương pháp học tập phù hợp

Cán bộ quản lý, thầy giáo cần hướng dẫn cho học sinh xây dựng kếhoạch tự học và giúp học sinh tự quản lý phương pháp tự học của mình

Để giải quyết vấn đề quản lý phương pháp học tập, tự học, phải bắt đầu

từ việc xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn, từ việc lựa chọn cáchhọc, biện pháp học và kỹ thuật phù hợp,… Do vậy, người học sinh cần biếtquản lý phương pháp tự học của mình theo một kế hoạch hợp lý, biết tạo ra

Trang 9

điều kiện cần thiết để đảm bảo cho việc học tập và tự học tập suốt đời, họchỏi mọi người, mọi lúc, mọi nơi Muốn tự học thành công, mỗi học sinh phảibiết tự vượt khó, vượt khổ; phải tìm ra được nội dung và phương pháp họctập phù hợp với điều kiện và năng lực của mình, quyết tâm thực hiện đúng kếhoạch tự học, tự đào tạo từng ngày, từng tháng, từng năm; phải tận dụng được

sự giúp đỡ của giáo viên, của cấp trên, cấp dưới và đồng cấp cùng với cácphương tiện kỹ thuật để tự học, tự đào tạo

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học:

Kiểm tra xây dựng kế hoạch tự học của học sinh (hàng tuần, hàng tháng,năm học)

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học theo các mục tiêu, yêu cầu,nhiệm vụ tự học, phát hiện sai lệch Giúp học sinh điều chỉnh hoạt động tựhọc

Vấn đề tự kiểm tra, tự đánh giá trong tổ chức hoạt động tự học của họcsinh là một yếu tố quyết định thắng lợi của việc học tập nói chung, tự học nóiriêng; mọi sự tác động từ bên ngoài như từ phía thầy, bạn,… chỉ đóng vai trò

Trang 10

đắn, có lý tưởng và hoài bão khoa học, có tầm nhìn xa cùng những mục tiêutrước mắt, trước hết phải có ý chí lớn thì mới có năng lực tự học sáng tạo.+ Phải huy động hết mọi nguồn lực có trong tay và trong tầm tay: cơ sởvật chất (phòng ở, thư viện, phòng vi tính…), tài liệu tham khảo, thầy giáo,bạn bè,… trước khi sử dụng sự hỗ trợ từ bên ngoài (phương châm cơ bản của

+ Phải vừa học kiến thức, kỹ năng, vừa rèn luyện nhân cách

- Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của học sinh:Nhằm thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, trong suốt thời gian học tập30% học sinh trường phải ăn, ở, học tập và sinh hoạt tại trường Do đó, chủthể quản lý phải thực hiện quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tựhọc của học sinh trên các mặt sau:

+ Quản lý cơ sở vật chất đảm bảo cho việc ăn, ở, học tập trên lớp, tự học,sinh hoạt tập thể của học sinh

Trang 11

+ Quản lý sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo và phương tiện

- Nhận thức về học tập chưa cao, cá biệt có một bộ phận học sinh mơ hồ

về nhiệm vụ học tập

- Không có thói quen và khả năng tham gia vào các hoạt động ngoạikhóa và hoạt động xã hội nói chung Học sinh nội trú đến từ vùng kinh khókhăn nên không có thói quen sống tập thể, đặc biệt sống trong môi trường nộitrú

- Chưa có khái niệm tự hào về truyền thống nhà trường

* Kiến thức

- Chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp so với yêu cầu: phần đônghọc sinh nắm không vững kiến thức cơ bản Chưa biết tự học và tự đánh giá,khả năng giúp đỡ bạn bè yếu

- Học sinh không biết xây dựng kế hoạch và phương pháp học tập

Trang 12

- Nhận thức về các vấn đề xã hội nơi trường đóng chưa rõ ràng.

* Kỹ năng

- Các học sinh đều khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch học tập và tự học

- Bị động trong quá trình tiếp thu kiến thức bài giảng trên lớp

- Chậm thích nghi với phương pháp dạy học mới, khả năng vận dụngthực hành yếu

- Do có thói quen sống tự do tại các vùng kinh tế văn hóa thấp, nên việctham gia sinh hoạt tập thể, tổ chức các hoạt động ngoại khóa đối với học sinhnội trú là hết sức hạn chế

3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

* Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò tự học và thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh.

