Quá trình phát triển phần mềm

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC (Trang 52)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1.1 Quá trình phát triển phần mềm

Quá trình phát triển phần mềm là tập h p các thao tác và các kết quả tương quan để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm. Quá trình phát triển phần mềm là sự kết h p giữa mô hình v ng đời phần mềm, các công cụ đư c sử dụng và người xây dựng nên phần mềm đ [4, tr 10].

Quá trình phát triển phần mềm luôn đư c xây dựng trên cơ sở các giai đoạn chuẩn, theo đúng thứ tự đã đặt ra. Tuy nhiên, trong một số trường h p, các giai đoạn (pha) này có thể khác. Các giai đoạn phát triển phần mềm gồm:

- Xác định yêu cầu phần mềm (Requirement Engineering); - Phân tích hệ thống phần mềm (Analysis); - Thiết kế phần mềm (Design); - Cài đặt phần mềm (Develoment); - Kiểm thử phần mềm (Testing); - Bảo trì phần mềm (Maintenance). 1.5.1.2 Mô hình vòng đời phần mềm

Mô hình v ng đời phần mềm là tập h p các công việc và quan hệ giữa chúng với nhau diễn ra trong quá trình phát triển phần mềm. Mô hình v ng đời phần mềm bao gồm các bước phát triển liên tiếp nhau, giai đoạn sau sẽ đư c tiến hành khi giai đoạn trước kết thúc, và có thể quay lại giai đoạn trước nếu có lỗi hay các điểm bất h p lý xảy ra do quy trình trước mang lại.

Trong khuôn khổ đề tài này, người nghiên cứu áp dụng mô hình thác nước (the waterfall model) để triển khai thiết kế phần mềm.

Mô hình thác nước là mô hình v ng đời truyền thống do Winston W. Royce đề xuất năm 1970. N yêu cầu tiếp cận một cách hệ thống, tuần tự và chặt chẽ đối với việc phát triển phần mềm.

Các bước phát triển của mô hình thác nước gồm:

a. Phân tích yêu cầu và tài liệu đặc tả (Requirements and Specifications): là giai

đoạn xác định những “đ i hỏi” (“What”) liên quan đến chức năng và phi chức năng mà hệ thống phần mềm cần có. Trong quá trình thiết kế phần mềm tự học TOEIC, giai đoạn này cần sự tham gia tích cực của GV Khoa Ngoại ngữ trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, đồng nghiệp, những người đã c kinh nghiệm dạy tiếng Anh theo chuẩn TOEIC, GV CNTT và kết thúc bằng một tài liệu đư c gọi là “Bản đặc tả yêu cầu phần mềm” hay SRS (Software Requirement Specification), trong đ bao gồm tập h p các yêu cầu. SRS chính là nền tảng cho các hoạt động tiếp theo.

b. Phân tích hệ thống và thiết kế (System Analysis and Design): là giai đoạn định

ra “làm thế nào” (“How”) để hệ thống phần mềm đáp ứng những “đ i hỏi” (“What”) đư c yêu cầu trong SRS. Đây là chính là cầu nối giữa “đ i hỏi” (“What”) và mã (Code) đư c hiện thực để đáp ứng yêu cầu đ .

c. Hiện thực và kiểm thử từng thành phần (Coding and Unit Test): là giai đoạn

hiện thực “làm thế nào” (“How”) đư c chỉ ra trong giai đoạn “Phân tích hệ thống và thiết kế”.

d. Kiểm thử (Test): giai đoạn này sẽ tiến hành kiểm thử mã (code) đã đư c hiện

thực, bao gồm kiểm thử tích h p cho nhóm các thành phần và kiểm thử toàn hệ thống (system test).

e. Cài đặt và bảo trì (Deployment and Maintenance): đây là giai đoạn cài đặt, cấu

hình. Giai đoạn này sửa chữa những lỗi của phần mềm (nếu có) và phát triển những thay đổi mới (như sửa đổi, thêm hay bớt chức năng/đặc điểm của hệ thống).

Các bước phát triển của mô hình thác nước đư c thể hiện trong hình 1.5. Những mũi tên đi ra biểu thị cho đầu ra của từng giai đoạn. Những mũi tên ngư c từ dưới lên trên cho thấy những sai lầm ở giai đoạn trước có thể đư c phát hiện ở giai đoạn sau và đ i hỏi việc quay ngư c lên để làm lại giai đoạn trước.

Hình 1.5: Mô hình thác nước

1.5.2 Cơ sở khoa học của vấn đề đánh giá phần mềm

1.5.2.1 Một số khái niệm

Chất lư ng phần mềm chủ yếu là sự thoả thuận giữa người thiết kế và người sử dụng và họ tự đưa ra quy trình cũng như tiêu chí cho riêng mình. Để đánh giá đư c chất lư ng phần mềm c đáp ứng đư c nhu cầu hay không thì phải đưa các tiêu chí đánh giá chất lư ng phần mềm về tiêu chuẩn chung và phải đánh giá chất lư ng phần mềm trong thực tế, tức là đã qua sử dụng.

Tiêu chí: là bộ tiêu chuẩn dùng để kiểm định hay để đánh giá một đối tư ng,

mà bao gồm các yêu cầu về chất lư ng, mức độ, hiệu quả, khả năng, tuân thủ các qui tắc và qui định, kết quả cuối cùng và tính bền vững của các kết quả [4, tr 5].

Tiêu chuẩn: là những quy định thống nhất đư c xây dựng theo một thể thức

nhất định do một cơ quan có thẩm quyền ban hành để bắt buộc hay khuyến khích áp dụng cho các bên liên quan [4, tr 5].

Đánh giá phần mềm: tập h p các tiêu thức xác định chất lư ng phần mềm và

các phương pháp xác định tiêu thức này [4, tr 5].

Chất lƣợng phần mềm: là sự đáp ứng các nhu cầu chức năng, sự hoàn thiện

1.5.2.2 Mô hình chất lượng ISO-9126

Nhằm nâng cao chất lư ng phần mềm cũng như việc thống nhất quản lý chất lư ng phần mềm, Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) đã thành lập Ban công tác chất lư ng VINASA (VQC) với nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn và đánh giá chất lư ng phần mềm Việt Nam dựa trên các chuẩn quốc tế ISO-9000, ISO-9126, ISO-4598.

Trong khuôn khổ đề tài này, người nghiên cứu thiết kế phần mềm và xây dựng bộ công cụ điều tra đáp ứng mô hình chất lư ng của tiêu chuẩn ISO-9126.

Mô hình chất lư ng ISO-9126 đư c mô tả là một phương pháp phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lư ng, nhằm tạo nên những đại lư ng đo đếm đư c dùng để kiểm định chất lư ng của sản phẩm phần mềm.

ISO-9126 mô tả một mô hình chất lư ng sản phẩm phần mềm gồm hai phần:

 Chất lư ng trong và chất lư ng ngoài  Chất lư ng sử dụng

Phần thứ nhất của mô hình xác định 6 tiêu chí của chất lư ng trong, 6 tiêu chí chất lư ng ngoài. Các tiêu chí này sau đ lại đư c chia nhỏ thành nhiều tiêu chí con. Những tiêu chí này đư c bộc lộ ra ngoài khi phần mềm đư c coi như là một phần của hệ thống máy tính và là kết quả của các thuộc tính phần mềm bên trong.

Phần thứ hai của mô hình mô tả 4 tiêu chí chất lư ng sử dụng. Chất lư ng sử dụng là hệ quả của 4 tiêu chí chất lư ng sản phẩm phần mềm đối với người dùng.

Các tiêu chí sản phẩm phần mềm này có thể áp dụng cho tất cả các loại phần mềm. Những tiêu chí sản phẩm phần mềm tạo ra sự nhất quán đối với chất lư ng sản phẩm phần mềm, đồng thời cung cấp một khung cho việc xác định các yêu cầu đối với chất lư ng phần mềm.

a. Mô hình chất lượng trong và chất lượng ngoài

Mô hình chất lư ng trong và chất lư ng ngoài của sản phẩm phần mềm trong ISO-9126 thể hiện trong hình sau :

Hình 1.6: Mô hình chất lư ng trong và ngoài

Mỗi tiêu chí chất lư ng, tiêu chí chất lư ng con của phần mềm đều đư c định nghĩa. Với mỗi tiêu chí và các tiêu chí con, khả năng của phần mềm đư c xác định bằng tập các thuộc tính trong có thể đo đạc đư c. Các tiêu chí và các tiêu chí con cũng c thể đo đạc trong phạm vi khả năng của hệ thống chứa phần mềm.

a. Tính chức năng: là khả năng của phần mềm cung cấp các chức năng đáp ứng

đư c nhu cầu sử dụng khi phần mềm làm việc trong điều kiện cụ thể.

- Tính phù h p: là khả năng của một phần mềm có thể cung cấp một tập các chức năng thích h p cho công việc cụ thể phục vụ mục đích của người sử dụng.

- Tính chính xác: là khả năng của phần mềm có thể cung cấp các kết quả hay hiệu quả đúng đắn hoặc chấp nhận đư c với độ chính xác cần thiết.

- Khả năng h p tác làm việc: khả năng tương tác với một hoặc một vài hệ thống cụ thể của phần mềm.

- Tính an toàn: khả năng bảo vệ thông tin và dữ liệu của sản phẩm phần mềm, sao cho người, hệ thống không đư c phép thì không thể truy cập, đọc hay chỉnh sửa chúng.

b. Tính tin cậy: là khả năng của phần mềm có thể hoạt động ổn định trong những điều

kiện cụ thể.

- Tính hoàn thiện: khả năng tránh các kết quả sai.

- Khả năng chịu lỗi: khả năng của phần mềm hoạt động ổn định tại một mức độ cả trong trường h p có lỗi xảy ra ở phần mềm hoặc có những vi phạm trong giao diện.

- Khả năng phục hồi: khả năng của phần mềm có thể tái thiết lại hoạt động tại một mức xác định và khôi phục lại những dữ liệu có liên quan trực tiếp đến lỗi.

- Tính tin cậy phù h p: phần mềm thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.

c. Tính khả dụng: là khả năng của phần mềm có thể hiểu đư c, học đư c, sử dụng

đư c và hấp dẫn người sử dụng trong từng trường h p sử dụng cụ thể.

- Có thể hiểu đư c: người dùng có thể hiểu đư c xem phần mềm có h p với họ không và và sử dụng chúng thế nào cho những công việc cụ thể.

- Có thể học đư c: người sử dụng có thể học các ứng dụng của phần mềm. - Có thể sử dụng đư c: khả năng của phần mềm cho phép người dùng sử dụng và điều khiển nó.

- Tính hấp dẫn: khả năng hấp dẫn người sử dụng của phần mềm.

- Tính khả dụng phù h p: phần mềm thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định

d. Tính hiệu quả: là khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách h p lý, tương

ứng với lư ng tài nguyên nó sử dụng, trong điều kiện cụ thể.

- Đáp ứng thời gian: khả năng của phần mềm có thể đưa ra một trả lời, một thời gian xử lý và một tốc độ thông lư ng h p lý khi nó thực hiện công việc của mình, dưới một điều kiện làm việc xác định.

- Sử dụng tài nguyên: khả năng của phần mềm có thể sử dụng một lư ng, một loại tài nguyên h p lý để thực hiện công việc trong những điều kiện cụ thể.

- Tính hiệu quả phù h p: thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.

e. Khả năng ảo hành, bảo trì: là khả năng của phần mềm có thể chỉnh sửa. Việc

chỉnh sửa bao gồm: sửa lại cho đúng, cải tiến và làm phần mềm thích nghi đư c với những thay đổi của môi trường, của yêu cầu và của chức năng xác định.

- Có thể phân tích đư c: phần mềm có thể đư c chẩn đoán để tìm những thiếu sót hay những nguyên nhân gây lỗi hoặc để xác định những phần cần sửa.

- Có thể thay đổi đư c: phần mềm có thể chấp nhận một số thay đổi cụ thể trong quá trình triển khai.

- Tính ổn định: khả năng tránh những tác động không mong muốn khi chỉnh sửa phần mềm.

- Có thể kiểm tra đư c: khả năng cho phép đánh giá đư c phần mềm chỉnh sửa. - Khả năng bảo hành bảo trì phù h p: thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.

f. Tính khả chuyển: là khả năng của phần mềm cho phép nó có thể đư c chuyển từ

môi trường này sang môi trường khác.

- Khả năng thích nghi: khả năng của phần mềm có thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau mà không cần phải thay đổi.

- Có thể cài đặt đư c: phần mềm có thể cài đặt đư c trên những môi trường cụ thể.

- Khả năng cùng tồn tại: phần mềm có thể cùng tồn tại với những phần mềm độc lập khác trong một môi trường chung, cùng chia sẻ những tài nguyên chung.

- Khả năng thay thế: phần mềm có thể dùng thay thế cho một phần mềm khác, với cùng mục đích và trong cùng môi trường.

- Tính khả chuyển phù h p: thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.

b. Mô hình chất lượng sử dụng

Chất lư ng sử dụng bao gồm 4 tiêu chí: tính hiệu quả, năng suất, tính an toàn và tính thỏa mãn.

a. Tính hiệu quả: khả năng của phần mềm cho phép người dùng đạt đư c mục đích

một cách chính xác và hoàn toàn, trong điều kiện làm việc cụ thể.

b. Tính năng suất: khả năng của phần mềm cho phép người dùng sử dụng lư ng tài

nguyên h p lý tương đối để thu đư c hiệu quả công việc trong những hoàn cảnh cụ thể.

c. Tính an toàn: phần mềm có thể đáp ứng mức độ rủi ro chấp nhận đư c đối với

người sử dụng, phần mềm, thuộc tính, hoặc môi trường trong điều kiện cụ thể.

d. Tính thoả mãn: phần mềm có khả năng làm thoả mãn người sử dụng trong từng

điều kiện cụ thể.

Kết luận chƣơng 1

Trong chương này, người nghiên cứu đã trình bày các cơ sở lý luận cần thiết để thực hiện đề tài bao gồm:

 Tổng quan về phần mềm giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam;  Các khái niệm c liên quan đến đề tài nghiên cứu;

 Tự học: quan điểm, vai trò của tự học đối với sự phát triển nhân cách của SV, những yếu tố ảnh hưởng đến tự học của SV;

 TOEIC và xu hướng áp dụng TOEIC tại Việt Nam;  Cơ sở khoa học về thiết kế và đánh giá phần mềm.

Tất cả những thành quả tìm hiểu nêu trên là cơ sở vững chắc và là những yếu tố tạo động lực giúp người nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.

Qua tìm hiểu cơ sở lý luận, người nghiên cứu nhận thấy:

- Phần mềm giáo dục là một trong những thiết bị CNTT và phương tiện dạy học quan trọng với những tính năng ưu việt đã tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học

- Các phần mềm tự học TOEIC trên thế giới như Barron’s TOEIC Test, Longman’s TOEIC Test và TOEIC Mastery là những phần mềm đáng tin cậy và hữu ích trong việc học tập tiếng Anh theo chuẩn TOEIC. Tuy nghiên, ba phần mềm trên có những như c điểm chưa phù h p với thực trạng giảng dạy và tự học tiếng

Anh theo chuẩn TOEIC tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. Rút kinh nghiệm từ những hạn chế của các phần mềm và căn cứ vào chương trình giảng dạy hiện tại của trường Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức, người nghiên cứu tiến hành thiết kế phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC của nhà trường trong giai đoạn mới. Trong quá trình thiết kế phần mềm, người nghiên cứu phải tuân thủ tuần tự và chặt chẽ các bước theo mô hình thác nước nhằm đảm bảo chất lư ng trong, ngoài và chất lư ng sử dụng của phần mềm đáp ứng chuẩn quốc tế ISO-9126.

- Phần mềm đư c thiết kế nhằm mục đích tích cực hóa SV, kích thích SV tham gia hoạt động nhận thức và đặc biệt nâng cao kỹ năng tự học của SV vì tự học không chỉ giúp SV chiếm lĩnh tri thức, hoàn thành mục tiêu đào tạo mà tự học c n c ý nghĩa quan trọng, quyết định trực tiếp sự phát triển nhân cách của SV. Từ đ , SV c thể hình thành đư c những năng lực cơ bản để có thể tự học suốt đời.

Chƣơng 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN

TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC 2.1 MỘT VÀI NÉT VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC 2.1.1 Lịch sử hình thành

Tiền thân của Trường Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức là Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng h p và Hướng nghiệp Thủ Đức, sau là Trường Trung học Kỹ thuật

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)