1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích những ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh với hợp đồng liên doanh

7 573 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 24,66 KB

Nội dung

I. Ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). 1. Ưu điểm 2. Hạn chế II. Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh với hợp đồng liên doanh. 1. Giống nhau 2. Khác nhau

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ BÀI 1

NỘI DUNG 1

I Ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) 1

1 Ưu điểm 1

2 Hạn chế 2

II Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh 3

1 Giống nhau 3

2 Khác nhau 3

KẾT BÀI 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

MỞ BÀI

Hoạt động đầu tư đang chiếm một vị trí tiềm năng lớn trong nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới Ở nước ta hiện nay, đang tồn tại khá nhiều hình đầu tư trong đó có hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh Đây là một hình thức đầu tư khá linh hoạt và hiệu quả song nó cũng có những nhược điểm như rủi

ro khá lớn Bên cạnh đó, có nhiều người trên thực tế còn đang nhầm lẫn giữa hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh trong pháp luật đầu tư Chính vì

vậy, em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích những ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh với hợp đồng liên doanh” cho bài tập học kì của mình.

NỘI DUNG

I Ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).

1 Ưu điểm

Thứ nhất, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư

tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức do không phải thành lập một pháp nhân trước khi triển khai dự án đầu tư và tiến hành hoạt động kinh doanh Vậy nên, BCC

là là một lựa chọn thông minh cho các nhà đầu tư muốn thực hiện dự án một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và cũng như không bị rằng buộc

Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những

thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh Ví dụ như đối với những thị trường đầu tư còn mới mẻ, nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng tiếp cận thông qua những đối tác trong nước am hiểu thị trường Còn các nhà đầu tư trong nước thì có thể được các đối tác nước ngoài hỗ trợ về vốn, nhân lực, công nghệ hiện đại

Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách

pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ Do

đó, nhà đầu tư sẽ rất linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư Đối với hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư có thể linh hoạt trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá

Trang 3

nhân có quan hệ đầu tư với nhau Do đó, hình thức đầu tư này đã góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu và sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khác nhau

Thứ tư, việc tiến hành đầu tư theo hợp đồng BCC còn giúp các nhà đầu tư

khi ký kết được lựa chọn phương án góp vốn, phân chia kết quả kinh doanh sao cho phù hợp với mức độ đóng góp của các bên tham gia Do đó, hợp đồng BCC khá phù hợp so với tình hình thực tế ở nước ta, doanh nghiệp Việt Nam chúng ta

có lợi thế hơn trong hiểu biết về văn hóa tiêu dùng trong nước, về lực lượng lao động địa bàn còn các doanh nghiệp nước ngoài thường có lợi thế về vốn, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến

Thứ năm, đây là hình thức đầu tư dễ tiến hành, thủ tục đơn giản (do không

phải thành lập doanh nghiệp mới) Hình thức đầu tư này giúp sớm thu được lợi nhuận, thích hợp với các dự án cần triển khai nhanh, thời hạn đầu tư ngắn Vì các nhà đầu tư không mất nhiều thời gian xây dựng cơ sở sản xuất mới, quy mô dự án

có thể linh hoạt

2 Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của mình, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC cũng tồn tại những điểm hạn chế mà khi lựa chọn hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư không thể không tính đến để đảm bảo cho hoạt động đầu tư của mình thu được lợi nhuận cao nhất và ít rắc rối nhất sau này

Thứ nhất, việc không thành lập pháp nhân mới như phân tích ở trên là một

trong những ưu điểm nổi bật nhưng nó cũng chính là mặt hạn chế của hình thức đầu tư này Chính vì không thành lập một doanh nghiệp mới, do đó dự án đầu tư sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh Cũng chính vì không có một doanh nghiệp liên doanh mới ra đời giữa các nhà đầu tư, do đó, sẽ không có con dấu riêng, và đương nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải thỏa thuận lựa chọn một trong con dấu của các nhà đầu tư để phục vụ cho các hoạt động của dự án đầu tư Việc không phải thành lập pháp nhân mới trong nhiều trường hợp nếu các nhà đầu tư không nghiên cứu kỹ, lựa chọn sai hình thức đầu tư thì nó lại trở thành một hạn chế rất lớn, gây ra nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư không lường trước được Vì không có doanh nghiệp mới ra đời, do đó, quyền quản

lý dự án đầu tư sẽ được chia đều cho tất cả các nhà đầu tư, như vậy sẽ có lợi cho

Trang 4

các nhà đầu tư bỏ ra ít vốn hơn nhưng lại không công bằng với các nhà đầu tư bỏ nhiều vốn hơn

Thứ hai, pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên

và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC Đây cũng là một hạn chế cần phải chú ý tới nếu các bên lựa chọn hình thức đầu tư này

Thứ ba, đầu tư theo hợp đồng BCC sẽ khó thu hút đầu tư đối với những lĩnh

vực còn khó khăn và cần phát triển lâu dài, chỉ thực hiện được đối với một số lĩnh vực dễ sinh lợi và sinh lợi nhanh Đầu tư theo hợp đồng BCC thường được áp dụng

để thực hiện một dự án cụ thể, nên việc quản lý, kinh doanh đối với dự án lâu dài

sẽ là không phù hợp khi lựa chọn hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC

Thứ tư, đôi khi quan hệ hợp tác với đối tác nước sở tại còn thiếu tính chắc

chắn làm các nhà đầu tư e ngại Điều này xuất phát từ văn hóa kinh doanh và nhận thức của nhiều doanh nghiệp trong nước còn yếu kém

Thứ năm, khó kiểm soát các hoạt động trên thực tế, đặc biệt liên quan đến

chi phí, vì bắt buộc hai bên phải lựa chọn sử dụng danh nghĩa (con dấu pháp nhân) của một bên để tiến hành các giao dịch Trong trường hợp này, chi phí chỉ có thể được hạch toán vào bên được lựa chọn sử dụng danh nghĩa

II Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh với hợp đồng liên doanh

1 Giống nhau

Chủ thể của hai loại hợp đồng này đều có hai bên hoặc nhiều bên, và đều bao gồm các đối tượng là nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nội dung của hợp đồng đều chứa đựng thỏa thuận làm hình thành quyền, nghĩa

vụ trong hợp đồng đầu tư

Đều là hình thức đầu tư trực tiếp

2 Khác nhau

ST

T

Tiêu chí Hợp đồng hợp tác kinh

doanh BCC

Hợp đồng liên doanh

JVC

1 Chủ thể Không giới hạn các nhà đầu

tư, có thể là nhà đầu tư trong nước ký kết hợp tác kinh

Bắt buộc phải có sự ký kết của một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước với một hoặc nhiều

Trang 5

doanh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc những nhà đầu tư trong nước ký kết hợp đồng với nhau

nhà đầu tư nước ngoài, sự tham gia của nhà đầu tư trong nước

là cần thiết, là điều kiện bắt buộc để hình thành nên hợp đồng liên doanh

2 Bản chất Là sự thỏa thuận của các bên

để tiến hành hợp tác kinh doanh với nhau và được pháp luật coi là một hình thức đầu

tư, nó tồn tại độc lập với các hình thức đầu tư khác

Không được coi là hình thức đầu tư, nó chỉ là cơ sở pháp lý ghi nhận quan hệ đầu tư Hệ quả của quá trình ký kết hợp đồng liên doanh là một doanh nghiệp liên doanh ra đời Do đó đây sẽ là một văn bản bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư

3 Nội dung Vì việc kí kết hợp đồng

không dẫn đến thành lập một pháp nhân mới tại Việt Nam phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Do đó trong hợp đồng này các bên cùng thỏa thuận những nội dung liên quan đến: thể thức góp vốn, phân chia lợi nhuận, kết quả kinh doanh

Việc kí kết hợp đồng dẫn đến việc thành lập một pháp nhân theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam nên nội dung của sự thỏa thuận phải có: loại hình doanh nghiệp,lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, điều kiện chấm dứt

và giải thể doanh nghiệp

quản lý

Các bên có quyền quản lý điều hành công ty mới ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn 2 bên đóng góp

Bên nào có só lượng vốn góp lớn hơn thường chiếm nhiều quyền quản lý điều hành hơn

minh

bạch

Vì không có pháp nhân nên rất khó kiểm soát được hoạt động của mỗi bên trong kinh doanh, vì 2 bên phải dùng con dấu chung Đặc biệt là trong hạch toán chi phí

Là cơ sở để tạo lập một pháp nhân mới nên có quy chế tổ chức hoạt động chặt chẽ, nên

dễ dàng kiểm soát trong vấn đề quản lý điều hành cũng như hạch toán chi phí

6 Tính linh

hoạt

Vì có lợi thế không phải thành lập pháp nhân nên tham gia các hoạt động kinh doanh, đầu tư rất nhanh chóng và tốn

ít chi phí

để tham gia hoạt động kinh doanh, 2 bên liên doanh phải đăng kí thành lập một pháp nhân mới nên rất tốn chi phí và thời gian Sau khi hoạt động kinh doanh, đầu tư chấm dứt 2

Trang 6

bên phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp nên hợp đồng liên doanh ít linh hoạt hơn hợp đồng hợp tác kinh doanh

7 Việc triển

khai hợp

đồng

Các nhà đầu tư phải tự tiến hành hoạt động đầu tư với quy chế do chính họ đặt ra và thỏa thuận trong hợp đồng, có thể coi sự thỏa thuận trong hợp đồng thể hiện sự nhất trí cao độ

Trong quá trình đầu tư của nhà đầu tư (đối với hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh) sẽ được phản ánh qua chính tình hình hoạt động của doanh nghiệp liên doanh đó

8 Việc sử

dụng con

dấu, tư

cách giao

địch

Sau khi ký xong hợp đồng, thường các bên phải thỏa thuận sử dụng dấu và danh nghĩa của một bên để giao dịch

Sau khi thành lập công ty liên doanh sẽ là pháp nhân độc lập và giao dịch với các bên khác

C KẾT BÀI

Như vậy, có thể thấy hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh đang được khá nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài lựa chọn bởi nó có nhiều ưu điểm nổi bật Hơn nữa, để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc, các nhà đầu tư cần phân biệt rõ ràng giữa hai hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh để lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp, mang lại hiểu quả cao

Trên đây là bài tiểu luận học kì của em, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai lầm thiếu sót mong thầy cô góp ý để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đầu tư, Nxb CAND, Hà Nội,

2009 (Chương IV – Đầu tư trực tiếp theo hợp đồng)

2 Luật Đầu tư năm 2014

3 Tìm hiểu về hình thức đầu tư theo loại hình hợp đồng hợp tác kinh doanh; Nguyễn Phương Anh - Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp.

4. TS Nguyễn Thị Dung, Một số nội dung mới trong pháp luật Việt Nam về hợp đồng hợp tác kinh doanh, Tạp chí luật học số 11/2008

Ngày đăng: 24/01/2018, 19:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w