Nhận thức có tác dụng định hướng hành động của con người Nhận thứcđược hoạt động tự học, hiểu rõ vai trò quyết định của nó đối với việc hoànthành các nhiệm vụ học tập sẽ giúp người học thực sự tự giác, tích cực, tựlực, tự học và tìm kiếm các phương pháp tự học hiệu quả, phù hợp nhất vớibản thân mình Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của tự học

và thường xuyên thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh bằng nhiều biệnpháp thích hợp sẽ giúp duy trì hứng thú, tạo ra sự chú ý liên tục ở người họcsinh, giúp học sinh có được ý chí, nghị lực vượt mọi khó khăn, đạt tới mụctiêu học tập đã định Do kết quả quan trọng của giáo dục, trong đó phải kể

Trang 13

đến tác dụng của giáo dục hướng nghiệp, học sinh trúng tuyển vào học ởtrường và có định hướng nghề nghiệp Tuy nhiên, khi nhập trường, nhận thứccủa học sinh về các nhiệm vụ học tập, về vai trò của hoạt động tự học đối vớiviệc hình thành, phát triển, hoàn thiện các phẩm chất nhân cách người họcsinh trong suốt quá trình học tại trường mới ở mức độ nhận thức chưa sâu sắc.

Do đó, học rất cần được giáo dục nhận thức sâu sắc về truyền thống của nhàtrường, về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, quy định về giáo dục – đào tạo nhằmxây dựng thái độ, trách nhiệm học tập (tự học) đúng đắn để hoàn thành cácnhiệm vụ học tập theo mục tiêu đào tạo của nhà trường Đây là một việc làmtất yếu, cần được nhà trường quan tâm tổ chức thực hiện thường xuyên, liêntục

- Giáo dục truyền thống và nâng cao nhận thức về mục tiêu đào tạo

+ Tổ chức cho học sinh học tập truyền thống của trường

+ Tiếp tục duy trì việc phổ biến mục tiêu, yêu cầu đào tạo, các quy chế

và giáo dục – đào tạo cho học sinh ngay từ khi nhập học

+ Đưa yêu cầu của mục tiêu đào tạo vào nội dung sinh hoạt hoạt độngChi bộ, Đoàn TNCS và Đội TNTP

+ Tiếp tục cụ thể hóa mục tiêu, yêu cầu đào tạo đối với từng môn học+ Thể hiện trên bảng, biểu treo tại phòng ở của học sinh, tại lớp học vànhững nơi sinh hoạt tập thể khác

- Xây dựng bầu không khí học tập tích cực, động viên giúp đỡ nhautrong tập thể học sinh

Trang 14

+ Xây dựng các tổ phương pháp học tập trong lớp học.

+ Tổ chức thông báo thời sự cho học sinh

* Quản lý kế hoạch tự học của học sinh

Quản lý hoạt động tự học thông qua quản lý kế hoạch tự học của họcsinh là biện pháp quản lý rất hiệu quả, các cấp quản lý nhà trường đều nhậnthức được điều đó, nhưng chính hoạt động tự học của học sinh lại chưa chặtchẽ, dẫn đến hiệu quả hoạt động tự học của học sinh chưa cao Phần lớn họcsinh không làm kế hoạch tự học, cán bộ quản lý cũng không kiểm tra, đônđốc chấn chỉnh kịp thời Do vậy, nhiều học sinh không xác định được nộidung tự học của từng tháng, từng tuần, thậm chí từng buổi học, học tập tùytiện ở nhà, gặp môn nào học môn ấy

Để quản lý được kế hoạch tự học của học sinh, chủ thể quản lý cần chú ýhướng dẫn học sinh làm kế hoạch tự học cho toàn cấp học, năm học, học kỳ,tháng, tuần trên cơ sở mục tiêu đào tạo, chương trình kế hoạch môn học, thờikhóa biểu, hướng dẫn nội dung tự học của giáo viên, đặc điểm, trình độ củabản thân học sinh và các điều kiện đảm bảo như thời gian, trang thiết bị, sách,tài liệu,…

Ngày đăng: 16/07/2014, 17:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Phạm Khắc Chương. Lý luận quản lý giáo dục đại cương Khác
[2]. Phạm Minh Hạc. Khoa học quản lý. NXB Giáo dục, 1999 Khác
[3]. I.F.Kharlamov. Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào. Tập 2. NXB Giáo dục. Hà Nội, 1998 Khác
[4]. Luật giáo dục. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005 Khác
[5]. Nguyễn Cảnh Toàn. Quá trình dạy tự học. NXB Giáo dục. Hà Nội, 1997 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w