Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
439 KB
Nội dung
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của chuyên đề Trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế nông nghiệp nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc, từ một nền sản xuất mang nặng tự cấp tự túc, thiếu lương thực triền miên trở thành một nước không chỉ đủ lương thực, thực phẩm đảm bảo cuộc sống cho nhân dân mà mỗi năm còn xuất khẩu hàng triệu tấn lương thực thực phẩm, thu về cho đất nước hàng tỷ USD. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi ngành kinh doanh lúa gạo cũng dần khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp. Trong những năm qua kinh doanh lúa gạo phát triển khá mạnh. Những năm gần đây kinh doanh lúa gạo đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng và của thị trường, đòi hỏi người phải mở rộng qui mô, đưa các giống năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Thành Hưng là một xã sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa nước. Trong những năm qua kinh doanh lúa gạo đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người lao động, khai thác được lợi thế so sánh của địa phương. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh doanh lúa gạo của xã vẫn gặp những khó khăn bất cập cần được giải quyết đó là: kinh doanh vẫn mang tính nhỏ lẻ, qui mô nhỏ, năng suất lao động thấp sản phẩm lúa gạo còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ so với các ngành khác. Để góp phần giải quyết tồn tại trên và tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và có những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ lúa gạo tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoạt động kinh doanh lúa gạo tại xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá”. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động kinh doanh lúa gạo của xã tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh lúa gạo từ đó đề ra một số giải pháp thiết thực để nâng cao hoạt động kinh doanh lúa gạo ở địa phương cho người dân ở xã Thành Hưng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn về sự phát triển kinh doanh nói chung và kinh doanh lúa gạo nói riêng. - Phân tích hoạt động kinh doanh lúa gạo và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh lúa gạo của xã. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh lúa gạo ở địa phương. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chuyên đề 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Là các hộ kinh doanh lúa gạo của xã Thành Hưng. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong các hộ kinh doanh lúa gạo ở xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá. Về thời gian: Số liệu tổng quan qua 3 năm 2009 – 2011. Về nội dung: Hoạt động kinh doanh lúa gạo tại xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá. 1.4. Phương pháp sử dụng trong chuyên đề 14.1. Phương pháp chọn điểm - Thành Hưng là một xã sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa nước và kinh doanh lúa gạo. Trong những năm qua ngành kinh doanh nói chung và ngành kinh doanh lúa gạo nói riêng đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người lao động, 2 khai thác được lợi thế so sánh của địa phương. Tuy nhiên trong quá trình phát triển ngành kinh doanh lúa gạo của xã vẫn gặp những khó khăn bất cập cần được giải quyết đó là: kinh doanh vẫn mang tính nhỏ lẻ, qui mô nhỏ, năng suất lao động thấp sản phẩm lúa gạo còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ so với các ngành khác. Vì vậy chọn xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá là địa điểm để nghiên cứu Hoạt động kinh doanh lúa gạo. 1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu. * Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập dựa vào tài liệu được công bố trên báo chí, tạp chí, sách chuyên ngành, niên giám thống kê qua các năm, thông tin truy cập trên mạng internet qua các Website đồng thời số liệu này