Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC (Trang 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3.2 Những yếu tố chủ quan

Tự học là hoạt động đặc trưng của con người, vì vậy nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của những yếu tố thuộc bản thân người học. Đ là những yếu tố bên trong, quyết định trực tiếp hiệu quả của hoạt động tự học. Mỗi cá nhân người học có vốn tri thức, năng lực tư duy riêng, chỉ có tự học mới học đư c những điều cần học, vì chỉ c người học mới hiểu rõ mình thiếu gì, cần phải học gì và học như thế nào.

Muốn hoạt động tự học đạt kết quả thì cần phải có nhận thức về tự học, thái độ tự học và kỹ năng tự học.

a. Nhận thức về tự học

“Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ảnh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, nhận biết và hiểu biết thế giới khách quan” [33, tr 130].

Nhận thức về tự học là quá trình phản ảnh của SV về bản thân hoạt động tự học trong quá trình học tập.

Yếu tố nhận thức đ ng vai tr định hướng hoạt động của bản thân. Nhận thức về tự học là sự phản ảnh thực tế khách quan trong óc mỗi người, trên cơ sở đ họ hiểu ra mục đích, ý nghĩa, vai tr của các yếu tố ảnh hướng tới tự học của bản thân, từ đ định ra nội dung và phương pháp tiến hành hoạt động tự học.

Mức độ phát triển cao của nhận thức là tự ý thức. Tự ý thức là một hình thức của ý thức. Nó biểu hiện thống nhất giữa nhận thức về mình và xác định thái độ đối với bản thân. Đ là năng lực phân tích các hiện tư ng tâm lý của bản thân để tìm ra nguyên nhân, diễn biến và dự đoán những kết quả có thể xảy ra. Đ là khả năng đánh giá bản thân để phát huy những ưu điểm, khắc phục những như c điểm trong đời sống tâm lý của bản thân. Tự ý thức trong quá trình học tập sẽ giúp SV định hướng đúng quá trình phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo. Tính tự giác trong tự ý thức của SV phụ thuộc vào sự hiểu biết của học về mục đích, ý nghĩa, vai trò của tự học, nội dung, cách thức tự học và những yếu tố ảnh hưởng tới tự học. Khi ý thức đư c mục đích, vai tr , nội dung và phương pháp tự học, SV sẽ tự tổ chức, tự kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự học của mình và tiến tới chịu trách nhiệm về hoạt động tự học của bản thân. Nhận thức của SV về tự học thể hiện:

- Quan niệm đúng về tự học: Tự học là hoạt động mang tính độc lập, tự

giác cao của bản thân, đư c thể hiện ở ngoài giờ lên lớp chính khóa. Mặc dù không làm việc trực tiếp với GV nhưng vai tr định hướng và dẫn dắt của GV là không thể thiếu đư c trong quá trình tự học của SV.

- Nhận thức đúng về ý nghĩa và vai trò của tự học: Tự học có vai trò

nắm vững, hiểu sâu và mở rộng những tri thức đã học trên lớp. Tự học giúp SV rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách của bản thân. Mục đích xa hơn: Tự học giúp SV c năng lực tự học và tự học suốt đời. Với sự phát triển không ngừng của xã hội thì năng lực tự học và tự học suốt đời là năng lực giúp mỗi con người có khả năng thích ứng với sự phát triển của xã hội.

- Nhận thức đƣợc những nội dung và cách thức tự học: Thực tiễn đặt ra

rất nhiều vấn đề đ i hỏi SV phải tự học để lĩnh hội tri thức. Trong hoạt động học tập, dưới sự hướng dẫn, tư vấn của GV, SV tự tổ chức hoạt động tự học của bản thân với nội dung phong phú. Nội dung tự học của SV là do mục tiêu đào tạo của nhà trường quy định. Nhận thức đư c những nội dung tự học sẽ giúp SV định hướng đúng, xây dựng kế hoạch cụ thể trong quá trình tự học.

- Nhận thức đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tự học: Hoạt

động tự học chịu ảnh hưởng của những yếu tố khách quan và chủ quan. Nhận thức đư c mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố để phát huy ảnh hưởng của những yếu tố tích cực, hạn chế ảnh hưởng của những yếu tố không tích cực nhằm đạt kết quả cao trong học tập.

b. Thái độ tự học

Theo từ điển tiếng Việt, thái độ là: “Tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời n i, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc đối với sự việc nào đ [33, tr 90].

Theo Nguyễn Hiến Lê: “Thái độ học tập là những tâm thế đư c hình thành nhờ học tập mạng nặng màu sắc xúc cảm tạo ra sự phản ứng triệt để, dễ chịu hoặc không thoải mái với người, tình huống hoặc ý tưởng nào đ ” [22, tr 5].

Ở bất kỳ hoạt động nào thì thái độ cần thiết để hoạt động là : tự giác, tích cực. N.D.Levitov cho rằng “Thái độ tích cực học tập của SV thể hiện ở chỗ SV chú ý, hứng thú và sẵn sàng gắng sức vư t kh khăn” [24, tr 84]. Tác giả đã phân tích tỉ mỉ những mặt biểu hiện thái độ tích cực trên hành vi học tập của SV trong giờ học lên lớp cũng như tự học.

Trên cơ sở phân tích các quan niệm về thái độ và thái độ học tập, người nghiên cứu quan niệm rằng: Thái độ tự học là một thuộc tính của tự ý thức, là yếu tố bên trong quy định xu hướng tự giác, tích cực, độc lập, đư c biểu hiện ra bên ngoài bằng những xúc cảm trong tự học.

Các nhà tâm lý học đã vạch ra những dấu hiệu của thái độ độc lập trong hoạt động học của SV như :

- Tự đặt vấn đề;

- Tự tìm cách giải quyết theo nhiều chiều, nhiều phương thức khác nhau; - C ý chí theo đuổi mục đích đến cùng;

- Tự đánh giá kết quả tìm đư c [22, tr 36].

Thái độ tự học tích cực là một điều kiện cần thiết để lĩnh hội tài liệu học tập trong quá trình tự học. Những công trình nghiên cứu tâm lý học cho thấy những yếu tố sau đây ảnh hưởng đến thái độ tự học của SV như : nội dung tài liệu, SV có niềm vui khi giải quyết đư c những vấn đề tự học đặt ra, có ý thức tự học phù h p và có hiệu quả.

Thái độ tự học của SV đư c biểu hiện ở những thành phần tâm lý bên trong như: nhu cầu tự học, động cơ tự học, hứng thú, say mê tự học, ý chí khắc phục khó khăn và tính tự giác trong tự học. “Vấn đề hình thành và phát triển tư duy không chỉ là vấn đề nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, trí tuệ và phương thức hành động mà xen vào đ là biểu hiện sâu sắc của xúc cảm và tình cảm, thái độ tích cực của SV” [23, tr 37]. Thái độ tự học cũng đư c biểu hiện ra bên ngoài và có thể quan sát đư c như:

 Đảm bảo chuyên cần trong học tập,

 Tích cực đi thư viện đọc tài liệu, tích cực lên mạng để truy tìm thông tin phục vụ bài học,

 Nghiêm túc trong học tập và thi cử,

 Tận dụng thời gian tự học ngoài giờ lên lớp,

 Hứng thú, say mê tự học, kiên trì khắc phục kh khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập,

 Tích cực tham gia các câu lạc bộ môn học, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập đư c giao…

c. Kỹ năng tự học

Kỹ năng tự học là những phương thức thể hiện hành động tự học thích h p, tương ứng với mục đích và những điều kiện hoạt động, hình thành kỹ xảo đúng trong hoạt động tự học đảm bảo cho hoạt động tự học của SV đạt kết quả.

Kỹ năng tự học đư c bộc lộ ra bên ngoài là biểu hiện của nhận thức tự học và thái độ tự học. Ví dụ: khi giải quyết một bài toán cụ thể, SV có những kỹ năng như: phân tích để nắm đư c các dự kiện đã cho, xác định những yếu tố phải tìm, vận dụng các quy tắc và các thao tác tư duy để giải bài toán…Đ là những kỹ năng thực hiện một hành động nhận thức khi tự học. Dưới sự hướng dẫn của GV, SV tự bộc lộ cách thức tư duy sáng tạo để tự tiếp nhận tri thức mới chứ không theo cơ chế áp đặt có sẵn. Từ cơ chế này, SV tiến hành tự học, có thể lúc đầu tự học gặp khó khăn, trở ngại, lúng túng và có khi thất bại, song dần dần dưới sự hướng dẫn của GV, họ có thể tìm ra các kỹ năng tự học phù h p với đặc điểm cá nhân và hoàn thành mục tiêu cụ thể của bản thân.

Kỹ năng tự học của SV rất đa dạng. Nếu xét theo loại hình công việc thì kỹ năng tự học của SV bao gồm : kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng đọc sách, kỹ năng giải quyết nhiệm vụ học tập, kỹ năng tự kiểm tra và tự đánh giá. Nếu xét theo các khâu của một hoạt động thì kỹ năng tự học gồm 3 nhóm: nhóm kỹ năng định hướng, nhóm kỹ năng thực hiện hoạt động tự học và nhóm kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động tự học. Các kỹ năng tự học đan xen lẫn nhau, vì vậy sự phân định trong nghiên cứu chỉ là tương đối.

Nhóm kỹ năng định hƣớng

Nhóm kỹ năng định hướng bao gồm: kỹ năng tiếp nhận và phát hiện vấn đề, kỹ năng lập kế hoạch tự học

 Kỹ năng tiếp nhận và phát hiện vấn đề tự học: Hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà SV cần tiếp nhận là vô cùng phong phú. SV phải biết lựa chọn những vấn đề để tự học. Đ là những vấn đề cần phải đư c làm rõ, cần mở

rộng và khắc sâu trong từng đơn vị tri thức. Muốn phát hiện đư c vấn đề thì SV cần phải xác lập mối liên hệ giữa vốn tri thức đã c với tri thức mới, giữa những tri thức SV đã nắm đư c với những tri thức SV cần tìm hiểu, giữa kiến thức trọng tâm, cơ bản với kiến thức nâng cao…Điều đ c nghĩa là SV phải đặt ra và trả lời đư c các câu hỏi “Vấn đề cần học là gì? N đã liên quan đến những tri thức nào đã học ? Vấn đề có thể là một câu hỏi, một bài tập đặt ra mà SV phải giải quyết và khi đư c giải quyết sẽ giúp họ mở rộng và hiểu sâu một đơn vị kiến thức nào đ .

Trong nhà trường, việc tự học của SV luôn chịu sự tổ chức, điều khiển gián tiếp của GV. Trong quá trình học tập, SV đư c GV giúp đỡ một số công việc như : xác định nội dung tự học, hướng dẫn kiểm tra và giám sát thường xuyên để thúc đẩy tự học của SV. Điều đ chứng tỏ yếu tố bên trong đư c sự hỗ tr rất lớn của yếu tố bên ngoài từ phía GV trong quá trình dạy học.

Khi xác định đư c vấn đề để tự học, tức là SV đã biết lựa chọn nội dung tự học. Tức là SV coi việc giải quyết các vấn đề đặt ra là một nhu cầu của bản thân. Những tình huống do GV đưa ra chỉ trở thành “tình huống có vấn đề” khi SV c nhu cầu tiếp nhận và biết cách giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đ , SV từng bước phân tích vấn đề nhận thức theo các đơn vị kiến thức để có phương án giải quyết.

 Kỹ năng lập kế hoạch tự học: Khi đã phát hiện đư c vấn đề, muốn giải quyết đư c n trước hết SV phải có kỹ năng lập kế hoạch để thực hiện hoạt động. Hơn nữa, trong quá trình học tập, SV đứng trước hàng loạt vấn đề cần giải quyết, từ những vấn đề đặt ra và đư c tiếp nhận, từ thực tiễn hoạt động của cá nhân, SV kế hoạch hóa các hoạt động của mình thể hiện qua bản kế hoạch tự học. “Trong tự học phải rèn luyện đức tính học tập theo một kế hoạch nhất định đã vạch trước. Nếu không có kế hoạch tự học thì việc tự học sẽ kém năng suất, lãng phí thời gian” [8, tr 32].

Kỹ năng lập kế hoạch tự học là thực hiện việc xây dựng chương trình h p lý c cơ sở khoa học, phù h p với từng cá nhân để tối ưu h a hoạt động tự học của bản thân. Trong kế hoạch tự học, SV phải xác định đư c mục đích, yêu cầu, nội dung và

biện pháp tự học để thực hiện mục tiêu đã định. SV cần có kế hoạch tự học cho từng năm, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần, từng ngày, từng môn học và kế hoạch tự học theo sở thích cá nhân.

Những yêu cầu chung về kỹ năng lập kế hoạch tự học của SV gồm :

- SV đặt kế hoạch tự học phù h p với yêu cầu của nhiệm vụ học tập do bộ môn qui định;

- SV phân định thời gian tự học cho từng môn học h p lý;

- SV xây dựng kế hoạch tự học dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của bản thân. Mỗi người đều có những đặc điểm riêng khiến họ thuận l i ở những mặt này, mặt khác. Hơn nữa, mỗi cá nhân có nhịp độ sinh học tự nhiên phù h p với khả năng lao động của họ. Hiệu quả tự học phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm làm việc và điều kiện làm viêc. Vì vậy khi lập kế hoạch tự học, SV phải biết lựa chọn những nhiệm vụ nào cần đến sự cố gắng trí tuệ nhiều hơn thì sẽ dành thời gian cho những lúc có khả năng làm việc đạt kết quả cao nhất.

SV tối ưu h a thời gian tự học, thể hiện:

- SV sắp đặt công việc chung một cách ngắn gọn để dành thời gian cho hoạt động tự học;

- SV biết dành thời gian tự học cho các môn học h p lý, biết xen kẽ giữa tự học với nghỉ ngơi để có hiệu quả tự học cao nhất;

- SV tự điều chỉnh kế hoạch khi có những nhiệm vụ tự học mới.

Những SV không biết lập kế hoạch tự học thường tùy tiện trong tự học, thời gian tự học không đư c tận dụng dẫn đến hiện tư ng đầu năm học, đầu học kỳ thì thư thả, cuối kỳ thì vội vàng dẫn đến kết quả học tập không cao. Nếu SV có kỹ năng lập kế hoạch tự học sẽ tạo cơ sở cho việc hình thành thói quen tự học có nền nếp, tối ưu h a quá trình tự học của bản thân, làm cho hoạt động học tập đạt kết quả cao.  Nhóm kỹ năng thực hiện hoạt động tự học

Để thực hiện hoạt động tự học đ i hỏi SV phải có các kỹ năng thành phần như: kỹ năng đọc sách, kỹ năng nghiên cứu tài liệu học tập, kỹ năng giải quyết các bài tập nhận thức, kỹ năng thực hành…Trong các kỹ năng thành phần, mỗi kỹ năng

có một vai trò trong việc giải quyết các vấn đề nhận thức mà SV sử dụng các kỹ năng đ ở mức độ khác nhau. Song để tiến hành hoạt động tự học và tự học có kết quả, SV cần trang bị cho bản thân các kỹ năng tự học nói trên.

 Kỹ năng đọc sách

Vũ khí chính trong công tác tự học là sách. Cần phải đọc như thế nào, rút ra những gì từ quyển sách đã đọc, tìm đư c những gì trong đ , làm thể nào để đạt đư c mục đích với công sức và thời gian ít nhất… [35, tr 38].

Trong thời đại bùng nổ thông tin thì yêu cầu xử lý thông tin là cơ bản chứ không chỉ là nắm bắt thông tin. Chính vì thế, việc đọc tài liệu cốt để nắm lấy cái “thần” của tài liệu. Việc nắm tài liệu theo ý sẽ cho phép người đọc nhớ thông tin một cách linh hoạt, sáng tạo và bền vững. Như vậy, kỹ năng đọc sách là một trong

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)