1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích những ưu điểm và hạn chế của h́ình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh với hợp đồng liên doanh

7 388 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 25,57 KB

Nội dung

Khái niệm: Để hiểu một cách khái quát nhất thì hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư, theo đó, các bên cùng góp vốn, cùng quản lý kinh doanh, cùng phân chia lợ

Trang 1

Bài tập 4

Phân tích những ưu điểm và hạn chế của h́ình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh với hợp đồng liên doanh

I Hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh:

1 Khái niệm:

Để hiểu một cách khái quát nhất thì hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư, theo đó, các bên cùng góp vốn, cùng quản lý kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới

Theo quy định tại khoản 9 điều 3 LĐT 2014 “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư

nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.”

Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC là một hình thức đầu tư trực tiếp và

được ký kết giữa các nhà đầu tư theo hợp đồng BCC Điều 28 LĐT 2015 đã mô tả

rõ về hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC

2 Đặc điểm:

- Chủ thể ký kết hợp đồng BCC là các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Số lượng chủ thể trong từng hợp đồng cũng không giới hạn, chủ thể của hợp đồng có thể bao gồm hai hoặc nhiều nhà đầu tư cùng có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau, tùy vào từng quy mô của dự án cũng như nhu cầu, khả năng và mong muốn của các nhà đầu tư

- Mục đích của các bên tham gia hợp đồng:

Các bên tham gia hợp đồng nhằm thực hiện hợp tác kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, thông qua hoạt động mà không thành lập pháp nhân

Trang 2

- Về nội dung của hợp đồng BCC:

So với luật đầu tư 2005, luật đầu tư 2014 đã quy định cụ thể về những nội

dung trong hợp đồng BCC tại điều 29

- Hình thức của hợp đồng:

Trong luật không quy định rõ ràng bắt buộc phải bằng văn bản Tuy nhiên với những nội dung cần có trong hợp đồng như trên và ngoài ra trong trường hợp dự

án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư thì hợp đồng BCC phải bằng văn bản

II Ưu điểm và hạn chế của đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh:

1 Ưu điểm.

Hiện nay, ở nước ta hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC đang ngày càng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn khi tiến hành hoạt động đầu tư của mình Để thực hiện những định hướng quan trọng của nhà nước

trong những năm gần đây, đó là phát triển công nghệ hiện đại, đồng thời lựa chọn

các công nghệ thích hợp, không gây ô nhiễm và khai thác được lợi thế về lao động, chú trọng nhập khẩu công nghệ mới,… Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) được

lựa chọn là một trong những hình thức đầu tư phù hợp nhất. đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí và các khoáng sản quý hiếm… do những ưu điểm nổi trội của nó mà các hình thức đầu tư khác không có

Thứ nhất, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC không yêu cầu thành lập pháp

nhân mới do đó có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cũng chi phí vận hành doanh nghiệp sau khi nó được thành lập Vì vậy, hình thức này luôn là ưu tiên số một cho các dự án đầu tư các khu chung cư tại các thành phố lớn vì khi dự án kết thúc, các bên phân chia xong lợi nhuận thì không cần phải tính đến chuyện làm thủ tục giải thể doanh nghiệp nếu như các nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư khác Ngoài ra, trong các dự án đầu tư trên, khi các nhà đầu tư đã

Trang 3

lựa chọn hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC thì ngay khi các khu chung cư hoàn thành, các bên có thể ngay lập tức bán phần của mình như thỏa thuận phân chia mà không phụ thuộc vào các đối tác còn lại

Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu

sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh Ví dụ như đối với những thị trường đầu tư còn mới mẻ, nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng tiếp cận thông qua những đối tác trong nước am hiểu thị trường Còn các nhà đầu tư trong nước thì có thể được các đối tác nước ngoài hỗ trợ về vốn, nhân lực, công nghệ hiện đại

Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách

pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ Do

đó, nhà đầu tư sẽ rất linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư Nếu như đối với các hình thức đầu tư phải thành lập một pháp nhân mới, các nhà đầu tư căn cứ trên phần vốn mà mỗi bên bỏ ra để lựa chọn một hoặc một nhóm người đứng đầu, lãnh đạo công ty Như vậy, những nhà đầu tư

có nguồn vốn ít sẽ có ít cơ hội được nắm quản lý, không chủ động trong việc cũng như với số vốn mà họ đã bỏ ra, họ giống như một “chủ nợ” hơn là một nhà đầu tư Nhưng đối với hình thức đầu tư này, với cơ chế đàm phán để chia sẻ lợi ích cũng như nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư có thể linh hoạt trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá nhân có quan

hệ đầu tư với nhau Do đó, hình thức đầu tư này đã góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu và sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khác nhau

Hợp đồng đầu tư BCC giữa công ty Thông tin di động MobiFone (VMS MobiFone) với công ty Kinnevik/Comvik (Thụy Điển) là một ví dụ tiêu biểu cho hình thức đầu tư bằng hợp đồng BCC Hai cái được lớn nhất mà VMS thu nhận được sau sự hợp tác VMS đã thu hút đước nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước

Trang 4

ngoài và phục vụ phát triển mạng lưới thông tin di động của Việt Nam; Công ty đã tiếp thu và ứng dụng được nhiều kinh nghiệm của đối tác nước ngoài trong quản lý khai thác và kinh doanh dịch vụ.1

2 Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của mình, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC cũng tồn tại những điểm hạn chế mà khi lựa chọn hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư không thể không tính đến để đảm bảo cho hoạt động đầu tư của mình thu được lợi nhuận cao nhất và ít rắc rối nhất sau này

Thứ nhất, việc không thành lập pháp nhân mới như phân tích ở trên là một

trong những ưu điểm nổi bật nhưng nó cũng chính là mặt hạn chế của hình thức đầu tư này Chính vì không thành lập một doanh nghiệp mới, do đó dự án đầu tư sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh Cũng chính vì không có một doanh nghiệp liên doanh mới ra đời giữa các nhà đầu tư, do đó, sẽ không có con dấu riêng, các nhà đầu tư sẽ phải thỏa thuận lựa chọn một trong con dấu của các nhà đầu tư để phục vụ cho các hoạt động của dự

án đầu tư Việc không phải thành lập pháp nhân mới trong nhiều trường hợp nếu các nhà đầu tư không nghiên cứu kĩ thì nó lại trở thành một hạn chế rất lớn, gây ra nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư không lường trước được

Ngoài ra, nếu thành lập một pháp nhân mới thì quyền quản lý pháp nhân mới

đó sẽ được phân chia theo tỷ lệ số vốn góp do các nhà đầu tư bỏ ra Nhưng vì không có doanh nghiệp mới ra đời, do đó, quyền quản lý dự án đầu tư sẽ được chia đều cho tất cả các nhà đầu tư, như vậy sẽ có lợi cho các nhà đầu tư bỏ ra ít vốn hơn nhưng lại không công bằng với các nhà đầu tư bỏ nhiều vốn hơn

Thứ hai, pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên và

bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong quá trình thực hiện

1

Trang 5

hợp đồng BCC Đây cũng là một hạn chế cần phải chú ý tới nếu các bên lựa chọn hình thức đầu tư này

Như vậy, có thể thấy hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC hiện nay trở nên phổ biến do tính chất linh hoạt, hiệu quả Tuy nhiên, tùy từng dự án đầu tư cụ thể, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu cả ưu điểm cũng như hạn chế của từng hình thức đầu tư để lựa chọn được hình thức đầu tư phù hợp nhất nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ một dự án đầu tư nào

III Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh:

Tuy nhiên có một vài sự khác biệt giữa 2 loại hợp đồng này:

1 Chủ thể:

- Hơp đồng hợp tác kinh doanh không giới hạn các nhà đầu tư, có thể là nhà

đầu tư trong nước kí kết hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc những nhà đầu tư trong nước kí kết hợp đồng với nhau

- Hợp đồng liên doanh theo quy định của pháp luật đầu tư thì bắt buộc phải có

sự kí kết của một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước với một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài, sự tham gia của nhà đầu tư trong nước là cần thiết, là điều kiện bắt buộc để hình thành nên hợp đồng liên doanh

2 Bản chất hợp đồng:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận của các bên để tiến hành hợp

tác kinh doanh với nhau và được pháp luật coi là một hình thức đầu tư, nó tồn tại độc lập với các hình thức đầu tư khác

- Hợp đồng liên doanh không được coi là hình thức đầu tư, nó chỉ là cơ sở

pháp lí ghi nhận quan hệ đầu tư Hệ quả của quá trình kí kết hợp đồng liên doanh là một doanh nghiệp liên doanh ra đời Do đó đây sẽ là một văn bản bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư

3 Pháp nhân:

Trang 6

Hợp đồng hợp tác kinh doanh không yêu cầu phải thành lập pháp nhân mới nên phải mượn danh pháp nhân của 1 trong 2 nhà đầu tư để tham gia hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên xét về tính linh hoạt hợp đồng hợp tác kinh doanh có lợi thế không phải thành lập pháp nhân nên tham gia các hoạt động kinh doanh, đầu tư rất nhanh chóng và tốn ít chi phí

Ngược lại để tham gia hoạt động kinh doanh, 2 bên liên doanh phải đăng kí thành lập một pháp nhân mới nên rất tốn chi phí và thời gian Hợp đồng liên doanh là cơ

sở để thành lập công ty liên doanh giữa các bên liên doanh Sau khi hoạt động

kinh doanh, đầu tư chấm dứt 2 bên phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp nên hợp đồng liên doanh ít linh hoạt hơn hợp đồng hợp tác kinh doanh

2 Quyền quản lý:

Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh có quyền quản lý điều hành công ty mới ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn 2 bên đóng góp

Trong hợp đồng liên doanh, bên nào có lượng vốn góp lớn hơn thường chiếm nhiều quyền quản lý điều hành hơn

3 Tính minh bạch:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh không có pháp nhân riêng nên rất khó kiểm soát được hoạt động của mỗi bên trong kinh doanh, vì 2 bên phải dùng con dấu chung Đặc biệt là trong việc hạch toán chi phí

Hợp đồng liên doanh là cơ sở để tạo lập một pháp nhân mới nên có quy chế tổ chức hoạt động chặt chẽ, nên dễ dàng kiểm soát trong vấn đề quản lý điều hành cũng như hạch toán chi phí

Ngày đăng: 18/01/2018, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w