còn được thu thập từ các phòng ban của địa phương, các báo cáo thống kê công khai hàng năm và các tài liệu liên quan với nguồn thống kê qua 3 năm 2009 - 2011 * Số liệu sơ cấp: Là số liệu gốc được thu thập trực tiếp từ các hộ kinh doanh lúa gạo trên địa bàn xã bằng cách phỏng vấn, điều tra thông qua các phiếu điều tra. 1.4.3. Phương pháp xử lý số liệu. Sau khi thu thập được số liệu chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá, điều tra bổ sung. Sau đó xử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu theo những nội dung đã được xác định. Trong quá trình đó, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích thống kê để hệ thống hoá số liệu thu thập theo những tiêu thức cần thiết, phù hợp logic với mục tiêu nghiên cứu. 1.4.4. Phương pháp phân tích số liệu. 1.4.4.1. Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Là phương pháp cơ bản được sử dụng để phân tích số liệu. Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân Kết hợp với việc so 3 sánh giữa các nhóm để phân tích, nêu nên mức độ của hiện tượng (quy mô, cơ cấu kinh doanh và năng suất sản phẩm ). 1.4.4.2. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Trên cơ sở tham khảo ý kiến của một số người có kinh nghiệm đại diện trong lĩnh vực nghiên cứu như cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, các hộ kinh doanh có quy mô lớn Để đánh giá hoạt động kinh doanh của xã. 1.4.4.3. Phương pháp so sánh So sánh hoạt động kinh doanh trong kinh doanh lúa gạo theo các tiêu chí như hiệu quả kinh tế theo quy mô khác nhau, phương pháp kinh doanh khác nhau, so sánh hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ với các hộ kinh doanh có qui mô lớn. PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thành Hưng là một xã thuộc huyện Thạch Thành, nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh hóa, cách trung tâm thành phố khoảng 60 km, có địa hình tương đối bằng. Xã Thành Hưng có vị trí địa lý: - Phía Đông giáp xã Thạch Long - Phía Nam giáp xã Thạch Đồng 4 - Phía Bắc giáp thị trấn Kim Tân - Phía Tây giáp xã Thành Tiến Với vị trí như trên, xã Thành Hưng có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai của xã tương đối màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng lúa, không những đáp ứng đủ nhu cầu của người dân mà còn góp phần cung cấp lúa gạo cho sự phát triển ngành trồng lúa của của Thanh Hóa nói chung và Thành Hưng nói riêng. 2.1.1.2. Địa hình thổ nhưỡng Xã Thành Hưng có 475,67 ha là trung du chiếm 84,88% diện tích đất tự nhiên và 84,74 ha là vùng núi chiếm 15,12% diện tích đất tự nhiên. Độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700m, độ dốc trên 25 o ; vùng trung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 -20 o . 2.1.1.3. Thủy văn Thành Hưng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm) Do quá trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ, xã đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày đặc. Dòng sông chính là sông Bưởi một nhánh của sông Mã. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của xã lên tới15 km, mật độ bình quân từ 5-6km/km 2 . Hướng dòng chảy của các con sông đa số theo hướng tây bắc xuống đông nam. Ngoài hệ thống sông ngoài đê. Thành Hưng còn có hệ thống sông ngòi trong đê chằng chịt chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt của người dân. Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt ở xã rất phong phú. Mật độ sông ngòi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước mặt khổng lồ. Nguồn cung cấp hàng triệu m 3 từ các con sông, cộng vào đó là lượng nước mưa nhận được hàng năm cũng rất lớn (hàng triệu tấn). Đây là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng 5 tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở mọi nơi trong tỉnh. Các dòng chảy mặt đã được sử dụng tưới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới tiêu, hệ thống cống tự chảy 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Đất đai - Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong sản xuất Nông nghiệp. Vai trò của đất đai càng trở nên quan trọng hơn đối với những địa phương mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu như ở xã Thành Hưng. Do vậy, việc sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề phát triển kinh tế của xã. Tình hình sử dụng đất đai của xã qua ba năm 2009 - 2011 đã được thể hiện qua bảng 1.1. - Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 560,4 ha trong đó đất Nông nghiệp 353,5 ha và hầu như không có sự thay đổi qua các năm. Tuy nhiên trong cơ cấu đất Nông nghiệp lại có sự thay đổi qua 3 năm. Nguyên nhân của sự thay đổi đó là do có sự chuyển đổi một số diện tích đất trồng trọt sang làm trang trại, chăn nuôi, làm vườn, đào ao thả cá theo hướng dồn điền đổi thửa quy hoạch lại diện tích đất canh tác. Mặc dù vậy, phần lớn đất Nông nghiệp vẫn được sử dụng để cấy lúa. - Các loại đất khác như đất chuyên dùng, đất thổ cư, đất chưa sử dụng có sự thay đổi nhỏ qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 đất Nông nghiệp chiếm 63,03% đất chuyên dùng chiếm 24,37%, đất thổ cư chiếm 6,96% còn lại là đất chưa sử dụng. Trong cơ cấu đất Nông nghiệp từ năm 2009 - 2011 đã có xu hướng chuyển từ đất trồng lúa sang đất ao hồ, làm vườn, chăn nuôi theo mô hình trang trại và qua 3 năm đã chuyển đổi được 14,26 ha. - Bình quân đất Nông nghiệp/Khẩu của xã là 0,071 ha và bình quân đất canh tác là 0,05 ha. Đây là một tỷ lệ khá cao so với các địa phương khác, tạo điều kiện để mở rộng phát triển sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp của địa phương. 6 Bảng 1.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Thành Hưng qua 3 năm 2009 - 2011. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%) SL ( ha) CC (%) SL ( ha) CC (%) SL ( ha) CC (%) 2010/2009 2011/2010 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 560,4 100 560,8 100 560,8 100 100,00 100,00 100,00 I. Đất Nông nghiệp 353,5 63,03 353,5 63,03 353,5 63,03 100,00 100,00 100,000 1. Đất canh tác 257,69 72,90 251,60 71,17 239,7 67,81 97,63 95,28 96,46 2. Đất ao hồ 43,74 12,37 45,77 12,95 47,26 13,37 104,28 103,24 103,76 3. Đất vườn 51,92 14,69 55,98 15,84 66,54 18,82 107,83 118,81 113,32 II. Đất chuyên dùng 126,69 22,59 135,32 24,13 136,64 24,37 106,82 100,99 103,91 1. Đất xây dựng cơ bản 10,01 7,90 17,78 13,14 19,1 13,98 166,33 106,39 136,36 2. Đất giao thông 14,61 11,53 14,61 10,80 14,61 10,69 93,67 98,98 96,32 3. Đất thuỷ lợi 79,01 62,36 79,01 58,39 79,01 57,82 93,63 99,02 96,33 4. Đất nghĩa trang 10,03 7,92 10,03 7,41 10,03 7,34 93,56 99,05 96,31 5. Đất làm VLXD 4,18 3,30 5,04 3,73 5,04 3,69 113,03 98,93 105,98 6. Đất lịch sử, văn hoá 2,39 1,89 2,39 1,77 2,39 1,75 93,65 98,87 96,26 7. Đất khác 6,46 5,10 6,46 4,77 6,46 4,86 93,53 101,89 97,71 III. Đất thổ cư 37,75 6,73 38,5 6,86 39,04 6,96 101,93 101,45 101,69 IV. Đất cha sử dụng 42,86 7,64 33,48 5,97 31,62 5,64 78,14 94,47 86,31 V. Một số chỉ tiêu 1. Đất NN/Khẩu NN 0,067 - 0,069 - 0,071 - 101,49 104,41 102,95 2. Đất canh tác/Khẩu NN 0,05 - 0,05 - 0,05 - 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Số liệu thống kê xã Thành Hưng 7 2.1.2.2. Dân số lao động Bên cạnh đất đai thì lao động cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng bởi nguồn lao động là lực lượng nòng cốt của mọi hoạt động trong xã và là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2009 – 2010 được thể hiện qua bảng 1.2. Năm 2011 trên toàn xã có 4,166 lao động tăng 3,81% so với năm 2010, trong đó lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 79,16 %. Tuy nhiên trong cơ cấu lao động thì tỷ lệ lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2009 là 87,38 % năm 2010 là 84,51% và đến năm 2011 giảm còn 79,16%. Mức bình quân lao động nông nghiệp/hộ năm 2011 đạt 2,44 lao động. Như vậy có thể thấy trong mỗi hộ nông nghiệp bình quân có 2 lao động chính. Thực tế trong những năm gần đây do sự đa dạng hoá trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn như đẩy mạnh ngành nghề, đa dạng giống cây trồng vật nuôi đã tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động. Song thực tế đời sống kinh tế của xã vẫn ở mức thấp và tốc độ chuyển dịch chưa nhanh. Nhu cầu về việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. 