1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn sáng kiến kinh nghiệm – một số hình thức tổ chức hoạt động dạy học… trong tiết “ôn tập – tổng kết” ở chương trình ngữ văn 9

26 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

Ở SGK chương trình THCS nói chung , chươngtrình Ngữ văn 9 nói riêng đã dành một số tiết đáng kể cho nội dung ôn tập –tổng kết .Hơn thế nữa, các tiết ôn tập – tổng kết ở chương trình Ngữ

Trang 1

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :

Như chúng ta đã biết, trong các môn học ở nhà trường phổ thông,môn Ngữ văn là một môn học đặc biệt quan trọng Trước hết, môn Ngữvăn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội có vai trò rất lớn trong việcgiáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho HS Môn Ngữ văn còn làmôn học thuộc nhóm công cụ có tác động tích cực đến việc học tập cácmôn học khác, là công cụ tư duy và diễn đạt để các em giao tiếp với mọingười trong cuộc sống hằng ngày, lại vừa là môn học có quan hệ khámật thiết với các môn thuộc nhóm nghệ thuật góp phần hình thành cácgiá trị chân, thiện, mĩ trong cuộc sống con người Vị trí đó, tự nó cũngtoát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn với đờisống

Xuất phát từ vấn đề đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhucầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng trình độ phổ thông củađất nước trên thế giới Đổi mới phương pháp dạy học để tăng cường kĩnăng thực hành, tính thực tiễn, giúp HS tự tìm hiểu khám phá tri thứcmột cách năng động và sáng tạo

Thế nhưng trong thực tiễn dạy và học môn Ngữ văn còn gặp nhiềukhó khăn và bất cập Do đó chất lượng học tập môn Ngữ văn còn thấp,

HS chưa thật sự hứng thú khi học tập Để nâng cao chất lượng bộ mônNgữ văn nói riêng, chất lượng Giáo dục nói chung, đòi hỏi mỗi một giáoviên phải không ngừng nghiên cứu, vận dụng sáng tạo các phương phápdạy học đối với từng khối lớp, từng đối tượng HS sao cho phù hợp Điều

đó phụ thuộc vào cách thức hoạt động, công việc tổ chức các hoạt độngdạy học nhằm giúp HS chủ động, phát huy tính tích cực trong hoạt độnghọc tập

Trong chương trình Ngữ văn, tôi nhận thấy để dạy –học có hiệu

quả các tiết “Ôn tập - tổng kết” trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS

nói chung , ở lớp 9 nói riêng là một việc rất khó Bởi ôn tập – tổng kết –

kiểm tra - đánh giá là khâu hoàn thiện quá trình giáo dục Kiểu bài Ôn

tập – Tổng kết giúp HS rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức cơ

bản trong từng phân môn Vì thế nó đóng một vai trò rất quan trọng

Trang 2

trong chương trình Ở SGK chương trình THCS nói chung , chương

trình Ngữ văn 9 nói riêng đã dành một số tiết đáng kể cho nội dung ôn

tập –tổng kết Hơn thế nữa, các tiết ôn tập – tổng kết ở chương trình

Ngữ văn lớp 9 còn có tính chất củng cố kiến thức cả một cấp học Giáo

sư Nguyễn Khắc Phi –Tổng chủ biên SGK Ngữ văn THCS đã từng nhấn

mạnh : “ Chương trình Ngữ văn 9 dành một thời lượng khá lớn cho

các phần ôn tập, tổng kết, kiểm tra, không phải chỉ tổng kết những vấn đề riêng của lớp 9 mà của cả cấp học Ở học kì I , về Tiếng Việt,

số tiết ôn tập, tổng kết, và kiểm tra gần ngang với số tiết học bài mới

Ở học kì II , riêng phân môn văn học đã có 6 tiết tổng kết Phối hợp một cách hợp lí, có hiệu quả việc ôn tập, tổng kết và cung cấp kiến thức mới là một đòi hỏi khắc khe đối với việc tổ chức dạy học Ngữ văn 9” Chính vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để đảm bảo nội

dung cần phải đạt được vừa tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủđộng của HS

