1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

22 150 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 137 KB

Nội dung

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC VĨNH LỢI ---------------------- GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO ĐỘI VIÊN - HỌC SINH CÁ BIỆT CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TỔNG PHỤ TRÁCH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH LỢI Người viết : THẠCH VŨ Năm học 2009 – 2010 1 MỤC LỤC A- ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu B- NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận II. Cơ sở thực tiễn III. Các hình thức, biện pháp tổ chức chương trình 1. Yêu cầu chung 2. Xây dựng kế hoạch chương trình 3. Tổ chức thực hiện 3.1. Thế nào là đội viên- học sinh cá biệt 3.2. Những biểu hiện của đội viên- học sinh cá biệt 3.3. Biện pháp giáo dục đội viên- học sinh cá biệt C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận II. Bài học kinh nghiệm III. kiến nghị D – DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG E – NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN 2 Đề tài: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO ĐỘI VIÊN – HỌC SINH CÁ BIỆT CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TỔNG PHỤ TRÁCH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH LỢI A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng .”. Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”. Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động để phát triển về trí, đức, thể, mỹ. Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống . Giáo dục là hiện tượng vĩnh hằng, là cách thức cơ bản để văn hóa loài người tồn tại và phát triển. Trong cuộc sống đổi mới hôm nay, với chiến lược Công nghiệp – Hiện đại hóa Đất nước. Đảng ta xem giáo dục là quốc sách 3 hàng đầu và đầu tư cho giáo dục cũng chính là đầu tư cho sư nghiệp phát triển xã hội. Mục đích giáo dục nhằm nâng cao đân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành dội ngũ lao động có trí thức và tay nghề, có năng lực thực hành tự chủ, năng động sáng tạo, có đạo đức Cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Nội dung và phương pháp giáo dục cũng từ đó mà cải tiến, bô sung và tự hoàn thiện mục tiêu đào tạo đã đề ra, để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Do đó, giáo dục có trọng trách rất nặng nề trong chiến lược phát triển kinh tế phát triển đất nước. Con người là nguồn quý giá của xã hội vì thế giáo dục không nên có phế phẩm. Xuất phát từ đấy, trong nhiều năm qua, ngành giáo dục nói chung trường Tiểu học nói riêng đã có nhiều cán bộ quản lý thầy cô đã không ngừng nghiên cứu và cải tiến hình thức biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, nhưng hiệu quả vẩn chưa cao và đang tiếp tục nghiên cứu. Từ yêu cầu khách quan của công tác giáo dục với kiến thức đã được thầy cô truyền thụ, Tôi xin chọn đề tài “Giáo dục đạo đức dành cho Đội iên – Học sinh cá biệt của người giáo viên Tổng phụ trách ở trường Tiểu học Vĩnh Lợi” Nhằm vận dụng kiến thức đã học và dạy và giải quyết những vấn đề bức thiết của ngành dể kiểm tra lại trình độ nhận thức và thực tiễn của bản thân. II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích nghiên cứu: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam, là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo 4 dục trong và ngoài nhà trường. Đội lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện, phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động và vui chơi. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức cho đội iên – học sinh là một hoạt động thiết thực của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em phát triển toàn diện. Vì vậy việc giáo dục cho học sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đề tài “ Giáo dục đạo đức dành cho Đội viên – Học sinh cá biệt của người giáo viên Tổng phụ trách ở trường Tiểu học ” giúp: - Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. - Thông qua việc tuyên truyền giáo dục về các chủ đề mừng đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống dân tộc, quân đội, tấm gương anh hùng tiêu biểu, truyền thống Đoàn, Đội… Từ đó giúp các em có thêm nhiều hiểu biết để xây dựng những tình cảm tốt đẹp, lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn các thế hệ anh hùng đã hy sinh thân mình vì Tổ quốc. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đây là đề tài “Giáo dục đạo đức dành cho Đội viên – Học sinh cá biệt của người giáo viên Tổng phụ trách ở trường Tiểu học Vĩnh Lợi ” nên tôi tập trung nghiên cứu toàn thể học sinh trong trường ,tìm hiểu các em trong các hoạt động hay trong buổi tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện lớn trong năm theo chủ điểm tháng với các nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Từ đó có hướng giáo dục một cách cụ thể phù hợp từng đối tượng học sinh. 5 B – NỘI DUNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11 năm 1949 Bác căn dặn đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi: “ Phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng (chớ nên làm cho chúng hóa ra những người già sớm) Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở nhà, ở trường học, ở xã hội, chúng đều vui, đều học”. Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn công tác Đội và phong trào thiếu nhi, đòi hỏi người cán bộ phụ trách Đội phải luôn lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình nghĩa là bên cạnh việc dạy chữ cần tổ chức dạy cho trẻ làm người. Giáo dục cho thiếu nhi phải kết hợp cả ba yếu tố đức dục, trí dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là: “Cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, biết giữ gìn vệ sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hóa”. Hiểu được ý nghĩ sâu sắc từ câu nói đó và bằng cả tấm lòng tôn kính Bác, tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục, nắm bắt được đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động, dễ nhớ, dễ quên, thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm lý thích: “Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những nội dung phù hợp trong mỗi chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia đồng thời tạo cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên. Thông qua chương trình, các em phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học tập, được tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các em tới những chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, ngành làm công tác giáo dục mong muốn. 6 - Việc tổ chức hoạt động giáo dục đao đức là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ và thường xuyên trau dồi kinh nghiệm đóng góp cho khoa học công tác Đội. - Vậy một liên đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do cách tổ chức hoạt động giáo dục thường xuyên có tính sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi và có hiệu quả. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trường tiểu học Vĩnh Lợi- huyện Thạnh Trị- Tỉnh Sóc Trăng, thuộc vùng nông thôn sâu. Do vậy phần đông là con em nông dân, con gia đình nghèo làm mướn theo mùa vụ nên dẫn đến hoạt động Đội còn gặp nhiều khó khăn. Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp Huyên. Ban giám hiệu nhà trường, công Đoàn, hội cha mẹ học sinh, ban chăm sóc thiếu nhi thuộc xã, giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, luôn kịp thời hỗ trợ quan tâm giúp đỡ hoạt động Đội đạt kết quả. Trong thời gian 04 năm làm công tác Tổng phụ trách tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu về giáo dục đạo đức sao cho đạt hiệu quả. Thời gian đầu tôi luôn lo lắng phải giáo dục như thế nào? có lúc tôi cảm thấy “sợ”, do cách giáo dục còn đơn điệu, thiên về kiểm điểm, giáo huấn, không phù hợp tâm lý học sinh tiểu học. Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Đội Huyện Thạnh Trị, tôi đã học hỏi một số anh chị phụ trách, đã phần nào thực hiện tốt công tác tổng phụ trách và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu. Do vậy ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức theo từng đối tượng đội viên – học sinh có sự phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường. Nội dung chương trình dựa vào kiến thức các môn học có liên quan, với sự giúp đỡ của đồng chí hiệu phó 7 và tổ trưởng chuyên môn nên cho đến bây giờ trong công tác giáo dục đạo đức dành cho đội viên – học sinh đạt kết quả rõ rệt. III- CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH: 1. Yêu cầu chung: Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức là việc làm thường xuyên và quan trọng không thể thiếu được của người phụ trách. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của phong trào Đội. Chính vì vậy để tổ chức tốt giáo dục đạo đức cho đội viên – học sinh cần: - Nội dung giáo dục phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm của Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình giáo dục học, phù hợp lứa tuổi thiếu nhi. - Hình thức giáo dục cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh. 2. Xây dựng kế hoạch chương trình: Căn cứ vào nội dung chương trình năm học 2009 – 2010: Là năm Đội viên “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực. Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên – Nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh, giai đoạn 2009 – 2010”. Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; 69 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh; 120 năm ngày sinh nhật Bác…tôi đã xây dựng nội dung chương trình hoạt động giáo dục đạo đức như sau: 3. Tổ chức thực hiện: 3.1. Thế nào là học sinh cá biệt: Trước khi vào vấn đề này ta cần tìm hiểu thế nào là học sinh cá biệt ? Ví vụ 1: Truyền thuyết về vua Hùng có bầy voi trăm con, khi tìm thấy Đất tổ dựng nước thì 99 con quay đầu về một hướng, chỉ còn một con voi duy nhất tách khỏi bầy quay đầu về một hướng khác. 8 Ví dụ 2 : Trong ột xóm ấp nổi tiếng là trật tự an ninh, bổng nổi lên một người hàng xóm hay rượu chè, đập phá, chửi bới. Ví dụ 3 : Trong một lớp học có một học sinh vô lễ ới thầy cô. Một con voi quay đầu ngược hướng, một anh hàng xóm xấu tính, một em học sinh vô lễ với thầy cô là những hiện tượng cá biệt trong cuộc sống. Vậy cá biệt là chỉ sự vật riêng lẻ, không phổ biến hành động suy nghĩ không hợp lệ, không đúng, đi ngược với các mối quan hệ trong cộng đồng và tệ hại hơn là gây thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần cho chinha cá nhân mình và có khi cho cả tập thể xã hội. Như ở trên ta đã tìm hiểu cá biệt là gì ?Từ đó ta có thể định nghĩa học sinh cá biệt : Học sinh cá biệt là học sinh có những biểu hiện khác thường so với tập thể học sinh về mặt tâm lý, sinh học như ; ngỗ nghịch , quậy phá… 3.2. Những biểu hiện của học sinh cá biệt : Sau một thời gian quan sát, theo dõi, ta thấy ở độ tuổi học sinh bậc Tiểu học thường xuất hiện hai dạng học sinh phổ biến : - Dạng học sinh trầm tư. - Dạng học sinh hiếu qua hiếu động. a. Dạng học sinh trầm tư: Các em ở dạng này thường có những biểu hiện sau: Quan hệ giao tiếp với bạn bè ít cởi mở hiếm khi có bạn thân, thường ngồi trong lớp dể làm bạn bè xa lánh. - Đối với thầy cô không dán đến gần, xa cách làm cho thầy cô nhiều khi ít chú ý - Đối với phong trào hoạt động trong trường , lớp tỏ thái độ e ngại không hoà đồng. Đối vói những học sinh này nếu các em thông minh, có khiếu sẽ dẫn dén tính ích kỉ, tự phụ cho rằng mình trên mọi người, không ai dám chơi với mình. Ngược lại, các em này sẽ học rất kém, càng xa lánh mọi người hơn, bi 9 quan, yếu thế, buồn chán ; Nếu có một tác động xấu vô tình nào đó sẽ ẫn đến các em này đén chổ bỏ học, tự tử…. b. Dạng học sinh quá hiếu động: Dạng học sinh quá hiếu động thì trái lại các em thường có những biểu hiện sau: - Trong giờ học các em thường ngồi không yên, ngọ quậy, khiều bạn này chọc bạn kia, nói chuyện gây mất trật tự, nếu không thì các em trong giờ học môn này lại đem môn khác ra xem dẫn đếm không hiểu bài do phân tán sự tập trung chú ý, nhiều khi gây phiền lòng thầy cô, nếu bị khiển trách các em dàng dẫn đến hiện tượng cúp tiết, bỏ học, tệ hơn là tỏ thái độ vô lễ, hổn xược với thầy cô. - Ngoài giờ học các em nam hay có những hành động quá mạnh mẽ, quá khích như : đánh lộn, xô đẩy,….Còn nữ thì đùa giỡn, niếu kéo bạn quá mạnh tay. Nhìn chung, các em ở hai dạng này bề ngoài như có vẻ bất cần tất cả, không hề nghĩ đến hậu quả của việc mình làm và cả hai dạng đểu rất dể bị cái xấu cám dỗ, mua chuộc, đưa đẩy vào con đường tội lỗi, phạm pháp dẫn dến nguy hiểm đối với gia đình và xã hội. 3.3 Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt của người giáo viên Tổng phụ trách: a. Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến học sinh cá biệt: Có những học sinh ở lớp 2-3 là con ngoan trò giỏi nhưng khi đến lớp 4-5 lại có thái độ tự ti, xem thường ý kiến tập thể, hành động theo ý riêng của mình, hiện tượng học sinh cá biệt trên có thể là do một số nguyên nhân sau: * Do điều kiện sống, sinh hoạt gia đình: Thời kỳ bắt đầu từ 10 đến 11 tuổi là giai đoạn cuối của bậc tiểu học và bước vào THCS; vị trí của dạng học học sinh này trong gia đình cũng có sự thay đổi các em được gia điình phân công làm việc như: chăm sóc em nhỏ, lo toan công việc nội trợ làm một số việc để góp phần tăng thu nhập. 10 [...]... tích cực trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh, có thầy cơ tay nghề còn hạn chế trong việc giáo dục học sinh cá biệt, hoặc giáo dục theo cảm tính khơng có kế hoạch, phương pháp cụ thể để giáo dục từng đối tượng học sinh cá biệt * Giáo dục học sinh trong nhà trường: 13 Để thực hiện tốt cơng tác giáo dục học sinh cá biệt, cần xây dựng lớp học, nhà trường thành một trường giáo dục tốt để học sinh có... có những khẩu hiệu giáo dục, để giáo dục đạo đức cho học sinh * Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh: Nhà trường có được tập thể vững mạnh sẽ là tiền đề tốt cho sự giáo dục học sinh cá biệt vì mọi hình thức,phương pháp giáo dục điều do tập thể sư phạm xác lập tác động đến học sinh cá biệt Do đó, nó là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, vì thế thầy cơ giáo phải có phẩm chất đạo đức tốt,năng lực sư... biệt, như lời Bác Hồ dạy: “Người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó người có tài mà khơng có đức là người vơ dụng” Vì thế, giáo dục cho học sinh là song song với giảng dạy kiến thức văn hố cho học sinh Nhằm đào tạo con người mới có đủ tài đức .Giáo dục đạo đức cho học sinh và giáo dục học sinh cá biệt bằng những hình thức, biện pháp đều được nhà trường lên kế hoạch cụ thể Ở trường Tiểu... học hôm nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghóa chiến lược rất quan trọng Bởi lẽû bồi dưỡng thếù hệ Cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết “Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường phải căm lo giáo dục Cách mạng cho học sinh” *Giáo dục học sinh cá biệt ở gia đình: Gia đình là nơi sinh ra và lớn lên của học sinh đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình giáo dục học sinh cá biệt... sung vào kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm tiếp tục giáo dục học sinh Liên hệ với gia đình thơng qua két quả học tập, rèn luyện ở trường cho phụ huynh học sinh nắm và kết hợp nhà trường giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường Nhà trường cũng thường xun đến gia đình kiểm tra việc giáo dục của gia đình và rèn luyện học tập của học sinh Nhà trường tạo ra mơi trường giáo dục dùng tập thể tác... thức giáo dục đạo đức dành cho đội viên học sinh cá biệt trong hoạt động đội * Huyện: + Nâng cao vai trò Tổng phụ trách và tổ chức Đội trong nhà trường * Hội Đồng Đội Huyện: + Trang bị thêm cho tổ chức Đội cơ sở vật chất, các tài liệu có liên quan trong cơng tác tun truyền giáo dục *Nhà trường: Cần tổ chức nhiều hơn nữa các mơ hình sinh hoạt ngồi giờ lên lớp phục vụ mục đích trong cơng tác giáo dục đạo. .. bộ phận nhỏ: Giáo viên chưa quan tâm đến việc giáo dục học sinh cá biệt hoặc chưa có những hình thức, phương pháp giáo dục tốt Làm cho học sinh chểnh mãn việc học bng lỏng bản thân b Biện pháp: Trường Tiểu học là bậc học cuối của bậc Tiểu học là cấp bậc quan trọng đối với học sinh khi bước vào THCS Nhà trường rất chú trọng đến việc giáo dục học sinh cá biệt, như lời Bác Hồ dạy: “Người có đức mà khơng... khoa học Tìm hiểu chinh xác rất 14 cần cho cơng tác giáo dục, xuất phát từ thực tiển của đối tượng đề ra hình thức, biện pháp giáo dục là điều kiện đủ để khả năng biến thành hiện thực hay đối tượng cá biệt có ddue điều kiện đấu tranh xố dần cái cũ khơng phù hợp để tích dần về lượng,thay đổi về chất thơng qua q trình giáo dục của nhà trường * Giáo dục học sinh cá biệt qua các bộ mơn văn hố: Thơng qua... đấu vươn lên Qua tìm hiểu những hình thức và biện páp giáo dục của trường Tiểu học trong q trinh dạy các em biết được một số kết quả như sau: - Nhà trường kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để giáo dục học sinh cá biệt và có kế hoạch cụ thể để giáo dục học sinh cá biệt Vì thế đã hạn chế dần học sinh cá biệt hàng năm, tạo được mơi trường giáo dục tốt trong nhà trường - Song, một ít thầy cơ do hồn... của con người về mặt tâm lý đạo đức thông qua sự thu nhận hững giá trò xã hội và chuyển nó thành ý thức, thái độ và hành vi của cá nhân Do đo,ù ở bậc Tiểu học việc giáo dục học sinh cá biệt là rất quan trọng Làm tốt công tác giáo dục cho học sinh cá biệt sẽ giúp học sinh có được nhận thức nhất đònh để xác đònh con dường tự phấn đấu, rèn luyện của mình trong cuộc sống Giáo dục một học sinh cá biệt trở . liệu về giáo dục đạo đức sao cho đạt hiệu quả. Thời gian đầu tôi luôn lo lắng phải giáo dục như thế nào? có lúc tôi cảm thấy “sợ”, do cách giáo dục còn. tích cực trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, có thầy cô tay nghề còn hạn chế trong việc giáo dục học sinh cá biệt, hoặc giáo dục theo cảm tính không

Ngày đăng: 04/11/2013, 12:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w