Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
374 KB
Nội dung
Phòng GD&ĐT thị xã Sa Đéc CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Lưu Văn Lang Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Sađéc, ngày 25 tháng 01 năm 2011 BÁO CÁO THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM MÔN HOÁ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Xin bắt đầu bằng những câu hỏi vì sao 1. Vì sao hoá học chỉ được học ở lớp 8 ? 2. Vì sao có nhiều giáo viên chưa dạy hay môn hoá học ? 3. Vì sao còn nhiều học sinh yếu kém môn hoá học ? 4. Ở cấp 2 nên dạy cho học sinh giỏi hoá học hay yêu thích môn hoá học ? Xin tiếp tục bằng những suy nghĩ của mình 1. Vì sao hoá học chỉ được học ở lớp 8 ? Bất kỳ môn học nào cũng có cái chung, cái riêng và trên hết là cái đặc thù. Và môn hoá học cũng không là ngoại lệ. Chính cái đặc thù này tạo nên cho hoá học sự hấp dẫn cũng như biết bao điều khó khăn xung quanh nó. Những nét đặc trưng của hoá học: * Những kiến thức của hoá học có được dựa trên cơ sở thí nghiệm trực quan – đưa ra tư duy khái niệm và ngược lại. Mà các thí nghiệm thì mắt thường có thể nhìn thấy có thể quan sát được nhưng để giải thích tại sao cần tích hợp nhiều loại kiến thức và phải có khả năng tư duy, tưởng tượng phong phú. Nên môn hoá học chỉ được bắt đầu học từ năm lớp 8. * Quá trình nhận thức lĩnh hội kiến thức cũng làm nảy sinh ra những đặc thù của việc dạy học hoá học. Đối tượng của hoá học là chất cấu tạo bởi phân tử nguyên tử, ion, hạt nhân nguyên tử v.v. chúng đều là những phần tử vi mô, không quan sát bằng mắt thường lại diễn ra tương ứng với các khái niệm, các qui luật trừu tượng mà chỉ có thể dùng mô hình tư duy để lí giải những hiện tượng và lĩnh hội kiến thức đó. Vậy đây là một môn học khó Giải pháp : - Phải có thí nghiệm trực quan - Phải có mô hình phóng to để mô phỏng hay tranh ảnh để minh họa - Phải giải thích hiện tượng theo logic phù hợp với lứa tuổi vỡ lòng về kiến thức hoá học 2. Vì sao có nhiều giáo viên chưa dạy hay môn hoá học? Một câu hỏi đơn giản nhưng để trả lời là điều cực kỳ nan giải, và trong thời điểm này để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại thì giáo viên ngày nay phải thích nghi và phải phát triển hơn nữa thì mới phù hợp với môi trường mới của học sinh, của giáo dục hiện đại Vậy không có giáo viên giỏi hay giáo viên dở mà chỉ có giáo viên thích nghi hay chưa thích nghi với thời đại mới mà thôi. Mà thật vậy đa số giáo viên được đào tạo từ thập niên 70, 80 hay 90 còn đối tượng là thế hệ 8X, 9X nên hai cách tiếp nhận hoàn toàn khác nhau, chưa kể đến lối suy nghĩ và hành động khác nhau Giải pháp: - Không nói cái mình biết mà nói cái đối tượng mình thích - Không chỉ giải thích thắc mắc hoá học bằng kiến thức hoá học mà kèm theo những ví dụ thực tế gần gũi với cuộc sống - Thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh mới của sự phát triển 3. Vì sao còn nhiều học sinh yếu kém về môn hoá học ? 1 Trước đây, nói đến học sinh yếu kém thường chỉ tập trung về phía giáo viên mà không để ý đến người tiếp thu những kiến thức đó. Chúng ta phân tích tại sao học sinh yếu kém mê game hơn mê kiến thức hoá học Game Kiến thức hoá học * Tư thế và tâm trạng thoải mái nhất * Nhìn hình ảnh đẹp nhất * Nghe âm thanh hay nhất * Có sự phân cấp từ thấp đến cao tạo sự hứng thú ( mỗi cấp có điểm nhấn riêng ) * Có được lợi nhuận trong game nếu chơi hay chơi giỏi * Tư thế và tâm trạng không thoải mái * Hình ảnh ít, không sinh động * Âm thanh lúc được lúc không * Kiến thức một số bài chưa thấy được sự logic, liên tục * Không thấy được cái lợi khi học tập, học tập tốt ( đối với học sinh yếu kém ) Cho nên đa số học sinh chọn game chứ không chọn kiến thức mặc dù bị la rầy, bị chê … Giải pháp : a. Về phía giáo viên: - Dạy học sát đối tượng (HS yếu- kém) bằng cách thiết kế giáo án phù hợp, tạo nhiều tình huống dưới dạng câu hỏi mở (dễ hiểu) để các em luôn luôn chủ động trong việc học và không ngừng nâng cao hoạt động nhận thức cho học sinh. - Luôn coi trọng việc động viên, khuyến khích tinh thần và thái độ học tập của học sinh là chính trong quá trình các em tham gia xây dựng bài giảng, tuyệt đối không nên phớt lờ, xem nhẹ. - Phải hiểu rõ cái học sinh cần ở mỗi bài giảng là kiến thức trọng tâm ở mỗi bài, mỗi chương và tác động một cách tích cực thông qua bài giảng điện tử để từng bước lôi cuốn các em tham gia một cách có hiệu quả hơn. - Tăng cường khâu củng cố kiến thức cũ có liên quan trong quá trình truyền đạt kiến thức mới đồng thời kiểm tra đánh giá ở mỗi tiết để nắm bắt mức độ việc tiếp thu bài của các em từ đó có biện pháp tác động tực (lưu ý: Nội dung yêu cầu cho các em không cao). - Cho các em tự học hỏi lẫn nhau bằng cách thành lập “đôi bạn cùng tiến hoặc nhóm cùng tiến”, trực tiếp phân công những em khá giỏi kèm những em yếu kém, … và phải có sự hỗ trợ, kiểm tra của giáo viên bộ môn. b. Về phía học sinh: - Phải coi trọng việc học tập của bản thân, ý thức và thái độ học tập phải thật sự nghiêm túc trong quá trình tiếp thu kiến thức từ thầy cô, phải thực hiện đầy đủ mọi hướng dẫn trong các hoạt động trên lớp, chuẩn bị bài và làm bài ở nhà.vì đây là yếu tố quyết định đến chất lượng học tâp của các em. - Phải có một góc học tập và thời khóa biểu rõ ràng, chú ý khâu tự học và học tập ở bạn bè, thầy cô, … hạn chế học và nhớ một cách máy móc. c. Tóm lại - Để hạn chế được sự chán nản, không hứng thú ở học sinh yếu kém thì giáo viên phải làm cho kiến thức hoá học không chỉ đơn thuần là cái chữ, con số đơn thuần mà trở thành yếu tố hấp dẫn, lôi cuốn. Hoá học có thí nghiệm, những ứng dụng gần gũi xung quanh cuộc sống, những mô hình mới lạ, đó là những điểm nhấn giúp học sinh yếu kém cảm nhận được sự thú vị ở bộ môn này. - Luôn tạo tinh thần thoải mái, thân thiện và không ngừng động viên khuyến khích các em có những bước tiến cơ bản trong học tập để các em thấy mình không bị bỏ rơi từ đó các em cố gắng hơn nữa để đạt được kết quả tốt nhất. 4. Ở cấp 2 nên dạy cho học sinh giỏi hoá học hay yêu thích môn hoá học ? 2 Vì mục tiêu lâu dài của môn hoá học, giáo viên hãy truyền lại cho học sinh cái yêu, cái thích của chính bản thân mình đối với bộ môn hoá học mà mình đã từng lựa chọn.Vì có yêu, có thích bộ môn thì học sinh sẽ tự tìm đến với cái mà các em mong muốn. Hãy thắp lên trong học sinh ngọn lửa đam mê mà mình từng ấp ủ để cho học sinh cảm nhận được sự thú vị mà bộ môn mang lại Giải pháp : - “Học giỏi hoá” chỉ là phong độ nhất thời “yêu thích môn hoá học” mới là đẳng cấp mãi mãi. - Giáo viên nào làm điều đó, nghĩa là đã hoàn thành được bước kỹ thuật dạy học và nâng lên thành nghệ thuật dạy học. Khi hiểu được và trả lời đúng các câu hỏi trên ta thấy rằng hoá học là một môn học rất khó như nhiều người đã biết nhưng không phải khó đến mức là không thể dạy tốt, dạy hay. Để làm được điều này thì người giáo viên phải có cái “tâm” với nghề thì việc bỏ ra công sức của mình vì giáo dục sẽ mang một cái “tầm” lớn hơn trong việc giảng dạy môn hoá học nói riêng và giáo dục con người nói chung Nhiều người cho công việc của giáo viên thấy thoải mái, nhẹ nhàng nhưng thực sự đây là công việc đòi hỏi lắm công phu, bởi việc truyền đạt kiến thức cho học sinh phải đạt được những yếu tố về văn - thể - mỹ thì mới phù hợp với sự phát triển chung của ngành giáo dục. 3 PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO LAI VUNG TRƯỜNG THCS LONG THẮNG Lai Vung, ngày 26-01-2011 BÁO CÁO THAM LUẬN Về nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Hóa cấp THCS Giáo viên : Nguyễn Hữu Lộc Trường THCS Long Thắng 1. Thuận lợi ,khó khăn trong dạy học môn hóa học cấp THCS : a. Thuận lợi : - Phân công đúng chuyên ngành đào tạo. - Trình độ đạt chuẩn,được dự các buổi hội thảo chuyên môn và lớp bồi dưỡng chuyên môn hàng năm. - Nhiệt tình trong công tác,tay nghề vững. - Cơ sở vật chất của trường khá đầy đủ : có phòng thực hành,thiết bị dạy học. - Đa số học sinh ngoan ,hiền,có tinh thần vươn lên trong học tập. b. Khó khăn : - Hóa chất ,thiết bị dạy học chưa đáp ứng kịp thời khi đã sử dụng hết. - Trình độ học sinh có sự chênh lệch nhiều về kiến thức trong một lớp học,cho nên chưa tìm được phương pháp phù hợp để thu hút những học sinh học yếu kém yêu thích môn học. - Một số học sinh không chịu học,luôn nghịch trong giờ học. - Gia đình ít quan tâm đến việc học của con em mình nhất là gia đình có học sinh học yếu kém. 2. Tại sao phải bồi dưỡng học sinh yếu kém ? - Để đáp ứng nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Hóa - Để làm nền tảng cho học sinh học tiếp tục sau này ,để giúp ích cho bản thân ,gia đình và xã hội . - Để lôi kéo học sinh không chán học bộ môn và từ đó cũng có thể giảm tỉ lệ hoc sinh bỏ học. 3. Làm thế nào để giảm tỉ lệ học sinh yếu kém ? - Đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình trong công tác giảng dạy,có tâm huyết với nghề nghiệp. - Thân thiện với học sinh qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm,các buổi lao động ở trường,hoặc các giờ nghỉ giải lao. - Phụ đạo học sinh yếu kém theo kế hoạch của trường ,không thu tiền . - Sau mỗi buổi phụ đạo cần cho một số bài tập kiểm tra lại để tìm nguyên nhân học sinh học yếu kém từ đó bù đắp các chỗ hổng của các em. - Phân công học sinh giỏi giúp đỡ và kèm các em học yếu kém ngoài giờ hoặc các buổi học thể dục trái buổi . - Cho các bài tập tương tự SGK và hướng dẫn học sinh giải sau đó mới yêu cầu học sinh thực hiện theo bài tập SGK - Tăng cường các thí nghiệm biểu diễn. - Động viên ,tuyên dương học sinh yếu kém khi thuộc bài hoặc làm bài tập đúng . - Nhờ sự hổ trợ của các giáo viên bộ môn khác,tổng phụ trách,gia đình có học sinh học yếu kém và các đoàn thể khác. 4. Những việc đã thực hiện để hạn chế học sinh yếu kém : - Trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên dạy môn Hóa và các giáo viên bộ môn khác. - Thường xuyên tiếp cận học sinh để nắm tâm tư và nguyên nhân các em học yếu kém môn hóa tứ đó giáo viên có hướng bù đắp lại sự yếu kém đó của học sinh . - Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy,liên hệ thực tế nhiều để giúp học sinh hứng thú học tập. 5. Bài học kinh nghiệm : - Quan tâm nhiều các em học yếu kém và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em đó. 4 - Thường xuyên nhắc nhở học sinh khi viết CTHH,PTHH và hóa tri của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố. - Cho các em giải bài tập dễ trong SGK,nếu đúng tuyên dương ,sai thì động viên sữa chữa . 6. Đề xuất ,kiến nghị : - Bố trí phòng học để giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém. - Cung cấp hóa chất ,dụng cụ thực hành kịp thời khi giáo viên đã sử dụng hết. - Cần có biện pháp gì đối với học sinh vào lớp không chịu học gì cả. Trên đây là ý kiến của tổ Hóa ở trường tôi và mong quí thầy cô đóng góp ý kiến ,trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Hóa để giúp các em học tốt môn học này. Người viết Nguyễn Hữu Lộc UBND HUYỆN CAO LÃNH TRƯỜNG THCS GÁO GIỒNG “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU, KÉM” MÔN HÓA HỌC CẤP THCS Phạm Thị Ánh Thu – THCS Gáo Giồng - Huyện Cao Lãnh. I - Những thuận lợi, khó khăn trong dạy học môn Hóa cấp THCS. 1.Thuận lợi. - Được sự chỉ đạo sâu sát quan tâm của các cấp lãnh đạo Sở GD, PGD ĐT, đơn vị trường THCS, tạo điều kiện cho chúng tôi về cơ sở vật chất, sự tham mưu phối hợp giữa cha mẹ học sinh (CMHS) và BGH trường giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Các em HS khá giỏi có tinh thần tự nguyện giúp đỡ các bạn, tận tình chỉ dẫn các bạn đặc biệt những giờ thảo luận hoặc học nhóm. - Việc bố trí HS trên một lớp rất thuận lợi, không quá 30 hs/lớp ( khối 9), rất dễ dàng cho giáo viên tổ chức các phương pháp dạy học tích cực, đồng thời giúp GV theo dõi sát sự tiến triển của các em, kịp thời giúp đỡ. - Riêng bản thân được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Hóa nhiều năm, từ khối 8 đến khối 9, từ đó dễ dàng phát hiện các em hs yếu kém ở lĩnh vực nào để kịp thời phụ đạo ngay đầu năm. 2. Khó khăn. - Đối tượng của ta là HS yếu kém, các em tự ti, không tự giác học, chưa có động cơ học tập tích cực, khả năng phân tích, suy nghĩ, so sánh còn hạn chế do chưa hiểu sâu về môn học, các em lười suy nghĩ, còn trông chờ vào thầy cô giúp đỡ, khả năng chú ý vào bài giảng của GV không bền, thường có lối học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức. - Đa số các em là đối tượng vùng sâu, kinh tế gia đình khó khăn, cha mẹ ít quan tâm, không chung sống với cha mẹ do cha mẹ thường đi làm thường xuyên . - Sự phối hợp giữa GVCN với GVBM với các đoàn thể chưa thật sự đi vào chiều sâu. - Một số tiết dạy của GV chưa thật sự thu hút được các em. - Các em nghỉ học, cúp tiết nhiều làm kiến thức bị hỏng, không theo kịp bạn bè. 5 - Do môn Hóa bắt đầu học từ lớp 8, thời gian còn ít cho các em được gần gũi với bộ môn nên hạn chế trong khâu làm bài tập, rèn kĩ năng phân tích đề; mặt khác bộ môn Hóa 8 kiến thức trừu tượng làm cho HS khó hiểu, mạch kiến thức nhiều. II - Tại sao phải bồi dưỡng học sinh yếu kém? - Xuất phát từ tình hình thực tế trên và để nâng dần chất lượng HS; học thật – thi thật, đồng thời giúp các em theo kịp bạn bè, tránh hỏng kiến thức rồi đâm ra chán và bỏ học… Vì vậy cần phải bồi dưỡng HS yếu kém. III - Giải pháp và những việc đã làm để hạn chế học sinh yếu kém bộ môn Hóa cấp THCS. 1.Giải pháp: * Tạo cho học sinh có hứng thú học tập bộ môn, biết phương pháp học tập. * Tâm huyết với nghề. * Đổi mới phương pháp dạy học, kỉ thuật dạy học. * Phối hợp giữa nhà trường và gia đình. 2. Những việc đã làm để hạn chế học sinh yếu kém bộ môn Hóa cấp THCS. - Ngay từ đầu năm học, khi có điểm khảo sát thì GV cần phân loại HS, tìm nguyên nhân, HS yếu lĩnh vực nào, bồi dưỡng ngay chổ đó, bằng hình thức học trái buổi hoặc cuối buổi học do trường tôi không có phòng dư. - Trong dạy học cần phân loại được đối tượng HS, phân chia HS khá giỏi ngồi kèm → GV ra bài tập từng mức độ từ dễ đến khó và hướng dẫn giúp đỡ các em. Chứ không giao bài tập, bảo các em làm đi rồi cô chấm điểm. - Riêng trường tôi phân loại HS theo trình độ ra làm 2 lớp ( khối 8: 2 lớp, khối 9 2 lớp). Khi dạy đối tượng này cần dạy kiến thức trọng tâm thôi , không nên nói nhiều và mở rộng quá → dùng lời đơn giản giúp các em dễ hiểu → sau đó cần lấy ví dụ ngay để làm rõ phần nội dung lí thuyết → ra bài tập nhỏ để nhóm hoạt động ở đó có HS giỏi kèm HS yếu kém) từ đó GV theo dõi các nhóm hoạt động → kịp thời giúp đõ các em → qua đó tạo mối quan hệ gần gũi giữa người dạy và người học → giúp các em mạnh dạn trao đổi những vấn đề vướng mắc với GV, tránh tự ti mặc cảm. - Hãy khích lệ các em học yếu kém cả HS kèm bạn mình bằng nhiều hình thức để các em cố gắng, nhiệt tình hơn. Cụ thể như khi HS yếu kém có tiến bộ trong học tập hoặc 1 nội dung nào đó có tiến triển GVBM có thể khích lệ các em bằng cách cho điểm cộng vào cột hệ số 1/tháng. - Tổ chức chuyên đề Thí nghiệm thực hành, vui học tập hóa học, các tiết có thí nghiệm, thực hành GV nên hướng dẫn để tự tay các em làm thí nghiệm (trừ thí nghiệm không an toàn và tính độc hại cao) → thông qua đó giúp tôi lôi kéo các em quay về môn học mình hơn đặc biệt tạo điền kiện thuận lợi trong việc phụ đạo các em yếu kém vì hiện tượng thí nghiệm mang lại triệu sự bất ngờ, khẳng định được niềm tin của các em vào khoa học → các em hứng thú hơn trong học tập. - Ngay từ đầu năm học mới đối với các em lớp 9, tôi có hệ thống những kiến thức trọng tâm của lớp 8: các CT tính, các cách giải bài tập, các HCVC, các khái niệm, hóa trị,….gửi cho các em nghiên cứu trước → đến tiết ôn tập đầu năm giải quyết những nội dung vướng mắc của HS. Thông qua tài liệu ôn tập đó giúp GV trong 1 tiết ôn tập lại ôn được nhiều kiến thức khác nhau, đa dạng trong bài tập, còn đối với các em thì nắm được trọng tâm, những kiến thức cũ có liên quan đến chương trình đang học lớp 9 để các em có hướng ôn luyện và là nền tảng giúp các em học tốt hóa 9. - Đối với những em yếu, trong quá trình dạy bài tập cần liên hệ từ nội dung lí thuyết, hướng dẫn các em chậm để đi đến hướng giải bài tập. GV cần tập cho các em phân tích đề theo “ chuỗi logic ngược”, từ đó giúp các em hiểu được ý đồ của bài tập. - Trong họp tổ chuyên môn cần bàn sâu về giải pháp giúp HS yếu kém, chia sẽ kinh nghiệm từ các thầy cô đã làm thành công hoặc bàn về những vướng mắc trong dạy học một vấn đề hay nội dung nào đó, … → từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 6 - Cần tạo cho các em tâm lí thoải mái, vui chơi học tập, tìm trò chơi kiến thức, qua đó giúp cho các em hiểu được ý nghĩa của việc học và phải nổ lực, ra sức trong học tập. - Thường xun kiểm tra bài cũ, tạo cho các em có thói quen về nhà phải học bài và làm bài tập. Cần kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em, giao tổ kiểm tra, báo cáo lên lớp phó, cứ đến đầu giờ học GV cho lớp phó báo cáo, từ đó nắm được sự chuẩn bị bài trước của em, phối hợp kịp thời và có kế hoạch phụ đạo ngay, tránh hỏng nhiều kiến thức, khó phụ đạo, - Sau mỗi tiết học nên dành thời gian hướng dẫn học sinh cách học, cách làm bài tập ở nhà và chuẩn bị nội dung có liên quan đến tiết sau. IV - Bài học kinh nghiệm. - Từ những giải pháp trên, nếu chúng ta kịp thời phát hiện và bồi dưỡng thì kết quả đạt khá cao, mặt khác các em sẽ u thích mơn Hóa hơn → từ đó học giỏi → nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn. - Tuy nhiên, việc dạy học là một nghệ thuật mà đòi hỏi người GV phải linh hoạt để giúp HS đạt được kết quả cao. - Giáo viên phải thực sự nghiêm túc và có trách nhiệm khi thực hiện một tiết dạy trên lớp, phải có sự đầu tư về thời gian và công sức để chuẩn bò cho tiết dạy có hiệu quả. - Giáo viên dạy học phải nhận thức rằng: kết quả giảng dạy là do mình tạo ra nên mình sẽ phải chòu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy của chính mình. - Phải có sự phối hợp nhòp nhàng giữa Giáo viên dạy lớp và Giáo viên chủ nhiệm về các vấn đề có liên quan đến học sinh mà lớp mình phụ trách thì hiệu quả thực hiện mới cao. - Mỗi GV cần có tâm huyết với nghề, sự phối hợp của các Giáo viên cùng môn, sự hỗ trợ của Tổ chuyên môn và Ban Giám Hiệu Nhà Trường. V - Đề xuất kiến nghị. 1. Đối với lãnh đạo nhà trường. - Quan tâm nhiều đến việc phụ đạo HS yếu và tạo điều kiện thuận lợi cho GV giảng dạy đặc biệt đối với Hóa 8 kiến thức lí thuyết nhiều, thời gian hạn chế cho việc rèn kĩ năng giải bài tập cho các em, đối tượng này phải được làm bài tập nhiều. - Cần chọn GV chun mơn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm truyền đạt giúp HS dễ hiểu, tận tụy với HS sẽ phân cơng dạy Hóa 8 vì đây là lớp học vở lòng, những kiến thức, khái niệm trừu tượng, cơng thức nhiều; tập cho các em cách giải bài tập bằng phương pháp dễ hiểu nhất. - Ban Giám Hiệu cần phối hợp với Ban đại diện CMHS, đặc biệt là những phụ huynh có con em nằm trong đối tượng phụ đạo, trao đổi với phụ huynh để kịp thời nhắc nhở con em mình học tốt hơn, dành nhiều thời gian học cho các em hơn. - Ban Giám Hiệu cần có những hình thức khen thưởng kịp thời cho HS có tiến bộ trong học phụ đạo, ngồi ra có chế độ bồi dưỡng cho GV dạy phụ đạo. 2Đối với phòng giáo dục. - Hàng năm cần u cầu các đơn vị thống kê thiết bị và hóa chất để tập trung về mua, cấp bổ sung do trường khơng mua lẻ được, mặc khác hóa chất rất mắc tiền nên cần sự hổ trợ từ phía phòng. 3. Đối với Sở giáo dục. - Đối với GV dạy Hóa cần được thêm tiền phần trăm độc hại hóa chất do thí nghiệm gây ra. - Cần trang bị mặc nạ phòng độc cho GVBM Hóa sử dụng trong các thí nghiệm có độc. * Trên đây là báo cáo tham luận của bản thân tơi, tuy đã thực hiện trong nhiều năm, tỉ lệ HS yếu kém vẩn giảm nhưng vẫn còn thấy chưa được thỏa đáng. Rất mong được q thầy cơ đóng góp cho bài tham luận để bản thân tơi và các đồng nghiệp tham khảo. Xin chân thành cảm ơn. Chân trọng kính chào! Gáo Giồng, ngày 23 tháng 1 năm 2011 7 Người thực hiện Phạm Thị Ánh Thu BÀI THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU, KÉM Môn HÓA HỌC Họ và tên gv : Nguyễn Thị Liễu Chi Trường : THCS Phạm Hữu Lầu Phòng GDĐT TP Cao Lãnh – Đồng Tháp. I/ THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN: 1)Thuận lợi : BGH luôn tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS. Có phòng học riêng cho khối lớp 9, khang trang, yên tĩnh. 2) Khó khăn : - Do phân phối chương trình bộ môn hoá học ở trường THCS hạn chế về mặt thời gian giảng dạy trên lớp của giáo viên, thời gian vận dụng kiến thức để làm bài bài tập không nhiều (Ví dụ: thời lượng lý thuyết chiếm khoảng 2/3 thời gian, không có thời gian sửa bài tập) mà số lượng HSYK khá nhiều. - Đa số gia đình học sinh còn khó khăn chủ yếu là làm nghề nông, làm mướn, bản thân họ không được học nhiều, nhà lại nghèo nên chưa thực sự quan tâm đến viêc học tập của con em . - Kiến thức hóa học trong các cấp học mang tính logic, trong khi HS không có kiến thức cơ bản về hóa học. II/ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC: * Tình hình thực tế của đơn vị: -Ở 2 lớp giảng dạy (9 1 và 9 3 ) qua khảo sát đầu năm tỉ lệ HSYK là 35,8%. * Nguyên nhân: - HS lười học và mất căn bản môn học do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan (gia đình, nhà trường, xã hội). - HS có học lực yếu do sức khỏe. - Giáo viên bộ môn (GVBM) chưa mạnh dạn trong công tác bồi dưỡng HSYK, có biểu hiện hay đỗ thừa GVBM cấp dưới và chê trách HSYK. - Trường tuy đã phát động phong trào, kế hoạch cho GVBM bồi dưỡng HSYK nhưng đạt hiệu quả chưa cao. - HSYK thích được động viên, khen ngợi. - Thích sự vui nhộn, thoải mái khi GV giảng bài và hướng dẫn làm bài tập. - Thích được GV hướng dẫn tận tình làm bài tập tại chỗ, và làm nhiều bài tương tự. 8 III/ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ? Làm thế nào để hạn chế HSYK? 1) Phân loại đối tượng: Thông qua các bài kiểm tra chất lượng đầu năm chọn HS yếu, kém. 2) Hình thức ôn tập : - Tổ chức dạy bồi dưỡng khoảng 15 – 20 HS/lớp. - Làm công tác tư tưởng ,động viên các em thường xuyên trong các buổi học nhằm tạo không khí thoải mái cho các em. Có thể nêu các gương điển hình của các HS khóa học trước đã thành công trong học tập. - Trang bị hệ thống bài tập cho HS rèn luyện tại chỗ, nâng dần các dạng bài tập để các em tự tin khi làm bài. GV cần quan sát và hỗ trợ tận tình cho HS. - Hướng dẫn các em cách học lý thuyết các bài học hóa học, cách làm bài tập ở nhà. GV chú ý nên cho bài tập vừa phải, có tính tương tự để học sinh tự rèn luyện thêm. - Điều quan trọng là trong giờ học chính khóa GV cần mềm dẻo, nhẹ nhàng, thoải mái, nhẫn nại, không nên quá tập trung vào các HS khá, giỏi làm cho các em có tư tưởng bị bỏ rơi, thiếu tự tin, . . . nếu các em thích học giờ học của mình và cảm thấy tự tin khi xung phong lên bảng làm bài là GV chúng ta đã thành công . 3) Những việc đã thực hiện: - Dạy 2 tiết/tuần (học trái buổi, ngoài buổi học tăng tiết). - Tiết 1 : Ôn tập các kiến thức cơ bản của hóa học 8: + Hóa trị của nguyên tố. + Lập công thức hóa học. + Các bước cơ bản giải bài toán hóa học. - Tiết 2 : Củng cố các kiến thức cơ bản của hóa học 9: + Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ và muối. + Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. + Tính chất hóa học của kim loại. + Dãy hoạt động hóa học của kim loại. IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM : - Việc bồi dưỡng HSYK mặc dù kết quả chưa cao, nhưng sự thành công ở đây là GV chúng ta đã góp phần giữ HS tiếp tục đến trường; chúng ta đã áp dụng được một số biện pháp hữu hiệu để giúp đỡ HSYK. - Thông qua khảo sát chất lượng đầu năm, GVBM , GVCN cần phải phát hiện được HSYK, nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém của các em. Từ đó mới tìm ra biện pháp để giúp đỡ các em (theo tôi, điều cần làm đầu tiên là giúp học sinh có phương pháp học tập, điều kiện học tập, thời gian học tập). -Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém (không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo viên). - Giáo viên cần khuyến khích động viên để các em yêu thích môn học (giao nhiệm vụ, nêu gương, . .) V/ ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ: - Bồi dưỡng HSYK là nhiệm vụ của giáo viên, đòi hỏi GV phải có tâm huyết với nghề rất cao (theo tôi đây là một công việc thầm lặng, thậm chí là ngay cả HSYK cũng chưa cảm nhận được là GV chúng ta đã hết lòng vì chúng). 9 - Đối với Lãnh đạo trường và các tổ chức trong nhà trường nên có sự quan tâm sâu sát,có thể tính thêm giờ cho GV, có hình thức khen thưởng đối với những HSYK có tiến bộ nhằm động viên tinh thần của GV và HS (vì thường các cấp Lãnh đạo chỉ quan tâm đến việc bồi dưỡng HS giỏi: giờ tiết bồi dưỡng, khen thưởng GV và HS đạt kết quả tốt, . . mà thực ra công tác bồi dưỡng HS giỏi còn dễ dàng hơn bồi dưỡng HSYK). - Các cấp Lãnh đạo Sở, Phòng xem xét lại hình thức động viên các HS ra lớp khi các em HS này nghỉ học rất nhiều ngày (vì nhiều nguyên nhân khác nhau). Bản thân các em đã học yếu, nghỉ học nhiều, bài vở không có đủ. Nếu chúng ta có động viên các em đến lớp thì cũng chỉ là hình thức duy trì sĩ số (đạt về số lượng) rất khó đạt về chất lượng.Từ đó dẫn đến chất lượng HSYK hàng năm lại càng gia tăng. Theo tôi, đối với các HS này, chúng ta có vận động ra lớp thì cũng nên tách các em ra, có biện pháp hướng dẫn các em học tập. Có như thế GV mới có kế hoạch giảng dạy tốt được. - Khi công tác bồi dưỡng HSYK của mỗi lớp đạt kết quả tương đối khả quan thì tỉ lệ HSYK của trường sẽ giảm dáng kể. HẾT Phòng GD ĐT huyện Hồng Ngự Trường THCS Long Khánh A Giáo viên: HỒ CÔNG TRIỀU BÀI THAM LUẬN MÔN HOÁ HỌC ____***____ Môn hoá học trường THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường THCS. Môn học này cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, gồm các kiến thức về cấu tạo chất, phân loại chất, tính chất của chúng, hình thành ở các em thế giới quan duy vật biện chứng, biết áp dụng kiến thức hoá học vào đời sống để giải thích một số hiện tượng diễn ra trong cuộc sống, hình thành ở các em những kỹ năng phổ thông, cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho học sinh học lên và đi sâu vào cuộc sống lao động. Việc giảng dạy môn Hoá học ở trường phổ thông, đặc biệt là cấp THCS đang gặp phải những khó khăn bên cạnh những thuận lợi đã có. Trong khuôn khổ của bài tham luận này tôi xin nêu ra những thuận lợi và khó khăn như sau: I. Thuận lợi, khó khăn trong dạy học môn hoá cấp THCS: 1. Thuận lợi: a. Học sinh: - Có đủ sách giáo khoa. - Học sinh chăm ngoan, đã được làm quen với phương pháp học tập mới. b. Giáo viên: - Có đủ hoá chất chuẩn bị cho thí nghiệm. - Có đủ tranh minh hoạ cho dạy môn hoá học. - Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và vượt chuẩn. - Đa số giáo viên biết vận đụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn hoá học - Giáo viên nhiệt tình, tích cực, ủng hộ nhau trong công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học ở tiết dạy có thực hành thí nghiệm. 2. Khó khăn: 10 [...]... những bài trước các em không tập trung chú ý, không hiểu bài thì đến những bài tiếp theo các em cũng tiếp tục không hiểu, lâu dần các em sẽ bò hỏng kiến thức Từ đó các em quan niệm rằng hoá học là môn học khó đối với các em, gây cho các em có sự ức chế ngay từ bài học đầu tiên Dần dần các em ngại học, cuối cùng là học yếu môn hoá học II THỰC TRẠNG: 1 Thuận lợi và khó khăn trong dạy học môn Hoá học cấp... thích bộ môn b Khó khăn: - Đối với học sinh: + Hóa học là môn học mới so với các em, mãi đến năm học lớp 8 các em mới được học Đây là môn khoa học tự nhiên đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy, sáng tạo 13 + Một số học sinh do lười học đã mất căn bản môn hóa học ngay từ năm lớp 8 + Đa số các em còn ham chơi, chưa có ý thức trong việc học, chưa xác đònh đúng mục đích học tập, chưa có phương pháp học. .. hoá học của chất sản phẩm Tạo được niềm tin cho các em trong học