MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU1NỘI DUNG1I.Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC).1II.Ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC)21.Ưu điểm22.Hạn chế5III.Khái niệm hợp đồng liên doanh6IV.Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh.7KẾT LUẬN8DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO9
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) 1
II Ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) 2
1 Ưu điểm 2
2 Hạn chế 5
III Khái niệm hợp đồng liên doanh 6
IV Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh 7
KẾT LUẬN 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh ( hợp đồng BCC) là một trong nhiều hình thức đầu tư được pháp luật đầu tư tại Việt Nam ghi nhận Tuy nhiên, bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng có những ưu thế nổi trội và cũng tiềm ẩn trong nó những hạn chế nhất định
Trong nội dung bài viết này, em xin tìm hiểu Bài tập 4: “Phân tích
những ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh với hợp đồng liên doanh”.
NỘI DUNG
I Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC).
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 thì khái niệm
“hợp đồng hợp tác kinh doanh” được hiểu như sau:
“ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế”.
Trang 3II Ưu điểm và hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC)
1 Ưu điểm
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là mô hình khá phổ biến hiện nay, khi đó các bên tham gia góp vốn đầu tư vào dự án sẽ cùng nhau thỏa thuận và thống nhất ký vào một bản hợp đồng trong đó có đầy đủ các điều khoản về tỷ lệ góp vốn, phương thức hạch toán, các quyền lợi
và nghĩa vụ của các bên góp vốn… mà không phải thành lập pháp nhân mới Với những điểm ưu việt nhất định, hình thức đầu tư này được sử dụng ngày càng nhiều trong thực tiễn Trong đó, những ưu điểm của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) ta không thể không kể đến đó là:
Thứ nhất, các bên tham gia đầu tư không phải thành lập pháp nhân
mới Theo đó, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cũng như tài chính trong việc thành lập pháp nhân mới cũng như giảm tải và đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến việc thành lập, hoạt động cũng như giải thể doanh nghiệp khi chấm dứt hoặc kết thúc một dự án đầu tư Vì vậy, hình
Trang 4thức này luôn là ưu tiên số một cho các dự án đầu tư các khu chung cư tại các thành phố lớn vì khi dự án kết thúc, các bên phân chia xong lợi nhuận thì không cần phải tính đến chuyện làm thủ tục giải thể doanh nghiệp nếu như các nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư khác Ngoài ra, trong các dự án đầu tư trên, khi các nhà đầu tư đã lựa chọn hình thức đầu
tư theo hợp đồng BCC thì ngay khi các khu chung cư hoàn thành, các bên có thể ngay lập tức bán phần của mình như thỏa thuận phân chia mà không phụ thuộc vào các đối tác còn lại
Thứ hai, với hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC, các bên có thể tận
dụng tối đa các nguồn lực cũng như hỗ trợ lẫn nhau những điểm yếu của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là khi thiếu vốn, thiếu công nghệ hoặc khó tiếp cận được thị trường Do đó, nó tạo cơ chế hoạt động tương hỗ lẫn nhau, các bên có thể sử dụng các tiềm năng của nhau
để hoạt động cùng có lợi Ví dụ như đối với những thị trường đầu tư còn mới mẻ, nhà đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng tiếp cận thông qua những đối tác trong nước am hiểu thị trường Còn các nhà đầu tư trong nước thì có thể được các đối tác nước ngoài hỗ trợ về vốn, nhân lực, công nghệ hiện đại Như vậy, đối với các nhà đầu tư có thể nói là “đôi bên cùng có lợi”
Trang 5Thứ ba, với hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC, nhà đầu tư sẽ rất
linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của
dự án đầu tư do trong quá trình thực hiện hợp đồng, bản thân các nhà đầu tư sẽ độc lập và nhân danh chính mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ Nếu như đối với các hình thức đầu tư phải thành lập một pháp nhân mới, các nhà đầu tư căn cứ trên phần vốn mà mỗi bên
bỏ ra để lựa chọn một hoặc một nhóm người đứng đầu, lãnh đạo công ty thì những nhà đầu tư có nguồn vốn ít sẽ có ít cơ hội được nắm quản lý, không chủ động trong việc cũng như với số vốn mà họ đã bỏ ra Nhưng đối với hình thức đầu tư này, với cơ chế đàm phán để chia sẻ lợi ích cũng như nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư có thể linh hoạt trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư với nhau Do đó, hình thức đầu tư này đã góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu và sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khác nhau (1)
2 Hạn chế
Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Nxb CTQG, Hà Nội, 2008, tr.304;
Trang 6Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của mình, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC cũng tồn tại những điểm hạn chế nhất định:
Thứ nhất, việc không thành lập pháp nhân mới như phân tích ở trên
là một trong những ưu điểm nổi bật nhưng nó cũng chính là mặt hạn chế của hình thức đầu tư này Chính vì không thành lập một doanh nghiệp mới, do đó dự án đầu tư sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng phục vụ cho hợp đồng hợp tác kinh doanh Việc không phải thành lập pháp nhân mới trong nhiều trường hợp nếu các nhà đầu tư không nghiên cứu kỹ, lựa chọn sai hình thức đầu tư thì nó lại trở thành một hạn chế rất lớn, gây ra nhiều rủi ro mà các nhà đầu tư không lường trước được Bên cạnh đó, nếu thành lập một pháp nhân mới thì quyền quản lý pháp nhân mới đó sẽ được phân chia theo tỷ lệ số vốn góp do các nhà đầu tư bỏ ra Nhưng vì không có doanh nghiệp mới ra đời, do đó, quyền quản lý dự án đầu tư sẽ được chia đều cho tất cả các nhà đầu tư, như vậy sẽ có lợi cho các nhà đầu tư bỏ ra ít vốn hơn nhưng lại không công bằng với các nhà đầu tư bỏ nhiều vốn hơn
Thứ hai, hiện nay pháp luật chưa có các quy định cụ thể về trách
nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên
Trang 7thứ ba trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC Đây cũng là một hạn chế cần phải chú ý tới nếu các bên lựa chọn hình thức đầu tư này Khi có tranh chấp xảy ra, các bên phải sử dụng các thiết chế của hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự để giải quyết Đây cũng là gánh nặng rủi
ro cần được dự liệu trước trong khi thực hiện hợp đồng BCC Như vậy, khi kí kết hợp đồng BCC các bên cần nghiên cứu kỹ lưỡng cả về lĩnh vực đầu tư, thị trường tiềm năng cũng như các rủi ro mà các nhà đầu tư không thể lường trước
III Khái niệm hợp đồng liên doanh
Luật đầu tư hiện hành không nêu khái niệm về hợp đồng liên doanh Tuy nhiên cách hiểu về hợp đồng liên doanh thống nhất với quan điểm của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 Theo đó, hợp đồng liên doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên đầu tư Việt Nam và nước ngoài
để thành lập tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân Như vậy, hợp đồng liên doanh là văn bản pháp lý để xác nhận việc hình thành pháp nhân mới là doanh nghiệp liên doanh
Mặc dù trong Luật doanh nghiệp 2014 không hề có quy định về loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp liên doanh nhưng thực tế, doanh
Trang 8nghiệp liên doanh chính là một trong các loại hình Công ty được quy định tại Luật doanh nghiệp (ví dụ như: công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh) Nó khác với các loại hình công ty khác ở điểm nó được hình thành dựa trên sự hợp tác của nhà đầu
tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
IV Phân biệt hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh.
Về chủ thể của hợp đồng:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh không giới hạn các nhà đầu tư, có thể
là nhà đầu tư trong nước kí kết hợp hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc những nhà đầu tư trong nước kí kết hợp đồng với nhau Hợp đồng liên doanh thì bắt buộc phải có sự kí kết của một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước với một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài,
sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước là cần thiết, là điều kiện bắt buộc để hình thành nên hợp đồng liên doanh
Về hệ quả pháp lý của hợp đồng:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh không dẫn đến việc thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam Do đó, sau khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh
Trang 9doanh, thường thì các bên phải thỏa thuận để sử dụng con dấu và danh nghĩa của một bên để giao dịch
Hợp đồng liên doanh làm phát sinh việc thành lập doanh nghiệp mới
có tư cách pháp nhân Theo đó, doanh nghiệp mới được thành lập ( doanh nghiệp liên doanh) có con dấu riêng và có tư cách pháp lý độc lập khi giao dịch với các bên khác
Về việc triển khai hợp đồng
Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thì các nhà đầu tư phải tiến hành hoạt động đầu tư với quy chế do chính họ đặt ra và thỏa thuận trong hợp đồng, có thể coi sự thỏa thuận trong hợp đồng thể hiện sự nhất trí cao độ
Trong hợp đồng liên doanh thì tính hiệu quả trong quá trình đầu tư của nhà đầu tư sẽ được phản ánh qua chính tình hình hoạt động của doanh nghiệp liên doanh mới được thành lập
KẾT LUẬN
Qua những phân tích như trên, có thể thấy hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC hiện nay trở nên phổ biến do tính chất linh hoạt, hiệu quả
Trang 10Tuy nhiên, tùy từng dự án đầu tư cụ thể, các nhà đầu tư cần phải tìm hiểu cả ưu điểm cũng như hạn chế của từng hình thức đầu tư để lựa chọn được hình thức đầu tư phù hợp nhất nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ một dự án đầu tư nào Bên cạnh đó, việc phân biệt hợp đồng BCC với hợp đồng liên doanh sẽ giúp các nhà đầu tư tránh nhầm lẫn trong quá trình lựa chọn hợp đồng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình “Luật đầu tư” 2006, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb
Công an nhân dân
2 “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư - Những vấn
đề pháp lý cơ bản”- TS Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Nxb CTQG, Hà Nội
3 http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?
ItemID=4449
Trang 114 http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-phan-biet-hop-dong-hop-tac-kinh-doanh-va-hop-dong-lien-doanh-17346/
5 http://vi.sblaw.vn/tin-tuc/hop-dong-hop-tac-kinh-doanh-va-hop-dong-lien-doanh
6 http://luat247.vn/Cong-ty-lien-doanh-3A922FD7.html
7 http://luanvan.co/luan-van/hop-dong-lien-doanh-theo-quy-dinh-
cua-phap-luat-viet-nam-nhung-bat-cap-va-giai-phap-thao-go-9994/
8 https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-doanh-nghiep/khai-niem-va-quy-dinh-phap-luat-ve-doanh-nghiep-lien-doanh.aspx