Phân tích câu nói của triết gia Hôn Bách (1723 1789) : “Con người khi mới được sinh ra vốn không thiện cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên”.
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
35,77 KB
Nội dung
Mở đầu Khi mới sinh ra, chúng ta ai cũng như một tờ giấy trắng, chưa bị những yếu tố xung quanh tác động, ảnh hưởng. Vì vậy, Khổng Tử đã từng có câu nói: “ Nhân chi sơ tính bản thiện”. Sau này, khi chúng ta lớn lên, mỗi người ở trong một môi trường, một hoàn cảnh sống khác nhau thì sẽ có một tâm lý khác nhau, một cách sử xự khác nhau. Sự khác nhau đó do ý thức con người tạo nên. Trong hoàn cảnh khác nhau đó, con người cũng sẽ có tâm tính riêng biệt. Nhà triết gia Hôn- Bách (1723-1789) cho rằng: “Con người khi mới được sinh ra vốn không thiện cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên”. Câu nói của ông có tính đúng đắn như thế nào và có ý nghĩa ra sao đối với việc rèn luyện nhân cách sinh viên, chúng ta sẽ cùng tiếp cận dưới góc độ tâm lý học. Giải quyết vấn đề 1. Khái quát về câu nói của Hôn- Bách về nhân cách con người Hôn Bách đã khẳng định điều này từ thế kỷ XVIII. Đến nay, nó vẫn có những ý nghĩa, những giá trị to lớn. Về mặt tâm lý, câu nói của Hôn Bách đề cập đến nhân cách, cụ thể là những nhân tố hoàn cảnh, yếu tố bên ngoài tác động đến sự hình thành nhân cách con người. Con người không phải sinh ra đã hoàn thiện, đã phát triển hoàn chỉnh. Và tâm lý của con người cũng không phải ngoại lệ. Con người càng trưởng thành thì sự tiếp xúc với xã hội, với môi trường sống càng nhiều hơn. Và chính vì vậy, họ chịu tác động của môi trường, của các yếu tố tác động từ bên ngoài. 1 Con người là một khái niệm rất rộng và có nhiều định nghĩa khác nhau. Trong khoa học xã hội, quan điểm cho rằng: “con người là một thực thể sinh học - xã hội” được thừa nhận một cách rộng rãi. Như vậy trong con người tồn tại thống nhất hai yếu tố tự nhiên và xã hội. Dưới góc độ tự nhiên, con người là một tồn tại sinh vật ở dạng cao nhất của sự tiến hóa vật chất, là sự hoàn chỉnh các yếu tố sinh học mà nhờ đócon người mới tồn tại được. Những đặc điểm cơ thể của nó là tiền đề vững chắc, quan trọng trong sự phát triển các chức năng tâm lí cao hơn. Con người cũng là một tồn tại xã hội. Tai người có khả năng tri giác âm thanh, con người hình thành ngôn ngữ khi có môi trường ngôn ngữ và nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ.Nhờ có đời sống xã hội lao động và ngôn ngữ, con người có khả năng ý thức và tự ý thức. Đó là hình thức phát triển cao nhất của sự phản ánh hiện thực. Theo như câu nói của Hôn Bách thì khi sinh ra nhân cách của con người không phải đã hợp chuẩn ( thiện) hay sinh ra nhân cách đã không hợp chuẩn ( ác ) mà “thiện’ hay “ác” do hoàn cảnh tạo nên, chịu tác động từ hòan cảnh sống. Hoàn cảnh sống là một trong những yếu tố tác động đến sự ảnh hưởng nhân cách của con người mà như người Việt ta có câu: “ gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Khi sinh ra ai cũng có nhâ cách như nhau nhưng theo thời gian lớn lên và đặc biệt là hoàn cảnh khác nhau con người hình thành những nhân cách khác nhau. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách con người a. Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến nhân cách con người Nhân tố bên trong, những yếu tố do bẩm sinh-di truyền tuy không phải là những tác động đáng kể nhưng nó cũng ảnh hưởng đến nhân cách, hành vi xã hội của con người. Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen di truyền. Các yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các 2 giác quan… Những yếu tố này sinh ra đã có do bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩm sinh). Bất cứ một chức năng tâm lí nào mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được phát triển trong hoạt động của bản thân đó và trong điều kiện của xã hội loài người. Thực tế mọi cơ thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình. Bởi thế nên theo quan niệm của Hôn – Bách thì ông không coi trọng yếu tố này trong việc hình thành nhân cách, mà cái chủ yếu, quyết định nhân cách con người là những tác động mạnh mẽ của thế giới khách quan hoàn cảnh sống, giáo dục, ngôn ngữ… b. Sự tác động của các yếu tố bên ngoài • Hoàn cảnh sống tự nhiên và xã hội “Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo ra”. Nếu như không phải vậy, nếu như con người khi sinh ra vốn đã thiện hay ác, vốn đã được chúa trời, thượng đế hay một đấng linh thiêng tối cao nào đó ấn định địa vị, bản chất con người mình, vậy sao vẫn tồn tại những con người từ thiện thành ác, từ ác thành thiện trong xã hội. Điều này chỉ có thể được giải thích bởi môi trường sống của con người. Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng nhiều đến tâm lí cũng như cách sống của con người. Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, môi trường khác nhau nên tâm lí cũng có sự khác nhau.Con người sống dung hòa trong cả môi trường tự nhiên và xã hội, hoàn cảnh tự nhiên và xã hội có những ảnh hưởng khác nhau đến tâm lí, nếp sống cũng như cách nhận thức, cách sống mỗi người. Về hoàn cảnh tự nhiên, mỗi người sống ở những địa bàn, khu vực khác nhau với những nét khác biệt về hoàn cảnh địa lí, có thể là nông thôn, đồng bằng, thành thị hay miền núi hải đảo,… Các đặc điểm về tự nhiên quy định phương thức sản xuất, đặc tính nghề nghiệp, những phong tục tập quán nhất định. Tâm lí con người 3 chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, phong tực tập quán, nghề nghiệp,… những cái mà gắn liền với tự nhiên đó. Và những người sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên thì sẽ phát triển nhân cahs hờn thiện và đầy đủ hơn, bởi hoàn cảnh và môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến ý thức, rèn luyện, xây dựng nhân cách của một con người. Về hoàn cảnh xã hội, Xã hội là nền tảng quan trọng của loài người, không như các sinh vật khác, con người cần phải có hiểu biết xã hội để sống. Ngoài sự tồn tại có tính chất tự nhiên, đơn thuần, kinh nghiệm xã hội tạo ra tâm lí, nhân cách của mỗi con người. Chỉ có thông qua sự hình thành và phát triển của nhân cách, loài người mới trở nên khác biệt với tất cả các loài động vật khác, chỉ có loài người mới tạo ra được văn hóa và mỗi con người, với tư cách là một thành viên của xã hội tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình. Hoàn cảnh xã hội giúp con người tiếp xúc, giao tiếp vỡi nhau, từ đó hình thành những diễn biến tâm lí khác nhau, tạo ra nếp sống cho mình. Như Hôn-Bách cũng đã nói: “Con người khi mới được sinh ra vốn không thiện mà cũng không ác”. Đúng vậy, khi sinh ra không ai biết mình sẽ thế nào, nhưng do môi trường, hoàn cảnh tác động lại hình thành nên con người mới. Có khi cùng sinh ra trong một hoàn cảnh tự nhiên, nhưng sống trong hoàn cảnh xã hội khác nhau con người ta đã khác nhau nhiều. sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội của con người khác nhau tạo nên những con người khác nhau. Sống trong một xã hội mà những người lớn toàn là những người xấu xa, độc ác, ích kỷ và vụ lợi, thì những đứa trẻ sinh ra cũng sẽ nối tiếp theo như thế. Hoàn cảnh sống có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển tâm lí, nhân cách mỗi con người.Hoàn cảnh sống có thể thay đổi hoàn toàn một con người, từ nhân cách xấu trở nên tốt hơn hoặc ngược lại. • Giáo dục Cùng với hoàn cảnh sống, môi trường, giáo dục cũng là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành, phát triển nhân cách con người. Mỗi con người tồn tại 4 trong xã hội đều xây dựng nhân cách với một nền tảng giáo dục từ gia đình, môi trường sống. Giáo dục tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người. Thông qua giáo dục, phương hướng cho sự hình thành nhân cách được tạo dựng. Với mỗi đứa con, mỗi người làm cha làm mẹ đều mong muốn giáo dục nhân cách tốt cho con. Nhưng giáo dục của mỗi người lại khác nhau. Bản thân nền giáo dục đã tác động vào họ theo cách này hay cách khác. Giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội - một mô hình nhân cách xác định đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống. Giáo dục là cách thức giúp con người chọn lọc, phản ánh hiện thực khách quan. Với mỗi cách giáo dục khác nhau, mỗi cá nhân lĩnh hội được nền văn hoá, xã hội, lịch sử khác nhau, mỗi cá nhân tạo nên nhân cách của mình. Thông qua giáo dục, có thể uốn nắn những sai lệch nhân cách, làm cho nó phát triển theo mong muốn của xã hội. Một đứa trẻ ham chơi, đua đòi và dính vào tội trộm cắp. Đứa trẻ đó có những hành vi, nhân cách không tốt như vậy có thể do môi trường cũng có thể do giáo dục của giai đình. Nhưng để sửa đổi nhân cách, định hướng lại nhân cách chỉ có thể bằng giáo dục, từ gia đình hay từ những nhà chức trách. Đó là sự giáo dục từ những trại cải tạo, trại thanh thiếu niên. Và chính từ những nơi này, hằng năm đã có không biết bao người hoàn lương với một nhân cách tốt, một cách sống lành mạnh. Không chỉ có tác dụng hình thành nhân cách, giáo dục còn là một phương pháp tích cực phát triển nhân cách. Giáo dục có thể đón trước được sự phát triển, nó “hoạch định nhân cách tương lai” để tác động hình thành và phát triển không ngừng của công nghệ, mỗi ngày qua đi là hàng ngàn những phát minh, những tìm kiếm, khám phá mới mẻ. Con người phải không ngừng chạy đua với những biến chuyển đó. Việc giáo dục con người cũng phải phù hợp với sự phát triển của xã hội. con người trong thời đại ngày nay mang những phẩm chất của xã hội hiện đại, năng động, tự tin, quyết đoán. Đó là những nhân cách cần có để con người tồn tại 5 và phát triển trong xã hội. Sẽ không thể có sự giáo dục nào làm con người thấy tự ti, nhút nhát lại thành công trong cuộc sống. Sự giáo dục trong nhân cách con người là rất cần thiết. Bởi như chúng ta biết, nhân cách con người phụ thuộc vào ôi trường sống. Nhưng môi trường sống không phải lúc nào cũng tốt đẹp, bên cạnh đó còn rất nhiều những cạm bẫy, những hố đen. Nếu không có sự định hướng của giáo dục, sự hình thành và phát triển của nhân cách con người phụ thuộc vào môi trường sống. Và sự giáo dục của gia đình là một trong những điều rất cần thiết. Ở những gia đình đã ly hôn, hay bố hoặc mẹ đã mất sớm, trẻ thường không được giáo dục một cách hoàn chỉnh, thiếu sự cân bằng… hình thành những cảm xúc tiêu cực như buồn khổ, tự ti, chán nản… (44,9% trẻ luôn cảm thấy buồn chán về gai đình, 15,25% cảm nhận vê gia đình chỉ là sự nặng nề, 19,4% cảm thấy trông trải cô đơn. Như vậy có tới 79,55% trong số những trẻ có gia đình không hoàn thiện đã không có được sự thanh thản và thực sự yên ổn ở gai đình). Chúng sẽ tìm sự cân bằng ở những người khác, có thể là họ hàng, láng giềng nhưng cũng có khi ở những nhóm bạn cùng cảnh ngộ hoặc cá tệ nạn như nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp nhằm quên đi những thiếu hụt đó. Bởi vậy, giáo dục có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến tâm lý và nhân cách con người. Có thể nói cái thiện – cái ác bị phụ thuộc rất lớn vào cái ta được gia đình, nhà trường, xã hội giáo dục ra sao và cái mà ta tự học được. • yếu tố hoạt động Mọi tác động của giáo dục sẽ là vô nghĩa nếu như thiếu hoạt động của cá nhân. Khi con người hoạt động, đó không phải một hoạt động vô thức, những hoạt động đều có tính mục đích, tính xã hội, được thực hiện bằng những thao tác, công cụ nhất định. Khi hoạt động con người cũng phải suy nghĩ, phải tư duy và đòi hỏi những năng lực phẩm chất tâm lý nhất định. Giống như khi câu cá, không phải lúc nào cá cũng cắn câu và câu được ngay. Câu cá đâu thể chỉ chuẩn bị mồi câu và cần câu tốt là xong. Câu cá cần một phẩm chất nhân cách quan trọng là kiên nhẫn. Và 6 vì vậy, để rèn luyện nhan cách này rất nhiều người đã chọn phương pháp đi câu. Nhờ có hoạt động, con người đúc rút được kinh nghiệm cho mình, từ đó hoàn thiện nhân cách bản thân và phát triển nhân cách một cách đúng đắn, chẳng ai hoàn thiện ngay từ khi lọt lòng. • yếu tố giao tiếp. Giao tiếp là điều kiện cho sự tồn tại cũng như sự phát triển của mỗi con người. Con người bị ảnh hưởng rất lớn trong yếu tố giao tiếp. Con người không thể tồn tại mà không có sự giao tiếp với cộng đồng, với thế giới xung quanh. Không những vậy, nó còn là con đường để hình thành nhân cách. Qua con đường giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội, các chuẩn mực xã hội và tổng hoà các quan hệ xã hội thành bản chất con người. Con người học được cách đánh giá hành vi, thái độ, lĩnh hội được tiêu chuẩn đạo đức một cách trực tiếp từ cuộc sống, kiểm tra và vận dụng những tiêu chuẩn đó vào thực tiễn, dần dần hình thành nguyên tắc đạo đức trong cuộc sống của mình. Như vậy, những phẩm chất nhân cách quan trong như tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, tính nguyên tắc, tính trung thực, long nhân ái… được biểu hiện và được hình thành trong quá trình giao tiếp, quá trình làm việc, học tập trong môi trường taaoj thể. Cũng nhờ có giao tiếp, con người mới có thể đóng góp sức lực, tài năng của mình cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cũng qua giao tiếp mà chúng ta có thể bị tiêm nhiễm những yếu tố văn hóa thiếu lành mạnh, tự làm xấu bản thân, nhất là đối với giới trẻ. 3. Ý nghĩa thực tiễn đối với cuộc sống sinh viên hiện nay Đỗ đại học nghĩa là bạn đã bước sang một trang mới cuộc đời. Đa số các tân sinh viên sẽ nghĩ về sự hào nhoáng, rực rỡ và tự do trong cuộc sống mới này. Nhưng thực tế, đỗ đại học chỉ là một mốc để đánh dấu những đổi thay, nó sẽ nhiều gian nan, chứ chẳng phải toàn màu hồng như nhiều người vẫn nghĩ. Đúng vậy một số tân sinh viên thú nhận, từ nhỏ sống trong sự quản lý của bố mẹ, nay được tự do 7 bay nhảy ở một môi trường mới đầy hấp dẫn, cộng thêm thời gian rảnh rổi, nhớ nhà nên muốn thử cho biết những thú vui trong môi trường mới. Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó. Nhiều người ban đầu chỉ chơi cho vui, với số tiền vài nghìn cho mỗi ván, nhưng càng ngày chơi càng hăng, từ một số tiền nhỏ dần trở thành vài trăm nghìn đến vài triệu đồng là không hiếm gặp. Bị bạn bè xấu lôi kéo, có sinh viên đã sa ngã, rơi vào vòng xoáy của tệ nạn như lô đề, cá độ bóng đá. Khi những đồng tiền cha mẹ chắt chiu hàng tháng phục vụ cho việc ăn ở, chi phí học tập phút chốc “bốc hơi”, sinh viên rơi vào cảnh túng quẫn, dẫn đến làm liều, như vay nóng, cầm cố xe máy, điện thoại, máy tính, thẻ sinh viên, vòi vĩnh lừa gạt phụ huynh, trộm cắp Chỉ một thời gian sau, lãi mẹ đẻ lãi con, số tiền nợ ngày càng nhiều thêm, mất khả năng chi trả. Sinh viên dễ bị ảnh hưởng bởi cách sống không lành mạnh không chỉ do lối sống xa nhà, ít tham gia các hoạt động đoàn thể mà còn do sinh viên dễ bị lôi kéo tiếp xúc với những hành vi không lành mạnh, lối sống không văn minh. Tất cả những cám dỗ trên như một vòng xoáy khiến nhiều sinh viên mắc phải, không dễ dứt ra được, hậu quả để lại là những chuỗi ngày sống trong lo âu, sợ hãi, chán chường. Không ít bạn sinh viên đã phải nghỉ học giữa chừng, bỏ lại giấc mơ giảng đường. Thậm chí một số sinh viên còn rơi vào vòng lao lý do vi phạm pháp luật. Môi trường đại học là một môi trường mới mẻ đầy thách thức và cám dỗ đối với tân sinh viên, các bạn sinh viên không chỉ phải tiếp thu một lượng lớn kiến thức mà còn phải đối mặt với các thử thách trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, mỗi người nên trang bị cho mình vốn sống cũng như bản lĩnh để đương đầu với những cám dỗ. Các bạn nên xác định mục tiêu chính của mình là học tập, đừng vì 8 ham vui nhất thời mà ảnh hưởng đến kết quả học tập, đánh mất bản thân, phụ lòng kỳ vọng của bố mẹ. Ngoài những mặt tiêu cực kể trên, thì trong đời sống sinh viên hiện nay vẫn còn rất nhiều điểm tích cực, vẫn còn đó những sinh viên có lối sống tốt. Họ nhận thấy cuộc sống có rất nhiều ý nghĩa, họ sống mỗi ngày thật năng động, tràn trề sức sống với mong ước cho tương lai rộng mở hơn, tươi đẹp hơn. Họ được ví như những bông hoa sen, sống trong môi trường với tình trạng nguy hiểm đáng báo động hiện nay – “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Dù cũng gặp những chuyện xấu, cũng đã có lần bị dụ dỗ nhưng họ vẫn không bị lôi kéo, vẫn có thể vượt qua, họ sống có ý chí và bản lĩnh hơn rất nhiều. Hơn nữa, trong các trường đại học hầu hết đều có các đội thanh niên tình nguyện, tổ chức các hoạt động như: Tiếp sức mùa thi, Em tôi đi thi hay quyên góp quần áo, sách báo chuyển đến tận tay đồng bào miền núi , hay còn có hoạt động hiến máu nhân đạo – nghĩa cử cao đẹp cho các bệnh nhân. Có thể nói đó chính là biểu hiện cho cuộc sống đầy ý nghĩa của sinh viên hiện nay, khi nhân cách của họ vẫn được nguyên vẹn, dù trong môi trường thiện hay ác. Chính chúng ta, những sinh viên của thời kì đổi mới cũng cần duy trì cho mình nhân cách như vậy. Kết thúc vấn đề Xã hội ngày càng phát triển với những biến chuyển mạnh mẽ,buộc con người phải thay đổi thích nghi với hoàn cảnh. Nhưng chúng ta phải tự ý thức được mình cần phải học hỏi tiếp thu những gì có ích, không làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tâm lý của chính mình. Một bức tranh đầy màu sắc rực rỡ chắc chắn sẽ hấp dẫn,lôi cuốn hơn một bức tranh với những mảnh màu xám xịt.Chúng ta hãy tự vẽ cho mình một bức tranh hoàn thiện nhất. Trong xã hội hiện nay chúng ta cần có sự rèn 9 luyện kết hợp hài hòa các yếu tố bên trong và bên ngoài để có một nhân cách tốt, đừng để đến khi trở nên sa đọa rồi mới hối hận, bởi lúc đó không thể trách ai cả mà chỉ có thể trách bản thân chúng ta. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình tâm lý học đại cương – trường đại học luật hà nội 2. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-nhan-to-anh-huong-toi-su-hinh-thanh-va- phat-trien-nhan-cach-40104/ 3. http://luanvan.co/luan-van/bai-tap-tam-li-hoc-dai-cuong-8178/ 10 . sống khác nhau thì sẽ có một tâm lý khác nhau, một cách sử xự khác nhau. Sự khác nhau đó do ý thức con người tạo nên. Trong hoàn cảnh khác nhau đó, con người cũng sẽ có tâm tính riêng biệt. Nhà triết. nghĩa ra sao đối với việc rèn luyện nhân cách sinh viên, chúng ta sẽ cùng tiếp cận dưới góc độ tâm lý học. Giải quyết vấn đề 1. Khái quát về câu nói của Hôn- Bách về nhân cách con người Hôn Bách. định điều này từ thế kỷ XVIII. Đến nay, nó vẫn có những ý nghĩa, những giá trị to lớn. Về mặt tâm lý, câu nói của Hôn Bách đề cập đến nhân cách, cụ thể là những nhân tố hoàn cảnh, yếu tố bên ngoài