SKKN Những ưu điểm và hạn chế khi giảng dạy tiết hai Đạo đức lớp 3

19 2.3K 0
SKKN Những ưu điểm và hạn chế khi giảng dạy tiết hai Đạo đức lớp 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ KHI GIẢNG DẠY TIẾT HAI ĐẠO ĐỨC LỚP 3 I. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Dạy môn đạo đức là nhiệm vụ rất quan trọng vì nó phục vụ cho mục đích giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học. Việc dạy đạo đức cho học sinh Tiểu học nhằm xây dựng ý thức đạo đức ở trường tiểu học, bồi dưỡng tình cảm đạo đức và hình thành thói quen hành vi đạo đức trên cơ sở đó hình thành cho học sinh nhữ ng phẩm chất đạo đức quan trọng của người công dân Việt Nam. Dạy học môn đạo đức ở bậc tiểu học có ý nghĩa đặc biệt đối với việc giáo dục cho học sinh dạy tiết 1 là dạy những chuẩn mực đạo đức, tiết 2 là dạy củng cố kiến thức và rèn luyện các mẫu hành vi để hình thành thói quen đạo đức tốt. Hay nói cách khác dạy đạo đức cho học sinh không ch ỉ đơn thuần là dạy lý thuyết mà còn hình thành ở học sinh những thói quen đạo đức tốt. Tiết 2 của môn đạo đức là tiết thực hành có 1 ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên thực tế dạy tiết 2 (tiết rèn luyện) còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi chỉ thiên về dạy lý thuyết chữ không dạy thực hành. Là một trường có nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp, một số gia đình chưa quan tâm đến học hành của con em mà chỉ lo làm ăn. Ngoài ra gần đây thanh thiếu niên xuất hiện nhiều thói hư tật xấu. Những điều này ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập của học sinh. Vì vậy việc tìm những ưu điểm và hạn chế trong dạy học tiết 2 sẽ giúp chúng ta tìm ra những giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạ y học đạo đức. Ngược lại trong quá trình dạy học tiết 2 nếu không nhận thức được những ưu điểm và hạn chế của nó thì không thể chủ động được cách thức, phương thức dạy học. Kết quả là quá trình giảng dạy và học tập của thầy và trò có thể bị phá vỡ, tiết học không thành công. Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm lớp 3, tôi phải tham gia tr ực tiếp giảng dạy học sinh nên tôi chọn đề tài nghiên cứu là tìm ra “những ưu điểm và hạn chế khi giảng dạy tiết 2 đạo đức lớp 3”. Nhằm đúc rút một số kinh nghiệm phục vụ cho việc giáo dục đạo đức và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong phạm vi giáo dục lớp 3. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu về lý luận và khảo sát thực tiễn để tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện tiết 2 trong dạy học đạo đức lớp 3 ở tiểu học. Nh ằm đề xuất một số giải pháp để hạn chế những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm, nâng cao chất lượng dạy môn đạo đức để góp phần phát triển nhân cách học sinh ở lứa tuổi lớp 3 hoàn thành nhiệm vụ của Bộ giáo dục đề ra. Với mục đích trên đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu là: - Tìm hiểu tầm quan trọng của việc dạ y đạo đức của tiết 2 lớp 3. - Tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong giảng dạy đạo đức tiết 2 lớp 3. - Đề xuất một số biện pháo để khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng thực hành môn đạo đức ở lớp 3. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp: 3 2 Tổng số học sinh : 20 Nam : 10 Nữ : 10 Dân tộc : 8 Số học sinh giỏi : 3 em. Số học sinh khá : 2 em. Học sinh trung bình: 12 em. Học sinh yếu : 3 em. Trong đề tài này tôi xin đề cập đến một số ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện tiết 2 của môn đạo đức lớp 3 mà bản thân tôi nhận thức được. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực tiễn. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp nghiên cứu giáo dục. - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp thực nghiệm. II. Nội dung 1. Cơ sở ngôn ngữ - thực tế: Sự nghiệp đổi mới ở đất nước ta đòi hỏi phải có những con người không chỉ có năng lực thực hiện nhiệm vụ cơ bản của bản thân mà phải có những phẩm chất đạo đức cần thiết để sống và lao động theo những tiêu chuẩn của người công dân nước CHXHCN Việt Nam. Vì vậy giáo dục đạo đức là một bộ phận, một mặt giáo dục quan trọng trong nhà trường ở nước ta. Thông thường dạy đạo đức ở lớp 3 chia làm 2 tiết. Tiết 1 là tiết lý thuyết dành cho việc khai thác chuyện kể đạo đức với nhiệm vụ là cung cấp về chuẩn mực hành vi đạo đức. Do đó tiết 1 là lý thuyết, tiết 2 là tiết rất quan trọng trong việc dạy đạo đức cho học sinh lớp 3. B ởi vì muốn cho các tri thức học sinh lĩnh hội ở tiết 1 trở thành kỹ năng, kỹ xảo và thói quen đạo đức, các em nhất thiết phải được luyện tập một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Tiết 2 chính là cái điểm mở đầu quan trọng của quá trình luyện tập đó nó tổ chức cho học sinh học tập, vận dụng quy tắc, hành vi mẫu hành vi trong một số tình huống quen thu ộc phổ biến. Từ đó hình thành ở học sinh kỹ năng ban đầu giúp học sinh có thể thực hành bài học trong cuộc sống thực tiễn. Do đó tiết này được gọi là tiết luyện tập củng cố hay thực hành. Nếu như chúng ta chỉ dạy tiết 1 mà không dạy thực hành tiết 2 thì học sinh không nhận biết hoặc hình thành được mẫu hành vi vì học lý thuyết đơn thuần học sinh sẽ không hiể u hoặc hiểu sai lệch về các chuẩn mực hành vi đạo đức. Vậy tiết 2 là thực hành có nhiệm vụ hỗ trợ kiến thức, tri thức đạo đức chi tiết 1 nhằm cung cấp cho các em về sự nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức. Qua tiết thực hành đạo đức đã rèn luyện về mặt lý luận, ý thức đạo đức giúp cho các em ngày càng phát triển tư duy lôgic sự phân tích tổng hợp và sự suy luận, lý luận một cách chặt chẽ trước tình huống có vấn đề. Do đó nó sẽ là cơ sở làm nền tảng cho các em ứng xử tốt và học tập các lớp tiếp theo. Trong việc giảng dạy này có thể nêu lên những tình huống hành vi ứng xử nào đó lấy từ thực tế cuộc sống rồi học sinh tập phân tích đánh giá với luận cứ phù hợp hoặc học sinh tự nêu lên những hành vi ứng xử nào đó lấy từ thực tế cuộc sống rồi tự phân tích đánh giá đúng, sai với luận cứ hợp lý. Trong khi giáo viên giới thiệu tình huống và các ứng xử của nhân vật trong tình huống trên cơ sở những trí thức v ề chuẩn mực hành vi các em đã thu thập ở tiết 1 để có cách giải quyết đúng đắn, lý giải được cách giải quyết đó và sau này có thể vận dụng trong cuộc sống. VD: Dạy bài tập thực hành “Giữ lời hứa” Có tình huống: Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà tiến giúp bạn học toán. Nhưng vừa chuẩn bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim rất hay. Nếu em là Tân em sẽ làm gì ? Vì sao ? Từ thự c tế trong cuộc sống học sinh sẽ giải quyết tình huống đúng với hành vi đạo đức. Hay bài “Tự làm lấy việc của mình” khi nắm vai “Đại và An”, một số em lên đóng vai, lớp theo dõi rồi lần lượt chỉ định sau đó giáo viên nhận xét đánh giá kết quả trò chơi đúng sai. Như vậy cùng với học chơi là nhu cầu không thể thiếu đi đôi với học sinh nhỏ ở lớp 3. Trò chơi ở tiết 2 môn đạo đức đưa vào như thế một hình thức luyện tập quan trọng chơi sẽ giúp các em hứng thú trong học tập sẽ không bị nhàm chán. Vì vậy ở lớp 3 trò chơi ở tiết 2 môn đạo đức có thể tổ chức học tập hành vi đạo đức cho các em bằng nhiều loại trò chơi: đố vui, vận động để thu hút, hấp dẫn học sinh có th ể cho học sinh tham gia chơi