Vai trò của tự học đối với sự phát triển nhân cách của sinh viên

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC (Trang 33 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2 Vai trò của tự học đối với sự phát triển nhân cách của sinh viên

Tự học c ý nghĩa quan trọng, quyết định trực tiếp sự phát triển nhân cách SV. Theo lý thuyết hoạt động, tâm lý con người chỉ đư c hình thành, phát triển và bộc lộ trong quá trình học tập của cá nhân. Điều đ c nghĩa là, muốn hình thành và phát triển tâm lý, SV phải trực tiếp tham gia hoạt động. Để lĩnh hội những tri

thức, kỹ năng, kỹ xảo, SV phải tự tìm tòi, tự tổ chức việc chiếm lĩnh những tri thức khoa học của nhân loại, tức là phải tự học. Nếu không có tự học thì SV không thể hoàn thành nhiệm vụ học tập theo phương châm “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo”.

Nhờ có hoạt động tự học mà SV có thể hình thành đư c những năng lực cơ bản để có thể tự học suốt đời. N cho phép SV sau khi ra trường có thể tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng đư c những nhu cầu của xã hội. “Người nào coi trọng đời sống tinh thần, người đ hiểu thấm thía rằng : chỉ có tự học mới thực sự có học…Học trong nhà trường là cần thiết, nhưng học sau khi rời ghế nhà trường lại cần thiết hơn nhiều” [8, tr 22]. “Mỗi người đều học phải học suốt đời, cứ bổ sung, bổ sung mãi cho những kiến thức học đư c ở nhà trường. Cuộc sống đ i hỏi rất nhiều kiến thức mà chúng ta phải tự học, tự cóp nhặt” 8, tr 28].

GS.Tạ Quang Bửu đã khẳng định vai trò của tự học đối với sự phát triển nhân cách: “Tự học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo, đồng thời là cái nôi nuôi dưỡng trí sáng tạo. Ai giỏi tự học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì người đ sẽ tiến xa” [3, tr 16].

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người, đ là: yếu tố bẩm sinh di truyền, yếu tố môi trường, điều kiện xã hội, yếu tố giáo dục và hoạt động của cá nhân. Trong các yếu tố đ thì hoạt động của cá nhân đ ng vai tr là yếu tố quyết định sự phát triển nhân cách của SV. Như vậy, hoạt động tự giác, tích cực của cá nhân trong quá trình tự học đ ng vai tr quyết định đến việc hình thành và phát triển nhân cách nghề nghiệp của SV. Nhân cách nghề chỉ có thể c đư c do quá trình tự học, tự rèn luyện của SV.

Tự học cũng cần có sự hướng dẫn, tổ chức của GV. Việc tự học của SV nhằm thực hiện những nhiệm vụ đào tạo ở trường ĐH, CĐ. PPDH trong nhà trường đư c biểu hiện sinh động theo đặc trưng môn học, theo nội dung bài học, dưới sự tổ chức, điều khiển của GV, buộc SV tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của bản thân. Hay nói cách khác, muốn hoạt động học tập đạt kết quả thì GV phải tổ

chức và điều khiển SV hoạt động tự học, tự nghiên cứu một cách có kế hoạch, hệ thống.

1.3.3 Những yếu tố ảnh hƣởng đến tự học của sinh viên

“Yếu tố là những điều kiện cần thiết để một sự việc có thể xảy ra, là thành phần tạo nên một sự việc” [33, tr 162].

Tự học là một hoạt động trí não cực kỳ căng thẳng và phức tạp, là sự cố gắng nỗ lực của bản thân, phối h p thực hiện các kỹ năng tự học nhằm lĩnh hội nền văn hóa, xã hội, lịch sử của nhân loại. Đây là quá trình lâu dài, phức tạp, phụ thuộc vào những yếu tố khách quan và chủ quan.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC (Trang 33 - 35)