Hãy phân tích câu nói của Bác Hồ "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,Phần nhiều do giáo dục mà nên.”

6 52.2K 409
Hãy phân tích câu nói của Bác Hồ "Hiền dữ  phải đâu là tính sẵn,Phần nhiều do giáo dục mà nên.”

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trang 1

Đề bài: Chị (anh) hãy phân tích câu nói của Bác Hồ

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên.”

Từ đó rút ra kết luận sư phạm cho bản thân Bài làm

Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm tới công tác chăm sóc, bồidưỡng, giáo dục Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập của các thế hệ thanh,thiếu niên; Bác Hồ cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức Bác đã từng nói:“Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, khôngngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng chohọ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ hồng” vừa“chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cầnthiết” Cũng trong bài thơ “Nửa đêm” ( Nhật ký trong tù ) Bác đã khẳng định:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên” Hai câu thơ đã thể hiện quan điểm của Bác

về sự hình thành và phát triển nhân cách của con người dưới sự ảnh hưởng của yếu tố di

truyền và giáo dục Từ đó, mỗi chúng ta cần rút ra những bài học cho bản thân về rèn

luyện nhân cách.

Câu nói trên chính là sự chiêm nghiệm của Bác về con người Trước hết, Bácphủ nhận quan điểm cho rằng, đức tính con người là “tính sẵn”, là do tiền định Hồ ChíMinh phủ định để rồi đi đến khẳng định: khi mới sinh ra con người ta vốn mang bảnchất là tốt nhưng chỉ sau do ảnh hưởng phần nhiều của sự giáo dục và môi trườngsống( vì bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội) cùng sự phấn đấu, rèn

Trang 2

luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau Như trongcâu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” nghĩa là conngười sinh ra bản chất là tốt Theo Hồ Chí Minh chính sự tác động, sự giáo dục của xãhội cùng với khả năng và sự tiếp nhận của mỗi cá nhân đã làm nên bản chất thiện hay áccủa mỗi con người trong xã hội Có thể nói đây cũng chính là quan điểm cơ bản củaNgười về bản chất quá trình xã hội hoá cá nhân Đó là quá trình tương tác qua lại liêntục giữa một bên là xã hội và một bên là cá nhân Người không hoàn toàn tuyệt đối hoávai trò tác động của xã hội hay vai trò tiếp nhận của cá nhân trong quá trình này Điềuquan trọng tuỳ từng điều kiện cụ thể với từng cá nhân cụ thể mà vai trò đó được thể hiệnở các mức độ khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau Khi nói về sự tác động của xã hội,Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò giáo dục của xã hội, nhất là với lớp người trẻ.Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có íchcho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thậtto lớn Nội dung hai câu thơ trên đã thể hiện đầy đủ nhất những suy nghĩ của Người vềvai trò của di truyền và vai trò giáo dục trong quá trình phát triển nhân cách Kẻ hiền,người dữ trên đời đều không phải khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp

của sự giáo dục trong xã hội: “Phần nhiều do giáo dục mà nên” Quan điểm này cũng

hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế nhữngđiều ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau.

Từ hai câu thơ này, ta thấy có một số vấn đề được thể hiện rõ nét:

Thứ nhất, tác giả đưa ra vai trò của yếu tố di truyền đối với sự hình thành và pháttriển nhân cách Di truyền là sự tái tạo lại ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất định củacha mẹ Đó là sự truyền lại từ cha mẹ đến con những thuộc tinh và những đặc điểm sinhhọc nhất định đã được ghi lại trong chương trình của hệ thống gien Di truyền đóng vaitrò quan trọng là tiền đề vật chất tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhâncách Di truyền có liên quan đến việc hình thành các năng lực hoạt động trong các lĩnhvực nhất định như kinh tế, khoa học, nghệ thuật, thể dục thể thao… Di truyền không

Trang 3

quy định xu hướng phát triển nhân cách của các cá nhân, cũng như không giới hạn trìnhđộ phát triển của nhân cách Nhưng trong mỗi cá nhân con người đều có những năng lựctiềm ẩn Làm thế nào để phát hiện, khơi dậy và phát huy những năng lực ấy? Đó là mộttrong những mục đích cao cả của giáo dục, của các nhà trường, các nhà giáo, vì conngười và cho con người.

Thứ hai, tác giả nêu bật giáo dục là yếu tố chủ đạo trong việc hình thành và pháttriển nhân cách, bởi giáo dục có những đặc điểm và tính chất ưu việt của nó Giáo dục làquá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thôngqua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnhkinh nghiệm xã hội của loài người Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạođức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi,thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội Câu ca dao :

” Con ơi muốn nên thân người , Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha ”

thêm một lần nữa khẳng định quan điểm đúng đắn trên Đứa con, một cá thể, muốn cónhân cách (nên thân người), nhất thiết phải được hưởng sự giáo dục của những thế hệ đitrước (lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha) Mẹ cha ở đây là đại biểu đại diện cho nềnvăn minh xã hội Bởi vậy, giáo dục được xem là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởngmạnh mẽ nhất và sâu sắc nhất Cũng chính vì thế, Sainte Vremod cũng đã từng nói:

“Nếu được giáo dục chu đáo không con người nào không có cái tốt, cái tuyệt

hảo” Nhưng sự hình thành và phát triển nhân cách là kết quả phối hợp, cộng hưởng của

nhiều nhân tố tác động Yếu tố giáo dục chỉ có thể phát huy được tác dụng khi có sự hỗtrợ, phối hợp với các yếu tố khác Vì vậy, giáo dục không phải là yếu tố vạn năng, là tấtcả, mà chỉ là “phần nhiều”, phần chủ đạo trong các yếu tố trên Ta biết rằng, hoạt độnggiáo dục có tính ưu việt cao Tính ưu việt ấy thể hiện ở chỗ, nó không những không phủ

Trang 4

sống, bù đắp sự thiếu hụt và khiếm khuyết của các yếu tố trên, tạo điều kiện cho cá nhânthông qua các hoạt động giao lưu mà tự rèn luyện và giáo dục mình Tuy nhiên, dù cótính ưu việt trội bật, yếu tố giáo dục vẫn không thể thay thế được các yếu tố khác Bởithế, ta càng thấy Bác dùng chữ “phần nhiều” thật chính xác Mặt khác, quá trình hìnhthành và phát triển nhân cách thực chất là sự tác động qua lại giữa các nhân tố bêntrong, bên ngoài, các nhân tố khách quan và chủ quan Vì vậy, cần có sự nỗ lực, tíchcực, tự giác, ý thức vươn lên tự hoàn thiện mình của mỗi cá nhân Như Edison đã chỉ ra:

“Thiên tài chỉ có 1/100 là linh cảm còn 99% là mồ hôi và nước mắt”.

Hai câu thơ tuy ngắn gọn nhưng súc tích của Hồ Chủ Tịch trích“Nhật ký trongtù” cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị Qua đó, đã làm sáng tỏ về vai trò của ditruyền và giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Với tácđộng tích cực của môi trường bên ngoài trong đó giáo dục đóng vai trò quan trọngkhông nhỏ trong việc hình thành nhân cách con người Nội dung hai câu thơ cũng pháthọa lên bức tranh xã hội trong đó có cái đẹp ngày càng lấn át cái xấu; riêng con ngườiluôn vươn lên, hoàn thiện, chiến thắng những thói hư, tật xấu trong chính bản thân mìnhđể hướng đến giá trị “chân - thiện - mỹ - ích”, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp,nhân văn hơn.

Từ hai câu thơ của Bác đã gợi lên nhiều điều suy nghĩ cho sinh viên sư phạmchúng em và là những nhà giáo dục trong tương lai.

Là một sinh viên sư phạm, thế hệ trẻ của đất nước, những chủ nhân tương laivào thế kỷ 21 trong xu thế “toàn cầu hóa” trên tinh thần chủ động hội nhập kinh tế quốctế trước hết sinh viên chúng em cần phải ý thức được tầm quan trọng của giáo dục đốivới tương lai của chính bản thân mình và cho toàn xã hội Giáo dục định hướng chonhững tương lai của đất nước những hướng đi, những nhận thức đúng đắn, sáng suốt,những tri thức khoa học, xã hội,… để từ đó mỗi sinh viên chúng em có những trang bịcần thiết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh “Nonsông VN có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh

Trang 5

vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở cônghọc tập của các em” (Hồ Chí Minh ) Hơn nữa, tự bản thân cần phải chăm chỉ học tập,nâng cao ý thức tự học, vạch ra và thực hiện những kế hoạch phát triển bản thân, khôngngừng học hỏi và trau dồi rèn luyện kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kĩ xảo, nâng caokhả năng sáng tạo đồng thời rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỉ luật, kĩnăng sống, giúp đỡ bạn bè cùng nhau tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hộinhằm nâng cao khả năng giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ Ngoài những yếu tốtrên còn cần phải rèn luyện sức khỏe để trở thành con người khỏe mạnh, không ngại khó

khăn có niềm tin hơn vào chính mình và cuộc sống "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là

cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe” Nhờ có câu

nói này của Bác, bản thân em đã chăm chỉ rèn luyện sức khỏe và khả năng nhanh nhạyhơn trong trong học tập và nhận thức Những điều đó giúp em phát triển toàn diện, cóđức, có tài, chân-thiện-mĩ.

Và sau này khi đã trở thành một nhà giáo thì bản thân phải là tấm gương tốt ,xâydựng một môi trường giáo dục cần có sự kết hợp của giáo dục nhà trường, giáo dục giađình và giáo dục xã hội đồng thời không ngừng nâng cao khả năng, kĩ năng, tiếp cậnkhoa học kĩ thuật, rèn luyện phẩm chất một nhà giáo, quan tâm tới học sinh để có thểphát hiện ra những khả năng của học sinh để từ đó có phương pháp giáo dục sao chohợp lí, tổ chức cho học sinh hoạt động và giao lưu, tạo điều kiện để học sinh phát triểntrong tập thể và cùng với tập thể.

Giáo dục là hoạt động suốt đời, vì thế trong bài nói chuyện tại lớp học chính trịcác giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc tháng 9 năm 1958, Bác đã đưa ra“Vì lợi íchmười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Mỗi cá nhân đềuphải tự rèn luyện bản thân, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để trởthành một con người phát triển toàn diện, một công dân có ích cho xã hội trong côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày đăng: 07/07/2014, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan