Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng pháp luật là một trong những mặt hoạt động cơ bản, đặc thù củanhà nước Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, phản ánh đúng nhữngnhu cầu khách quan của xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật là vấn đề có
ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của quản lý nhà nước Trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010 Đảng Cộng sản Việt Namcũng đã chỉ rõ: “Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về
cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạosức bật mới cho sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hìnhthức sở hữu khác nhau.” Thực hiện chủ trương của Đảng, những năm qua, với vịtrí, vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước và đại diện cho ý chí, nguyện vọngcủa nhân dân hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội vàHội đồng nhân dân các cấp ngày càng được quan tâm, đạt tốc độ phát triểnnhanh chóng, đáp ứng nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam của dân, do dân, vì dân Đặc biệt, với sự ra đời của Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật năm 1996( sửa đổi, bổ sung năm 2002) và Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ Ban nhân dân năm
2004, hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lựcnhà nước nhìn chung đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, không ngừngnâng cao cả về số lượng và chất lượng hệ thống văn bản ban hành
Tuy nhiên, so với đòi hỏi của tình hình hiện nay nhất là trong bối cảnhcủa nước ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhậpkinh tế quốc tế, hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quanquyền lực nhà nước vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập Một số quan hệ xãhội quan trọng chưa được điều chỉnh, trình tự, thủ tục trong quy trình xây dựngvăn bản quy phạm pháp luật chưa được thực hiện nghiêm túc, nhiÒu v¨n b¶n quyph¹m ph¸p luËn ban hµnh kh«ng cã tÝnh kh¶ thi, hoÆc m©u thuÉn, chồng chéo vềnội dung phải sửa đổi, bổ sung liên tục…
Trang 2Xuất phát từ thực trạng đó, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thựctiễn về hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lựcnhà nước có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết Vì vậy, em đã mạnh dạn chọn
đề tài: “Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền
lực nhà nước” làm đề tài khoá luận của mình với mong muốn đóng góp một
cách tiếp cận về văn bản quy phạm pháp luật và góp phần nhỏ bé của mình vàoviệc nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm phápluật Song, trong phạm vi của một đề tài khoá luận tốt nghiệp cử nhân, emkhông có tham vọng làm được gì quá lớn so với yêu cầu, mà chỉ dừng lại xemxét, tìm hiểu khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá thực trạng củahoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực ở trungương và địa phương từ đấy đề xuất những giải pháp cho việc hoàn thiện hoạtđộng này Với mục tiêu đó, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trìnhbày gồm 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về văn bản quy phạm pháp luật Chương II: Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực Nhà nước.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực Nhà nước.
Đây là một đề tài rộng và khó, người viết mới chỉ là sinh viên với lượngkiến thức còn thiếu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên mặc dù đã có sự chỉbảo nhiệt tình, tận tâm của Cô giáo hướng dẫn, luận văn cũng không thể giảiquyết được trọn vẹn những yêu cầu đặt ra Kính mong được sự chỉ bảo, đónggóp ý kiến của các Thầy, Cô giáo và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1 Khái niệm
1.1 Khái niệm văn bản pháp luật
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp, rađời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định Haihiện tượng này có mối liên hệ mật thiết với nhau, Nhà nước không thể tồn tạithiếu pháp luật; ngược lại pháp luật chỉ hình thành, phát triển và phát huy hiệulực bằng con đường Nhà nước Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nướcphải tác động tới các quan hệ xã hội nhằm đạt mục tiêu quản lý được đặt ratrong từng thời kỳ Sự tác động đó là nhu cầu tất yếu của Nhà nước và được tiếnhành bởi nhiều chủ thể, nhiều cách thức, nhiều hoạt động khác nhau, trong đó cóhoạt động ban hành văn bản pháp luật, phương tiện chủ yếu và quan trọng nhất
để quản lý Nhà nước Chất lượng của văn bản ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảhoạt động của bộ máy nhà nước, đến sự vận động phát triển của xã hội bởi vìcác quyết định pháp luật, các văn bản pháp luật chính là bản thân pháp luật Do
có vai trò quan trọng như vậy nên cần làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm vănbản pháp luật làm cơ sở cho việc xác định nôi dung, hình thức, thủ tục ban hành,
xử lý và những vấn đề khác của hoạt động xây dựng văn bản pháp luật trongthực tiễn Lý luận chung về Nhà nước, pháp luật và khoa học pháp lý chuyênngành cũng như thực tiễn lập pháp ở Việt Nam đã nghiên cứu vấn đề này từ lâunhưng đến bây giờ vẫn còn nhiều điều chưa thống nhất và thoả đáng
Hiện nay đang tồn tại một số cách hiểu khác nhau về thuật ngữ văn bảnpháp luật, điển hình là hai quan điểm: thứ nhất coi đó là tên gọi khác của vănbản quy phạm pháp luật, thứ hai xác định là tên gọi chung của văn bản quyphạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật
Trong quan điểm thứ nhất, có thể thấy ở các sách báo pháp lý thườngđồng nghĩa hai khái niệm này với nhau Tuy nhiên, một số điểm bất hợp lý đã
Trang 4bộc lộ rõ, trước hết là do thiếu từ “quy phạm” nên thuật ngữ “văn bản pháp luật”không thể hiện được bản chất của những văn bản có nội dung là các quy tắc xử
sự chung ( khuôn mẫu hành vi) đồng thời tạo ra cách hiểu chưa hợp lý về mốiquan hệ giữa văn bản pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật; cho rằng hai loạinày thuộc hai nhóm khác biệt nhau, từ đó dẫn tới việc nghiên cứu một số vấn đề
có liên quan tới mỗi loại văn bản đó một cách riêng rẽ trong khi xét từ góc độkhoa học thì đó là những vấn đề chung của cả hai loại văn bản này như vấn đề
về hiệu lực, hiệu quả…đều do chủ thể có thẩm quyền ban hành, nội dung vănbản có giá trị bắt buộc thi hành đối với đối tượng có liên quan và được đảm bảobằng Nhà nước
Kể từ khi Luật Ban hành văn bản quy pháp luật ra đời năm 1996 đến naythì cách hiểu thứ nhất ít được sử dụng bởi lẽ do được định nghĩa trong luật nàynên văn bản quy phạm pháp luật đã trở thành một thuật ngữ pháp lý, được sửdụng thống nhất trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn ban hành văn bản Bêncạnh đó, nếu xét về cấu trúc ngôn ngữ thì thuật ngữ văn bản quy phạm pháp luậtrườm rà hơn nhưng nhà làm luật lại sử dụng mà không sử dụng thuật ngữ vănbản pháp luật là do khả năng biểu đạt chính xác hơn nghĩa cần mô tả của cụm từnày
Vì thế cách hiểu thứ hai là quan điểm phổ biến ở nhiều cơ sở nghiên cứu,giảng dạy về luật, được các cơ quan nhà nước sử dụng và được thể hiện trongcác quy định của pháp luật, có ý nghĩa nhất định cho việc nghiên cứu kỹ thuậtxây dựng văn bản, giải quyết được những vấn đề lý luận cơ bản và có giá trịthiết thực hợn
Như vậy, văn bản pháp luật là một khái niệm chung dùng để chỉ văn bảnquy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật, có đặc điểm riêng, khác vớivăn bản hành chính thông dụng là có nội dung chứa đựng ý chí Nhà nước vàđược các chủ thể quản lý ban hành để áp đặt với đối tượng quản lý
Có thể nói, cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luậtđều đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong quản lý Nhà nước Đặc biệtngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng
Trang 5phức tạp thì văn bản quy phạm pháp luật trở thành một công cụ quản lý hữuhiệu, một phương tiện điều chỉnh được sử dụng thường xuyên nhằm duy trì trật
tự xã hội tạo điều kiện cho xã hội ổn định và phát triển Cho nên, cần phải xemxét khái niệm văn bản quy phạm pháp luật dưới góc độ khoa học
1.2 Định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật
Trong lịch sử đã có ba hình thức được các giai cấp thống trị sử dụng đểnâng ý chí của giai cấp mình thành pháp luật là tập quán pháp, tiền lệ pháp vàvăn bản quy phạm pháp luật Trong đó văn bản quy phạm pháp luật được coi làhình thức pháp luật tiến bộ nhất, cơ bản nhất của pháp luật xã hội chủ nghĩa vì
nó có những ưu thế mà tập quán pháp và tiền lệ pháp không có nhờ tính chất đặcbiệt của quy phạm pháp luật, phù hợp với bản chất của kiểu pháp luật xã hội chủnghĩa Tuy nhiên, trước khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ra đờinăm 1996 pháp luật điều chỉnh hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luậtcủa nước ta mặc dù được chú trọng nhưng vẫn còn ở mức độ khiêm tốn; trong
hệ thống pháp luật khái niệm văn bản quy phạm pháp luật chưa hề được địnhnghĩa mà chỉ quy định về tên gọi và vai trò của văn bản quy phạm pháp luật domỗi cơ quan nhà nước ban hành Mặt khác, chưa có sự phân biệt rõ ràng văn bảnquy phạm pháp luật với các loại văn bản mang tính chất pháp lý khác TrongHiến pháp, các luật về Tổ chức bộ máy nhà nước và các văn bản dưới luật mới
đề cập một cách chung chung mà không xác định cụ thể văn bản nào là văn bảnquy phạm pháp luật Có chăng, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật chỉ đượcđịnh nghĩa trong sách báo pháp lý nhưng rất tiếc lại không thống nhất với nhau1.Ngày 12/11/1996, với việc Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namkhoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtlần đầu tiên khái niệm văn bản quy phạm pháp luật được ghi nhận và định nghĩachính thức trong hình thức văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao Điều này
có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến bộ đáng kể trong thực tiễn lập pháp ởViệt Nam Ngày 16/12/2002, Quốc hội khóa XI thông qua Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Tại điều 1 Luật
1 Xem:tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/1998
Trang 6Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung định nghĩa: “văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền banhành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được Nhànước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xãhội chủ nghĩa” Năm 2004, Quốc hội khoá XI tiếp tục thông qua Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân(UBND), đưa ra định nghĩa cụ thể về văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn các đạo luật điều chỉnh hoạt độngban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được ra đời và định nghĩa về văn bảnquy phạm pháp luật cũng được thảo luận, nghiên cứu và hoàn thiện hơn, trởthành cơ sở pháp lý cho hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật trongthời kỳ đổi mới ở nước ta
Trong phạm vi đề tài của khoá luận, chúng ta không xem xét văn bản quyphạm pháp luật một cách khái quát, chung chung mà đi sâu tìm hiểu những vấn
đề lien qua đến văn bản quy phạm pháp luật của nhóm cơ quan quyền lực nhànước, bao gồm văn bản của Quốc hội (QH), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội(UBTVQH) và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp
2 Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, vấn đề tổ chức và thực hiện quyềnlực nhà nước ở mỗi quốc gia có sự khác nhau nhất định Quyền lực nhà nước cóthể chủ yếu tập trung trong tay một cá nhân hoặc một cơ quan, hay được phâncông cho nhiều cơ quan khác nhau thực hiện Ở nước ta, theo quy định của Hiếnpháp và các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước thì tất cả quyền lực nhà nướcđều thuộc về nhân dân, mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với gia cấpnông dân và đội ngũ trí thức Điều 6 Hiến pháp 1992 quy định “nhân dân sửdụng quyền lực nhà nước thông qua QH và HĐND là những cơ quan đại diệncho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệmtrước nhân dân” Xuất phát từ việc các cơ quan đại diện hình thành do kết quảbầu cử trực tiếp, thể hiện ý chí của nhân dân, vì vậy chúng nhân danh quyền lực
Trang 7nhân dân và mang tính chất là hệ thống cơ quan quyền lực Một trong nhữnghoạt động cơ bản của cơ quan quyền lực là xây dựng pháp luật tức là hoạt độngban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động này có ý nghĩa quyết định đốivới chất lượng cũng như hiệu quả của quản lý Nhà nước.
Đóng vai trò quan trọng tạo nên “xương sống” của hệ thống pháp luật,văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước mang những đặcđiểm cơ bản sau:
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật do chủ thể có thẩm quyền ban
hành.Không phải mọi cơ quan nhà nước hoặc mọi cá nhân đều có thẩm quyềnban hành văn bản quy phạm pháp luật Tại điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002 đã quy địnhrõ,những cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm phápluật bao gồm: QH, UBTVQH, Chủ tịch nước, Hội đồng thẩm phán toà án nhândân tối cao, Chính phủ, HĐND các cấp, UBND các cấp; có sự phối hợp giữanhững cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quantrung ương của tổ chức chính trị- xã hội để ban hành văn bản quy phạm phápluật liên tịch Những cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm phápluật là Thủ tướng chính phủ, chánh án Toà án nhân dân tối cao, viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Vì vậy, dấu hiệu đầu tiên để khẳng định một văn bản quy phạm pháp luậtcủa cơ quan quyền lực nhà nước là văn bản đó phải được ban hành bởi QH vàHĐND các cấp
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước
được ban hành theo thủ tục, trình tự luật định
Xuất phát từ tầm quan trọng của văn bản quy phạm pháp luật do cơ quanquyền lực nhà nước ban hành đối với hoạt động quản lý nhà nước, từ yêu cầuđảm bảo sự chặt chẽ, thống nhất trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạmpháp luật, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật luôn đóng vaitrò hết sức quan trọng Cho nên, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2002, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND 2004
Trang 8đã quy định trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hệ thống
cơ quan quyền lực từ trung ương đến địa phương khá đầy đủ và hợp lý Theo đó,một văn bản quy phạm pháp luật của QH hay HĐND được ban hành qua cácbước: lập chương trình, soạn thảo, lấy ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản, thẩmtra, thẩm định, đến thông qua, ký, công bố tất cả đều phải tuân thủ đúng quyđịnh của luật ( mục 2 đến mục 9 chương III của Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật và chương III Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật củaHĐND và UBND) Việc tuân thủ những quy định về trình tự, thủ tục trong hoạtđộng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực Nhà nước làđiều kiện để đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc cơ bản trong quátrình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân
Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực Nhà nước
chứa đựng các quy định xử sự chung (quy phạm pháp luật)
Các quy tắc xử sự chính là những khuôn mẫu, chuẩn mực mà mọi cơquan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia các quan hệ xã hôi được quytắc đó điều chỉnh Về mặt hình thức,quy phạm pháp luật chứa đựng trong cácvăn bản quy phạm pháp luật Trong mối quan hệ này, quy phạm pháp luật là nộidung còn văn bản quy phạm pháp luật là hình thức Đây là đặc điểm quan trọngnhất của văn bản quy phạm pháp luật Do chứa đựng và thể hịên ý chí cuả nhànước với nội dung là các quy tắc xử sự cho nên văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan quyền lực luôn luôn có giá trị bắt buộc chung và được đảm bảo thựchiện bằng Nhà nước với nhiều biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, tổ chức,hành chính, kinh tế và đặc biệt là biện pháp cưỡng chế
Thứ tư, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực Nhà nước có
đối tượng áp dụng chung, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn
Với nội dung là các quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan quyền lực tác động lên nhiều đối tượng, đó là một nhóm chủ thể lớn cóchung một hoặc một số yếu tố nào đó như: quốc tịch, địa bàn cư trú… hoặc làmọi chủ thể nằm trong điều kiện, hoàn cảnh mà quy phạm pháp luật quy định
Trang 9Mặt khác, văn bản quy phạm pháp luật được dùng để điều chỉnh các quan hệ xãhội có tính phổ biến, nên quy tắc xử sự chung mà các đối tượng tác động củapháp luật phải tuân theo khi rơi vào tình huống dự liệu, tình huống đó có tính lặp
đi lặp lại trên thực tế nên các quy phạm được sử dụng nhiều lần Nói cách khác,văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước được sử dụngnhiều lần, nó khác với văn bản áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện duy nhấtmột lần trên thực tế đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể
3 Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nướcnói chung và cơ quan quyền lực nhà nước nói riêng luôn luôn được các nhà làmluật quan tâm.Lâu nay, vấn đề này đã được quy định tại Hiến pháp, một số đạoLuật về tổ chức bộ máy nhà nước và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Thẩm quyền ban hành văn bản thông thường được hiểu bao gồm thẩm quyền vềhình thức(gắn với chủ thể ban hành văn bản) và thẩm quyền về nội dung: nộidung các quy định trong văn bản( gắn với thẩm quyền quản lý của chủ thể banhành văn bản) Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của QH vàHĐND được xem xét dưới hai góc độ đó trên cơ sở có sự phân định cụ thể vềthẩm quyền giữa cơ quan quyền lực nhà nước trung ương (TW) và cơ quanquyền lực nhà nước ở địa phương
3.1 Thẩm quyền về hình thức
Thẩm quyền về hình thức trong hoạt động ban hành văn bản quy phạmpháp luật là thẩm quyền của các chủ thể trong việc ban hành các văn bản dopháp luật quy định Khi ban hành văn bản chủ thể đó phải sử dụng đúng loại vănbản mình được ban hành Nếu sai phạm thì không được xem là văn bản quyphạm pháp luật và sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử lý
Theo quy định của pháp luật hiện hành, QH là cơ quan đại biểu cao nhấtcủa nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nước cộng hoà XHCNViệt Nam, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước Vì vậy, chỉ
có QH mới có quyền ban hành các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao
Trang 10nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản của xã hội ta, được quy định tại điều
84, 88, 147 Hiến pháp 1992, điều 2 Luật Tổ chức Quốc Hội 2001 và quy định cụthể tại điều 13 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2002: “QH là cơquan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp QH làm Hiến pháp và sửa đổiHiến pháp Căn cứ vào Hiến pháp, QH ban hành Luật, nghị quyết.”
Là cơ quan thường trực của QH, thẩm quyền ban hành văn bản củaUBTVQH được pháp luật quy định: căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của
QH, UBTVQH ban hành pháp lệnh, nghị quyết
Cùng với QH, HĐND các cấp hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực nhànước, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyềnnhân dân Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ mang tính chất “đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân”, HĐND các cấp được ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức Nghị quyết (theo quy định tại điều
120 Hiến pháp 1992, điều 10 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003, điều 1 LuậtBan hành văn bản quy phạm pháp luật củ HĐND và UBND 2004)
3.2 Thẩm quyền về nội dung
Xác định thẩm quyền về nội dung là vấn đề rất quan trọng vì nếu không
sẽ dẫn đến tình trạng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chồngchéo, mâu thuẫn nhau, không phù hợp với thực tế hoặc không đúng nội dung,tinh thần pháp luật hay bỏ sót các lĩnh vực cần sự quản lý của nhà nước Đểtránh tình trạng đó, các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt độngban hành văn bản quy phạm pháp luật đã phân định rõ hơn thẩm quyền ban hànhvăn bản giữa cơ quan quyền lực nhà nước TW với cơ quan quyền lực nhà nướcđịa phương cũng như các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước Đồng thời tránhđược sự trùng lặp với các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trongLuật tổ chức QH và Luật tổ chức HDND và UBND
Là tổ chức cao nhất của thiết chế đại diện, là “tập thể hành động” QH thaymặt nhân dân quyết định và thực hiên quyền lực nhà nước thống nhất trong cảnước QH là cơ quan duy nhất có quyền ban hành Hiến pháp và luật Hiến pháp
là cơ sở của hệ thống pháp luật, là đạo luật cơ bản của nhà nước, quy định
Trang 11những vấn đề quan trọng nhất của nhà nước như chế độ chính trị, chế độ kinh tế,hình thức và bản chất của nhà nước Bên cạnh quyền thông qua Hiến pháp vàsửa đổi Hiến pháp QH còn có quyền thông qua luật và sửa đổi luật Luật quyđịnh các vấn đề cơ bản thuộc các lĩnh vực về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinhtế- xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổchức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động củacông dân Nghị quyết của QH được ban hành để quyết định các vấn đề thẩmquyền của QH như quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sáchdân tộc, tôn giáo, đối ngoại, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sáchTW 2 Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước khác phải cụ thểhoá và không được trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH.
Những văn bản mà QH có thẩm quyền ban hành nhìn chung đã điều chỉnhđược các lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu quản
lý đất nước bằng pháp luật Nhưng về phương diện lý luận và thực tiễn thì dù cốgắng đến mấy phần lớn các văn bản này không thể bao quát được tất cả mức độ,khía cạnh của các vấn đề thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Chính vì vậy,trên cơ sở các quy định của cơ quan nhà nước TW, Hiến pháp; Luật Tổ chứcHĐND và UBND, Luật Bạn hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND vàUBND quy định HĐND các cấp có thẩm quyền ban hành nghi quyết để cụ thểhoá các quy định đó cho phù hợp với yêu cầu, đặc điểm, đặc thù của địaphương Nghiên cứu những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật của HĐND và UBND ta thấy, hầu như không một lĩnh vực nào, khôngmột vấn đề gì ở địa phương lại không liên quan đến thẩm quyền ban hành vănbản của HĐND Điều này bắt nguồn từ vị trí, vai trò của HĐND là cơ quanquyền lực nhà nước có chức năng lãnh đạo và quản lý đối với tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội, quyết định các chủ trương, biện pháp nhằm xây dựng vàphát triển địa phương về mọi mặt Luật cũng đã quy định HĐND cả 3 cấp tỉnh,huyện, xã đều có thẩm quyền ban hành nghị quyết đồng thời có sự phân biệt
2 Điều 20 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ( sửa đổi, bổ sung năm 2002 )
Trang 12giữa nội dung văn bản quy phạm pháp luật của HĐND các cấp theo nhiệm vụquyền hạn được giao.