cùng lúc nhiều học sinh. 2. Thực trạng việc dạy học tiết 2 môn đạo đức ở lớp 3 2 : a. Tổ chức cho các ngày hội về chủ đề đạo đức hoặc hoàn cảnh cho học sinh tiếp xúc gặp gỡ với người thực, việc thực trong những tình huống điều kiện hoàn cảnh có thực. Từ đó nhận thức được những điều đã học để rèn luyện và ứng xử ngày càng tốt hơn. VD: Chủ để “Quan tâm chăm sóc ông, bà, cha, mẹ, anh chị em”. Giáo viên đưa học sinh đến một gia đình bạn học sinh gần trường để xem bạn quan tâm chăm sóc em nhỏ của mình. Như vậy là đã cho các em gặp gỡ với người thực, việc thực giúp học sinh biết cách ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức để thực hiện các chuẩn mực đó thì khi thực hiện phải đạt đến mục đích, yêu cầu nhất định phù hợ p với mục đích yêu cầu của bài đạo đức. Kỹ năng thực hành các mẫu hành vi phải được tiến hành từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó liên tục số lần, lấy kỹ năng kỹ xảo thực hiện các mẫu hành vi và thao tác một cách có hiệu quả. Thực hiện các mẫu hành vi phải phong phú nhằm gây hứng thú cho học sinh. Với kỹ năng thự c hiện mẫu hành vi như vậy nhằm mục đích lời nói thành việc làm hay nói cách khác thực hiện các hành vi đạo đức là để biến nhận thức thành hành động. b. Trong lúc các em kể chuyện là các em đang tự rèn luyện cho bản thân giọng điệu, câu từ: Các em được rèn luyện theo cấu trúc từ thấp đến cao về kỹ năng cũng như cách thức, phương thức nhằm giúp các em có một tầm thể đứng trước đám đông, có ngôn ngữ lành mạnh, trong sáng, cảm xúc cho người nghe. + Ngoài ra còn giúp các em có phương pháp nói có văn hoá mang tính chất tình cảm văn hoá. + Nói có trật tự việc gì cần nói trước, nói như thế nào ? Cái gì nói sau, nói ra sao ? + Khi nói phải suy xét lễ phép có trên có dưới có hệ thống. + Lời nói phải thể hiện tình cảm lôgic có sức hấp dẫn thuyết phục. c. Giúp cho giáo viên kiểm tra được năng lực điểm của học sinh và phần nào đánh giá được nhân cách, phẩm chất của học sinh. Kiểm tra năng lực đạo đức của học sinh: giáo viên có thể đánh giá khả năng, năng lực đạo đức có sẵn của học sinh một cách chính xác để giáo viên từ đó đánh giá được sự tiếp thu kiến thức đạo đức mà mình giảng dạy truyền thụ phù hợp với trình độ tâm lý của học sinh không từ đó có biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh. Đồng th ời qua việc phân tích đánh giá nhân vật, nhận xét hành vi xử lý các tình huống vì tiết 2 đã rèn luyện và hình thành cho các em về quan điểm nhận thức đạo đức. Giáo viên tụ kiểm tra năng lực tự kiềm chế, không làm trái với chuẩn mực đạo đức. Thái độ không chấp nhận với chuẩn mực hành vi không phù hợp thậm chí ngược lại với các chuẩn mực đạo đức đã quy định. Cách ứng xử đúng đắn phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Thói quen giữ đúng lời hứa, dù rất cần, dù rất bận. Nhờ tiết 2 để đánh giá phần nào nhân cách phẩm chất của từng học sinh phải có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp và nhân cách của một người thầy. Nhân cách là một tổng thể của học sinh trước hết ở người giáo viên phải g ương mẫu, năng lực tạo nên bản sắc và giá trị văn hoá. Như vậy cấu trúc của nhân cách là một hệ thống gồm hai bộ phận phẩm chất (đức), năng lực (tài). Cả thầy và trò đều phải có cả đức lẫn tài thì mới đảm nhiệm được quá trình giáo dục và dạy học. Dựa trên thuộc tính tâm lý khi thể hiện các hoạt động rèn luyện để thấy cá tính, bản ch ất của học sinh khi ứng xử, xử lý những tình huống, vấn đề để biết được phẩm chất của học sinh khi ứng xử. Khi giảng dạy giáo viên chủ động được hình thức và phương pháp giảng dạy cũng như biện pháp uốn nắn cho từng em. Để dạy và học đạo đức tốt hơn, ngày càng hoàn thiện hơn. 3. Những ưu điểm và hạn chế khi giả ng dạy tiết 2 đạo đức lớp 3: a. Ưu điểm: Tiết học sinh động dễ gây hứng thú học tập cho học sinh hơn giờ lý thuyết. Như chúng ta đã biết do đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học mà nhất là học sinh lớp 3 việc dạy đạo đức ở từng bài mang nét đặc thù riêng. Để dạy học đạo đức lớp 3 đạt kết quả cao cần nắm vững đặc điểm sau giúp lớp học thêm phần sinh động. Tư duy của các em là tư duy cụ thể trực quan sinh động những việ c làm câu nói trừu tượng, nói chung chung đối với các em rất khó nên việc học tập của các em là rập khuôn, áp đặt một cách máy móc, mọi hành động đối với các em phải thật dễ hiểu nghĩa phải cụ thể, với việc học đặc biệt là tiết 1 môn đạo đức thì rất trừu tượng về chuẩn mực, mẫu hành vi… làm cho học sinh cảm thấy giờ học khó khăn, gò bó và bỡ ngỡ. Không phù hợ p với tâm lý của học sinh. Về lứa tuổi nhỏ của các em luôn ưa hoạt động tự do, vui chơi, bay nhảy thích làm gì thì làm, không thì thôi. Là một giáo viên vừa giảng dạy vừa làm công tác chủ nhiệm lớp phải hiểu được vị trí chức năng của mình góp phần hoàn thành phương pháp giảng dạy đồng thời người giáo viên phải có lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, có lòng mến nghề yêu trẻ. Ngoài ra người giáo viên cầ n phải biết một số đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi tiểu học nói chung và lứa tuổi học sinh lớp 3 nói riêng. Các khái niệm đạo đức được hình thành thông qua việc dạy các môn học thông qua dạy thái độ ứng xử trong cuộc sống, còn mang tính chất chưa đầy đủ, chưa khái quát, mới chỉ là biểu tượng về cái tốt, cái xâu gắn với hoàn cả nh cụ thể. ở lứa tuổi này các em giàu tình cảm dễ xúc động những tình cảm đạo đức sẽ thúc đẩy trẻ hành động, trẻ thường vì thương vì yêu mà hành động hơn cả nghĩa vụ. Đồng thời tình cảm đạo đức cao cả được xây dựng trên cái nền cơ bản là tình thương và lòng nhân ái. Là giáo viên muốn dạy tốt các môn nói chung và tiết 2 môn đạo đức nói riêng để gây hứng thú sinh động thì phải hiể u được điều trên. Như ta đã biết trong môn đạo đức tiết 1 là tiết học gò bó song tiết 2 (thực hành) tiết này là tiết có thể nói rằng rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học vì thế việc sắm vai, tổ chức các hoàn cảnh, đố vui, trò chơi vận động là những hình thức học mà chơi, chơi mà học. Nên bao giờ tiết thực hành cũng là tiết sinh động hấp dẫn hơ n. Làm cho giờ học môn đạo đức trở nên hứng thú hơn, sôi nổi hơn. Qua việc khảo sát thực tế trong lớp khi dạy đến chuẩn mực này với sự chuẩn bị của em Vũ Long đã thành công trong vai “Huy”. VD: Chủ đề “Quan tâm chăm sóc ông, bà, cha, mẹ, anh chị em”. Gọi một số em lên đóng vai “Huy, Lan” tạo cho lớp học có không khí sôi nổi hứng thú qua một số bạn đóng vai rất đạt. Giáo viên gọi h ọc sinh lên tập dượt nhiều lần nhằm giúp các em mạnh dạn và so sánh đánh giá giữa người này với người kia để nhận thấy cái hay và chi tiết hành động đạt cử chỉ chưa đạt để động viên khen thưởng giúp học sinh có hứng thú rèn luyện bản thân. Tiết thực hành làm cho giờ học không còn nặng nề, gò bó như tiết 1 mà học sinh thi đua tranh luận khi đánh giá, nhận xét hành vi đạo đức của người khác cũ ng như bản thân tạo cho giờ học, lớp học thoải mái các em thấy yêu thích môn học đạo đức tiết 2. Giáo viên để học sinh tự phân tích, đánh giá, nhận xét làm cho các em thoải mái tránh gò bó sau đó giáo viên ra đáp án chân lý để học sinh tự phân biệt đúng, sai, xấu, tốt từ đó để các em điều chỉnh hành vi của mình với chuẩn mực đạo đức. Việc rèn luyện như vậy làm cho học sinh thích học môn đạo đức vì