Công văn số 6752/TC/BC ngày 03/6/2005 của Bộ Tài chính, trang

Một phần của tài liệu Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước (Trang 25 - 26)

lệnh. Trong những ngày vắng mặt văn bản hướng dẫn thì các văn bản quy phạm pháp luật của QH, UBTVQH buộc phải tuỳ nghi và thật khó mà đúng luật.

Một hạn chế lớn trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của QH là quy trình xây dựng và ban hành văn bản luật, pháp lệnh còn chưa theo kịp yêu cầu công tác xây dựng pháp luật phục vụ sự nghiệp đổi mới. Nhìn vào tiến độ thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm cũng như

cả nhiệm kỳ thì chỉ mới thực hiện được khoảng 60-70% số dự án10 và còn chậm

rất nhiều so với kế hoạch. Ví dụ như Bộ luật hình sự được đưa vào chương trình chính thức của QH từ năm 1995 nhưng đến kỳ họp thứ 6 QH khoá X năm 1999 mới được thông qua. Điều đó đã dẫn tới tình trạng “dồn toa” trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều dự án luật, pháp lệnh phải chuyển cho các kỳ họp sau thông qua làm cho một số vấn đề xã hội bức xúc, cần có luật điều chỉnh nhưng lại chưa được đưa vào chương trình xây dựng luật, có những luật không phù hợp vẫn phải duy trì. Việc quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như hiện nay phần nào hạn chế quyền sáng kiến lập pháp của các chủ thể đã được Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan ghi nhận. Khi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được thông qua thì khó có cơ hội để đề xuất một sáng kiến lập pháp khác nằm ngoài chương trình mặc dù là rất cần thiết. Việc thẩm định dự án, dự thảo luật của QH hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Theo quy định của pháp luật, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định các dự án luật, dự án pháp lệnh để Chính phủ xem xét trước khi quyết định trình QH, UBTVQH hoặc để Chính phủ tham gia ý kiến đối với những dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểu QH trình; Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của QH có trách nhiệm thẩm tra các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của UBTVQH. Song hoạt động thẩm định, thẩm tra chưa đạt hiệu quả cao, thể hiện ở các mặt: thời gian gửi thẩm định, thẩm tra chậm, các vấn đề thẩm định, thẩm tra không được lập luận, phản biện khoa học, khách quan, đội ngũ chuyên gia thực hiện công tác thẩm định, thẩm tra vừa mỏng lại thiếu người am hiểu sâu về lĩnh vực cần thẩm định, thẩm tra…Bên cạnh đó, tính cục bộ về

Một phần của tài liệu Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w