Thực hiện đúng thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật khôngnhững giúp cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình màcòn góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác xây dựng pháp luật,kịp thời triển khai đưa chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống
4 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Để mỗi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phát huy vai trò tácđộng và điều chỉnh có hiệu quả các mối quan hệ xã hội theo đúng mục đích đãđặt ra cần phải xác định rõ giới hạn hiệu lực của nó Theo quan điểm phổ biếnhiện nay, hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là khả năng tác độngcủa văn bản quy phạm pháp luật vào các quan hệ xã hội được hình thành trên cơ
sở pháp luật hiện hành và thể hiện ở 3 phương diện: thời gian, không gian và đốitượng Về nguyên tắc, phụ thuộc vào vị trí, tính chất, thẩm quyền của cơ quanban hành văn bản quy phạm pháp luật, tính chất và mục đích điều chỉnh của mộtloại văn bản cụ thể, hiệu lực của chúng có những giới hạn và mức độ khác nhau.Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước cũng bị chi phốibởi các yếu tố đó và thể hiện trong việc quy định hiệu lực về không gian, hiệulực về thời gian, hiệu lực về đối tượng áp dụng
4.1 Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước theo không gian
Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật là phạm vi lãnhthổ mà văn bản tác động Theo vị trí của cơ quan ban hành văn bản có thể phânloại văn bản quy phạm pháp luật thành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quanquyền lực nhà nước TW và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lựcnhà nước địa phương Nghiên cứu điều 79 Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật 2002 và điều 49 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật củaHĐND và UBND 2004 ta thấy: văn bản quy phạm pháp luật của QH, UBTVQH
có hiệu lực trong phạm vi cả nước, văn bản quy phạm pháp luật của HĐNDthuộc đơn vị hành chính cấp nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính
Trang 13đó Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của HĐND có hiệu lực trongphạm vi nhất định của địa phương thì phải xác định ngay trong văn bản Điềunày xuất phát từ thẩm quyền và phạm vi quản lý của QH và HĐND Cơ quanquyền lực TW được thiết lập ở tầm quốc gia còn cơ quan quyền lực địa phươngđược tổ chức theo đơn vịhành chính lãnh thổ, thẩm quyền quản lý chỉ giới hạntrong khuôn khổ một địa bàn nhất định Trên thực tế, hiệu lực về không gianđược nêu trong hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lựcnhà nước, đối với những trường hợp đặc biệt không có điều khoản đó thì phảidựa vào thẩm quyền và nội dung các quy phạm trong văn bản để xác định hiệulực.
4.2 Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước theo đối tượng
Đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm cá nhân, tổchức và những mối quan hệ mà văn bản đó cần phát huy hiệu lực Thông thườngcác văn bản pháp luật tác động đến tất cả các đối tượng nằm trong lãnh thổ màvăn bản quy phạm pháp luật đó có hiệu lực về không gian Phù hợp với điều đó,luật quy định: “văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước
TW được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam”3 Tuynhiên, trong những trường hợp nhất định văn bản quy phạm pháp luật của QH,UBTVQH cũng có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài ở ViệtNam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác Ví dụ,người nước ngoài ( trừ nhân viên ngoại giao và một số người được hưởng quyềnmiễn trừ đặc biệt), những người không quốc tịch có nghĩa vụ phải tôn trọngpháp luật Việt Nam Nếu vi phạm họ phải chịu trách nhiệm pháp lý về hậu quả
do hành vi của mình gây ra
Khoản 3 điều 49 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp lụât của HĐND
và UBDN cũng quy định: “ văn bản quy phạm pháp luật của HĐND có hiệu lực
áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia các quan hệ xã hội được
3 Điều 79 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2002
Trang 14văn bản quy phạm pháp luật đó điều chỉnh”, tức là những đối tượng đang ở địabàn thuộc quyền quản lý của cơ quan nào thì phải chịu sự quản lý của cơ quan
đó Bên cạnh các cá nhân, tổ chức nêu trên, cá biệt còn có những đối tượng chịu
sự quản lý của một địa phương song lại đang ở một địa bàn thuộc quyền quản lýcủa địa phương khác Vì thế, văn bản quy phạm pháp luật của HĐND có thể cóhiệu lực đối với cả đối tượng thuộc quyền quản lý của mình đang ở một địaphương khác Tất nhiên, là những văn bản cụ thể hoá Hiến pháp, Luật , Nghịquyết và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nên hiệu lực văn bản quy phạmpháp luật của HĐND về đối tượng cũng phải đảm bảo có nội dung tương ứng vàphù hợp
4.3 Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước theo thời gian
Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật là sự tác độngcủa văn bản lên các quan hệ xã hội trong khoảng thời gian xác định, thể hiện ởthời điểm có hiệu lực và thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạmpháp luật Sự giới hạn hiệu lực của văn bản pháp luật theo thời gian là cần thiết
vì mỗi văn bản pháp luật được hình thành trong một giai đoạn lịch sử, với nhữngđiều kiện nhất định của đời sống xã hội nên chỉ có thể phát huy tác dụng khi còntồn tại những điều kiện đó Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật của cơ quanquyền lực nhà nước ở TW và địa phương theo thời gian được quy định cụ thểtrong hai đạo luật: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2002 từ điều 75đến điều 78; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND
từ điều 51 đến điều 53
Về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, luật quy định:Luật, Nghị quyết của QH, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH có hiệu lực kể
từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày
có hiệu lực khác Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh có hiệu lực sau
10 ngày và phải được đăng công báo chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày HĐNDthông qua, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn Vănbản quy phạm pháp luật của HĐND cấp huyện có hiệu lực sau 7 ngày và phải
Trang 15được niêm yết chậm nhất là 3 ngày kể từ ngày HĐND thông qua, trừ trường hợpvăn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn Văn bản quy phạm pháp luật củaHĐND cấp xã có hiệu lực sau 5 ngày và phải được niêm yết chậm nhất là 2 ngày
kể từ ngày HĐND thông qua, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lựcmuộn hơn Luật đã xác định nguyên tắc đối với văn bản quy phạm của cơ quanquyền lực nhà nước TW là chỉ trong những trường hợp đặc biệt, thật cần thiết thìmới áp dụng hiệu lực trở về trước, khi đó cần phải tránh những trường hợp phápluật cấm áp dụng hiệu lực hồi tố Đối với văn bản quy phạm pháp luật củaHĐND luật không quy định vấn đề này
Luật cũng quy định, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lựcnhà nước bị đình chỉ thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lýcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trường hợp không bị huỷ bỏ, bãi bỏ thìvăn bản tiếp tục có hiệu lực, nếu bị bãi bỏ, huỷ bỏ thì văn bản hết hiệu lực
Về thời điểm kết thúc hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thôngthường pháp luật không quy định Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc đảmbảo tính ổn định của pháp luật, tính dự liệu của các văn bản quy phạm pháp luật
và bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.Tuy nhiên, vềmặt lý luận và thực tiễn có thể xác định thời điểm kết thúc hiệu lực của văn bảnquy phạm pháp luật Vì thế, hai đạo luật điều chỉnh hoạt động ban hành văn bảnquy phạm pháp luật đã quy định văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn
bộ hoặc một phần trong các trường hợp: hết thời hạn có hiệu lực đã được quyđịnh trong văn bản; được thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhànước đã ban hành văn bản đó; bị huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơquan nhà nước có thẩm quyền; không còn đối tượng điều chỉnh; văn bản quyđịnh chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản hết hiệu lực đồng thời hết hiệu lựccùng văn bản đó Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước
về thời điểm kết thúc hiệu lực cũng không nằm ngoài những trường hợp trên
Trang 16CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
1 Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc Hội, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội
1.1 Khái quát tình hình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của QH, UBTVQH
Ngay từ khi chính quyền cách mạng non trẻ ra đời năm 1945, hoạt độngxây dựng pháp luật đã được Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệtquan tâm Gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước cộnghoà XHCN Việt Nam, hoạt động xây dựng pháp luật đã đạt được nhiều thànhtựu to lớn đáp ứng nhu cầu của xã hội Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến,lập pháp QH đóng vai trò quan trọng và quyết định trong việc xây dựng và hoànthiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Tính đến thời điểm tháng 12/2005,ngoài bốn bản Hiến pháp QH đã ban hành 183 Luật, Bộ LuËt và nhiều nghịquyết có chứa quy phạm pháp luật Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật
do QH, UBTVQH ban hành đã kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước, phản ánh trung thực ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phùhợp thực tiễn đất nước trong từng thời kỳ, góp phần thúc đẩy sự phát triển xãhội
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, nhân dân cả nước đã tổ chức thành công cuộctổng tuyển cử tự do bầu ra QH Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, QH đầu tiêncủa nước ta Ngày 09 tháng 11 năm 1946 QH khoá I đã ban hành bản Hiến phápđầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Hiến pháp 1946, sự kiện có ýnghĩa trọng đại trong lịch sử lập pháp của QH
Giai đoạn từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 7 năm 1954 đất nước có chiếntranh, đó là cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp kéo dài 9 nămkhiến cho QH hầu như không thể ban hành các đạo luật như dự kiến Thời gian
Trang 17này, vấn đề quản lý đất nước, điều hành xã hội và chỉ đạo kháng chiến phần lớndựa vào các sắc lệnh của Chủ tịch nước và các văn bản của Chính phủ.
Giai đoạn từ 1954 - 1975, đất nước tạm bị chia làm hai miền với nhữngnăm tháng thử thách đầy cam go, quyết liệt Nhân dân ta phải đồng thời tiếnhành cách mạng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thốngnhất đất nước Để phục vụ các yêu cầu của đất nước, QH ban hành Hiến pháp
1959 một lần nữa khẳng định Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân,
vì dân với các quy định về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, tổ chức bộ máyNhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Cùng thời gian này, QH đãnhanh chóng cụ thể Hiến pháp bằng một loạt các văn bản Luật như: Luật tổ chứcHĐND và UB hành chính các cấp 1962, Luật tổ chức QH 1960, Luật tổ chứchội đồng Chính phủ 1960; góp phần quản lý Nhà nước và xã hội bằng pháp luật,tích cực phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất nướcnhà Với chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 đất nước hoàn toàn giải phóng,thống nhất về mặt lãnh thổ, ít lâu sau chúng ta thống nhất về mặt Nhà nước.Kể
từ QH khoá VI được tổ chức vào tháng 7 năm 1976 QH Việt Nam đã đi vào hoạtđộng thường xuyên và tập trung xây dựng các đạo luật cần thiết để điều chỉnhnhiều quan hệ xã hội quan trọng, khắc phục tình trạng “pháp chế chậm đượctăng cường, pháp luật, kû cương bị buông lỏng, việc đấu tranh chống nhữnghành vi vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội thiếu cương quyết, triệt để”4.Thành tựu lập pháp lớn nhất của giai đoạn này là sự ra đời của Hiến pháp 1980
Kế thừa và phát triển nội dung của Hiến pháp 1946 và 1959, Hiến pháp 1980 đãtổng kết và xác định những thành quả Cách mạng của nhân dân Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xãhội Việt Nam trong giai đoạn mới
Từ khoá I đến khoá VII, trải qua trên 40 năm hoạt động trong điều kiệnlịch sử còn nhiều khó khăn, gian khổ QH, UBTVQH đã thực sự làm việc vớitinh thần trách nhiệm vì nhân dân; tập trung, phát huy trí và lực trong việc banhành những văn bản quy phạm pháp luật phù hợp đáp ứng nhu cầu của thực tiễn
4 Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ V – NXB Chính trị Quốc gia, trang 39
Trang 18đời sống Cách mạng Ngoài ba bản Hiến pháp, Hiến pháp 1946, 1959, 1980 QH
đã thông qua 29 Bộ luật, Luật, 36 Pháp lệnh và nhiều Nghị quyết chứa đựng quyphạm pháp luật
Tuy nhiên, hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của QH thờigian này vẫn có những hạn chế nhất định QH chỉ chủ yếu tập trung vào hoạtđộng xây dựng Hiến pháp, còn việc xây dựng luật để điều chỉnh nhiều lĩnh vựcquan trọng của đời sống xã hội như: dân sự, thượng mại, tài chính…chưa đượcchú trọng, chủ yếu do các văn bản dưới luật điều chỉnh
Sau cuộc bầu cử ngày 19/4/1987,QH khoá VIII (1987-1992) thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của mình trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn đầucủa công cuộc đổi mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI Đây
là thời kỳ đánh dấu bước chuyển có ý nghĩa cơ bản trong hoạt động ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật của QH.Trong nhiệm kỳ, QH đã thông qua Hiếnpháp năm 1992,31 Luật, bộ luật và nhiều nghị quyết chứa quy phạm pháp luật;Hội đồng Nhà nước đã thông qua 43 pháp lệnh và nhiều nghị quyêt chứa quyphạm pháp luật.Nhiều đạo luật quan trọng ra đời góp phần quyết định việc thúcđẩy tiến trình đổi mới như Luật Đất đai 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việtnam 1987, Bộ Luật hàng hải 1990 và một số văn bản quy phạm khác như pháplệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính 1990, Nghị quyết kỳhọp thứ 7 QH khoá VIII về việc thực hiện miễn thuế nông nghiệp theo di chúccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh …Đặc biệt, sau ba lần sửa đổi, bổ sung ngày15/4/1992 tại kỳ họp thứ 11 khoá 8 QH đã thông qua Hiến pháp 1992, đánh dấumột mốc lớn trên con đường đổi mới và tạo cơ sở pháp lý để chuyển hẳn hoạtđộng xây dựng pháp luât từ cơ chế tập trung,quan liêu, bao cấp sang nền kinh tếthị trường nhiều thành phần có sự định hướng, điều tiết của nhà nước Nhưngbên cạnh đó, hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của QH cũng bộc
lộ nhiều điểm chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội như vẫn tạo ra nhiều
“khoảng trống”, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp vớiđiều kiện kinh tế-xã hội, thiếu tính khả thi, làm cho hệ thống văn bản pháp luậtnước ta vừa thiếu lại vừa thừa, vừa quá cao lại vừa lạc hậu
Trang 19Với nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách là rà soát lại toàn bộ hệ thống vănbản quy phạm pháp luật hiện hành,từng bước xây dựng mớí, sửa đổi, bổ sungcác văn bản đã ban hành cho phù hợp với Hiến pháp mới , đáp ứng yêu cầu quản
lý xã hội bằng pháp luật , QH khoá IX (1992-1997) đã dành nhiều thời gian, trílực để xem xét thông qua nhiều luât, pháp lệnh, nghị quyết Trong đó có hai BộLuật lớn có ý nghĩa quan trọng cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nước nhà,tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh là Bộ Luật dânsự(1995) và Bộ Luật lao động(1994).Hoat động xây dựng pháp luật thời giannày đáng chú ý là ngày 12/11/1996 QH đã thông qua Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật Đây là bước tiến rất lớn cho đến thời điểm này chúng tamới có “luật làm ra luật”, tạo điều kiện cải thiện công tác ban hành văn bản quyphạm pháp luật của QH, UBTVQH nói riêng và các cơ quan nhà nước nóichung
QH khoá X (từ tháng 7 năm 1997 đến tháng 5 năm 2002) là QH tiếp tục
sự nghiệp đổi mới So với nhiệm kỳ khoá IX, hoạt động xây dựng văn bản quyphạm pháp luật của QH khoá X đã có sự chuyển biến cả về chất và lượng QH
đã thông qua 35 luật, bộ luật và nhiều nghị quyết chứa đựng quy phạm phápluật, UBTVQH đã thông qua được 42 pháp lệnh và nhiều nghị quyết chứa đựngquy phạm pháp luật Chất lưọng Luật, pháp lệnh, nghị quyết được nâng lên cả vềhình thức và nội dung Thành công lớn nhất của QH là tại kỳ họp thứ 10, ngày25/12/2001 QH đã xét, thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Hiến pháp năm 1992, thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng theotinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng Đây là cơ sở pháp lý quantrọng cho việc tiếp tục cải cách thể chế tổ chức bộ máy nhà nước, đổi mới hệthống chính trị, nâng cao hiệu quả quản ký Nhà nước, phát huy dân chủ, xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Ngày 19 tháng 5 năm 2002 cử tri cả nước đã bỏ phiếu bầu ra QH khoá XI(2002-2007).Là khoá QH đầu tiên của thế kỷ XXI, QH khoá XI có vai trò rấtquan trọng trong giai đoạn tiếp tục công cuộc đổi mới và công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
Trang 20minh.QH đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng văn bảnquy phạm pháp luật; tất nhiên cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết vàhạn chế nhất định.
1.2 Thực trạng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của QH, UBTVQH
1.2.1 Những thành tựu trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của QH
Đánh giá một cách toàn diện, hơn 60 năm trong hoạt động xây dựng vănbản quy phạm pháp luật, QH Việt nam đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, đángkhích lệ Bước chuyển biến cơ bản nhất, rõ nét nhất thể hiện trong việc trướcđây chúng ta quản lý kinh tế - xã hội chủ yếu bằng chính sách, nghị quyết vàmệnh lệnh hành chính thì nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã trở thànhcông cụ quản lý xã hội, khẳng định và phát huy hiệu quả trong cuộc sống.Hệthống văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhấtđược ban hành khá đầy đủ theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh trên khắpcác lĩnh vực của đời sống xã hội, có hiệu lực, có tính khả thi cao, làm cơ sở chomọi cơ quan nhà nước, mọi tổ chức và công dân sống và làm việc theo tinh thầncủa nhà nước pháp quyền
Một trong những thành tựu quan trọng của QH đó là việc coi trọng vai tròcủa nhân dân trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luât Quyền làmchủ và trí tuệ của nhân dân ngày càng được phát huy, hoạt động xây dựng vănbản quy phạm pháp luật hướng tới nhân dân đã thay cho việc coi trọng, ưu tiêngiải quyết những vấn đề về quản lý nhà nước mà ít quan tâm tới đối tượng thihành là người dân như trước kia Vấn đề bảo đảm quyền, lợi ích của người dânđược xác định là vấn đề trọng tâm trong quá trình soạn thảo, thẩm tra và thôngqua các dự án luật như Luật Bảo hiểm xã hội(2006), Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của bộ luật lao động (phần đình công) năm 2006 QH đã thực sự quantâm thúc đẩy triển khai dự án Luật trưng cầu ý dân trên thực tế Vai trò của cácchuyên gia, các nhà hoạt động thực tiễn cũng được tăng cường Đặc biệt, hìnhthức lấy ý kiến nhân dân đối với các dự án văn bản pháp luật được tổ chứcthường xuyên và bước đầu sử dụng được thế mạnh của công nghệ thông tin Một
Trang 21số dự án luật quan trọng được đưa lên các trang báo điện tử để lấy ý kiến nhândân.Vì thế, Luật được xây dựng hợp với lòng dân, được nhân dân đón nhận vànhanh chóng thực thi trong cuộc sống.
Về chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của QH đã đượcxây dựng trên cơ sở yêu cầu và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, được sửađổi, bổ sung một cách linh hoạt Hoạt động lập chương trình xây dựng văn bảnquy phạm pháp luật hàng năm đã đi dần vào nề nếp Chương trình lập ra mangtính khả thi hơn trước, thể hiện qua việc số lượng dự án đưa vào chương trìnhngày càng lớn và tỷ lệ thực hiện ngày càng cao, tiến độ thực hiện ít phải điềuchỉnh Trong quá trình triển khai, thực hiện chương trình xây dựng pháp luật cảnhiệm kỳ cho đến kỳ họp thứ 9 (5/6/2006) QH khoá XI đã có 03 lần điều chỉnhchương trình, theo đó số dự án rút khỏi chương trình là 02 ( 01 dự án luật, 01 dự
án pháp lệnh), số dự án bổ sung là 17 dự án luật, 01 dự thảo nghị quyết chứađựng quy phạm pháp luật và 04 dự án pháp lệnh5 Đây là một thành công lớntrong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của nhiệm kỳ QH khoáXI
Với việc thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật năm 2002, quy trình ban hành văn bản quy phạmpháp luật của QH đã có những bước cải tiến mang tính đột phá Đó là việc xemxét, thông qua luật tại một hoặc hai kỳ họp QH Trừ một số dự án luật khôngphức tạp, QH xét thấy có thể thông qua ngay tại một kỳ họp, hầu hết các dự ánluật đã được áp dụng quy trình thông qua tại hai kỳ họp QH; đem lại nhữngchuyển biến có tính bước ngoặt, chấm dứt tình trạng một dự án luật có thể trình
ra QH nhiều lần, trong nhiều năm, các chủ thể có căn cứ vững chắc để lập kếhoạch triển khai hoạt động theo đúng tiến độ mà chương trình đã đề ra
Bên cạnh đó, công tác soạn thảo dự án luật, pháp lệnh đã được thực hiệntốt hơn Việc tổ chức soạn thảo được tiến hành quy củ từ thành lập ban soạnthảo đến lấy ý kiến của các cơ quan đối với dự án, dự thảo Dự thảo văn bản quyphạm pháp luật được gửi cho các cơ quan có thẩm quyền, các vị đại biểu theo
5 Báo nhà nước và pháp luật số 11/2006
Trang 22đúng quy định tạo điều kiện và thời gian nghiên cứu kỹ trước khi thảo luận,chỉnh lý giúp cho việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng vàkhả thi Lần đầu tiên có một Uỷ ban của QH soạn thảo và trình dự án luật ra QHthành công, đặc biệt đó lại là một dự án luật mang tính chuyên môn cao Uỷ bankhoa học công nghệ và môi trường của QH khoá XI đã chủ động đề xuất việcxây dựng dự án luật giao dịch điện tử và chủ động thực hiện việc soạn thảo dự
án luật này Dự án Luật giao dịch điện tử đã được QH cho ý kiến tại kỳ họp thứ
7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8 ( cuối năm 2005) khẳng định trên thực tế khảnăng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các Uỷ ban QH
Về việc xem xét, thông qua các dự án luật, dự án pháp lệnh, nhờ một phầnlàm tốt khâu lập chương trình xây dựng pháp luật, ấn định rõ thời gian xem xét,thảo luận, thời gian phát biểu của mỗi đại biểu QH, việc điều hành rõ ràng, dứtkhoát của chủ toạ các phiên họp đã góp phần khắc phục những hạn chế về thờigian làm việc của QH, UBTVQH, giúp cho việc chuẩn bị, thông qua văn bảnquy phạm pháp luật tại kỳ họp QH, tại phiên họp UBTVQH được chủ động,nhanh chóng, bảo đảm chất lượng Nội dung các văn bản quy phạm pháp luậtban hành mang tính toàn diện, bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, kỹthuật xây dựng văn bản có nhiều tiến bộ, văn phong pháp lý trong sáng, rõ ràng,thuật ngữ được sử dụng chính xác hơn, sự giải thích pháp luật cũng có sự thốngnhất, khoa học Số lượng văn bản luật, pháp lệnh và nghị quyết được ban hànhtăng gấp nhiều lần Cụ thể, QH khoá XI đã tạo ra được bước nhảy vọt trong hoạtđộng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Năm năm qua, QH đã xem xétthông qua được 84 luật, bộ luật và 15 nghị quyết có chứa đựng quy phạm phápluật; UBTVQH đã xem xét thông qua được 37 pháp lệnh đưa số lượng văn bảnpháp luật được thông qua cả nhiệm kỳ tăng nhiều lần so với trước đây6 Hệthống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đã quán triệt quan điểm,đường lối, chủ trương của Đảng, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đề ra, tạo cơ sởcho việc giải quyết các vấn đề bức xúc của cuộc sống, thiết lập trật tự mới trong
6 Cổng thông tin điện tử - Bộ Tư pháp
Trang 23quản lý xã hội; đồng thời mở ra triển vọng đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thốngpháp luật của nước ta
Là QH đầu tiên hoạt động trên cơ sở những quy định đã được sửa đổi, bổsung năm 2001 của Hiến pháp 1992, với định hướng mới là xây dựng Nhà nướcpháp quyền Việt Nam XHCN, QH khoá XI đã xem xét, sửa đổi các Luật về tổchức bộ máy nhà nước: Luật hoạt động giám sát của QH 2005, Luật tổ chứcHĐND và UBND 2003, Luật bầu cử đại biểu HĐND 2003…Nhằm kiện toàn bộmáy nhà nước từ TW đến địa phương
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước với chủ trương hội nhập và nhất là việc Việt Nam trở thành thànhviên của WTO, QH, UBTVQH đã giành sự ưu tiên cho việc xây dựng và banhành các luật, pháp lệnh về lĩnh vực kinh tế Trong đó chú trọng các vấn đề vềphát triển doanh nghiệp, chính sách đầu tư tín dụng, ngân hàng, hội nhấp khuvực và thế giới như Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị giatăng, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức tín dụng, Luật Cạnhtranh, Luật Chứng khoán, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Ký kết, gia nhập
và thực hiện điều ước quốc tế, pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH ngày20/802004 về chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt nam Đến tháng 12năm 2006 QH và UBTVQH thông qua 10 Luật và 01 pháp lệnh liên quan trựctiếp đến WTO7, gia nhập nhiều điều ước quốc tế đa phương quan trọng về sởhữu trí tuệ và ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương về tín dụng, hàng hải.hàng không…Các văn bản này đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn, thúcđẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, phát huy tối đa nội lực, thu hútngoại lực tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động
Trên lĩnh vực xã hội, QH cũng đã ban hành nhiều văn bản cần thiết đểđiều chỉnh các vấn đề xã hội quan trọng như: Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dụctrẻ em, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Phòng chống tham nhũng, Nghị quyết số16/2003/NQ-QH về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và việclàm cho người cai nghiện ma tuý ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh,
7 Ts Hoàng Phước Hiệp- “ Việt nam gia nhập WTO và vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam”, báo Dân chủ và pháp luật số 1 năm 2007.
Trang 24thành phố trực thuộc TW, Pháp lệnh số 27/2005/PL-UBTVQH 11 về cựu chiếnbinh, pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH ngày 29/6/2005 về ưu đãi người cócông với cách mạng…
Giữ vững quan điểm coi trọng nhân tố con người, coi giáo dục và đào tạokhoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, QH đã ban hành nhiều văn bảnpháp luật làm cơ sở cho hoạt động này: Luật Giáo dục, Luật Dược, Luật Tiêuchuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Xuất bản, …
Để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, giữ vững anninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân, QH, UBTVQH đã ban hành một số văn bản quy phạm quan trọngnhư: Luật An ninh quốc gia, Luật Quốc phòng, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại
tố cáo, Luật Thi đua khen thưởng, Luật Tố tụng dân sự, Nghị quyết số 338/2003/NQ-UBTVQH ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan dongười có thẩm quyền trong tố tụng gây ra…
Có thể nói, những thành tựu mà QH đạt được trong hoạt động ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trên mọi phươngdiện, tạo tiền đề để các nhiệm kỳ QH sau đẩy mạnh tiến độ và nâng cao chấtlượng văn bản quy phạm pháp luật một cách vững chắc hơn
1.2.2 Những hạn chế trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của QH, UBTVQH
Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của QH mặc dù đã đạtđược những thành tựu đáng kể, song vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót, tồn tại Điểmhạn chế lớn nhất thể hiện ở chất lượng các văn bản được ban hành còn phổ biếntình trạng “luật ống”, “luật khung”, nhiều quy định còn chưa phù hợp với thựctế
Luật muốn đi vào cuộc sống đòi hỏi phải có những quy định chi tiết, cụthể để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cuộc sống Trên thực tế, các luật,pháp lệnh đã ban hành chủ yếu mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tínhchất khái quát, trừu tượng Ngoại trừ Bộ luật hình sự và bộ luật dân sự, hầu nhưchúng ta tìm thấy rất ít các văn bản quy phạm pháp luật được lượng hoá và có
Trang 25thể áp dụng được ngay Điều này dẫn đến tình trạng để thi hành luật thì phải cóhàng loạt nghị định quy định chi tiết Nếu không có các quy định của Chính phủ
để triển khai luật, pháp lệnh thì tính hiệu lực bắt buộc, tính quy phạm phổ biếncủa các văn bản pháp luật do QH, UBTVQH ban hành chỉ là kết quả của việctranh luận trên nghị trường chứ chưa phải là vấn đề cần thiết, đáp ứng được sựmong đợi của người dân, của xã hội Mặc dù điều 7 Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật 2002 đã đưa ra nguyên tắc: “Văn bản quy định chi tiết thi hànhphải được soạn thảo với dự án luật, pháp lệnh để trình cơ quan nhà nước cóthẩm quyền kịp thời ban hành khi luật, pháp lệnh có hiệu lực” Nhưng trên thực
tế các ban soạn thảo thường không chuẩn bị kịp các dự thảo văn bản hướng dẫn
để trình đồng thời, hoặc nếu có thì việc chuẩn bị và trình dự thảo cũng mangtính chất đối phó Tình trạng luật, pháp lệnh chờ nghị định và thông tư hướngdẫn vẫn đang là vấn đề nan giải trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạmpháp luật của QH, UBTVQH Theo thống kê của văn phòng Chính phủ, tính đếngiữa tháng 3 năm 2006 còn 143 dự thảo văn bản quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành luật, pháp lệnh chưa được ban hành8 Điển hình của sự chậm trễ này lànghị định quy định chi tiết thi hành Luật Quốc tịch ra đời sau gần 2 năm, nghịđịnh quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí ra sau 3 năm rưỡi, Luật Ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật 2002 sau khi đã có hiệu lực 3 năm mới có nghị định161/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Sự chờ đợi càng kéo dài, tính khảthi của luật, pháp lệnh càng giảm nhất là khi trách nhiệm của các cơ quan thihành không được quy định rõ trong văn bản
Tình trạng luật, pháp lệnh còn nhiều điều khoản chung chung cũng dẫn tới
số lượng các văn bản hướng dẫn rất nhiều, vô tình hoặc hữu ý lấn át cả văn bảnchính Ví dụ, Pháp lệnh phí, lệ phí năm 2001: tổng số văn bản mà Chính phủphải ban hành là 18 văn bản, tổng số văn bản mà Bộ Tài chính phải ban hành là
175 văn bản 9 Điều đó đã phần nào làm giảm chất lượng văn bản luật, pháplệnh Trong những ngày vắng mặt văn bản hướng dẫn thì các văn bản quy phạmpháp luật của QH, UBTVQH buộc phải tuỳ nghi và thật khó mà đúng luật
8 Báo nghiên cứu, trao đổi số 5/2006 trang 6
9 Công văn số 6752/TC/BC ngày 03/6/2005 của Bộ Tài chính, trang 6
Trang 26Một hạn chế lớn trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luậtcủa QH là quy trình xây dựng và ban hành văn bản luật, pháp lệnh còn chưatheo kịp yêu cầu công tác xây dựng pháp luật phục vụ sự nghiệp đổi mới Nhìnvào tiến độ thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm cũng như
cả nhiệm kỳ thì chỉ mới thực hiện được khoảng 60-70% số dự án10 và còn chậmrất nhiều so với kế hoạch Ví dụ như Bộ luật hình sự được đưa vào chương trìnhchính thức của QH từ năm 1995 nhưng đến kỳ họp thứ 6 QH khoá X năm 1999mới được thông qua Điều đó đã dẫn tới tình trạng “dồn toa” trong công tác xâydựng văn bản quy phạm pháp luật Nhiều dự án luật, pháp lệnh phải chuyển chocác kỳ họp sau thông qua làm cho một số vấn đề xã hội bức xúc, cần có luật điềuchỉnh nhưng lại chưa được đưa vào chương trình xây dựng luật, có những luậtkhông phù hợp vẫn phải duy trì Việc quyết định chương trình xây dựng luật,pháp lệnh như hiện nay phần nào hạn chế quyền sáng kiến lập pháp của các chủthể đã được Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan ghi nhận Khi chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh đã được thông qua thì khó có cơ hội để đề xuấtmột sáng kiến lập pháp khác nằm ngoài chương trình mặc dù là rất cần thiết.Việc thẩm định dự án, dự thảo luật của QH hiện nay vẫn còn nhiều bất cập.Theo quy định của pháp luật, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định các dự ánluật, dự án pháp lệnh để Chính phủ xem xét trước khi quyết định trình QH,UBTVQH hoặc để Chính phủ tham gia ý kiến đối với những dự án luật, pháplệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểu QH trình; Hội đồng dân tộc và các Uỷ bancủa QH có trách nhiệm thẩm tra các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghịquyết của UBTVQH Song hoạt động thẩm định, thẩm tra chưa đạt hiệu quả cao,thể hiện ở các mặt: thời gian gửi thẩm định, thẩm tra chậm, các vấn đề thẩmđịnh, thẩm tra không được lập luận, phản biện khoa học, khách quan, đội ngũchuyên gia thực hiện công tác thẩm định, thẩm tra vừa mỏng lại thiếu người amhiểu sâu về lĩnh vực cần thẩm định, thẩm tra…Bên cạnh đó, tính cục bộ vềnhững lợi ích của các Bộ, ngành còn ẩn chứa trong việc soạn thảo các dự ánluật, pháp lệnh; việc tổ chức lấy ý kiến cũng còn mang tính hình thức Cách thảo
10 Các nghi quyết kỳ họp thứ 11 QH khoá X, NXB Chính trị quốc gia 2002 trang 30
Trang 27luận, xem xét, thông qua dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật còn nặng
nề câu chữ và như ý kiến của nhiều người là làm văn tập thể mà chưa chú trọngđúng mức đến tư tưởng chủ đạo, phản ánh chủ trương, đường lối của Đảng.Cách làm việc hiện nay là vừa thiết kế, vừa thi công dẫn tới quá trình xây dựngpháp luật của QH, UBTVQH tốn nhiều thời gian lại chưa đảm bảo chất lượng
Một thực trạng cũng cần đề cập trong công tác xây dựng văn bản quyphạm pháp luật của QH đó là việc tồn tại những văn bản quy phạm pháp luậtchưa phản ánh đầy đủ quy luật khách quan của đời sống xã hội, nội dung củaluật nhiều lúc không theo kịp sự phát triển của thực tiễn, mang nặng ý chí chủquan, tính khả thi và tính dự báo chưa cao làm cho luật thường xuyên phải sửađổi, bổ sung Chẳng hạn, Luật Thuế giá trị gia tăng vừa ban hành chưa có hiệulực thi hành đã phải sửa và thời gian thi hành chưa được bao lâu lại phải sửatiếp Điều này dẫn đến việc luật khó phát huy hiệu lực khi đi vào cuộc sống, cònnhiều mâu thuẫn, chồng chéo và không đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống vănbản quy phạm pháp luật; trong khi kỹ thuật soạn thảo một luật sửa nhiều luật,một văn bản sửa nhiều văn bản hầu như chưa được áp dụng trong hoạt động xâydựng văn bản quy phạm pháp luật của QH
Về vấn đề nội luật hoá các điều luật quốc tế Trong bối cảnh toàn cầu hoáhiện nay, mối quan hệ qua lại giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực ngày mộttăng, hợp tác quốc tế và khu vực trở thành một xu thế tất yếu, thể chế và cơ chế
đa phương ngày càng đóng vai trò quan trọng Chính vì vậy, tất cả các nước trênthế giới không chỉ cần cải cách và điều chỉnh các chính sách quốc gia mà cònphải điều chỉnh và phát triển khung pháp lý cho phù hợp với pháp luật quốc tế.Thích ứng với điều đó, thời gian qua nước ta đã ký kết nhiều điều ước quốc tếvới nỗ lực rà soát, đối chiếu và sửa đổi, xây dựng pháp luật quốc gia để thựchiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế đã cam kết Tuy nhiên, cũng như nhiều nướcđang phát triển khác, Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh
tế - xã hội và hệ thống pháp luật đang hình thành ở mức độ khiêm tốn nên vấn
đề chuyển hoá điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia gặp nhiều khó khăn vàbất cập Nhiều điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập chưa
Trang 28được nội luật hoá vào pháp luật quốc gia hoặc còn nhiều mâu thuẫn, không phùhợp giữa những điều ước quốc tế đó với các đạo luật trong nước Chẳng hạnnhư, những nội dung cụ thể của Hiệp định Thương Mại Việt Nam – Hoa Kỳliên quan đến khái niệm về thương mại, doanh nghiệp, về quyền sở hữu trí tuệ
có sự khác biệt rất lớn với Luật Doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ của ViệtNam Tương tự, quan niệm về thuật ngữ “hàng hoá” Luật Thương mại và LuậtHải quản của chúng ta có định nghĩa “hàng hoá” khác nhau Các hiệp định củaWTO không có định nghĩa về khái niệm này nhưng các Hiệp định đó đều dựavào quy định của công ước của tổ chức hải quan thế giới về hệ thống hài hoà mã
số và mô tả hàng hoá (công ước HS) để xử lý vấn đề, Việt Nam cũng là thànhviên của công ước Theo quy định, tất cả những sản phẩm cụ thể được liệt kê,được mã hoá và mô tả trong danh mục HS đính kèm công ước HS thì được gọi
là hàng hoá chứ không chung chung và định nghĩa rất trừu tượng như trong LuậtThương mại 2005 và Luật Hải quan 2005 Để tránh tình trạng mâu thuẫn giữahai hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản luật Việt Nam thường cóđiều khoản quy định về việc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế mà Việt Nam kýkết hoặc gia nhập Khi không xác định rõ ràng địa vị chính xác của điều ướcquốc tế trong thứ bậc hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do QH ban hànhthì vừa thiếu đi sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật vừa không đảmbảo tính khả thi của điều ước quốc tế trong quá trình thực hiện Nội dung này đãnói lên sự hạn chế trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của
QH về vấn đề nội luật hoá cũng như giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa luậtquốc tế và luật quốc gia nhằm hạn chế tình trạng xung đột pháp luật ngoại Thờigian tới, hạn chế đó cần nhanh chóng được khắc phục nhất là sau khi Việt Nam
đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, hội nhập toàn diện với nền kinh tế thếgiới
2 Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND