Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, k
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2012 SO VỚI LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2003 1
I Về định nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã 1
II Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã 4
III Về vốn góp tối đa của thành viên 6
IV.Về phân phối thu nhập 7
V Về quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã và xã viên 9
a) Về quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã 9
b) Về quyền và nghĩa vụ của xã viên 12
KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012
và ban hành Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 (Luật Hợp tác xã 2012) có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2013, thay thế Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH12 (Luật Hợp tác xã 2003) Với mục tiêu nhằm khuyến khích và phát triển mô hình Hợp tác
xã kiểu mới, đồng thời định hướng phát triển các Hợp tác xã hiện có hoạt động theo đúng bản chất Hợp tác xã Hoạt động nhằm mục đích tập trung mang lại lợi ích cho thành viên thông qua việc cam kết cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm theo nhu cầu của thành viên So với luật Hợp tác xã 2003 thì Luật hợp tác
xã 2012 có rất nhiều điểm mới tiến bộ Do đó em xin tìm hiểu về đề tài “Phân tích một số điểm mới của Luật Hợp tác xã 2012 so với luật Hợp tác xã năm 2003”.
NỘI DUNG MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2012
SO VỚI LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2003
I Về định nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Theo định nghĩa được quy định tại Khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Hợp tác xã
thì “1 Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân,
do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Trang 32 Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.”
Trong khi đó, tại Điều 1 Luật Hợp tác xã 2003 có quy định : “…Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp…”, Quy định này không chặt chẽ về
pháp luật, không làm rõ được địa vị pháp lý của hợp tác xã trong cơ chế thị trường; không làm rõ được sự khác biệt giữa hợp tác xã và doanh nghiệp, dễ gây hiểu nhầm coi hợp tác xã như doanh nghiệp Điều này cũng gay mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật có liên quan Hơn nữa, đối với doanh nghiệp thì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận còn đối với hợp tác xã thì mục tiêu chủ yếu là tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời cũng đặt ra yếu tố lợi nhuận Như vậy, việc quy định hợp tác xã hoạt động như một doanh nghiệp đã không làm toát hết được bản chất của hợp tác xã
So với Luật Hợp tác xã 2003 thì Luật Hợp tác xã 2012 thực sự là một bước tiến đột phá trong việc thể hiện bản chất của mô hình hợp tác xã Luật đã có sự thay đổi rất lớn trong định nghĩa về hợp tác xã Bên cạnh việc bỏ những cụm từ “hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp”, “góp vốn, góp sức” như trong các đạo luật cũ, Luật Hợp tác xã 2012 còn ghi nhận đậm nét mục đích thành lập của hợp tác xã là vì nhu cầu và nguyện vọng chung của các xã viên Định nghĩa này đã làm
rõ hơn bản chất đích thực của hợp tác xã là tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh
tế tập thể; được thành lập trên tinh thần tự nguyện ; trên cơ sở và nguyện vọng chung; thể hiện tính chất đối nhân sâu sắc thông qua việc quy định các thành viên thành lập vừa là đồng sở hữu vừa là khách hàng của hợp tác xã Định nghĩa này có những ưu điểm mới sau đây:
Trang 4Thứ nhất, thể hiện được lợi ích và vai trò giữa người chủ và thành viên khi tham gia hợp tác xã, mục tiêu của hợp tác xã và mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm, lợi ích của thành viên hợp tác xã
Thứ hai, làm rõ được sự khác biệt giữa hợp tác xã với doanh nghiệp, với tổ chức xã hội từ thiện; không coi hợp tác xã như doanh nghiệp Khái niệm mới cho thấy rằng : hợp tác xã là tổ chức kinh tế do các thành viên tự nguyện lập ra nhằm tối đa hóa lợi ích của từng thành viên Lợi ích mà hợp tác xã hướng tới không chỉ
là lợi ích kinh tế mà bao gồm cả lợi ích xã hội, lợi ích của các thành viên Hợp tác
