vi phạm quy định về việc phải tổng kết thực tiễn, quy định về việc lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan, ý kiến của các đối tượng trực tiếp thi hành văn bản, quy định về tiến độ thời hạn (thời hạn trình dự án, thời hạn công bố luật…) vô hình chung điều đó đã làm cho QH là cơ quan xây dựng pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân; Mặt khác việc các đạo luật được ban hành không đảm bảo chất lượng sẽ làm cho luật không thể đi vào cuộc sống hoặc làm cản trở sự phát triển nền kinh tế đất nước. Vậy trách nhiệm này thuộc về ai? Cơ quan trình dự án, cơ quan thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện hay đại biểu QH…? Vẫn còn tồn tại rất nhiều vướng mắc trong quan hệ phân công, phối hợp và phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Vì thế, QH cần có cơ chế giám sát tất cả các khâu, các công đoạn làm luật cho chặt chẽ hơn, quy định rõ, cụ thể nhiệm vụ và chú trọng nâng cao ý thức chấp hành ký cương của các chủ thể trong quy trình xây dựng luật, pháp lệnh đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, để đảm bảo cho công tác giám sát, kiểm tra hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được khách quan, thống nhất cần lập ra một cơ quan chuyên giám sát văn bản của QH và UBTVQH ban hành.Có như vậy, chúng ta mới mong giảm dần
những “Đạo luật vô bổ làm yếu mất các đạo luật hữu ích’’18, từng bước hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt nam.