tập, các em bước đầu có hứng thú học tập, say mê học tập bộ môn, từng bước nâng dần tỉ lệ học sinh khá giỏi, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém Đảm bảo chỉ tiêu đề ra là dưới 1% học sinh yếu kém bộ môn IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua việc nghiên cứu và thực hiện công tác bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh yếu bộ môn Hoá học, tôi rút ra một số bài học kinh... giản hóa các khái niệm trừu tượng - Hướng dẫn cho học sinh cách tự học có như thế các em mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó và kĩ năng vận dụng các kiến thức bài học vào thực tế cuộc sống Phát huy tính tích cực, sáng tạo và tự giác của học sinh trong học tập - Thường xun kiểm tra, động viên nhắc nhở các học sinh yếu kém Chỉ ra được chổ yếu của từng học sinh để giúp các. .. bồi dưỡng học sinh yếu kém mơn hóa: Kiến thức hóa học có tính hệ thống và ràng buộc nhau rất chặc chẽ, đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ bản, và có khả năng hệ thống kiến thức tốt Nếu các em đã khơng nắm được những kiến thức cơ bản của bài cũ thì sẽ khơng thể hiểu bài mới Khi để lỗ hổng kiến thức này rộng hơn thì các em càng thêm chán học mơn hóa học và học yếu kém mơn hóa học là một... đình-xã hội trong công tác quản lí giáo dục học sinh Đảm bảo duy trì sỉ số học sinh, hạn chế việc học sinh lười học, học yếu không chòu đến trường Kòp thời vận động những trường hợp học sinh bỏ học do học yếu ra lớp 17 - Chủ động đề xuất với Ban đại diện CMHS, hội khuyến học, các nhà mạnh thường quân … quyên góp giúp đỡ những học sinh nghèo, trợ giúp phương tiện hoặc cấp học bổng cho các em yên tâm học. .. lợi: - Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, bên cạnh những tri thức về hóa học là hệ thống thí nghiệm hóa học, chính điều này đã kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của các em trong việc chiếm lỉnh tri thức Giúp học sinh kiểm chứng lại những kiến thức đã học, trên cơ sở khoa học giải thích được những hiện tượng thực tế trong tự nhiên - Trên cơ sở kiến thức sách giáo khoa hóa học THCS trang bò cho học. .. thích mơn học - có u thích mới có hứng thú trong học tập Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt mơn hóa học - Nên quan tâm đến các học sinh học yếu nhiều hơn, trong qua trình giảng dạy thường xun gọi các em trả lời dù đúng hay sai - Hướng dẫn cho học sinh cách tự học Phát huy tính tích cực sáng tạo và tự 25 giác của học sinh trong học tập Thường xun đưa kiến thức, kĩ năng học sinh đạt... khí học vui, thu hút việc học tập - Chuẩn bị và thực hiện khá đầy đủ các thí nghiệm trong bài học, tiết thực hành nhằm gây hứng thú học tập bộ mơn - Sử dụng, kết hợp nhiều cách kiểm tra, theo dõi thái độ học tập của các em - Mạnh dạn đặt câu hỏi, giao việc, phân cơng nhiệm vụ vừa sức đối với học sinh yếu kém giúp các em đóng góp xây dựng bài từ từ cảm hố các em - Do có điều kiện, sắp xếp cho các em học. .. viên soạn bài phải có kế hoạch dạy học cho những học sinh yếu Kế hoạch dạy học cho học sinh yếu phải phù hợp với trình độ học sinh đó - Phân cơng HS khá, giỏi giúp đỡ bạn ở trường, ở nhà Tạo ra các nhóm học tập, thi đua trong các nhóm có học sinh yếu - Động viên, tun dương kịp thời học sinh có tiến bộ 3.3.4 Đối với BCH hội phụ huynh : - BCH hội mời phụ huynh có con em học yếu họp bàn về cách khắc phục . tại chỗ, nâng dần các dạng bài tập để các em tự tin khi làm bài. GV cần quan sát và hỗ trợ tận tình cho HS. - Hướng dẫn các em cách học lý thuyết các bài học hóa học, cách làm bài tập ở nhà. GV. từ bài học đầu tiên. Dần dần các em ngại học, cuối cùng là học yếu môn hoá học. II. THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi và khó khăn trong dạy học môn Hoá học cấp THCS: a. Thuận lợi: - Hóa học là môn. tiết/tuần (học trái buổi, ngoài buổi học tăng tiết). - Tiết 1 : Ôn tập các kiến thức cơ bản của hóa học 8: + Hóa trị của nguyên tố. + Lập công thức hóa học. + Các bước cơ bản giải bài toán hóa học. -