Các giải pháp chính

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh lúa gạo tại xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá (Trang 38)

II: chỉ tiêu hiệu quả

2.4.2. Các giải pháp chính

Thị trường là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá. Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu về thị trường một cách hệ thống làm cơ sở cho các quyết định quản trị. Đây là hoạt động đầu tiên và quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh cũng cần phải nghiên cứu bởi vì muốn tiêu thụ được hàng hoá cần phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu thị trường có chính xác mới giúp cho các hộ kinh doanh lúa gạo có những quyết định đúng đắn về kế hoạch sản xuất, chiến lược phát triển sản phẩm, chính sách tiêu thụ.

Hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường tại xã Thành Hưng chưa được hộ kinh doanh nào thực hiện đầy đủ. Các hộ này mới nghiên cứu thị trường miền Bắc, Trung mà chưa nghiên cứu thị trường miền Nam, thị trường xuất khẩu. Và chỉ nghiên cứu nhu cầu của khách hàng truyền thống lâu năm mà chưa đi khai thác, tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm ẩn.

Do đó mà đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường của các hộ kinh doanh lúa gạo là điều cần thiết và quan trọng.

Nội dung của giải pháp

Để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường các hộ kinh doanh lúa gạo cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ nhất, về công tác nghiên cứu cầu:

- Cần tiến hành nghiên cứu cầu về các loại gạo ở từng thời điểm, từng khu vực thị trường, nghiên cứu một cách đầy đủ toàn diện không chỉ ở các tỉnh của thị trường miền Bắc và Trung mà còn mở rộng ra thị trường miền Nam.

- Duy trì, củng cố thị trường truyền thống là thị trường miền Bắc với gạo giá rẻ chất lượng bình thường. Đồng thời phát triển thị trường mới đi vào thị trường gạo cao cấp. Vì cùng một sản lượng gạo nhưng nếu bán được loại cao cấp thì giá trị gia tăng của sản phẩm gạo sẽ tăng lên đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho hộ kinh doanh.

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của khách hàng: giá cả, chất lượng…

Thứ hai, về công tác nghiên cứu cung:

Nếu chỉ nghiên cứu nhu cầu của khách hàng thôi chưa đủ, hiểu được đối thủ cạnh tranh mới quan trọng để có thể lập kế hoạch tiêu thụ hiệu quả. Do vậy trước mắt phải tăng cường nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp kinh doanh thóc gạo trong tỉnh và trong cả nước. Phải xem xét và so sánh sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh về giá cả, chất lượng, dịch vụ khách hàng, kênh phân phối, chính sách khuyến mại để tìm ra ưu thế hay bất lợi trong cạnh tranh mà đưa ra chính sách phù hợp. Không chỉ có thế nước ta gia nhập WTO gạo các nước khác sẽ tràn sang, vì vậy còn phải nghiên cứu cả đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ xuất hiện.

Thứ ba, về nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ:

Phải chỉ rõ ưu, nhược điểm của từng kênh tiêu thụ , đối thủ cạnh tranh, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả tiêu thụ của từng kênh.

Thứ tư, cần tiến hành nghiên cứu thị trường bằng cả hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp.

Điều kiện áp dụng

Để đạt hiệu quả cao trong công tác nghiên cứu thị trường các hộ kinh doanh lúa gạo cần:

- Thay đổi nhận thức về công tác nghiên cứu thị trường, để thấy rõ được sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác này.

- Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường về vốn, thời gian, công sức.  Hiệu quả đạt được

Thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường thì sẽ đạt được một số kết quả sau:

-Thị trường sẽ được mở rộng kéo theo tăng doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động.

- Đáp ứng nhanh chóng, chính xác nhu cầu của khách hàng.

- Biết được thị hiếu, dung lượng của từng thị trường, biết được thị trường nào là thế mạnh, thị trường nào có khả năng thâm nhập và mở rộng.

- Xây dựng chính xác kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ đối với từng vùng, từng thời điểm khắc phục được tình trạng thừa hàng, thiếu hàng.

- Xử lý nhanh nhạy trước những biến động của thị trường, của đối thủ cạnh tranh.

2.2.4.2. Xây dựng thương hiệu gạo

Cơ sở đề xuất giải pháp

Thương hiệu là khái niệm mang tính bản chất thể hiện đặc tính cốt lõi của sản phẩm. Nó là một tài sản vô hình có chức năng tăng thêm hiệu quả kinh doanh khuyếch đại hiệu quả lợi ích. Trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế hội nhập khu vực và thế giới thì thương hiệu càng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng vì cùng một loại sản phẩm khách hàng bao giờ cũng muốn và có xu hướng mua sản phẩm có thương hiệu mặc dù giá cao hơn nhưng chất lượng được đảm bảo. Mà xu hướng chung trên thị trường thế giới cũng như trong nước đang chuyển dần sang sử dụng gạo chất lượng cao. Do đó nếu không xây dựng thương hiệu gạo

mà vẫn tiếp tục chỉ bán những gạo phẩm cấp thấp đồng nghĩa với việc bị thu hẹp thị trường giảm hiệu quả kinh tế.

Mặt khác, khi nước ta gia nhập WTO gạo từ nơi khác sẽ tràn vào nước ta với giá rẻ mà lại có thương hiệu thì gạo trong nước sẽ khó mà cạnh tranh được vì vậy việc xây dựng thương hiệu còn góp phần bảo vệ hàng hoá trong nước.  Nội dung của giải pháp

Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng gạo vì hầu hết tất cả thương hiệu đều lấy chất lượng làm cơ sở hậu thuận vững chắc. Thương hiệu lớn mạnh hay suy thoái trên thị trường cũng vì vấn đề chất lượng. Các hộ cần tăng cường các biện pháp để nâng cao chất lượng gạo như thay đổi máy móc công nghệ, thực hiện tốt công tác thu mua nguyên liệu đầu vào đồng thời phải có sự phối hợp với người nông dân chọn ra giống lúa tốt gieo trồng để xây dựng vùng nguyên liệu tập trung. Những vùng này sẽ có sự hợp tác và liên kết giữa khuyến nông với các hộ kinh doanh lúa gạo ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo.

Thứ hai, cần phải thiết kế bao bì mẫu mã phù hợp, hấp dẫn tạo sự thu hút với khách hàng. Bao bì dùng để phân biệt gạo của nơi sản xuất với gạo của nơi khác nên màu sắc, kiểu dáng bao bì phải tạo ra được dấu ấn riêng. Kích cỡ bao bì phải đa dạng tuỳ mục đích sử dụng như nếu gạo dùng để nấu rượu thì để trọng lượng 50 hay 60 kg, nhưng nếu gạo đặc sản dùng để ăn thì chỉ nên đóng trọng lượng nhỏ để tiện dùng. Trên bao bì phải có các thông tin cần thiết về sản phẩm, đồng thời phải thiết kế logo riêng của mình và in trên bao bì sản phẩm.

Thứ ba, cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của tỉnh đăng ký nhãn hiệu hàng hoá lúa gạo xuất xứ Thành Hưng.

Thứ tư, tổ chức hoạt động chào bán giới thiệu sản phẩm ở các siêu thị, các khu dân cư, tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm và lập trang Web riêng giới thiệu sản phẩm trên mạng.

khẩu vị và sở thích riêng. Do đó cần nghiên cứu nhu cầu khách hàng để chế biến loại gạo phù hợp cho các đối tượng khách hàng như gạo mềm, xốp, dẻo, gạo dùng để nấu cơm, nấu cháo, chiên…

Và cuối cùng để đảm bảo cho công tác thu mua được tốt thì nên tiến hành ký hợp đồng khép kín từ giống đến vật tư phân bón gắn với việc nghiên cứu và hoạch định một quy trình canh tác hợp lý, có cán bộ kỹ thuật chỉ đạo trực tiếp từ gieo cấy đến chăm sóc, thu hoạch và thu mua sản phẩm với giá hợp lý đảm bảo người nông dân có lãi cao hơn lúa thường.

Điều kiện áp dụng

Các muốn xây dựng thương hiệu lúa gạo thì cần phải:

- Có sự hỗ trợ của tỉnh và Nhà nước về vốn, công nghệ, giống, quảng bá sản phẩm.

- Xây dựng được mối quan hệ bền chặt với người nông dân trong việc lựa chọn giống lúa để gieo trồng, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản để tạo ra giống lúa chất lượng đồng nhất lẫn ít tạp chất.

- Thay đổi nhận thức của các hộ kinh doanh về thương hiệu và phải xác định xây dựng thương hiệu cần nhiều thời gian và vốn có thể thời gian đầu phải chấp nhận chịu lỗ để thương hiệu làm quen với thị trường.

- Dành một khoản kinh phí để thiết kế nhãn hiệu, logo, bao bì kiểu dáng riêng.

Hiệu quả đạt được

- Có được thương hiệu gạo đặc trưng riêng của xã thì gạo của sản xuất ra sẽ tiêu thụ được nhiều hơn, đồng thời giá bán gạo cũng sẽ tăng dẫn đến doanh thu và lợi nhuận đều tăng theo.

- Có thương hiệu nên dễ phân biệt và nhận biết hàng hoá của xã với hàng hoá của đối thủ cạnh tranh

- Các hộ kinh doanh sẽ dễ dàng mở rộng thị trường hơn đặc biệt là vào thị trường gạo cao cấp.

- Thương hiệu là một tài sản vô hình, sẽ giúp các hộ kinh doanh duy trì và thu hút thêm khách hàng.

2.2.4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

Cơ sở đề xuất giải pháp

Để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường thì việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện không thể thiếu, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, ngoài ra còn tạo ra uy tín danh tiếng bền vững cho doanh nghiệp.

Hiểu được điều đó một số hộ đã đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng gạo như thay đổi máy móc thiết bị, sử dụng nguyên liệu đầu vào mới chất lượng hơn đó là thu mua loại thóc chất lượng, nhưng do sản xuất lúa gạo ở xã là nền sản xuất thâm canh phần lớn người nông dân vẫn chú trọng nhiều về số lượng năng suất, ít quan tâm đến chất lượng. Hơn nữa ruộng đất manh mún, cơ cấu giống phức tạp nên chất lượng gạo còn thấp và không đồng nhất, muốn thu gom một khối lượng gạo chất lượng đồng đều rất khó. Do vậy mà gạo của Thành Hưng nói chung và gạo của các hộ kinh doanh lúa gạo tại xã nói riêng chất lượng còn thấp chưa thể cạnh tranh được với gạo tám Nam Định, tám Điện Biên, Nàng Hương, Thái Bình…

Đó là một khó khăn cho các hộ nhất là trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhu cầu về gạo ngon chất lượng ngày càng nhiều. Nếu các hộ không chú ý đến điều này mà vẫn tập trung vào vùng thị trường gạo giá rẻ chất lượng trung bình và thấp thì trong tương lai các hộ này sẽ mất đi một số lượng lớn khách hàng tiềm năng và khu vực thị trường sẽ dần thu hẹp.

Đặc biệt hiện nay khi chúng ta đã gia nhập WTO nền kinh tế bước vào hội nhập với khu vực và thế giới sẽ có nhiều hàng hoá từ nước ngoài tràn vào với giá rẻ chất lượng cao như gạo Thái Lan, Ấn Độ, cạnh tranh sẽ càng gay gắt và

tranh được và chúng ta sẽ bị thua ngay trên sân nhà. Vì thế việc nâng cao chất lượng gạo là điều quan trọng và cần thiết.

Nội dung của giải pháp

Để nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ưu thế trong cạnh tranh các hộ cần thực hiện tốt những nội dung sau:

Thứ nhất, đổi mới dây chuyền công nghệ vì công nghệ là một trong những yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất, kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới là một trong những nội dung của CNH-HĐH.

Thứ hai, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân. Máy móc công nghệ hiện đại thì cần ít công nhân nhưng lại đòi hỏi người công nhân phải có kỹ năng, trình độ cao hơn. Cần phải tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người công nhân đồng thời phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và xử lý nghiêm những trường hợp công nhân làm việc không nghiêm túc, sai sót trong quá trình vận hành máy móc gây tổn thất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, làm tốt khâu cung ứng nguyên liệu đầu vào, chọn những loại thóc chất lượng phải đồng nhất, lẫn ít tạp chất, độ ẩm phù hợp. Máy móc công nghệ dù có hiện đại, người công nhân dù có trình độ nhưng nếu nguyên liệu đầu vào (thóc) không tốt không đảm bảo chất lượng thì không thể có sản phẩm (gạo) tốt. Song để thu mua được các loại thóc tốt, chất lượng đảm bảo thì:

- Các hộ cần phải thiết lập và xây dựng mối quan hệ bền chặt với HTX và các hộ nông dân để tiến hành các hoạt động thu mua được dễ dàng thuận tiện, giữa các hộ kinh doanh lúa gạo và các HTX làm các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, không mua theo kiểu hàng sáo mỗi hộ một ít chất lượng không đồng nhất. Đồng thời giúp cho người nông dân có ý thức về sản xuât hàng hoá, mua thóc với giá hợp lý, hấp dẫn người nông dân

- Các hộ cần phải hỗ trợ về vốn để giúp bà con nông dân chọn mua được giống lúa mới chất lượng, làm các mô hình trình diễn có quy mô. Hơn các hộ

này kinh doanh trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp nên có thể hỗ trợ bà con phân bón, cách chăm sóc cây lúa theo từng thời điểm.

- Các hộ cần phối hợp với trung tâm khuyến nông để tìm được một giống lúa chất lượng phù hợp với chất đất của xã nói riêng và tỉnh Thanh Hóa Nói chung.

- Các hộ này cần phối hợp với bà con nông dân xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo, áp dụng các giống lúa mới chất lượng trong sản xuất.  Điều kiện áp dụng

Để thực hiện các nội dung trên góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm các hộ cần chú ý:

- Thay đổi nhận thức của toàn bộ cán bộ công nhân viên, cho họ thấy được vai trò và sự cần thiết của quản trị chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng ISO.

- Xây dựng được mối quan hệ bền chặt với người nông dân để có thể chọn những giống lúa đảm bảo chất lượng.

- Cần có biện pháp chế độ khuyến khích đối với người công nhân giúp họ làm việc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao.

Hiệu quả đạt được

- Chất lượng sản phẩm đang ngày càng được nhấn mạnh và là một đòi hỏi để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thương trường. Chất lượng gạo của được nâng cao sẽ giúp các hộ kinh doanh lúa gạo nâng cao được năng lực cạnh tranh, tạo ưu thế trên thương trường

- Góp phần để các hộ xây dựng thương hiệu cho gạo xã Thành Hưng

- Sản phẩm gạo của xã được nhiều người biết đến và các hộ kinh doanh lúa gạo sẽ khai thác thị trường mới: thị trường gạo cao cấp.

2.2.4.4. Giải pháp về bao gói sản phẩm

Cơ sở đề xuất giải pháp

Trong việc trình bày sản phẩm, bao gói có tác dụng là “ Người giao hàng” trầm lặng. Chức năng cơ bản của bao gói là bảo vệ hàng hoá vì hàng hoá tới tay người tiêu dùng phải qua chuyên chở, khuân vác…. Nhờ có bao gói mà giá trị sử dụng không bị ảnh hưởng đồng thời cũng giúp cho việc tích trữ mang xách được dễ dàng tiện lợi.

Thực tế cho thấy sản phẩm gạo trên thị trường nói chung và của xã nói riêng bao gói còn rất đơn giản, chưa đa dạng, trên bao bì mới chỉ cho biết gạo do doanh nghiệp nào cung ứng chứ chưa cung cấp được thông tin về tên gọi chính xác của giống gạo, nguồn gốc xuất xứ… Chính vì vậy mà người mua rất

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh lúa gạo tại xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w