II: chỉ tiêu hiệu quả
2.3 Những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh lúa gạo
doanh số và hiệu quả kinh, tạo việc làm thường xuyên cho người lao động và tạo thêm việc làm cho các đại lý.
2.3 Những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh lúa gạo lúa gạo
2.3.1. Khó khăn
a. Về tự nhiên
Đất đai
Do đất nông nghiệp chia bình quân theo nhân khẩu do đó đất manh mún, mỗi hộ có từ 4-6 mảnh ruộng ở các khu khác nhau, chưa hình thành vùng nguyên liệu tập trung. Mặc dù xã đã áp dụng phương pháp dồn điền đổi thửa nhưng do địa hình nhiều chỗ không bằng phẳng nên vẫn gặp khó khăn trong việc sản xuất. Chính điều đó làm cho tưới tiêu hạn chế, cơ giới hoá gặp khó khăn, đầu tư khoa học, công nghệ, phân bón rất khó thực hiện.
Địa hình
Vì Thanh Hóa có 75,44% diện tích là miền núi và trung du, trong đó có huyện Thạch Thành nên nhiều nơi chỉ cấy được một vụ mùa, vụ còn lại không có nước, làm giảm sản lượng lúa cung cấp cho các hộ kinh doanh của xã. Ngoài ra, Thành Hưng là xã có dòng sông Bưởi bao quanh nên đến vụ hè thu thường hay bị ngập ứng do hệ thống thoát nước chưa được nâng cấp.
Khí hậu
Chịu tác động trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa và lượng mưa dồi dào nên xã Thành Hưng hàng năm vẫn phải đối mặt với mưa lũ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng lúa. Ngoài ra, do Thạch Thành là một huyện miền núi
hậu ở đây có độ ẩm cao nên gây ra nhiều bệnh cho lúa như : bệnh đạo ôn, sâu đục thân, vàng lá…..
b. Thị trường cạnh tranh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi kinh doanh lúa gạo. Để có chỗ đứng trên thị trường các hộ kinh doanh lúa gạo tại xã phải cạnh tranh với rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như gạo thơm Hải Hậu, gạo hương nhài Xuân Đài, gạo bắc Điện Biên…
Ngoài ra còn chịu sự cạnh tranh của sản phẩm gạo các nước Thái Lan, Đài Loan xuất khẩu sang nước ta qua con đường tiểu ngạch.Gạo các nước nay đã có thương hiệu riêng biệt được bạn bè quốc tế biết đến. Những gạo này có chất lượng tốt, cơm dẻo thơm mà giá cả cũng hợp lý.
Do vẫn chưa có hộ nào tại xã có qui mô tầm cỡ và xây dựng được thương hiệu gạo riêng nên việc phải cạnh tranh với các sản phẩm khác có uy tín từ lâu đời trên thị trường là rất khó khăn.
c. Tình hình tài chính
Tình hình tài chính của các hộ kinh doanh lúa gạo tại xã Thành Hưng được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu của bảng sau:
Bảng 5: Tình hình tài chính các hộ kinh doanh lúa gạo tại xã Thành Hưng năm 2009-2011
(Đơn vị: 1.000 đồng)
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tổng tài sản 12.564.254 17.696.535 25.553.220
2 Tài sản lưu động và ĐTNH 3.242.653 5.734.430 9.053.120
2.1 Tiền 445.259 551.857 915.450
2.2 Các khoản phải thu 393.213 948.560 1.511.940
2.3 Hàng tồn kho 1.404.181 2.234.013 5.625.730 3 Tài sản cố định ĐTDH 921.601 962.105 900.100 4 Tổng nguồn vốn 12.564.254 17.696.535 25.553.220 5 Nợ phải trả 9.580.078 9.624.511 12.553.220 5.1 Nợ ngắn hạn 4.200.000 4.624.511 5.553.220 5.2 Nợ dài hạn 5.380.078 5.000.000 7.000.000 6 Vốn chủ sở hữu 1.984.176 2.072.024 4.000.000 7 Tỷ suất tài trợ 0,22 0,18 0.28
8 Chỉ số thanh toán nhanh 0,091 0,12 0,14
Qua bảng số liệu về tình hình tài chính ở trên cho thấy:
- Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của các hộ kinh doanh lúa gạo qua các năm đều tăng. Năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 5.132.200 nghìn đồng tương ứng tăng 22,75%. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 7.856.685 nghìn đồng tương ứng tăng 28,4%.
- Tỷ suất tài trợ tăng giảm không ổn định. Năm 2010 là thấp nhất trong các năm, còn năm 2011 cao nhất bằng 0,28 là do từ năm 2009-2011 vốn chủ sở hữu ít,các hộ kinh doanh sử dụng vốn vay nhiều và do trận lụt năm 2009 làm thiệt hại lượng tài sản lớn.
năng thanh toán nhanh của các hộ còn hạn chế do vốn của các hộ chủ yếu tồn tại dưới dạng hàng tồn kho nhiều. Các hộ kinh doanh lúa gạo tại xã cần phải tính toán đưa ra giải pháp lưu kho hợp lý để góp phần làm cho chỉ số này có giá trị cao hơn.
Như vậy tình hình tài chính tổng các hộ kinh doanh lúa gạo tại xã nhìn chung là chưa tốt, còn hạn chế. Do đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ và đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tiêu thụ. Vì với tình hình tài chính như thế thì sẽ khó khăn cho các hộ kinh doanh lúa gạo trong việc xây dựng những chính sách kế hoạch phát triển sản phẩm.
2.3.2. Thuận lợi
2.3.2.1. Về điều kiện tự nhiên
Thanh hóa rất dồi dào về hệ thống sông ngòi, 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756km2 tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3
. Đặc biệt huyện Thạch Thành trong đó có xã Thành Hưng được dòng sông Bưởi bao quanh nên cung cấp nước quanh năm và thuận lợi cho hệ thống tưới tiêu.
Thành hưng là xã có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc thực hiện các phương pháp gieo trồng mới như sạ hàng, “ cánh đồng lớn”,sử dụng các máy móc hiện đại như máy gặt liên hoàn, giúp tăng năng suất lao động và thuận lợi cho việc quy hoạch sản lượng lúa hàng năm.
2.3.2.2. Về giao thông
Do xã Thành Hưng nằm về phía bắc tỉnh Thanh Hóa, cách đường mòn Hồ Chí Minh không xa, và được hưởng lại hệ thống đường nhựa do nhà máy đường Đài Loan đầu tư trực tiếp. Bên cạnh đó, tuyến đường từ xã đi Hà Nội và từ xã đi thành phố Thanh Hóa cũng rất thuận tiện nên việc vận chuyển từ xã đến các đại lý tiêu thụ rất thuận lợi, giảm được một phần chi phí không nhỏ. Với hệ thống giao thông thuận tiện như trên cũng góp phần thu hút các nhà đầu tư nhiều hơn.
2.3.2.3. Lịch sử trồng lúa
Nổi tiếng với bề dày lịch sử về nghề trồng lúa nước, Thành Hưng là một xã thâm canh về cây lúa nên có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc lúa. Cùng với hệ thống mương, cống nước ngày càng hoàn thiện và được nâng cấp qua các năm. Do là một xã có sản lượng lúa đứng đầu trong huyện, góp phần đưa huyện Thạch Thành lên đứng thứ hai tỉnh Thanh Hóa về sản lượng lúa sau huyện Hoằng Hóa, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt được sự chú trọng và quan tâm của tỉnh Thanh Hóa nhằm mục đích tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao sản lượng xuất khẩu gạo của cả nước, giữ vững vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới sau Thái lan phấn đấu vươn lên đứng thứ nhất vào năm 2015.
2.3.2.4. Nguồn nhân lực
Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 4.416 người, chiếm tỷ lệ 66,64% dân số xã. Nguồn lao động của xã tương đối trẻ, có trình độ văn hoá khá. Trình độ đại học nhiều, cung cấp cho xã một lực lượng công nhân và cán bộ có năng lực cao.