Để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lý hành chính nhà nước , các chủ thể quản lý sử dụng nhiều hình thức hoạt động khác nhau, nhưng hình thức cơ bản và quan trọng nhất là hoạt động xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước. Hoạt động ban hành quyết định quản lý nhà nước chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lý, bởi vì hầu hết mọi hình thức hoạt động quản lý khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho hoạt động xây dựng và ban hành các loại quyết định hành chính, hoặc là để tổ chức thực hiện các quyết định đó. Quyết định hành chính là phương tiện không thể thiếu và chủ yếu mà các chủ thể quản lý sử dụng để thực hiện hầu hết các nhiệm vụ, chức năng quản lý. Vì vậy, nắm vững khái niệm quyết định hành chính, vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước là điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lý hành chính nhà nước , các chủ thể quản lý sử dụng nhiều hình thức hoạt động khác nhau, nhưng hình thức cơ bản và quan trọng nhất là hoạt động xây dựng và ban hành quyết định quản lý nhà nước Hoạt động ban hành quyết định quản lý nhà nước chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lý, bởi vì hầu hết mọi hình thức hoạt động quản lý khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho hoạt động xây dựng và ban hành các loại quyết định hành chính, hoặc là để tổ chức thực hiện các quyết định đó Quyết định hành chính là phương tiện không thể thiếu và chủ yếu mà các chủ thể quản lý sử dụng để thực hiện hầu hết các nhiệm vụ, chức năng quản lý Vì vậy, nắm vững khái niệm quyết định hành chính, vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước là điều kiện cơ bản
để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước Chính vì vậy, em xin chọn đề tài :”
Phân tích khái niệm quyết định hành chính và vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước”.
Do điều kiện thời gian cũng như sự hiểu biết về vấn đề này còn có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được những sự góp ý của thầy, cô
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
NỘI DUNG Phần I: Khái niệm quyết định hành chính.
Trang 2Như chúng ta đã biết, quyết định hành chính là một loại quyết định pháp luật, nên
để hiểu rõ về quyết định hành chính, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “ quyết định” và
“ quyết định pháp luật”
Theo Từ điển tiếng Việt thì “quyết định” là định một cách chắc chắn, với ý nhất định phải thực hiện(1) Giáo trình Luật hành chính( Trường đại học Khoa học xã hội
và nhân văn, năm 1994) và rất nhiều tài liệu pháp lí nước ngoài cho rằng “quyết định”
hành vi cụ thể Bởi vậy, sách báo pháp lý nước ngoài thường gọi hành động, một hoạt động dẫn đến hệ quả pháp lý là quyết định pháp luật - kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước (tức là kết quả của hành động mang tính pháp lý- quyền lực)
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà
Nội,1999) thì “ quyết định hành chính” được hiểu là: “Kết quả sự thể hiện ý chí quyền
lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các
tổ chức và cá nhân được Nhà nước trao quyền, thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện quản lí hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách.”(3)
thuật ngữ khác đồng nghĩa với thuật ngữ “ quyết định hành chính” như “ quyết định quản lý nhà nước”, hoặc gần với thuật ngữ “ quyết định hành chính” như “ quyết định quản lý của cơ quan hành chính” Như vậy, các tác giả của khái niệm thứ hai này chỉ xem xét một loại quyết định hành chính chủ yếu là quyết định hành chính do cơ quan hành chính ban hành Như vậy, ta có thể đưa ra định nghĩa về quyết định hành chính như sau:
Quyết định hành chính là một dạng của quyết đinh pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực
1(1) xem: Từ điển tiếng Việt, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
(2)xem:Giáo trình luật hành chính,1994, Khoa luật trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
(3)xem: Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999.
Trang 3hiện quyền hành pháp trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản
lí hành chính nhà nước
Như đã nói, quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, vì vậy
mà nó luôn mang tính quyền lực nhà nước Việc thực hiện quyền lực nhà nước thường thể hiện dưới hình thức là những quyết định bằng văn bản, trong số những quyết định thành văn đó thì những quyết định do chủ thể quản lí hành chính ban hành rất nhiều Tính quyền lực nhà nước trước hết thể hiện ở ngay hình thức của những quyết định, bởi theo quy định của pháp luật thì chỉ có cơ quan nhà nước mới được đơn phương ra quyết định pháp luật xuất phát từ những lợi ích chung (theo quy định của Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung năm 2008 thì các tổ chức xã hội chỉ được phép kết hợp với cơ quan nhà nước để ra một số quyết định cần thiết) Tính quyền lực, đơn phương của quyết định hành chính còn thể hiện rõ ở nội dung và mục đích của quyết định Để thực thi quyền hành pháp trên cơ sở luật và đẻ thi hành luật, quyết định hành chính luôn thể hiện tính mệnh lệnh rất cao, chính vì vậy tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tính đảm bảo thi hành của quyết định Về nguyên tắc, mọi quyết định đều phải được thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng từ đối tượng quản lí Như vậy có nghĩa là quyết định sẽ được đảm bảo thi hành bằng biện pháp cưỡng chế Nhà nước khi cần thiết
Quyết định hành chính như trên đã trình bày là kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước Do đó, các quyết định hành chính ban hành đều có giá trị về mặt pháp lí hay nói cách khác là đều mang tính pháp lí Quyết định hành chính xuất hiện đã tác động ngay đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, quyết định hành chính có thể đưa ra những biện pháp hoặc những chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lí hành chính Tính pháp lí của quyết định hành chính còn thể hiện ở việc làm xuất hiện, thay thế hoặc hủy bỏ quy phạm
pháp luật hoặc làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể Ví
Trang 4dụ: Điều 30, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định “ Người điều khiển, người
ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách” Như vậy, nếu như cá nhân tham gia giao thông không thực hiện đúng quy định trên sẽ phải chịu một hình thức xử phạt vi phạm hành chính thông qua một văn bản hành chính cá biệt
Ngoài những đặc điểm chung nêu trên, quyết định hành chính còn có những đặc điểm riêng sau:
Thứ nhất, đó là tính dưới luật: Đặc điểm này xuất phát từ nguyên tắc pháp chế
trong quản lí nhà nước, thể hiện ở chỗ các quyết định hành chính được xây dựng và ban hành phải có nội dung phù hợp và để thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh và mọi quyết định pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và cơ quan quyền lực cùng cấp Bên cạnh đó, tính dưới luật thể hiện ở chỗ, mọi quyết định hành chính phải được ban hành theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục do luật quy định Nếu không đảm bảo yêu cầu này, quyết định hành chính hoặc sẽ bị coi là không có hiệu lực, hoặc sẽ phải chỉnh
lí, sửa đổi
Thứ hai, quyết định hành chính là những quyết định do nhiều chủ thể trong hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành, đó là những chủ thể ở trung ương, địa phương, những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như những chủ thể có thẩm quyền chuyên môn…
Thứ ba, quyết định hành chính có những mục đích và nội dung rất phong phú,
xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lí hành chính nhà nước Ngoài ra, quyết định hành chính là những quyết định mà về mặt hình thức có những tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật như nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư
Phần II: Vai trò của quyết định trong quản lí hành chính nhà nước.
Trang 51 Quyết đinh hành chính đưa ra chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lí hành chính.
Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong quản lí hành chính nhà nước Thông qua quyết định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước để ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ, biện pháp lớn để quản lý hành chính nhà nước Nhiều quyết đinh hành chính quan trọng của chính phủ đã được đưa vào đời sống và có tác động tích cực Ví dụ như Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo một bước chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế- xã hội, cải thiện đời sống của người dân ở các huyện nghèo nhất của cả nước, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa các vùng , miền, tiếp tục thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững; Nghị quyết 31/2010/NQ-CP của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ giai đoạn 2010-2015 thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 01/04/2009 của Bộ chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 477/NQ-TW ngày 22/03/2005 của Bộ chính trị ( khóa IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình”…
2 Quyết định hành chính hướng dẫn thi hành Luật, cụ thể hóa, chi tiết hóa Luật, thể chế đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.
Chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lí của nhà nước, quyết định hành chính là phương tiện không thể thiếu của cơ quan quản lí của nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lí Quyết định hành chính được cơ quan hành chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật, chuyển tải Luật vào cuộc sống, góp phần tạo nên giá trị thực tiễn của Luật Ví dụ như Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản hay Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng là hai văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực mội trường Hai văn bản này được ban hành theo hướng thông thường hơn, minh bạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong lĩnh vực khoáng sản cũng như bảo vệ và phát triển rừng Việc quy
Trang 6định này tạo cơ sở cho việc thực hiện Luật dễ dàng hơn làm cho các quy đinh của Luật đi vào cuộc sống
Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải chủ trương, chính sách lãnh đạo của Đảng vào quản lí hành chính nhà nước Với tính cách là công
cụ điều chình trực tiếp, chi tiết các quá trình xã hội, quyết định hành chính thể chế hóa các quan điểm, chính sách của nhà nước, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, một mặt bảo đảm sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mặt khác tích cực mở rộng dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền công dân Thông thường, Đảng ít khi can thiệp vào những công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của nhà nước nhưng về những vấn đề quan trọng và khi cấp ủy Đảng có thẩm quyền
đã có ý kiến chỉ đạo thì các chủ thể quản lí hành chính nhà nước luôn cân nhắc, tôn trọng các ý kiến đó trong việc hình thành nội dung văn bản Nhờ đó, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thực thi có hiệu quả, tạo ra sự biến đổi lớn lao và tích cực cho đời sống xã hội, đạt được thành tựu to lớn và quan trọng Luật là loại văn bản phy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng Chúng chỉ thực sự đi vào đời sống, phát huy hiệu lực khi được cụ thể hóa, chi tiết hóa bằng các quyết định hành chính Luật không được cụ thể hóa, chi tiết hóa thì không chỉ làm chậm quá trình đưa luật vào đời sống mà còn có thể gây ra những hậu quả tai hại do các quan hệ xã hội cơ bản quan trọng không được điều chỉnh đúng đắn, kịp thời
3 Quyết đinh hành chính góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lí tốt
và phát triển xã hội.
Mỗi một quan hệ pháp luật đều chịu sự chi phối và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật Trong số các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ đó, ta phải kể đến quyết định hành chính Cũng như quy phạm pháp luật, một trong những đặc điểm của quyết định hành chính là tính cưỡng chế nhà nước cho nên so với các quy phạm khác, dường như nó mang một sức mạnh to lớn hơn, có sức ảnh hưởng rộng không chỉ tới một vụ việc, một chủ thể, một địa bàn nhỏ hẹp mà còn trong nhiều trường hợp với
Trang 7nhiều chủ thể khác nhau trong một khu vực hành chính hay trong cả nước Nhờ đó mà việc quản lý xã hội đạt được hiệu quả to lớn Trong thực tế, những quyết định này mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức cho nên trong những hoàn cảnh nhất định họ phải làm theo nhằm đưa ra các chuẩn mực ứng xử và điều chỉnh các hành vi
xử sự theo mong muốn thiết lập trật tự xã hội ổn định Mặt khác, các biện pháp chế tài của Luật hành chính không chỉ mang tính chất trừng trị người vi phạm mà quan trọng hơn nó có tác dụng giáo dục răn đe người vi phạm không lặp lại vi phạm đó đồng thời ngăn chặn những hành vi mới xảy ra Chính nhờ đó mà trật tự an toàn xã hội được đảm bảo
4 Quyết định hành chính dặt ra các quy tắc xử sự để điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội phát sinh trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước.
Xã hội thường được ví như một cơ thể sống để nói đến sự vận động không ngừng của đời sống xã hội mà ở đó có rất nhiều mối quan hệ khác nhau Để duy trì trật tự xã hội đòi hỏi phải có quyết định hành chính để điều chỉnh các mối quan hệ đó trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định Nhìn một cách khái quất có thể thấy số lượng các quyết định hành chính ngày càng nhiều và chiếm tỉ trọng rất lớn trong số các quyết định pháp luật Các quyết định hành chính đã bao quát được một phạm vi rộng lớn các quan hệ xã hội vần điều chỉnh Quy trình xây dựng được thực hiện đúng luật
và dân chủ hơn Chất lượng của các quyết định hành chính ngày càng được nâng cao
Đa phần các quyết định hành chính được ban hành đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn quản lí, góp phần tích cực vào việc tăng cường pháp chế, ổn định, phát triển xã hội Chẳng hạn như Nghị định 130/2005 ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lí đối với cơ quan nhà nước Nghị định này đặt ra cho các cơ quan nhà nước chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lí và thông qua đó tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lí nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng lao động, kinh phí quản lí hành chính và
Trang 8nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lí hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức
5 Quyết định hành chính được dùng để giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước (quyết định
áp dụng pháp luật).
Để giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh trong hoạt động quản lý, số lượng và nhu cầu ban hành các quyết định hành chính của các chủ thể có thẩm quyền ngày càng nhiều Chẳng hạn như Quyết định số 94/2007/QĐ-UBND ngày 16/01/2007 về việc thành lập khu công nghiệp Bình Long; Quyết định số 1183/2009/QĐ-UBND ngày 09/06/2009 về việc thành lập Khu công nghiệp Bình Hòa; Quyết định 187/QĐ-UBND
về phê duyệt kế hoạch công tác cải cách hành chính tỉnh Thái Bình năm 2011 Đây là những quyết định rất cần thiết đối với quản lý hành chính nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cũng như xây dựng thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Phần III: Một số hạn chế về việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện quyết định hành chính hiện nay và giải pháp khắc phục.
Có thể nói, ý nghĩa mà quyết định hành chính đem lại cho lĩnh vực quản lý hành chính là vô cùng to lớn Tuy nhiên, trong quản lý hành chính nhà nước vẫn tồn tại một
số quyết định được ban hành nhưng không mang lại hiệu quả quản lý mà ngược lại nó còn gây bất lợi cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước Ví dụ như những quyết định hành chính được ban hành trái pháp luật, trái thẩm quyền, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quản lí, gây tổn hại cho xã hội, có hiệu quả quản lí thấp Trên thực tế hiện nay, các quyết định hành chính có thể nói đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu, nhiều quyết định hành chính còn thiếu hệ thống, thiếu sự tập trung, thống nhất và cụ thể về nội dung gây khó khăn cho việc nắm vững và áp dụng một cách thống nhất Bên cạnh đó, tình trạng chồng chéo, trùng lặp của các quyết định hành chính cũng diễn ra khá phổ biến; nhiều quy định còn mâu thuẫn với nhau hoặc không còn phù hợp với thực tế cuộc sống, chậm được sửa đổi, bổ sung Ngược lại, nhiều vấn
đề cần phải ổn định thì lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung khiến cho tính ổn định của
Trang 9nhiều quyết định chưa cao, có những quyết định mới ban hành chưa có văn bản hướng dẫn thi hành đã phải sửa, gây khó khăn trong việc hiểu, giải thích, áp dụng một cách thống nhất và đầy đủ Ví dụ như như Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/09/2007 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ khi mới ban hành đã bộc lộ nhiều bất cập, khiếm khuyết khiến việc xử lý gặp nhiều khó khăn, vừa ban hành đã cần sửa đổi Các quy định liên tục bị sửa đổi, bổ sung sẽ tạo tâm lý không yên tâm trong quản lý Ngoài ra, một số quyết định hành chính được ban hành còn trái pháp luật, ví dụ Thông tư 02/2003/TT-BCA ngày 13/01/2003 của Bộ công an về việc hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký biển số phương tiện giao thông cơ giới, quy định mỗi người chỉ được đăng ký một xe mô tô hoặc xe gắn máy Đây là quyết định trái với Hiến Pháp, Bộ Luật dân sự về quyền sở hữu tài sản của người dân nhưng vẫn được thực hiện trên thực tế trong một thời gian khá dài…
Để khắc phục được những mặt hạn chế trên, cũng như nâng cao vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước, ta cần phải dựa trên thực tiễn quản lý hành chính nhà nước để xây dựng, ban hành các quyết định hành chính; phải
có quy trình báo cáo đánh giá toàn bộ các quy định có liên quan trước khi xây dựng văn bản mới; khi xây dựng quyết định hành chính cần phải kết hợp hài hòa giữa chi tiết và khái quát trong mỗi văn bản; nâng cao năng lực của các chuyên gia trong việc xây dựng các quyết định hành chính để nâng cao chất lượng quyết định; cần có cơ chế nâng cao trách nhiệm của các cơ quan được lấy ý kiến để những ý kiến có đóng góp thực sự vào việc xây dựng các quyết định hành chính; tăng cường sự chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong hoạt động thực thi các quyết định hành chính; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung của các quyết định hành chính trên các phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ, công chức và người dân hiểu rõ ý nghĩa và nội dung của quyết định hành chính; hoàn thiện cơ chế và bảo đảm cho việc thi hành các quyết định hành chính…
Trang 10KẾT LUẬN
Quyết định hành chính có vai trò to lớn trong quản lý hành chính nhà nước Thông qua quyết định hành chính, những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước được đưa vào cuộc sống và có những tác động tích cực Bên cạnh đó, quyết định hành chính còn phát huy được vai trò chuyển tải Luật vào cuộc sống, tạo nên giá trị thực tiễn của Luật Các mối quan hệ xã hội phức tạp trong lĩnh vực quản lý hành chính cũng được các quyết định hành chính kịp thời điều chỉnh Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì vẫn có những bất cập tồn tại cần phải tháo gỡ, giải quyết Nhiều quyết định hành chính mang tính hình thức, không có tính khả thi, ban hành trái pháp luật, trái thẩm quyền…vẫn tồn tại với số lượng không nhỏ, có tác động tiêu cực đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước Vì vậy, cần phải tìm ra biện pháp thiết thực nhất để quyết định hành chính có thể phát huy tối đa vai trò trong quản lý hành chính nhà nước Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý nhà nước, tạo lòng tin của người dân với nhà nước và pháp luật