Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC (Trang 77 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2.3 Kết quả khảo sát

Quan niệm của SV về tự học:

Để tìm hiểu quan niệm của SV về tự học, người nghiên cứu khái quát thành 9 quan niệm cơ bản. Kết quả thể hiện ở bảng sau :

Quan niệm Ngành học Giới tính Tổng hợp Khoa CK- CNTT Khoa TCKT- QTKD Nam Nữ

Mean TH Mean TH Mean TH Mean TH Mean TH

1 2.61 5 2.44 2 2.77 1 2.6 4 2.53 3 2 2.67 2 2.44 3 2.73 3 2.66 2 2.56 2 3 2.31 9 2.12 9 2.35 9 2.32 9 2.6 9 4 2.48 7 2.24 8 2.56 7 2.44 7 2.36 7 5 2.53 6 2.29 6 2.57 6 2.51 6 2.41 6 6 2.62 4 2.38 4 2.61 5 2.63 3 2.51 4

8 2.64 3 2.35 5 2.74 2 2.57 5 2.5 5 9 2.46 8 2.24 7 2.54 8 2.44 8 2.35 8 Kết quả tương quan so sánh R=0.895 R=0.895 α=0.0001 α=0.0001

1. Tự học là tự mình đặt và giải quyết vấn đề xuất hiện trong học tập. 2. Tự học là tự mình đọc sách và tài liệu tham khảo.

3. Tự học là tự mình học thuộc những kiến thức đã học trên lớp.

4. Tự học là tự lập kế họach chi tiết cho việc học và thực hiện kế hoạch đ .

5. Tự học là tự mình tìm tòi, bổ sung để làm phong phú những tri thức môn học đã học trên lớp.

6. Tự học là việc học của bản thân khi không có giảng viên trực tiếp. 7. Tự học là việc hoàn thành những yêu cầu học tập do giảng viên đề ra. 8. Tự học là tự mình làm việc với các phương tiện học tập

9. Tự học là việc học của bản thân theo sở thích, hứng thú.

Bảng 2.7: Quan niệm của sinh viên về tự học Nhận xét:

SV nhận thức tương đối đúng về tự học. Trong đ , những quan niệm đúng về tự học đư c SV xác định mức cao, còn các quan niệm phiến diện, chưa đầy đủ về tự học đư c SV xác định ở mức trung bình. Trong đ , “Tự học là việc hoàn thiện mọi yêu cầu học tập do giảng viên đề ra” đư c SV xác định mức cao nhất (Mean=2,73, TH=1), tiếp theo là “Tự học là tự đọc sách” (Mean=2,68, TH=2).

Trong nhóm các quan niệm phiến diện về tự học thì quan niệm “Tự học là học thuộc lòng những kiến thức đã đư c học trên lớp” đư c SV nhận thức mức thấp nhất (Mean=2,33, TH=9).

Trong quá trình học tập, đa số SV cho rằng việc tự mình hoàn thành những yêu cầu học tập do GV đề ra là cần thiết. Bên cạnh đ , việc học thuộc lòng những kiến thức mà GV giảng trên lớp cũng cần nhưng không phải là cơ bản đối với SV. Việc tìm t i để giải quyết những nhiệm vụ học tập mà GV yêu cầu chính là cơ bản đối với SV.

SV Lâm Hoàng Nhân, lớp CĐ11QT1, cho rằng: “Ngoài giờ lên lớp, ở nhà tự mình phải học, phải hoàn thành để bổ sung vào bài giảng của GV”. Hoặc như SV Bùi Thị Hoài lớp CĐ1QT5 nhận định : “Theo tôi, tự học là tự mình học tập tích cực, nỗ lực để hoàn thành các bài tập mà GV đề ra. Muốn vậy, phải có kế hoạch học tự học để bổ sung cho bài học trên lớp…”. SV Nguyễn Thị Hồng, lớp CĐ11QT3 quan niệm “Tự học là việc học của chính bản thân với sự tìm tòi, học hỏi để hiểu đư c những tri thức phục vụ cho nghề nghiệp của bản thân” .

Một số SV cho rằng: “Tự học là việc học không cần đến thầy” hoặc “Tự học là học của bản thân khi không có GV trực tiếp hướng dẫn” (Mean 2.51,TH=4).

So sánh quan niệm về tự học giữa SV khoa CK–CNTT và TCKT–QTKD:

Theo hệ số tương quan Pearson: R=0.895, α=0.001 thì đây là tương quan chặt và cùng chiều. Nghĩa là: SV hai nh m không c sự khác nhau về quan niệm về tự học. Điều này cho thấy, mặc dù ở các ngành học khác nhau, phương pháp tự học môn học khác nhau, nhưng quan niệm về tự học của SV không có sự khác nhau.

So sánh quan niệm về tự học giữa SV nam và SV nữ:

Tương quan thể hiện thuận chiều và chặt (R=0.895, α=0.001). Như vậy, giữa SV nam và SV nữ không có quan niệm khác nhau về tự học. Song, nếu xem xét từng quan niệm về tự học, người nghiên cứu thấy có sự chênh lệch nhất định như: SV nam khẳng định tính độc lập cao trong tự học và cho rằng: “Tự học là tự mình đặt vấn đề và giải quyết các vấn đề xuất hiện trong quá trình học tập” (Mean=2,77, TH=1). SV Nguyễn Văn Doãn lớp CĐ11KT6 cho rằng: “Tự học là tự mình đề ra và tự giải quyết các vấn đề một cách độc lập”. Khác với quan niệm của SV nam, SV nữ lại thiên về “Tự học là hoàn thành những yêu cầu học tập do GV đề ra” (Mean=2,74, TH=1). Trong tự học, SV nữ chú ý hoàn thành bài tập do GV giao.

Nhận thức của SV về vai trò của tự học:

Kết quả khảo sát đư c thể hiện ở bảng sau:

Quan niệm Ngành học Giới tính Tổng hợp Khoa CK- CNTT Khoa TCKT- QTKD Nam Nữ

Mean TH Mean TH Mean TH Mean TH Mean TH

1 2.86 2 2.87 1 2.82 2 2.9 1 2.87 1 2 2.87 1 2.85 2 2.82 3 2.9 2 2.86 2 3 2.79 5 2.82 3 2.73 7 2.8 3 2.80 3 4 2.15 17 1.91 17 2.3 17 1.9 17 2.03 17 5 2.74 7 2.81 4 2.81 4 2.8 4 2.74 4 6 2.73 8 2.51 10 2.67 11 2.6 10 2.62 10 7 2.83 4 2.67 7 2.73 6 2.8 5 2.75 6 8 2.77 6 2.54 9 2.73 8 2.6 8 2.66 8 9 2.37 16 2.39 14 2.57 14 2.3 16 2.37 15 10 2.71 9 2.68 6 2.64 12 2.7 7 2.69 7 11 2.39 15 2.34 15 2.51 16 2.3 15 2.36 16 12 2.71 10 2.48 11 2.62 13 2.6 11 2.60 11 13 2.49 14 2.26 16 2.53 15 2.3 14 2.38 14 14 2.63 13 2.4 13 2.71 9 2.4 13 2.52 13 15 2.69 12 2.46 12 2.71 10 2.5 12 2.58 12 16 2.71 11 2.59 8 2.74 5 2.6 9 2.65 9 17 2.83 3 2.71 5 2.83 1 2.8 6 2.73 5 Kết quả tương quan R=0.820 R=0.891 so sánh α=0.0003 α=0.0004

1. Tự học giúp Anh/Chị nắm vững tri thức đã học trên lớp.

2. Tự học giúp Anh/Chị mở rộng, hiểu hiết sâu kiến thức đã học trên lớp. 3. Tự học giúp Anh/Chị đạt kết quả cao trong học tập.

4. Để đạt kết quả cao trong học tập, có thể thực hiện bằng nhiều cách chứ không chỉ bằng tự học.

6. Chỉ cần nghe giảng và hiểu những kiến thức mà GV trình bày ngay trên lớp là đủ. 7. Tự học giúp Anh/Chị phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.

8. Tự học giúp Anh/Chị có khả năng phát huy và giải quyết vấn đề. 9. Tự học giúp Anh/Chị có kỹ năng học tập và học suốt đời.

10. Tự học là khâu không thể thiếu trong quá trình học tập của bản thân. 11. Tự học giúp Anh/Chị hình thành kỹ năng nghề nghiệp.

12. Tự học giúp Anh/Chị có kiến thức trao đổi với bạn khi thảo luận. 13. Tự học giúp Anh/Chị hoàn thiện nhân cách.

14. Tự học giúp Anh/Chị thoả mãn tính tò mò, lòng ham muốn, ham hiểu biết. 15. Tự học giúp Anh/Chị giải quyết những vấn đề đặt ra trong học tập.

16. Tự học giúp Anh/Chị hoàn thành mục tiêu đào tạo.

17. Tự học giúp Anh/Chị tự lĩnh hội, tự chiếm lĩnh tri thức mới.

Bảng 2.8: Nhận thức của sinh viên về vai trò của tự học Nhận xét:

SV nhận thức tương đối tốt về vai trò tích cực của tự học trong quá trình học tập, còn những vai trò thể hiện chưa tích cực đư c SV nhận thức ở mức thấp hơn.

Mặc dù mới nhập học, chưa thích ứng đư c với môi trường học tập mới, nhưng SV đã nhận thức đư c việc học ở bậc ĐH, CĐ khác so với việc học ở trường phổ thông. Học ở ĐH, CĐ chủ yếu là tự học, tự nghiên cứu. SV Nguyễn Thị Thu Huyền lớp CĐ11CNTT1 cho rằng: “Tự học có vai trò rất quan trọng, giúp cho bản thân mở rộng, hiểu sâu tri thức, rèn luyện tay nghề, phát triển tư duy và trí sáng tạo”. SV Đinh Ngọc Vũ lớp CĐ11CKM4 khẳng định: “Chỉ có tự học, SV mới có thể hoàn thành đư c chương trình đào tạo ở nhà trường”. SV Trương Huỳnh Anh Nhi lớp CĐ11QT4 cho rằng: “Tự học có vai trò quan trọng, giúp bản thân mở rộng tầm hiểu biết, nắm vững kỹ năng, kỹ xảo, rèn luyện tính tự giác, chủ động sáng tạo trong học tập”, “Tự học có vai trò quyết định sự thành công trong rèn nghề của mỗi người”.

Tuy nhiên, ở những biểu hiện chưa tích cực, vẫn còn một số SV chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của tự học trong quá trình học tập. Một bộ phận nhỏ SV cho

rằng: “Để đạt kết quả cao trong tự học có thể thực hiện bằng nhiều cách chứ không chỉ bằng tự học” (Mean=2,03, TH=17).

Qua thực tế tìm hiểu, người nghiên cứu nhận thấy một số SV vào trường CĐ có những động cơ khác nhau. Trong học tập, họ chưa xuất phát từ nhu cầu, hứng thú của bản thân. Vì vậy, những SV này có biểu hiện chưa hứng thú tự học, chưa nỗ lực, khắc phục kh khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Họ chưa xác định đư c rằng chỉ bằng con đường tự học, tự chiếm lĩnh tri thức mới hoàn thành nhiệm vụ học tập. Họ bỏ học, không tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập mà GV giao, chưa tận dụng thời gian tự học ở nhà.

So sánh nhận thức về vai trò của tự học giữa SV khoa CK-CNTT và TCKT- QTKD:

Tương quan chặt và cùng chiều, nghĩa là SV thuộc 2 nhóm không có sự khác nhau trong chiều hướng nhận thức về vị trí, vai trò của tự học. SV đều có chiều hướng nhận thức đúng về vị trí, vai trò của tự học trong quá trình học tập. SV khẳng định: “Tự học giúp họ nắm vững và hiểu sâu kiến thức đã học và là con đường duy nhất để SV đạt kết quả cao trong quá trình học tập và rèn luyện nghề”.

So sánh nhận thức về vai trò tự học giữa SV nam và SV nữ:

Tương quan chặt và cùng chiều. Như vậy giữa SV nam và SV nữ không có sự khác nhau trong nhận thức về vị trí, vai trò của tự học. Song xem xét cụ thể, nhận thức về vị trí, vai trò của tự học ở từng biểu hiện, người nghiên cứu nhận thấy, SV nam nhấn mạnh: “Tự học giúp SV tự lĩnh hội, tự chiếm lĩnh những tri thức khoa học mới” (Mean=2,83, TH=1). Vì vậy, vai tr này đư c SV nam nhận thức cao. Trong khi đ , nhận thức về vai trò tự học của SV nữ chưa bằng SV nam. SV nữ lại coi trọng: “Tự học giúp SV nắm vững kiến thức đã học trên lớp” (Mean=2.9, TH=1). Vai tr này đư c SV nữ nhận thức cao. SV khẳng định: “Tự học trước hết là để nắm vững những kiến thức trên lớp để hoàn thành những nhiệm vụ mà GV giao, để đạt kết quả trong học tập”.

Như vậy, nhận thức về vai trò của tự học ở SV c liên quan đến đặc điểm hoạt động của giới tính.

Nhận xét chung về thực trạng nhận thức về tự học của SV:

SV nhận thức tương đối đúng về vị trí, vai trò của tự học. Họ cho rằng, tự học là công việc tự giác, độc lập. Tự học giúp SV củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức đã học để hoàn thành những nhiệm vụ học tập mà GV giao. Nhận thức đ giúp SV c định hướng đúng trong tự học và tự rèn luyện.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC (Trang 77 - 83)