xã lấy con người và lợi ích thành viên làm trung tâm, lấy đối nhân làm nguyên tắc
tổ chức và hoạt động trong khi doanh nghiệp thì hoạt động chủ yếu là cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thị trường đại chúng với mục tiêu đối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp và vốn góp cho chủ sở hữu, lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động và lấy đối vối làm nguyên tắc tổ chức và hoạt động Do đó, Luật Hợp tác xã 2012 đã khắc phục được tình trạng coi hợp tác xã là doanh nghiệp, xóa bỏ thực trạng nhiều người lầm tưởng hoặc cố tình coi hợp tác xã là doanh nghiệp để thành lập hợp tác
xã nhằm thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước
Việc phân biệt hợp tác xã với doanh nghiệp còn có ý nghĩa to lớn trong việc đưa ra các quy định đặc thù đối với hợp tác xã mà từ trước đến nay do không có được sự phân biệt rõ ràng này nên đã không được quy định một cách đầy đủ trong Luật Hợp tác xã 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Theo đó, trên cơ sở tìm
ra các điểm đặc thù của hợp tác xã mà Luật Hợp tác xã 2012 đã bổ sung nhiều quy định về các vấn đề rất cơ bản liên quan đến bản chất đích thực của hợp tác xã như:
Về giới hạn vốn góp tối đa của một thành viên trong vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (khoản 1, khoản 2 Điều 17); về sự bắt buộc thành viên phải sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã và nếu vi phạm nghĩa vụ này thì thành viên
có thể bị khai trừ khỏi hợp tác xã (Điểm e khoản 1 Điều 16); về sự bắt buộc phải
Trang 5có quy định nhằm hạn chế việc hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra ngoài cộng đồng thành viên (khoản 4 Điều 8); về nguyên tắc, theo đó, một thành viên, cho dù địa vị pháp lý của họ là như thế nào đều có một phiếu trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp tác xã (khoản 5 Điều 14)…
Thứ ba, thể hiện mối quan hệ tự nguyện tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên – là những người có vị thế yếu trên thị trường, đặc biệt là nông dân – đồng thời làm hài hòa hơn mối quan hệ giữa giới chủ và người làm thuê, tăng thu nhập và vị thế cho người lao động, tạo sự cân bằng giữa lợi ích của người sản xuất
và của người tiêu dùng mà xét cho cùng là làm cho người tiêu dùng trong xã hội được hưởng sản phẩm, dịch vụ rẻ hơn, với chất lượng tốt hơn thông qua hợp tác
xã Đồng thời, định nghĩa này còn thể hiện được đặc trưng phục vụ thành viên của hợp tác xã nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho từng thành viên, được thành lập là
để liên kết các thành viên lại với nhau, đáp ứng nhu cầu chung của họ về cung ứng
và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ chung để giúp họ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
tế, cải thiện nhu cầu đời sống của mình
II Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã.
Điều 7 Luật Hợp tác xã 2012 ghi nhận những nguyên tắc tổ chức và hoạt động mang tính phổ biến trên thế giới thể hiện rõ nét nhất về bản chất của hợp tác xã Ngoài những nguyên tắc được kế thừa và làm rõ hơn các nguyên tắc đã quy định trong Luật Hợp tác xã 2003, Luật Hợp tác xã 2012 ghi nhận hai nguyên tắc mới được quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 7 Theo đó, khoản 2 Điều 7 Quy định :
“ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên” Do trong hợp tác xã, thành viên đóng vai trò là hạt nhân nhưng cũng chính
là đối tác, là khách hàng của chính mình nên ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng không có thành viên thì sẽ không có hợp tác xã Vì thế mà việc phát triển thành viên hợp tác xã cũng chính là việc tăng cường nguồn lực, tăng thị
Trang 6trường, bạn hàng cho hợp tác xã và tạo nên nền tảng để hợp tác xã phát triển bền vững trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế Việc kết nạp rộng rãi thành viên đối với hợp tác xã thể hiện bản chất của hợp tác xã là phục vụ cộng đồng, đồng thời phản ánh mục tiêu hoạt động của hợp tác xã là nhu cầu, nguyện vọng chung của nhiều người nên hấp dẫn nhiều đối tượng tham gia
Bên cạnh đó, Luật Hợp tác xã 2012 còn quy định thêm nguyên tắc về cam kết
kinh tế tại khoản 5 Điều 7, theo đó “thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác
xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm” Quy định này cũng phần nào làm tăng lên tính đối nhân trong
hợp tác xã So với Luật Hợp tác xã 2003, Luật Hợp tác xã 2012 đã quy định cụ thể hơn về việc thành viên phải cam kết sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã , liên hiệp hợp tác xã bằng hợp đồng dịch vụ Một khi thành viên có hợp đồng với hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thì trong đó phải có thỏa thuận về phân phối thu nhập sau khi thực hiện hợp đồng Quy định này tạo ra cơ sở pháp lý cho việc phân phối thu nhập dựa vào mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, đồng thời thể hiện bản chất đặc trưng chỉ có hợp tác xã mới có, đó là nghĩa vụ phải sử dụng sản phẩm của thành viên và nghĩa vụ phải phục vụ nhu cầu thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Việc quy định như vậy đã thể hiện rõ trách nhiệm,
sự ràng buộc về kinh tế của xã viên đối với sự tồn tại và phát triển của hợp tác xã Khi tham gia hợp tác xã, các thành viên đều mong muốn được sử dụng sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt, giá thành rẻ; vì vậy, với quy định mới này thì hợp tác xã được phân biệt hoàn toàn khác so với doanh nghiệp Đây là hai nguyên tắc quan trọng nhằm thu hút ngày càng nhiều thành viên tự nguyện tham gia hợp tác xã vì
Trang 7nhu cầu và nguyện vọng chung Từ đó góp phần tăng tình đoàn kết xã hội, tăng cường sự hợp tác có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với nguyên tắc mở cửa quốc tế
III Về vốn góp tối đa của thành viên.
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 thì :
“1 Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
2 Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.”
Quy định như vậy khác so với Luật Hợp tác xã 2003 ở chỗ là Luật Hợp tác xã
2003 quy định mức vốn góp của thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đều là không quá 30% Vốn góp trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chủ yếu là để xác nhận tư cách thành viên của hợp tác xã Nếu như đối với doanh nghiệp, vấn đề hạn chế việc góp vốn của các thành viên không bao giờ phải đặt ra thì đối với hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã thì đây lại là vấn đề đáng được quan tâm bởi việc quy định mức vốn góp tối đa của một thành viên sẽ giúp khẳng định bản chất khác biệt của
mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là đề cao nguyên tắc bình đẳng trong quản
lý, đề cao nguyên tắc thu hút nhiều người tham gia để có nhiều vốn hoạt động chứ không phải huy động nhiều vốn từ một hoặc một số ít thành viên nhằm thể hiện tính chất của một loại quan hệ xã hội giữa những người có nhu cầu chung về kinh
tế, văn hóa, xã hội, có vị thế yếu hơn và có sức cạnh tranh kém hơn trên thị trường Việc hạn chế mức vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của các thành viên
còn xuất phát từ một nguyên tắc có tính chất nền tảng là các thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp Do đó, nếu không hạn
Trang 8chế mức vốn góp tối đa, để thành viên muốn góp vốn bao nhiêu cũng được thì nguyên tắc này sẽ bị vô hiệu hóa vì trên thực tế, người có quá nhiều vốn sẽ có thực quyền hơn so với người góp ít vốn Mặt khác, nếu để cho một thành viên góp vốn với tỷ lệ quá cao thì việc rút vốn của thành viên này có thể dẫn đến việc hợp tác xã phải giải thể hoặc gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi vốn góp đã
bị thu hẹp nhiều
Cũng có quan điểm cho rằng Luật Hợp tác xã 2012 nên tiếp tục thừa nhận mức vốn góp tối đa cao như Luật Hợp tác xã 2003 Tuy nhiên, nếu quy định mức vốn góp cao như vậy thì sẽ dẫn đến nguy cơ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chủ yếu dựa vào vốn góp, thành viên có vốn góp cao sẽ được chia lãi nhiều hơn theo tỷ lệ vốn góp và về lý thuyết có thể được chia toàn bộ lợi nhuận hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có được Như vậy thì hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không còn mang tính chất đối nhân Mặt khác, khi một người góp vốn nhiều thì vị thế, thái độ, trách nhiệm của thành viên đó sẽ khác so với các thành viên khác Như vậy sẽ vi phạm nguyên tắc phục vụ từng thành viên không phụ thuộc vào số vốn góp của hợp tác xã
IV Về phân phối thu nhập.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Hợp tác xã 2003 thì sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ, lãi của hợp tác xã được phân phối như sau:
“Trích lập quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự phòng và các quỹ khác của hợp tác xã; chia lãi cho xã viên theo vốn góp, công sức góp của xã viên và phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã”
Quy định về phân phối lợi nhuận của Luật Hợp tác xã 2003 chưa gắn với bản chất của hợp tác xã Luật không quy định rõ về việc xã viên bắt buộc phải sử dụng dịch vụ của hợp tác xã nên không thể thực hiện nguyên tắc phân phối lợi nhuận
Trang 9theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã Luật Hợp tác xã 2003 quy định: sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế, trích lập các quỹ khác của hợp tác xã, lãi được chia cho xã viên theo vốn góp,công sức đóng góp của xã viên và phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã Trên thực tế, việc chủ yếu chia lãi theo vốn góp đã không khuyến khích xã viên sử dụng dịch vụ của hợp tác xã mà khuyến khích tăng vốn, không khuyến khích kết nạp thêm xã viên mới Việc Luật hợp tác xã 2003 quy định chia lãi theo công sức đóng góp của xã viên là không phù hợp vì chi trả cho công sức đóng góp của xã viên thuộc về chi phí hoạt động của hợp tác xã, không phải từ lãi
Theo Khoản 3 điều 46 Luật Hợp tác xã 2012 thì: “Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc sau đây:
a) Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;
b) Phần còn lại được chia theo vốn góp;
c) Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định”
Việc quy định về phân phối thu nhập của hợp tác xã không phải là “mọi người như nhau” theo mô hình tập thể hóa; cũng không phải là “mỗi người theo nhu cầu riêng” theo mô hình hiệp hội thiện nguyện; cũng không phải là “mỗi người theo mức độ sở hữu vốn” theo mô hình tư bản; mà là “mỗi người theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã” Quy định mới này phù hợp bản chất của hợp tác xã, là yếu
tố gắn kết thành viên với hợp tác xã, góp phần gia tăng “mức độ trung thành” của thành viên đối với hợp tác xã; đồng thời thành viên hợp tác xã cũng được hưởng
Trang 10lợi ích trực tiếp từ hợp tác xã thể hiện bản chất nhân văn và mang đậm bản sắc riêng biệt mà chỉ hợp tác xã mới có
Theo như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Luật Hợp tác xã 2003 thhì chế
độ phân phối lại đề cao tính đối vốn trong doanh nghiệp, khuyến khích các xã viên góp vốn nhiều mà quên đi tính đối nhân trong hợp tác xã; không khuyến khích người lao động hăng hái, tích cực làm việc, xã viên thiếu gắn bó với hợp tác xã, dành công sức làm kinh tế gia đình Ngược lại, đối với quy định mới của Luật hiện hành, hình thức phân phối được thực hiện trên nguyên tắc công bằng, cùng có lợi, vừa theo lao động, theo mức độ tham gia dịch vụ, vừa theo vốn góp Người lao động là xã viên, ngoài tiền công nhận được theo số lượng và chất lượng lao động, còn nhận được lãi chia mức độ tham gia dịch vụ và theo vốn góp, vốn góp càng cao thì thu nhập càng cao Đây là động lực khuyến khích người lao động tích cực làm việc, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài Không những vậy, quy định này còn nhằm định hướng cho hợp tác xã hoạt động đúng với bản chất, tăng cường quan hệ kinh tế giữa hợp tác
xã và thành viên, thể hiện được nguyên tắc “cam kết kinh tế” như đã được phân tích ở trên Thành viên nào sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã có nghĩa là thành viên đó đóng góp nhiều cho hợp tác xã Do đó, về nguyên tắc, họ cần được ưu tiên phân phối lợi nhuận
V.Về quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã và xã viên.
a) Về quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã.
Quyền được cung ứng, tiêu thụ sản phẩm ra thị trường
Trên thực tế, ngoài việc đáp ứng nhu cầu chung, nguyện vọng chung của các thành viên thì hợp tác xã vẫn còn có thể đáp ứng các nhu cầu của các chủ thể khác không phải là thành viên hợp tác xã