ở tiết 2 là tiết có rất nhiều hình thức, phương pháp tổ chức rèn luyện rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 3. Môn đạo đức đối với em rất là thú vị ở hầu hết học sinh. Các em thích vì tiết học thoải mái học mà chơi, chơi mà học. Vì thế các em rất mong đợi đến giờ học đạo đức để thể hiện, rèn luyệ n chính mình trước mọi người. Khi được lên lớp thể hiện, được các bạn cổ vũ bằng những tràng vỗ tay, cô khen thưởng các em rất tự hào trước bạn bè. Tiết 2 qua việc rèn luyện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như vậy làm cho các em dễ tiếp thu về tri thức đạo đức (chuẩn mực đạo đức) một cách sâu sắc và lâu bền để trở thành kỹ năng, kỹ xảo. Đ ây là tiết học hấp dẫn, sinh động lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia gây hứng thú trong học tập của học sinh làm cho học sinh ham học, thích đến trường, đến lớp. Giáo viên rèn luyện có nhiều hình thức, phương pháp rèn luyện phong phú. Rèn luyện thói quen đạo đức là phương pháp rèn luyện học sinh thực hiện lại một số hành vi trên cơ sở hiểu được một số hành vi, ý nghĩa đạo đức và thẩm mỹ của nó. Nó luôn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục và dạy học đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi lớp 3. Trên cơ sở học sinh đã nắm được nội dung chuẩn mực đạo đức. Luyện tập phải được tiến hành một cách có hệ thống, liên tục với số lần cần thiết phải được luyện tập từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, phải chú ý ôn luyện lại các kỹ năng, kỹ xảo, phải kết hợp giữa luyện tập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên với sự tự rèn luyện của học sinh, tránh làm mệt mỏi thần kinh trẻ. Trong tiết đạo đức việc luyện tập được tiến hành dưới nhiều hình thức, chỉ thuần túy ôn luyện về nhận th ức có hình thức lại nặng về ôn luyện. Sau đây là một số hình thức: b. Tập nhận xét, đánh giá hành vi của người khác và nhận xét đánh giá hành vi của bản thân: VD: Bài “Quan tâm chăm sóc ông, bà, cha, mẹ, anh chị em” vận dụng những điều đã học để xác định cái đúng, cái sai, cái xấu, cái đẹp trong những hành vi và những lý giải tại sao. Để rèn luyện óc phê phán tinh thần phê bình và tự phê bình đặc biệt là rèn luyện dần thái độ không chấp nhận đối với những hành vi không phù hợp, thậm chí ngược lại với chuẩn mực đạo đức đã được quy định rèn luyện nguồn lực tự [...]... đình từng đối tượng Đồng thời giáo viên cần phải phát huy những ưu điểm đã nắm được và khắc phục hạn chế trong tiết dạy để nâng cao chất lượng giờ học - Giáo viên luôn chủ động trước trong mọi tình huống có thể xảy ra trong giờ học Như ta đã tìm hiểu và nghiên cứu về ưu và hạn chế của việc giảng dạy tiết 2 môn đạo đức ở tiểu học Để việc giảng dạy và học tập được tốt thì học sinh phải có ý thức tiếp thu... chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hôi, nhân tố đảm nhận một phần và nó có tác dụng qua lại lẫn nhau, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nước ta ngày càng có hiệu quả III Kết luận và kiến nghị: Qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế để nâng cao chất lượng đạo đức tiết 2 lớp 3, bản thân tôi rút ra kinh nghiệm giảng dạy nghiên cứu sau: - Sau khi nhận lớp phải nhanh chóng xác định:... để sử dụng tổng hợp mà hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học đạo đức để giáo dục học sinh một cách toàn diện Cùng với các lực lượng gia đình, nhà trường và xã hội tác dụng lớn đến kết quả học tập đạo đức của học sinh * Kiến nghị: Để tìm ra ưu điểm và hạn chế trong việc giảng dạy tiết 2 môn đạo đức lớp 3 cũng như công tác giáo dục đạo đức cho học sinh được tốt đòi hỏi phải có sự quan tâm giúp... với những em còn rụt rè, nhút nhát qua việc rèn luyện đó làm cho các em thể hiện cá tính, giáo viên khen thưởng kịp thời * Tóm lại: Như vậy ngoài các ưu điểm trên tiết 2 môn đạo đức còn giúp học sinh có một cơ hội để bộc lộ khả năng, năng khi u của mình với những năng lực riêng biệt giúp cho học sinh thể hiện được tính cách mạnh dạn, hoà đồng với tập thể trong cuộc sống * Hạn chế trong khi giảng dạy tiết. .. môn đạo đức tiết 2 lớp 3 ở tiểu học: * Đối với giáo viên: Người giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động giáo dục trong Nhà trường, là người tổ chức điều khi n quá trình giảng dạy giáo dục, là người chịu trách nhiệm về công tác giáo dục trẻ em trước Nhà nước và nhân dân, là người quyết đinh trực tiếp chất lượng đào tạo Muốn nâng cao chất lượng học tập cũng như giờ thực hành tiết 2 môn đạo đức. .. ngữ, sưu tầm được cần có sự đánh giá công khai, khen thưởng kịp thời những cá nhân VD: Dạy bài “Tích cực tham gia việc trường, việc lớp dưới hình thức học tập này có thể sử dụng để dạy vào tiết 2 của những bài nói về cách ứng xử, xử lý tình huống với công việc được giao c Tiết 2 môn đạo đức tạo ra môi trường tương đối tốt Môi trường học tập tốt thì học sinh là một điều kiện quan trọng giúp lớp học... viên trong công tác giảng dạy VD: Dạy học sinh đóng vai, hoạt cảnh… Để sắm vai, hoạt cảnh gây hứng thú cho học sinh thì giáo viên phải chuẩn bị tốt trang phục, một số dụng cụ mà nhà trường không thể đáp ứng được đầy đủ thì đến tiết dạy giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện và đồ dùng dạy học để tiết dạy được đảm bảo Khi sắm vai trong tiết 02 tôi thấy việc chuẩn bị cho một tiết học rất công phu... nhân cách, có ý thức cao trong giảng dạy để xử lý khéo léo cái tình huống để điều hành tốt mọi công việc giảng dạy và tu dưỡng rèn luyện học sinh d Nếu không khéo léo vận động linh hoạt những phương pháp hình thức tổ chức dạy học để rèn luyện thì giờ học trở nên nặng nề đối với học sinh Tiết 2 thực hành rất khó nhưng cũng rất dễ (khó với những em năng lực yếu về môn đạo đức, những em nhút nhát trước tập... với những em nhiệt tình, năng nổ, hăng say trong việc rèn luyện mình, hay có thể nói là những học sinh có năng lực về trí thức cũng như thể hiện mình trước đông người VD: Bài 5 “Chia sẻ vui buồn cùng bạn” khi chơi trò chơi phóng viên giáo viên gọi học sinh có năng lực đóng vai phóng viên trước sau đó dự định những em nhút nhát sau Qua quá trình giảng của bản thân và với tiết dạy thực nghiệm đạo đức tiết. .. học bài và làm bài không nhờ anh chị hay bạn làm giùm d Tiết 2 môn đạo đức giúp học sinh có khả năng bộc lộ mình với những năng lực, đặc điểm riêng Các em học sinh tuy cùng lứa tuổi nhưng trình độ tư duy, tâm lý của mỗi đứa trẻ khác nhau, có em rất mạnh dạn, có em lại nhút nhát, rụt rè trong học tập Đặc biệt là môn đạo đức tiết 2 rèn các em khả năng bộc lộ mình trước tập thể với năng lực, đặc điểm đối . pháp uốn nắn cho từng em. Để dạy và học đạo đức tốt hơn, ngày càng hoàn thiện hơn. 3. Những ưu điểm và hạn chế khi giả ng dạy tiết 2 đạo đức lớp 3: a. Ưu điểm: Tiết học sinh động dễ gây hứng. hiểu những ưu điểm và hạn chế trong giảng dạy đạo đức tiết 2 lớp 3. - Đề xuất một số biện pháo để khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng thực hành môn đạo đức ở lớp 3. 3. Đối tượng. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ KHI GIẢNG DẠY TIẾT HAI ĐẠO ĐỨC LỚP 3 I. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Dạy môn đạo đức là nhiệm vụ rất quan trọng vì nó phục vụ cho mục đích giáo dục đạo đức

Ngày đăng: 20/04/2015, 14:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan