Phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC (Trang 71 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2.5 Phương pháp giảng dạy

Để tìm hiểu thực trạng dạy học môn Anh văn giao tiếp theo chuẩn TOEIC ở trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, người nghiên cứu tiến hành khảo sát bằng mẫu phiếu 1 nhằm thăm d về PPDH tiếng Anh và cách dạy đư c GV sử dụng ở mức độ nào trong quá trình giảng dạy (Phụ lục 2, tr 2). Mẫu phiếu 1 có cấu trúc :

Phần A: Phương pháp dạy học. Phần A đư c xây dựng với 7 PPDH bao gồm cả phương pháp hiện đại và phương pháp truyền thống. GV lựa chọn mức độ sử dụng phương pháp theo 4 mức: Thường xuyên (TX); Thỉnh thoảng; Rất ít dùng; Không dùng. Mỗi mức tương ứng với số điểm như sau :

STT Mức Điểm

1 Thường xuyên (TX) 4

2 Thỉnh thoảng 3

3 Rất ít dùng 2

4 Không dùng 1

Phần B: Cách thức giảng dạy. Phần B đư c xây dựng với 4 cách dạy. GV lựa chọn cách dạy mà họ đang triển khai trong quá trình giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn TOEIC. Cách tính điểm tương tự như trên.

Kết quả khảo sát PPDH đư c thống kê trong bảng 2.4 như sau:

STT Phƣơng pháp Mức độ sử dụng (%) Mean TH TX Thỉnh thoảng Rất ít dùng Không dùng 1 Situational Method Phương pháp Tình huống 80 20 0 0 3.79 1 2 Functional Method Phương pháp Chức năng 40 40 20 0 3.20 2 3 Communicative Method

Phương pháp Giao tiếp 40 30 30 0 3.10 3

4

Cognitive Code Theory

Phương pháp Nhận thức 30 30 30 10 2.80 4

5

Audio Lingualism

Phương pháp Tâm lý-Ngôn ngữ 0 60 30 10 2.50 5

6

Grammar Translation Method

Phương pháp Ngữ pháp-Dịch 0 20 70 10 2.10 6

7

Direct Method

Phương pháp Trực tiếp 0 0 90 10 1.90 7

Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch về mức độ sử dụng các PPDH trong quá trình dạy học môn Anh văn giao tiếp theo chuẩn TOEIC của GV. Mức độ sử dụng các PPDH của GV đư c xếp thứ hạng (TH) từ cao đến thấp như sau:

- Xếp thứ nhất, là phương pháp Tình huống (Situational Method) đư c đa số GV (80%) sử dụng ở mức độ thường xuyên (TX) (Mean = 3.79).

- Xếp thứ hai và thứ ba, là phương pháp Chức năng (Functional Method) và phương pháp Giao tiếp (Communicative Method) đư c gần một nửa (40%) GV sử dụng ở mức độ thường xuyên (Mean = 3.20 và 3.10).

- GV vẫn sử dụng các PPDH truyền thống trong giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn TOEIC nhưng ở mức độ thỉnh thoảng hoặc rất ít sử dụng. Khi áp dụng những phương pháp truyền thống, GV chủ yếu sử dụng bảng phấn – một phương tiện chính để truyền tải thông tin đến người học.

Căn cứ vào kết quả khảo sát trên, người nghiên cứu nhận thấy :

GV linh hoạt trong việc lựa chọn và kết h p nhiều PPDH trong quá trình giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn TOEIC. Các PPDH đư c chú trọng nhằm giúp khơi dậy, phát huy tính tích cực và tiềm năng của người học như phương pháp tình huống, chức năng và giao tiếp. Các phương pháp này hoàn toàn phù h p với thể thức thi TOEIC khi các dạng bài tập đư c thiết kế theo tình huống và chức năng (Task-based Teaching and Learning) như ở cửa hàng, tại quán ăn, quảng cáo, thư thương mại…Người học có thể vận dụng kiến thức ngôn ngữ đư c học vào thực tế để giao tiếp và làm việc.

Cách dạy của GV đối với bộ môn tiếng Anh giao tiếp theo chuẩn TOEIC đư c thống kê trong bảng 2.5 như sau:

STT Phƣơng pháp Mức độ sử dụng (%) Mean TH TX Thỉnh thoảng Rất ít dùng Không dùng 1 GV giải thích kỹ từng nội dung bài học và cho ví dụ minh họa

0 20 0 80 2.20 2

2

GV chỉ giảng một số nội dung quan trọng, còn các nội dung khác giao cho SV thảo luận nhóm ở trên lớp, sau đ GV tổng kết

80 20 0 0 3.80 1

3

GV giao một vấn đề, g i ý tài liệu tham khảo để SV tự giải quyết, sau đ SV báo cáo ở trên lớp và GV tổng kết 0 0 20 80 1.20 3 4 GV chỉ giảng một số nội dung quan trọng, còn các nội dung khác giao cho SV tự nghiên cứu (ở nhà)

0 0 0 100 1.00 4

Bảng 2.5: Thống kê cách dạy tiếng Anh theo chuẩn TOEIC

- 20% GV chọn cách dạy và học “GV giải thích kỹ từng nội dung bài học và cho ví dụ minh họa”. Hướng triển khai này hoàn toàn thực hiện chức năng truyền thụ của GV, áp dụng khi phải chuyển giao kiến thức mới và khó so với khả năng tìm tòi của SV chứ không áp dụng cho tất cả các nội dung của bài dạy. Hướng tiếp cận này phù h p với PPDH thuyết trình, thông báo tái hiện của GV và phù h p với những SV học thụ động - nghe, hiểu và tái hiện lại.

- 80% GV chọn cách “GV chỉ giảng một số nội dung quan trọng, còn các nội dung khác giao cho SV thảo luận nhóm ở trên lớp, sau đó GV tổng kết”. Với hướng triển khai bài dạy kiểu này thể hiện cả hai chức năng của GV là truyền thụ và điều khiển. Vì thế, cách này tạo điều kiện cho SV độc lập trong quá trình lĩnh hội tri thức bằng hoạt động tự học ở trên lớp – tự học giáp mặt thầy.

- 20% GV chọn hướng “GV giao một vấn đề, gợi ý tài liệu tham khảo để SV tự giải quyết, sau đó báo cáo ở trên lớp, GV tổng kết”. Cách triển khai bài dạy này cũng tương tự như cách ở trên, chỉ có khác là tự học của SV đư c thực hiện ngoài lớp – tự học không giáp mặt thầy nên tính tự giác, độc lập và tính tự chủ của SV đư c đẩy lên cao hơn khi tự học giáp mặt thầy.

- Không có GV nào chọn cách dạy và học mà khả năng tự học của SV đư c phát huy cao độ - tự học với giáo trình. Có phải chăng, GV không tin tưởng vào khả năng tự học của SV khi không giáp mặt thầy ? Mặt khác, để thực hiện đư c cách dạy và học này cần nhiều điều kiện phục vụ cho tự học như tài liệu tham khảo, thời gian…

Hình 2.8: GV Phạm Hoàng Minh Thảo đạt giải nhì hội giảng GV dạy giỏi cấp trường 03-2012.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)