8 Bảng 1.2. Tình hình dân số và lao động củaxã Thành Hưng qua 3 năm 2009 - 2011. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2010/2009 2011/2010 BQ I. Tổng số hộ Hộ 1.655 100.00 1.685 100.00 1.709 100.00 100.00 100.00 100.00 1. Số hộ Nông nghiệp Hộ 1.402 84.71 1.300 77.15 1.243 72.73 91.07 94.27 92.67 2. Số hộ chuyên KD – DV Hộ 108 6.53 310 18.40 368 21.53 281.77 117.01 199.39 3. Số hộ kiêm Hộ 145 8.76 75 4.45 98 5.73 50.79 128.76 89.58 II. Tổng số nhân khẩu Khảu 7.087 100.00 7.298 100.00 7.524 100.00 100.00 100.00 100.00 1. Khẩu Nông nghiệp Khẩu 6.078 85.76 6.023 82.52 5.782 46.85 96.22 92.13 94.18 2. Khẩu phi Nông nghiệp Khẩu 1000 14.11 1.275 17.47 1.742 23.15 123.81 132.51 128.16 III. Tổng số lao động Lao động 3962 100.00 4.035 100.00 4.166 100.00 100.00 100.00 100.00 1. Số LĐ Nông nghiệp Lao động 3462 87.38 3.410 84.51 3.298 79.16 96.71 93.67 95.19 2. Số LĐ phi Nông nghiệp Lao động 500 12.61 625 15.48 1.768 42.49 122.75 274.48 198.62 IV. Một số chỉ tiêu 1. Tỷ lệ tăng dân số % 0.0083 - 0.0083 - 0.0084 - 100.00 101.21 100.61 2. Số nhân khẩu/hộ Khẩu 4.3 - 4.33 - 4.40 - 100.70 101.62 101.16 3. Số LĐ/hộ Lao động 2.39 - 2.39 - 2.44 - 100.17 101.92 101.05 4. Số LĐ/ nhân khẩu Lao đông 0.56 - 0.55 - 0.55 - 98.21 100.00 99.11 Nguồn: Số liệu thống kê xã Thành Hưng 9 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng Tình hình cơ sở hạ tầng của xã khá khang trang và thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống đường giao thông kiên cố, thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân và giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng, các địa phương khác. Hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn thiện đảm bảo cho việc chủ động tưới tiêu cho toàn bộ diện tích cây trồng của xã. Hệ thống điện đã đến được từng ngõ xóm, đảm bảo cho 100% số hộ gia đình trong xã có điện để sử dụng sinh hoạt và đặc biệt là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Cơ sở vật chất phục vụ cho y tế, giáo dục khá tốt, trạm xá khang trang, sạch sẽ đảm bảo cho việc chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã. Hai ngôi trường tiểu học và trường THCS được xây dựng kiên cố với các dãy nhà hai tầng và đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học là điều kiện thuận lợi để con em nông dân học tập. Ngoài ra, xã còn có hệ thống loa phát thanh, bưu điện, nhà văn hoá với nhiều loại sách báo phục vụ cho việc thông tin liên lạc, tuyên truyền và giải trí của nhân dân. Bên cạnh đó nhà làm việc của UBND xã cũng được xây dựng kiên cố, khang trang, xã có một hội trường khá rộng và tiện nghi phục vụ cho các buổi họp, các buổi hội thảo, tập huấn khuyến nụng cho bà con nông dân cũng như tổ chức các buổi giao lưu văn hoá văn nghệ 10 [...]... việc kinh doanh sản xuất lúa gạo Thường xuyên giao lưu học hỏi kinh nghiệm và phương thức kinh doanh ở các nơi có qui mô kinh doanh lúa gạo lớn Luôn luôn mở cửa chào đón các nhà đầu tư mới, áp dụng các chính sách mới do nhà nước ban hành.Các hộ kinh doanh của xã Thành Hưng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của các hộ kinh doanh lúa gạo tại. .. kinh doanh lúa gạo của họ trên đại bàn xã Từ đó góp phần đẩy mạnh năng suất lao động và số người tham gia vào lao động sản xuất lúa gạo tại xã Bảng 2.3: Thu nhập của người lao động 24 (Đơn vị: 1000 đồng) Năm Thu nhập bình quân một lao động/ tháng 2009 2010 2011 1.200 1.800 2.000 Nhìn chung hoạt động của các hộ kinh doanh lúa gạo tại xã có chiều hướng đi lên, kinh doanh có hiệu quả nhưng xã vẫn cần phải... hộ sử dụng tại xã chủ yếu là các hình thức sau: Thu mua và chế biến các sản phẩm lúa gạo: sản xuất gạo, nấu rượu, dùng làm bún, bánh phở, bánh đa, chế biến thức ăn chăn nuôi bằng các loại lúa gạo không đủ tiêu chuẩn Kinh doanh xuất khẩu và tiêu thụ nội địa: phân phối nội địa lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo Cụ thể như sau: Bảng 1.6 Tình hình kinh doanh lúa gạo theo điều tra tại xã Thành Hưng... bán lúa cho doanh nghiệp để đổi lấy thu nhập Còn các doanh nghiệp bán sản phẩm từ lúa gạo cho người dân để tạo ra thu nhập Như vậy giữa người trồng lúa và các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo có mối quan hệ khăng khít với nhau không thể tách rời Thành Hưng là một xã dồi dào về lúa gạo, tận dụng cơ hội đó nên rất nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn để kinh doanh lúa gạo Không chỉ dừng lại ở những hình thức kinh. .. và kinh doanh lúa gạo Công nghệ tiên tiến giúp tăng năng suất, sản lượng lúa hàng năm cũng nhiều hơn Kết cấu hạ tầng dần được cải thiện, nền kinh tế mở cửa đẩy mạnh việc kinh doanh lúa gạo nên qui mô và số lượng, cơ cấu các cơ sở kinh doanh lúa gạo không ngừng mở rộng Đặc biệt hiện nay, các sản phẩm từ lúa gạo do xã cung cấp đã được nhiều người biết đến Bảng 1.8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm lúa gạo. .. Nguồn: Số liệu thống kê xã Thành Hưng 3 Thu khác BQ II Một số chỉ tiêu 13 2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh lúa gạo trên địa bàn 2.2.1 Các hình thức kinh doanh lúa gạo tại xã Theo điều tra tại xã, tổng số điều tra là 70 hộ trên 723 hộ của xã Trong đó số hộ có quy mô lớn là 18 hộ, số hộ có quy mô vừa là 42 hộ, số hộ có quy mô nhỏ là 10 hộ Kết quả điều tra cho thấy hiện nay ở xã một số hộ gia đình ngoài... lớn giúp đẩy nhanh quá trình tiêu thụ lúa gạo và các sản phẩm về lúa gạo Một số nhà đầu tư sau khi nhận ra được tiềm năng về sản lượng lúa gạo của xã đã không ngần ngại hỗ trợ giống và phân bón cho người dân nhằm tăng năng suất lao động đáp ứng đủ sản lượng cho việc kinh doanh lúa gạo 2.2.3 Qui mô, số lượng, cơ cấu các cơ sở kinh doanh lúa gạo Hòa nhập vào nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là được... 1 100 2.2.2 Các phương thức kinh doanh lúa gạo tại xã Phương thức chủ yếu đó là phân phối sản phẩm trực tiếp và gián tiếp tới người tiêu dùng Sơ đồ 1: quy trình sản xuất và tiêu thụ gạo Người dân → Lúa gạo ↑ Sản phẩm Sản phẩm ↓ ← Doanh n Doanh nghiệp Ta thấy ở đây có sự tuần hoàn về lúa gạo Ban đầu, lúa gạo là do người dân tạo ra Sau đó được các doanh nghiệp mua lại Các doanh nghiệp từ đó sản xuất... làm chết mạ và lúa non Do khí 26 hậu ở đây có độ ẩm cao nên gây ra nhiều bệnh cho lúa như : bệnh đạo ôn, sâu đục thân, vàng lá… b Thị trường cạnh tranh Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi kinh doanh lúa gạo Để có chỗ đứng trên thị trường các hộ kinh doanh lúa gạo tại xã phải cạnh tranh với rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như gạo thơm Hải Hậu, gạo hương nhài Xuân Đài, gạo bắc Điện... chính tổng các hộ kinh doanh lúa gạo tại xã nhìn chung là chưa tốt, còn hạn chế Do đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ và đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tiêu thụ Vì với tình hình tài chính như thế thì sẽ khó khăn cho các hộ kinh doanh lúa gạo trong việc xây dựng những chính sách kế hoạch phát triển sản phẩm 2.3.2 Thuận lợi 2.3.2.1 Về điều kiện tự nhiên Thanh hóa rất dồi . hộ kinh doanh lúa gạo ở xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá. Về thời gian: Số liệu tổng quan qua 3 năm 2009 – 2011. Về nội dung: Hoạt động kinh doanh lúa gạo tại xã Thành Hưng, huyện. kinh doanh và có những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ lúa gạo tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Hoạt động kinh doanh lúa gạo tại xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh. lúa gạo nói riêng. - Phân tích hoạt động kinh doanh lúa gạo và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh lúa gạo của xã. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh lúa