Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC (Trang 35 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3.1 Những yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan là yếu tố bên ngoài tác động đến tự học. Đ là những yếu tố c liên quan đến sự phát triển, sự thay đổi của nhà trường, của xã hội cũng như đội ngũ trực tiếp giảng dạy các bộ môn…

a. Nhóm những yếu tố thuộc về yêu cầu xã hội, gia đình

Mục tiêu đào tạo của giáo dục: Mục tiêu của GD-ĐT đã thay đổi, đáp ứng

yêu cầu của CNH, HĐH đất nước. Trong đ , các trường ĐH, CĐ phải luôn đối mới nội dung, phương pháp đào tạo, phải biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, phải bồi dưỡng và hình thành cho SV năng lực học tập và học tập suốt đời. Vì vậy, trong quá trình đào tạo, nhà trường phải hình thành và phát triển cho SV năng lực tự học, tự nghiên cứu để đáp ứng những yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Chính quan điểm của Đảng về GD-ĐT đã khẳng định nhiệm vụ hình thành năng lực tự học của SV. Do đ , SV cần nâng cao nhận thức của mình về trách nhiệm trong tự học và tu dưỡng.

Mục tiêu cụ thể của từng môn học: Những mục tiêu này sẽ quy định cách

thức tự học khác nhau và mức độ nỗ lực cố gắng tự học của SV ở từng môn học cũng khác nhau.

Nội dung, chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng: Do sự phát triển của

tăng lên, điều đ đ i hỏi SV phải tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, tự đọc tài liệu để bổ sung vốn tri thức của bản thân, để hoàn thiện nhân cách của mình.

Gia đình với truyền thống và các điều kiện gia đình: Nếu gia đình c

truyền thống học tập, có quan tâm tạo điều kiện thuận l i thì SV sẽ nỗ lực học tập. Trong hoàn cảnh gia đình kh khăn về kinh tế sẽ khiến SV gặp kh khăn trong tự học. Tuy vậy, vẫn có nhiều SV có quyết tâm tự học để vư t lên hoàn cảnh. Điều này phụ thuộc vào nhận thức, ý chí cũng như kỹ năng tự học của SV.

b. Nhóm những yếu tố thuộc về giảng viên và sinh viên

Cách thức giảng dạy của GV: Hiện nay, trong các trường ĐH, CĐ, việc đổi

mới PPDH đã và đang là vấn đề có tính cấp bách. Việc thay đổi cách dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập của người học đ i hỏi và tạo điều kiện cho người học trở thành chủ thể trong việc tìm t i, lĩnh hội kiến thức mới. Việc thay đổi cách dạy của GV đ i hỏi SV phải thay đổi cách học. SV phải tự học dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của GV, c như vậy mới tạo đư c sự thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện mục tiêu. Các nghiên cứu cho thấy: “Cách thức tự học phụ thuộc vào trình độ tổ chức và điều khiển hoạt động của thầy” [22, tr 79]. Vì vậy, muốn hình thành và phát huy khả năng tự học cho SV, GV phải thay đổi cách dạy nhằm phát huy tích tự giác, tích cực của SV trong quá trình đào tạo.

Mối quan hệ giữa ngƣời dạy và ngƣời học trong việc thực hiện mục tiêu dạy học: Những biểu hiện tích cực từ người dạy như cách dạy phát huy tính tích

cực, có sức lôi cuốn, tạo hứng thú cho người học, sự nhiệt tình, hoà nhã, công bằng …c sức ảnh hưởng đến hứng thú tự học của SV.

Không khí trong tập thể SV: Tập thể SV có tinh thần đoàn kết, thi đua phấn

đấu học tập sẽ kích thích SV tự học có hiệu quả.

c. Nhóm những yếu tố thuộc về môn học và phƣơng tiện tự học

Nội dung môn học: Đây chính là đối tư ng tìm kiếm kiến thức của SV trong

học tập, do vậy, nếu nội dung kiến thức trong các tài liệu học tập chứa đựng tính phong phú, hấp dẫn thì sẽ kích thích tự học của SV. Trong trường ĐH, CĐ, có

nhiều môn học, trong nhận thức của mỗi SV, mỗi môn học có vai trò và sức lôi cuốn khác nhau, điều đ cũng tác động khác nhau đến tự học của SV.

Các điều kiện tự học: Các yếu tố về điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt, các

phương tiện học tập, tài liệu tham khảo…phục vụ trực tiếp cho SV tự học và tự học đạt kết quả. Tất cả những yếu tố này dù trong hoàn cảnh kh khăn nhưng nếu người học có ý chí, quyết tâm thì hoạt động tự học vẫn đạt kết quả cao.

Thời gian tự học: Tự học không những đ i hỏi phải có quỹ thời gian h p lý

mà còn phải đư c sắp xếp vào những thời điểm thích h p cho cá nhân. Như vậy, tổ chức học tập trên lớp cho SV cũng phải bố trí thật khoa học, tạo điều kiện thời gian tự học ở nhà một cách phù h p cho SV.

Cách tổ chức, quản lý SV tự học: Mặc dù việc tự học của SV ở các trường

ĐH, CĐ đư c tổ chức, quản lý theo cơ chế tự quản, song việc thực hiện nghiêm túc quy chế thi cử và kiểm tra sẽ tác động tích cực đến nhận thức và thái độ tự học của SV.

Những nhân tố khách quan có ảnh hưởng đến tự học của SV ở những mức độ khác nhau. Những nhân tố khách quan nếu thuận l i sẽ tạo điều kiện là chất xúc tác, kích thích mạnh mẽ sự nỗ lực và ý chí quyết tâm của SV, giúp họ đạt kết quả cao trong tự học. Ngư c lại trong hoàn cảnh những yếu tố này không thuận l i nhưng nếu SV c ý chí vư t khó thì tự học vẫn có kết quả. Những yếu tố khách quan không quyết định trực tiếp hiệu quả tự học của SV. Tuy nhiên, trong các yếu tố khách quan thì việc giảng dạy của GV, nhất là PPDH sẽ có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tự học của SV, vì “Sự giúp đỡ trong công tác tự học chỉ có thể thể hiện qua sự giúp đỡ về phương pháp” [8, tr 36] .

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)