Để đạt được những yêu cầu đó, với một chút kinh nghiệm của người

GV qua nhiều năm giảng dạy luôn tìm tòi, trao đổi cùng đồngnghiệp,chúng tôi xin được trình bày một trong những cách thức tổ chứchoạt động dạy –học của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực,chủ động sáng tạo của HS mà chúng tôi đã và đang thực hiện và thấy

kết quả có nhiều tiến triển Đó là : “ Một số hình thức tổ chức hoạt

động Dạy- học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong tiết Ôn tập - tổng kết ở chương trình Ngữ văn 9”

Rõ ràng, đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nhưng chưa phải

là vấn đề đã cũ Mặt khác, việc tiếp cận SGK mới trong thời gian chưanhiều, nên chắc chắn không tránh khỏi những vấn đề cần trao đổi Rấtmong sự góp ý của đồng nghiệp để chúng tôi có thêm nhiều kinh nghiệmtrong công tác giảng dạy

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Trang 3

Qua nhiều lần sinh hoạt chuyên môn cụm, trao đổi với một số đồng

nghiệp của trường bạn , phần lớn đều cho rằng kiểu bài “ôn tập - tổng

kết” ở lớp 9 là kiểu bài rất khó đạt được yêu cầu đặt ra, thời gian ít

nhưng nội dung lại phong phú đa dạng , HS ít hứng thú không phát huy

tính tích cực sáng tạo trong học tập Vì thế đối với những tiết ôn tập

-tổng kết ,tôi dành rất nhiều thời gian cho sự chuẩn bị, nghiên cứu tìm

cách tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với từng tiết dạy để vừacủng cố kiến thức, kĩ năng thực hành vừa phát huy tính tích cực của HS

I/ Mục đích yêu cầu của dạng bài ôn tập –tổng kết ở lớp 9:

- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã được học, tự học có hướngdẫn, đọc thêm của toàn cấp học

- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn

- Đòi hỏi người dạy và người học phải có tư duy khái quát,tổng hợpvừa phải tư duy cụ thể

- Vừa củng cố khắc sâu kiến thức vừa hình thành kĩ năng luyện tập

II/ Tình hình thưc trạng :

1/ Ưu điểm:

- Dạng bài ôn tập – tổng kết là dạng bài ôn lại kiến thức đã học nên

HS phần nào có sẵn một số vốn kiến thức dễ tiếp nhận

- Đây là dạng bài có tính chất khái quát tổng hợp nhằm củng cố kiếnthức chứ không phải là khám phá tri thức

2/ Tồn tại thực trạng:

- Những bài ôn tập - tổng kết ở lớp 9 là dạng bài vừa ôn tập tổng

kết cho nội dung chương trình đang học vừa ôn tập tổng kết hệthống hoá kiến thức cho cả cấp học ,do vậy lượng kiến thức khánhiều trong một tiết học Vì thế nếu không có sự chuẩn bị chu đáo

về phía người dạy lẫn người học sẽ khó đảm bảo yêu cầu cần đạt

- Khả năng tư duy khái quát tổng hợp và khả năng tiếp nhận hệthống hoá kiến thức ở HS không đồng đều, thời gian giữa tiết cungcấp kiến thức và tiết ôn tập tổng kết lại quá xa, nên phần lớn HS ôntập tổng kết kiến thức cũ còn lộn xộn, không theo một hệ thốngmạch lạc

Trang 4

- Tâm lí HS thường thích khám phá và cũng rất chủ quan Vì thế

tiết ôn tập - tổng kết nếu GV không nhận thức đúng tầm quan

trọng, tiết dạy dễ gây ra sự nhàm chán HS tiếp nhận kiến thức mộtcách thụ động, không tạo dược sự hứng thú, phát huy tính tích cựccủa HS

- Thực tế giảng dạy những tiết ôn tập - tổng kết thường rất nặng nề

cả về phía người học lẫn người dạy

Từ những thực trạng đó, để phát huy tính tích cực của HS, tôi đã thực

hiện “Môt số hình thức tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát

huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong tiết

ôn tập –tổng kết ở chương trình Ngữ văn 9”

III / Các hình thức tổ chức hoạt động dạy và học trong tiết ôn tập –

tổng kết ở chương trình Ngữ văn 9:

1/ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA BÀI CŨ :

Thông thường trước mỗi giờ học,chúng ta thường tiến hành kiểm

tra bài cũ Đó là những kiến thức đã học ít nhiều có liên quan đến bàimới hoặc kiểm tra việc hiểu bài của HS để nắm được việc tiếp nhận kiếnthức của HS hoặc qua đó để củng cố kiến thức cũ Đôi khi song song vớiviệc kiểm tra bài cũ, chúng ta còn kiểm tra việc làm bài tập ở nhà hoặcviệc chuẩn bị bài mới của HS

Trong tiết “ Ôn tập – Tổng kết” GV thường chỉ ra vài câu hỏi, gọi

HS trả lời, hoặc kiểm tra việc chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK vài em Dolượng kiến thức phong phú đa dạng nên HS thường lo sợ Đối với HS

TB, Yếu, phần này thường trở nên nặng nề căng thẳng, thậm chí có em

đã chuẩn bị bài ở nhà khá chu đáo nhưng đến khi được thầy cô kiểm trathì trả lời ấp a ấp úng, trình bày kiến thức không rõ ràng

Thế nhưng đối với tiết “ôn tập - tổng kết”, tôi thường vận dụng nhiều hình thức kiểm tra, nhiều cách thức kiểm tra khác nhau “Các

hình thức kiểm tra trong hoạt động kiểm tra bài cũ” là bước khởi động , một trong những nhân tố góp phần kích thích năng lực suy nghĩ,

phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh vừa tránh sự căngthẳng nặng nề trong hoạt động kiểm tra kiểm tra Đây là việc làm đòi

Trang 5

hỏi có sự chuẩn bị, hướng dẫn, dặn dò chu đáo của GV trong tiết họctrước trong việc hệ thống hoá các kiến thức đã học và đọc thêm

a/Các hình thức kiểm tra :

- HS tự kiểm tra chéo trong sinh hoạt 15phút đầu buổi về những

kiến thức sẽ được ôn tập trong tiết học ôn tập –tổng kết sẽ học trong

buổi đó ( khái niệm, bảng hệ thống kiến thức, bài tập…) Đó là nhữngyêu cầu mà giáo viên đã giao ở tiết học trước.Tất nhiên với hình thứckiểm tra này chủ yếu là kiểm tra việc chuẩn bị bài , việc ôn tập ở nhàcủa HS Qua tổ trưởng GV nắm được những HS chưa chuẩn bị bài để

có sự nhắc nhở kịp thời

- GV kiểm tra : Đây là hoạt động của GV diễn ra trong tiết học

Thời gian : 5- 7 phút đầu tiết , tôi xem đây như là bước khởi động ,

cần tạo sự nhẹ nhàng không quá căng thẳng gây ức chế tâm lý và

phải tạo sự hứng thú ngay từ phút ban đầu Có khi là một trò chơi khởi động nhẹ Hoặc đôi khi tôi kết hợp vừa ôn tập vừa kiểm tra

ngay trong tiết học Những kiến thức ôn tập thường là những kiếnthức đã được học khá lâu nên trong trí nhớ các em kiến thức còn lộn

xộn Vì thế, trong quá trình kiểm tra phải đồng thời giúp các em hệ thống lại kiến thức đã học một cách khoa học nhất

b/ Câu hỏi và bài tập kiểm tra cũng phải đa dạng Có khi là câu

hỏi trắc nghiệm có khi là câu hỏi thể hiện cách hiểu cách nghĩ của cánhân Bài tập cũng phải nhiều dạng khác nhau phù hợp với năng lựccủa các đối tượng HS Và cũng phải chú ý đến yêu cầu tích cực và tíchhợp

Ví dụ 1: Tiết 43+44 “TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG”

Đây là dạng bài tổng kết kiến thức đã học về từ vựng từ lớp 6 đến

lớp 9 trong chương trình Ngữ văn THCS

Vì lượng kiến thức khá phong phú nên tôi chọn hình thức để HS

kiểm tra trong SH 15’ đầu buổi việc soạn bài của các bạn, còn GV sẽlồng ghép trong quá trình ôn tập mà kiểm tra, chỉ dành 2’ để kiểm tra

vở soạn bài vài em hay thu các nhận xét của nhóm trưởng trong quátrình kiểm tra

Trang 6

Tôi chọn 4 tổ 4 HS ở các mức độ khác nhau giỏi, khá, TB, yếu.

Bài tập, câu hỏi ở mỗi HS cũng khác nhau , mục đích củng cố lại cáckiến thức đã học ở tiết trước

-HS giỏi: Xác định từ nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm của từ

trong các câu sau (ở bảng phụ) : Gạch một gạch dưới hiện tượngđồng âm và nêu lên cái hay của việc sử dụng các từ đó trong câu văncâu thơ

a- Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng

b- Ruồi đậu mâm xôi đậu, kiến bò đĩa thịt bò c- Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

-HS khá : Phân biệt thành ngữ , tục ngữ ( Đánh dấu x vào các thànhngữ)

Nêu tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong tác phẩmvăn học

a- Cá không ăn muối cá ươn

b- Kiến bò miệmg chénc- Nuôi ong tay áod- Uống nước nhớ nguồne- Hồn lạc phách xiêu -HS trung bình : Vẽ sơ đồ cấu tạo từ đơn từ phức

-HS yếu : Xác định từ đơn từ phức trong các câu sau :

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Như vậy trong một thời gian ngắn, ta kiểm tra được 4 HS ở bốnmức độ khác nhau, lại vừa kiểm tra nhiều mảng kiến thức vừa tíchhợp với phần văn học và tập làm văn

Ví dụ 2: Tiết 127 “ÔN TẬP VỀ THƠ ”

Tôi dùng tranh vẽ minh hoạ ở tiết học trước ( sau một tiết học văntôi thường cho các em vẽ tranh minh hoạ theo cách cảm cách hiểu củamình và chọn những bức tranh đẹp có ấn tượng làm đồ dùng dạy họccho tiết học có liên quan ) để gợi cho các em nhớ lại tên bài thơ, tác

Trang 7

giả , câu thơ minh hoạ, đôi khi có kèm theo lời bình Ví dụ như : Bức tranh này minh hoạ cho bài thơ nào ? của tác giả nào? (Câu hỏidành cho HS TB, yếu) - Đọc câu thơ minh hoạ cho bức tranh ? Emthử nói đôi lời bình về cái hay của những câu thơ minh hoạ và bứctranh ấy ( câu hỏi dành cho HS khá giỏi) ”

Với cách kiểm tra này , phần kiểm tra trở nên nhẹ nhàng, vừa tạođược sự hứng thú, vừa tích hợp được với phân môn Tập làm văn vừatích hợp được với môn Mĩ thuật một cách hài hoà

-Các tranh đó minh hoạ cho văn bản nào? Nêu nội dung khái quát củavăn bản

Với cách ấy, tôi nhận thấy HS nhớ nhanh hơn và hầu như mọi đốitượng đều hướng mắt lên bảng , lớp học sôi nổi hẳn lên, em nào cũngmuốn xung phong được trả lời câu hỏi Rõ ràng với bước khởi độngkiểm tra đầy hứng thú đó đã phần nào kích thích năng lực tích cựchoạt động của HS, lôi cuốn được đối tượng HS yếu và lười học

2/ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT - ÔN TẬP:

Đây là bước quan trọng có vai trò quyết định sự thành công của tiếtdạy.Thế nhưng GV thường bám sát câu hỏi SGK và SGV một cách

cứng nhắc mà quên rằng : làm thế nào giúp HS tiếp nhận câu hỏi đó một cách thuận lợi nhất và trả lời câu hỏi bằng những suy nghĩ của mình một cách chính xác để đạt được mục tiêu của bài học là một việc làm rất cần thiết Để tạo sự hứng thú trong quá trình học tập của

HS tôi thường tổ chức nhiều hình thức ôn tập khác nhau , có khi lànhững câu hỏi gợi tìm thông thường như SGK đã hướng dẫn, có khi

câu hỏi đó được lồng ghép dưới hình thức một trò chơi, có khi là một cuộc thi nhỏ giữa các tổ hay nhóm học tập mà trong đó các thành

viên đều được tham gia Các hình thức trong hoạt động hướng

Trang 8

dẫn tổng kết – ôn tập không chỉ phát huy sáng tạo phương pháp dạy

học tích hợp mà còn tạo sự hứng thú trong học tập phát huy tính tích hợp, tích cực, chủ động sáng tạo của HS

a/ Đối với các tiết tổng kết về từ vựng tôi thường đan xen vào

các hoạt động hướng dẫn hệ thống hoá kiến thức bằng những sơ đồ,

mô hình, bảng biểu là những bài tập nhanh hay trò chơi nhỏ nhằm

thay đổi cách thức hoạt động, tránh sự nhàm chán, đơn diệu tronggiờ học Hình thức dạy học này không chỉ rèn luyện kỹ năng hệthống hoá các kiến thức đã học mà còn rèn luyện kĩ năng thực hành.Hơn thế nữa, còn lôi cuốn đối với tất cả đối tượng HS vào hoạt độnghọc tập

Ví dụ : Tiết 43+44 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

Để giúp HS hệ thống hoá kiến thức về từ đơn từ phức

Tôi sử dụng mô hình sơ đồ Gráp câm ở bảng phụ, HS điền vào sơ đồbằng cách ghép những miếng bìa cứng đã có đính chữ sẵn như: Từđơn, từ phức, từ ghép, từ láy, đẳng lập, chính phụ, hoàn toàn, bộ

phận…vào ô trống.( đã hoàn thành trong phần khởi động kiểm tra)

Chọn 4 HS, mỗi HS điền vào hai ô trống của sơ đồ , lớp nhận xét bổsung

Trang 9

……… ……… ………

……

……… ……… ………

………

Sau đó tôi tổ chức trò chơi nhỏ “ Ai nhanh hơn”

Vòng 1 : Trò chơi dành cho HS trung bình và yếu Mỗi tổ một HS điền

2 ví dụ dưới ô cuối cùng ( sau khi đã bốc xăm các số ô :5,6,7,8 và trongthời gian 1 phút) Ai chính xác và nhanh hơn, mỗi VD đúng được 10

điểm

Vòng 2 : Trò chơi dành cho tất cả đối tượng HS Mỗi tổ chọn 2 ô bất kì

trong sơ đồ Gráp, thảo luận và nêu khái niệm của ô chữ đó trong vòng 1phút, hết thời gian tổ khác có quyền trả lời, trả lời chính xác một kháiniệm được 10 điểm Tổ nào nhiều điểm hơn tổ đó thắng cuộc

Ở Hoạt động hệ thống hoá kiến thức về thành ngữ

Thông thường GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK để nắm vững kháiniệm của thành ngữ , so sánh thành ngữ và tục ngữ và xác định thànhngữ , tục ngữ ở bài tập 2 của SGK Để tạo sự hứng thú , tích cực học tập

của HS , ở bài tập 3 tôi tổ chức cuộc thi “ Người sưu tầm giỏi nhất”

( cuộc thi này đã được thông báo trong phần dặn dò ở tiết trước ) mỗinhóm cử đại diện đọc những câu thành ngữ có yếu tố chỉ một loài độngvật, sự vật, thực vật đã chọn ( trong thời gian 1 phút ), nhóm nào nhiều

hơn, nhóm đó đạt danh hiệu “ Người sưu tầm giỏi ” Nhóm nào tìm

nhiều câu thành ngữ được sử dụng trong các tác phẩm đã học nhiều nhất,

nhóm đó đạt danh hiệu “ Người sưu tầm giỏi nhất”

Ở hoạt động hệ thống hoá kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa :

Sau khi đã ôn tập những kiến thức cơ bản theo yêu cầu SGK, tôi tổ chức

cho các tổ đố vui qua hình thức đối đáp tại chỗ trong thời gian 3 phút.

Đối tượng tham gia là mọi HS Nội dung câu đố là tìm từ trái nghĩa hoặc

từ đồng nghĩa Mỗi tổ được quyền đố 2 lần : một từ trái nghĩa và một từđồng nghĩa Các tổ khác trả lời , tổ nào ứng khẩu nhanh nhất , tổ đó đạt

danh hiệu “Người ứng khẩu nhanh”

Ví dụ : Tổ 1: Từ trái nghĩa của từ “ Rộng” là từ gì ? Các tổ còn lại sẽ

ứng khẩu thật nhanh : “hẹp” Tổ nào nói trước tổ đó sẽ được 10 điểm

Trang 10

Đến lượt tổ 2: Từ đồng nghĩa với từ “mênh mông” là từ gì? Các tổ

còn lại ứng khẩu thật nhanh : “ bao la” Tổ nào trả lời trước tổ đó sẽ

được 10 điểm Cứ thế , Tổ 3 , tổ 4 rồi quay lại tổ 1 Trong cuộc thi đó

GV đóng vai trò trọng tài Nếu một câu đố mà 3 tổ còn lại không trả lờiđược thì tổ ra câu đố sẽ trả lời, trả lời đúng, được cộng 10 điểm Qua 8câu đố tổ nào nhiều điểm nhất tổ đó sẽ thắng cuộc

Có khi tôi sử dụng bài thơ “ Những từ trái nghĩa” bỏ vào phong bì

giao cho các nhóm học tập (đã chuẩn bị trước) Khi có lệnh cuộc thi bắtđầu các nhóm mở phong bì đọc và ghi từ trái nghĩa theo thứ tự chỗ trống(1), (2), (3)…Bài thơ như sau:

Cuộc đời “ khổ trước …(1)…sau”

“ Người …(2)…cảnh có vui đâu bao giờ”

“ Kính già yêu …(3)…” em thơ

“ Khôn ba năm …(4)…một giờ” tiếc thay

“Vào Nam …(5)…Bắc” bấy nay

“ Vào …(6) ra chết” bao ngày gian nguy

“ Sinh có hạn…(7)…bất kì”

“ Mua …(8)… bán đắt” chi li từng đồng

“ Thất bại là mẹ…(9)…”

Dù “ Méo mó có hơn…(10)…” cần gì (Sưu tầm)

Tất nhiên, ở mỗi tiết học GV phải bám sát yêu cầu mục tiêu cần đạtcủa tiết học và trình tự nội dung của bài học Các hình thức hoạt độngnày phần nào thay đổi không khí tiết học làm cho giờ học đỡ nặng nềcăng thẳng , chứ không phải là hoạt động duy nhất của tiết học Tuỳtheo từng tiết ôn tập tổng kết mà GV có những biến đổi linh hoạt cáchình thức dạy học khác nhau

b/ Đối với những tiết tổng kết - ôn tập về văn học Tôi thường dùng

tranh ảnh hay trò chơi giải ô chữ , ghép hình ghép chữ để gợi nhớ

kiến thức Thông qua hoạt động thảo luận nhóm cùng với câu hỏi gợi

ý của GV và cách dẫn dắt của GV mà HS hệ thống hoá lại kiến thức đã

học bằng bảng hệ thống

Trang 11

1/Ví dụ Tiết 131- 132 TỔNG KẾT VỀ PHẦN VĂN BẢN

NHẬT DỤNG

Đối với hoạt động hướng dẫn ôn tập khái niệm văn bản nhật dụng

Tôi sử dụng trò chơi giải ô chữ Qua trò chơi này mục đích là giúp HS

nhận thức rõ bản chất khái niệm văn bản nhật dụng Đối tượng tham gia

là tất cả HS, thế nhưng đối với câu hỏi dễ tôi thường ưu tiên cho HStrung bình , yếu để kích thích tinh thần học tập chủ động của các em,giúp các em tự tin hơn trong học tập

Cách thực hiện như sau : - Chia lớp thành tám nhóm theo nhóm học

- Trong thời gian 1 phút trả lời đúng một hàng ngang tổ đó sẽ được

10 điểm, nếu không trả lời được các nhóm còn lại sẽ dành quyềntrả lời, trả lời đúng được 5 điểm , nếu không ai trả lời được , lúc đó

GV sẽ gợi mở thêm để HS trả lời, tất nhiên ô đó không được tínhđiểm cho đội nào

- Nhóm nào trả lời đúng ô chữ chìa khoá sẽ được 20 điểm

- Nhóm nào nhiều điểm nhất sẽ là đội chiến thắng

Trong cuộc chơi GV đóng vai trò vừa là trọng tài vừa là người dẫnchương trình sao cho đạt được những yêu cầu của bài học : Giúp HStrên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhậtdụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của cácvăn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS Nắm được một

số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng

Ô chữ đã được chuẩn bị trước ở (bảng phụ)

Một số câu hỏi giải ô chữ như:

1 – Điền từ vào chỗ trống trong câu sau : “Khái niệm văn bản nhật dụng

không phải là khái niệm…………” ( Gồm 7 chữ cái)

Đáp án : Thể loại - Chữ chìa khoá: ( T )

Trang 12

2 – Đây là từ dùng để chỉ tính chất của đề tài văn bản nhật dụng ( gồm

8 chữ cái)

Đáp án : Phong phú - Chữ chìa khoá: ( H )

3 – Đây là đặc điểm nổi bật của văn bản nhật dụng ( gồm 11 chữ cái) Đáp án : Tính cập nhật - Chữ chìa khoá: ( Â )

4 – Một trong những chức năng của văn bản nhật dụng ( gồm 7 chữ

cái )

Đáp án : Bình luận - Chữ chìa khoá: ( N )

5 – Ngoài tính cập nhật ra văn bản còn có tính này nữa ( gồm 6 chữ

cái )

Đáp án : Lâu dài - Chữ chìa khoá: ( U )

6 – Điền từ vào chỗ trống trong câu sau : “ Văn bản nhật dụng có thể………mọi thể loại, mọi kiểu văn bản” (gồm 6 chữ cái)

Đáp án : Sử dụng - Chữ chìa khoá: ( D )

7 - Đây là thể loại của văn bản nhật dụng “ Mẹ tôi” ( gồm 10 chữ cái )

Đáp án : Truyện ngắn - Chữ chìa khoá: ( G )

8 - Đây là nội dung của văn bản “ Thông tin về trái đất năm 2000”

( gồm 9 chữ cái)

Đáp án : Môi trường - Chữ chìa khoá: ( N )

Đáp án ô chữ chìa khoá là : NHẬT DỤNG

Trong quá trình giải đáp ô chữ HS phần nào nhận thức được khái niệm

văn bản nhật dụng Thông qua ô chữ, GV nói thêm để giúp HS tổng kếtkiến thức ở bảng phụ nội dung sau :

1/ Khái niệm văn bản nhật dụng:

- Không phải là khái niệm thể loại

- Không chỉ kiểu văn bản.

- Chỉ đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật.

2/ Đề tài rất phong phú : thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo

dục,chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống….

3/ Chức năng: bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh

giá…những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội.

4/ Tính cập nhật: là tính thời sự kịp thời, gắn với cuộc sống bức

Trang 13

thiết, hằng ngày, song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với vấn đề lâu dài của

sự phát triển xã hội

5/ Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng đó vẫn

là một yêu cầu quan trọng Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc một kiểu văn bản nhất định: miêu tả, kể chuyện, thuyết minh, nghị luận, điều hành… nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.

6/ HS học văn bản nhật dụng không chỉ mở rộng hiểu biết toàn diện

mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp HS hoà nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cáchgiữa nhà trường và

xã hội

Đối với hoạt động hệ thống hoá nội dung văn bản nhật dụng

Tôi dùng tranh ảnh giúp HS nhớ lại nội dung kiến thức bài học trong

chương trình Đây là bài học có tính cách hệ thống hoá kiến thức cả mộtcấp học nên HS rất khó nhớ Đối với HS trung bình, yếu thì việc nhớ lại

nội dung văn bản quả là điều không dễ dàng chút nào Việc sử dụng

tranh ảnh minh hoạ gợi nhớ kiến thức là phương pháp dạy học trực

quan vừa tạo sự hứng thú vừa kích thích hoạt động tư duy của HS Nhìntranh vẽ HS có thể nhanh chóng trả lời câu hỏi gợi ý của GV : “ Bứctranh này minh hoạ cho văn bản nhật dụng nào mà em đã học ? Nộidung của văn bản này đề cập đến vấn đề gì ? Hình thức biểu đạt của vănbản ? ”

Ở phần này tôi thường đã được trình bày trong bước khởi động kiểm tra,

GV chỉ cần cho HS thảo luận sắp xếp tranh vẽ minh hoạ theo thứ tự từ

lớp 6 đến lớp 9 để HS hệ thống hoá nội dung – hình thức văn bản nhậtdụng theo bảng hệ thống sau:

LỚP TÊN VĂN

BẢN NỘI DUNG KIỂU VĂN BẢN-THỂ

LOẠI

1- Cầu Long Chứng nhân lịch

Biên Giới thiệu và bảo

vệ di tích lịch sử,

Ngày đăng: 17/07/2014, 09:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh bình dị - skkn sáng kiến kinh nghiệm – một số hình thức tổ chức hoạt động dạy học… trong tiết “ôn tập – tổng kết” ở chương trình ngữ văn 9
nh ảnh bình dị (Trang 18)
Hình   ảnh   thiên  nhiên được gợi tả  bằng   nhiều   cảm  giác tinh tế, ngôn  ngữ chính xác gợi  cảm - skkn sáng kiến kinh nghiệm – một số hình thức tổ chức hoạt động dạy học… trong tiết “ôn tập – tổng kết” ở chương trình ngữ văn 9
nh ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh tế, ngôn ngữ chính xác gợi cảm (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w