II: chỉ tiêu hiệu quả
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh lúa gạo
2.3.3.1. Điều kiện tự nhiên
Gạo là sản phẩm của nền nông nghiệp lúa nước. Mà cây lúa chịu tác động rất nhiều của điều kiện tự nhiên trong đó có đất, nước, khí hậu thời tiết. Sở dĩ
hưởng đến hoạt động thu mua nguyên liệu đầu vào của các hộ kinh doanh lúa và công ty. Vì nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi cây lúa sinh trưởng phát triển tốt bà con nông dân được mùa thì công tác thu mua nguyên liệu của các hộ kinh doanh lúa gạo sẽ dễ dàng thuận tiện, mua được với số lượng lớn chất lượng đảm bảo do đó ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành gạo. Và ngược lại nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì sẽ gây khó khăn cho việc thu mua nguyên liệu, bà con thu hoạch được ít thì các hộ kinh doanh lúa gạo sẽ mua không đảm bảo số lượng cũng như chất lượng. Việc đó sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra và hoạt động tiêu thụ của các hộ kinh doanh.
2.3.3.2. Đất đai
Đất đai là yếu tổ quan trọng hàng đầu trong canh tác lúa vì toàn bộ sản phẩm thóc từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch đều phải thông qua đất. Tại sao có những vùng trồng được lúa năng suất cao, dẻo ngon còn có những vùng cây lúa không thể sống nổi. Điều đó là do chất đất quy định. Thanh Hóa nói chung và Thành Hưng nói riêng có những loại đất đặc trưng:
Đất chua có độ pH <5,2
Nhìn chung đất thuận lợi cho việc trồng lúa. Độ phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản phẩm.
2.3.3.3.Nước tưới tiêu
Đất và nước là hai yếu tố không thể thiếu và tách rời nhau trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với đất thì nước cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến cây trồng. Lượng nước dù nhiều hay ít đều ảnh hưởng không tốt đến cây lúa .Cây lúa chỉ có thể phát triển tốt trong điều kiện có lượng nước phù hợp trong từng giai đoạn phát triển. Chính vì vậy mà công tác thuỷ nông đóng vai trò rất quan trọng.
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích chủ yếu là vùng đồi núi nhưng lại có hệ thống sông ngòi dày đặc và lượng mưa dồi dào. Đặc biệt Thành Hưng là 1 xã có dòng sông Bưởi bao quanh nên thuận lợi cho việc tưới tiêu.
Các đê ngăn mặn, ngăn lũ ngày càng được quan tâm đầu tư khá vững chắc và hoàn chỉnh.
Mô hình dịch vụ tưới tiêu đến các hợp tác xã và hộ gia đình (90% diện tích đất được tưới đủ nước và chủ động).
Chủ trương cống hoá kênh mương đang được tổ chức thực hiện ở hầu hết các xã trong tỉnh.
Hệ thống thuỷ nông tốt như vậy nên giúp Thành Hưng luôn có năng suất lúa cao. Lợi thế của tài nguyên nước có ý nghĩa quyết định cho việc thâm canh tăng vụ thắng lợi, ngoài ra nó còn có ý nghĩa đảm bảo tài nguyên đất phát huy đầy đủ trong quá trình trồng lúa.
2.3.3.4. Điều kiện khí hậu thời tiết
Thành Hưng là vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa nhiều, ít khi xảy ra hạn hán song luôn phải chịu ảnh hưởng lớn của gió bão, mưa úng trong quá trình sản xuất thâm canh. Nhưng do có hệ thống tưới tiêu tốt nên mặc dù thời tiết khí hậu như vậy nhưng cây lúa vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Nhìn chung điều kiện khí hậu thời tiết của xã tương đối ổn định và phù hợp cho cây lúa phát triển.
Tóm lại đất đai, thời tiết, khí hậu ở Thành Hưng nói riêng khá thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển nên việc thu hoạch lúa của bà con nông dân cũng tương đối tốt và dẫn đến công tác thu mua nguyên liệu đầu vào các hộ kinh doanh lúa gạo cũng thuận lợi.
2.3.3.5. Chính sách thuế của Nhà nước
Chính sách thuế của Nhà nước đặc biệt là chính sách thuế giá trị gia tăng có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ gạo của các hộ kinh doanh lúa gạo.
Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Theo điều 4 khoản 1 chương 1 luật thuế giá trị gia tăng quy định những đối tượng sau không thuộc diện chịu thuế GTGT đó là:
“ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.”
Theo điều luật đó thì thóc người nông dân thu hoạch về đem bán không phải chịu thuế GTGT.
Nhưng mặt khác theo điều 2 chương 1 luật thuế GTGT lại quy định. Đối tượng chịu thuế là :
“ Hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 4 của luật này.”
Gạo là sản phẩm từ nông nghiệp,đã qua chế biến trở thành hàng hoá được tiêu dùng cho nhu cầu thiết yếu và được dùng trong các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến. Như vậy khi bán sản phẩm ra thị trường thì các hộ kinh doanh lúa phải chịu thuế GTGT đầu ra.
Điều đó làm giảm lợi nhuận của các hộ kinh doanh lúa.
Ví dụ: Giá thóc V (nguyên liệu đầu vào) mua từ người nông dân năm 2011 là 2606 đồng/kg và bán lại với giá 3078 đồng/kg.
Nếu được khấu trừ đầu vào thì thuế GTGT được khấu trừ là: 5% *2606 =130,3 (đồng).
Giá bán gạo V năm 2011 là 3750 đồng/kg. Thuế GTGT đầu ra phải nộp là: 5%* 3750 =187,5 đồng.
Áp dụng công thức tính thuế GTGT thì các hộ chỉ phải nộp là: 187,5-130,3 = 57,2 đồng. Nhưng do không được khấu trừ thuế đầu vào nên các hộ phải nộp là 187,5 đồng. Như vậy điều đó làm giảm lợi nhuận của các hộ kinh doanh lúa.
Cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. Không chỉ cạnh tranh về giá cả mà về chất lượng và tốc độ cung ứng. Gạo là mặt hàng tất yếu không thể thiếu được trong đời sống. Nó không chỉ cung cấp lương thực giúp con người tồn tại mà nó còn được dùng trong các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến như cồn, hồ, rượu bia. Ngoài ra người ta còn dùng gạo để chăn nuôi làm bún, bánh….
Thành Hưng nói riêng là xã thâm canh cây lúa, trong tỉnh cũng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh thóc gạo (có khoảng 10 cơ sở). Các hộ kinh doanh lúa gạo không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp đó trong việc bán sản phẩm mà còn cạnh tranh để mua nguyên liệu đầu vào (lúa) vì lúa của các hộ kinh doanh chủ yếu là mua từ nguồn trong tỉnh.
Hàng năm cứ vào tháng 5 và tháng 10 sau khi người nông dân thu hoạch lúa từ đồng về thì các cơ sở lại đến các điểm để thu mua thóc về chế biến. Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác, mua được thóc với số lượng lớn và chất lượng đảm, các hộ kinh doanh đã thiết lập quan hệ bạn hàng với các cơ sở, các đại lý thu mua lúa ở các xã.
Không chỉ cạnh tranh trong tỉnh mà các hộ còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài tỉnh và các loại gạo nhập khẩu uy tín khác. Các hộ kinh doanh lúa vì quy mô nhỏ hơn và việc tiêu thụ cũng dễ hơn nên việc ảnh hưởng bởi môi trường cạnh tranh ít hơn.
Như vậy để có thể tồn tại và phát triển được trên thị trường đòi hỏi các hộ luôn phải nỗ lực phấn đấu tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình.
2.3.3.7. Đặc điểm quy trình công nghệ
Đối với các hộ kinh doanh gạo quy trình công nghệ có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng gạo. Mỗi loại gạo tuỳ theo chất lượng yêu cầu mà có quy trình dài ngắn khác nhau.
Hiện nay, trong các hộ kinh doanh lúa gạo tại xã hộ anh Nguyễn Văn Cường đứng đầu về kinh doanh gạo và là hộ có hệ thống máy móc hiện đại nhất. Hiện gia đình anh đã lắp đặt dàn máy xay sát liên hoàn công suất 4 tấn/giờ với quy trình công nghệ như sau: