SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN GẠO

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh lúa gạo tại xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá (Trang 35)

II: chỉ tiêu hiệu quả

SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN GẠO

Quá trình sản xuất chế biến gạo được diễn ra như sau. (1). Cung cấp nguyên liệu

Cung cấp nguyên liệu đầu vào là khâu quan trọng của quá trình kinh doanh đây là khâu quyết định tới giá thành sản.

(2). Quy trình làm sạch nguyên liệu

Nguyên liệu được làm sạch bằng hệ thống băng tải tự động tại đây thóc được làm sạch bằng hệ thống sàng lại bỏ hoàn toàn các tạp chất hữu cơ, tạp chất vô cơ

(3).Quy trình xay bóc vỏ trấu.

2. Làm sạch nguyên liệu 4. Xát trắng 3. Xay bóc vỏ trấu 5. Đánh bóng lọc 1. Cung ứng nguyên liệu 6. Gạo thành phẩm

Sau khi thóc đã được làm sạch được đưa sang hệ thống xay bóc vỏ trấu trên hệ thống xay 4.000 tấn / giờ. Tại quy trình xay thóc được bóc tách thành trấu và gạo lật trấu được đưa vào kho chứa trấu gạo lật đưa sang hệ thống sát trắng. Yêu cầu quá trình bóc vỏ trấu phải đảm bảo tỉ lệ gạo lật sạch là 95% và tỷ lệ thóc lẫn trong gạo lật là <5%.

(4).Quy trình sát trắng

Thóc sau khi bóc vỏ trấu thành gạo lật đưa sang máy sát trắng nguyên lý vận hành là sát trắng từ từ để đảm bảo cho hạt gạo được bóc vỏ cám từ ngoài vào trong với mức độ trắng máy 2 cao hơn máy 1 máy 3 cao hơn máy 2 máy 4 cao hơn máy 3 yêu cầu quá trình gạo trắng đều sạch gần cám tỷ lệ tấm trong gạo thấp nhiệt độ gạo sau khi xát trắng <25 0 C

(5).Quy trình đánh bóng lọc tấm

Kết thúc quá trình sát trắng gạo được đưa sang máy đánh bóng hơi nước mục đích của quá trình này là làm cho hạt gạo trắng bóng không còn gân áo cám bám, yêu cầu quá trình này là gạo bóng đều tỉ lệ gạo gẫy thêm sau đánh bóng là 5%. Kết thúc đánh bóng gạo đưa sang tách tấm mục địch tách bớt tấm theo từng loại gạo quy định hoặc theo yêu cầu khách hàng.

(6).Quy trình ra gạo thành phẩm

Gạo đánh bóng xong đưa sang xi lô chứa và được đóng bao trọng lượng 50kg được chuyển sang nhập kho dự trữ hoặc bán thẳng cho khách hàng. Yêu cầu của sản phẩm gạo thành phẩm theo TCVN 5644 -1992.

Bảng 4: Gạo thành phẩm theo TCVN 5644-1992 Loại gạo Chỉ tiêu 5% 10% 15% 20% 25% 30% Hạt nguyên 60 55 50 50 50 50 Tấm 6 11 16 21 26 37 Hạt bạc phấn 6 6 7 7 8 10 Hạt vàng 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 Hạt hỏng xanh 0,2 0,5 0,5 1,5 2,5 3,0 Hạt sọc đỏ 0,5 1,0 2,0 2,0 5,0 12,0 Tạp chất 0,06 0,2 0,2 0,2 0,4 0,5 Thóc lẫn 15 20 25 25 30 35 Độ ẩm 14 14 14 14 14 14 Gạo lật 0,5 1,0 1,0 1,0 1,5 1,5

Như vậy tuỳ từng nhu cầu của khách hàng cần các loại gạo khác nhau mà quy trình chế biến gạo dài ngắn khác nhau. Để đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng giúp hoạt động tiêu thụ được tốt thì cần phải nắm rõ đặc điểm quy trình công nghệ để cho ra sản phẩm với chất lượng phù hợp. Ví dụ với những khách hàng dùng gạo Q làm rượu thì chỉ cần qua giai đoạn xay bóc vỏ tạo ra gạo lật. Với những khách hàng cần gạo V làm bánh đa thì gạo V phải qua giai đoạn xát trắng, đối với gạo V làm bún thì phải qua cả giai đoạn đánh bóng.

2.3.3.8. Khả năng tài chính

Bất kỳ một hộ nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải xem xét tính toán khả năng tài chính của mình để có hoạt động đầu tư phù hợp. Khả năng tài chính quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Và đối với hoạt động tiêu thụ, duy trì mở rộng thị trường thì cũng cần phải nghiên cứu tình hình tài chính. Hiện nay, nhờ sự giúp đỡ của nhà nước tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để đầu tư vào kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi đã giúp cho các hộ kinh doanh lúa gạo tại xã giải quyết được một phần gánh nặng về vốn. Nhưng đối với những hộ có qui mô sản xuất lớn, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn hơn những hộ có qui mô nhỏ. Do lãi suất hiện nay đối với các doanh nghiệp còn khá cao

18-19% nên các hộ kinh doanh vẫn còn gặp khó khăn trong việc vay vốn.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh lúa gạo tại xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w