I.KHÁI QUÁT CHUNG NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ ĐƯỢC BẢO ĐẢM II. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ ĐƯỢC BẢO ĐẢM 1. Nội dung Cụ thể, trong tố tụng hình sự nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm bao gồm:
Trang 1A LỜI MỞ ĐẦU
Trong các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, Hiến
pháp năm 2013 có quy định “ Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”.
Đây là nguyên tắc mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 Chính
vì vậy, theo quy định nêu trên của Hiến pháp năm 2013, pháp luật tố tụng nhất thiết phải cụ thể hóa nguyên tắc này trong công tác xét xử của Tòa án nhân dân trong các
lĩnh vực Và để hiểu rõ hơn về nguyên tắc này em xin được chọn đề tài : “ Phân tích nội dung và ý nghĩa “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013)”.
B NỘI DUNG I.KHÁI QUÁT CHUNG NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ ĐƯỢC BẢO ĐẢM
Chương VIII Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Hiến pháp 2013 tại
Điều 102 quy định: “1 Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”
Xét xử là một hoạt động Nhà nước đặc biệt do Tòa án thực hiện nhằm giải
quyết các vụ án Trong toàn bộ quá trình tố tụng, xét xử đóng vai trò trung tâm, thể hiện đầy đủ nhất bản chất của hệ thống tư pháp của mỗi nhà nước, là giai đoạn quyết định tính đúng đắn, khách quan của việc giải quyết vụ án, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
Điều 13 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014: Bảo đảm tranh tụng trong xét xử: “ Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử.Việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo quy định của luật tố tụng”.
Trang 2Theo Từ điển tiếng Việt, “tranh tụng” có nghĩa là kiện cáo lẫn nhau Theo nghĩa Hán Việt thì thuật ngữ tranh tụng được ghét từ 2 từ đó là “tranh luận” và “tố tụng” Tranh tụng là tranh luận trong tố tụng Tranh tụng là hoạt động của các bên
tham gia xét xử đưa ra các quan điểm của mình và tranh luận lại để bác bỏ một phần hoặc toàn bộ quan điểm của phía bên kia Tranh tụng là cơ sở để Tòa án đánh giá toàn bộ nội dung vụ án và đưa ra phán quyết cuối cùng đảm bảo tính khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Xác định tầm quan trọng của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, khoản 5 Điều 103 Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định
“Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” Đây là một trong những đổi
mới đáng chú ý vì lần đầu tiên Hiến pháp đã ghi nhận nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử
II NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG XÉT
XỬ ĐƯỢC BẢO ĐẢM
1 Nội dung
Tranh tụng là nguyên tắc quan trọng trong tố tụng nói chung và xét xử nói riêng Để bảo đảm cho nguyên tắc tranh tụng được thực hiện đầy đủ trong tố tụng nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng, cần thiết phải có một hệ thống các bảo đảm về pháp lý, về
tổ chức cũng như về cơ sở vật chất Hiện nay, trong khoa học pháp lý còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử Có ý kiến cho rằng, tại phiên tòa các bên chỉ thực hiện việc tranh tụng trong giai đoạn tranh luận, còn xét hỏi là nhiệm vụ của Hội đồng xét xử và Viện kiểm sát Những người khác lại cho rằng tranh tụng được thực hiện trong hầu hết các giai đoạn của phiên tòa, đặc biệt trong xét hỏi và phần tranh luận Nếu chỉ thu hẹp việc tranh tụng trong phần tranh luận thì không đạt được các mục đích tranh tụng đặt ra Để tham gia vào quá trình chứng minh, các bên tham gia tranh tụng phải được phép đưa ra chứng cứ,
Trang 3thực hiện việc xét hỏi, xem xét vật chứng, để đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện, chứng cứ phải được thu thập, kiểm tra, đánh giá từ góc độ, cách nhìn nhận của các bên (nguyên đơn, buộc tội) cũng như bên bị (bị đơn, bị cáo) Nghị quyết
08-NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trong tâm công tác tư
pháp trong thời gian tới xác định: "Việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo… để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục" Ngoài ra, Nghị quyết số 49-NQ/TW
ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề
ra yêu cầu: “Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả phiên tòa xét xử, coi đây là hoạt động đột phá của các cơ quan
tư pháp”.
Cụ thể, trong tố tụng hình sự nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm bao gồm:
- Đưa ra chứng cứ mới bằng cách yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, đưa ra vật chứng hoặc tài liệu mới Hồ sơ, chứng cứ được xác lập trong giai đoạn điều tra
là rất quan trọng cho việc xét xử tại phiên tòa Tuy nhiên, các chứng cứ có trong hồ
sơ là do các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, nhiều trường hợp chưa thể đầy đủ
và không loại trừ việc thiếu khách quan Đặc biệt, đối với vụ án hình sự, trách nhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, cho nên đa số trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát chỉ thu thập chứng cứ buộc tội, không chú trọng thu thập chứng cứ gỡ tội, trong khi đó bên bào chữa (người bào chữa, bị can,
bị cáo) không được quyền chủ động thu thập chứng cứ làm hạn chế khả năng tranh tụng của họ khi tham gia xét xử tại phiên tòa Vì vậy, pháp luật tố tụng quy định các bên tham gia tố tụng có quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, quyền đưa ra các chứng cứ mới tại phiên tòa Nhiệm vụ của tòa án là đảm bảo để các bên
Trang 4thực hiện quyền tố tụng này, tránh trường hợp sợ phiền phức, sợ phiên tòa đi chệch quỹ đạo chuẩn bị nên không chú trọng thủ tục này tại phần mở đầu xét xử
- Thực hiện việc xét hỏi tại phiên tòa Xét hỏi thực chất là cuộc điều tra chính thức tại phiên tòa để xác định sự thật khách quan của vụ án Vì vậy, các bên tham gia tố tụng đều có quyền điều tra dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa từ hỏi người khác, xem xét vật chứng, tài liệu Việc xét hỏi này chỉ kết thúc khi tòa án thấy rắng thông qua xét hỏi sự thật khách quan, đối tượng chứng minh trong vụ án
đã được xác định đầy đủ, các tình tiết liên quan đến việc giải quyết đã được làm rõ
Vì thế, thủ tục tố tụng quy định quyền thư thật chứng cứ chỉ cho các cơ quan tiến hành tố tụng, quy định gánh nặng xét hỏi cho tòa án, quy định chỉ cho phép một số
ít các bên tham giá xét hỏi (đại diện Viện kiểm sát, luật sư) cầu được xem xét lại từ góc độ tranh tụng
- Phát biểu ý kiến về đánh giá chứng cứ Qua điều tra chính thức, công khai tại phiên tòa, mỗi bên tham gia tố tụng đều có cách nhìn nhận , đánh giá của mình về kết quả chứng minh Để thực hiện chức năng tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên tham gia tố tụng phải công khai đưa ra ý kiến đánh giá của mình về sự thật khách quan của vụ án để giúp cho tòa án cân nhắc khi ra phán quyết Các đánh giá khác nhau, phản diện nhau của các bên tham gia tố tụng tại phiên tòa sẽ giúp cho tòa án khách quan hơn, toàn diện hơn ,thận trọng hơn khi đánh giá để ra phán quyết
- Phát biểu ý kiến về pháp luật áp dụng Trên thực tiễn, do nhiều lý do khác nhau như kĩ thuật lập pháp chưa tốt, quy định của pháp luật chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, trình độ nhận thức pháp luật chưa tốt mà pháp luật được nhận thức rất khác nhau trong hoạt động tố tụng Vì vậy, nội dung của nguyên tắc tranh tụng trong giai đoạn tranh luận được đảm bảo trong xét xử tại phiên tòa bao gồm các bên tham gia tố tụng đề nghị áo dụng luật để bảo vệ quan điểm của mình trong giải quyết vụ án
Trang 5theo chức năng, nhiệm vụ được giao Ví dụ: trong phiên tòa hình sự, đại diện Viện kiểm sát đề nghị áp dụng pháp luật hình sự để bảo vệ cáo trạng, bảo vệ việc buộc tội; người bào chữa đề nghị áo dụng pháp luật hình sự để gỡ tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo
- Đề nghị biện pháp giải quyết vụ án liên quan đến quyền và lợi ích liên quan Mỗi bên tham gia tố tụng đều nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Vì vậy, nội dung không thể thiếu trong tranh tụng là các bên đề xuất ý kiến
và lập luận trên cơ sở chứng cứ, quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích
đó Tùy theo tư cách tố tụng của mình mà phạm vi xét hỏi, tranh luận, đề xuất ý kiến của mỗi người tham gia tố tụng cũng có khác nhau: đại diện Viện kiểm sát bảo
vệ cáo trạng, người bào chữa, bị cáo bảo vệ quan điểm không có tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Trong tố tụng hình sự, cần bảo đảm địa vị pháp lý của người bào chữa là chủ thể độc lập thực hiện chức năng cơ bản của tố tụng hình sự là chức năng bào chữa, tháo gỡ rào cản về hành chính (hủy bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận hoặc đăng ký bào chữa) để thực hiện quyền Hiến định là quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa của người bị buộc tội Trên cơ sở tạo cơ hội phản biện với các chứng cứ buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, người bào chữa được quyền tham gia tố tụng ngay từ khi hoạt động tố tụng phát sinh, được tiếp cận và trao đổi với người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam để thu thập và đánh giá chứng cứ Có quyền yêu cầu tòa án thu thập bổ sung chứng cứ nếu đã yêu cầu ở giai đoạn điều tra, truy tố mà không được chấp nhận; bổ sung trách nhiệm và thủ tục tòa án phải giải quyết các yêu cầu của người tham gia tố tụng trước khi mở phiên tòa Quan trọng nhất là đổi mới trình tự và trách nhiệm xét hỏi theo hướng kiểm sát viên và người bào chữa xét hỏi trước, Hội đồng xét xử hỏi sau cùng và chủ tọa phiên tòa làm nhiệm vụ điều khiển việc xét hỏi, tranh luận giữa bên buộc tội và
Trang 6được căn cứ trên cơ sở kết quả thẩm vấn, tranh tụng và những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa
Như vậy, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử là hình thức tố tụng trong giải quyết các vụ án Phạm vi và nội dung tranh tụng có khác nhau trong các hệ thống pháp luật và các loại án Thực hiện nguyên tắc tranh tụng được pháp luật bảo đảm quy định tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013 trên cơ sở tranh tụng đó toà án ra phán quyết cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan
2.Ý nghĩa
Việc Hiến pháp 2013 quy định về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo mang nhiều ý nghĩa cụ thể:
- Thứ nhất, quy định nguyên tắc tranh tụng trong Hiến pháp đã thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp.Từ trước cho tới nay vấn đề tranh tụng và nâng cao chất lượng tranh tụng được quan tâm và đề cập tới nhiều Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương về vấn đề này, cụ thể là tại: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng
tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đã quy định: “ Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác Việc phán quyết của Tòa
án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng của phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời gian quy định” Tiếp đó, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 khẳng định : “ Đổi mới việc tổ chức
Trang 7phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn trách nhiệm của người tiến hành
tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” Nghị quyết 37/NQ-QH13 ngày 23/11/2012 yêu cầu: “ Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo các Tòa án tiếp tục đẩy mạnh việc tranh tụng tại phiên tòa”.
Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành cũng có nhiều quy định chứa đựng nội dung của nguyên tắc tranh tụng như quy định nguyến tắc bảo đảm quyền bảo chữa của bị can, bị cáo, nguyên tắc suy đoán vô tôi, nguyên tắc xác định sự thật vụ án, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, các quy định về tranh luận tại phiên tòa
Đặc biệt, Điều 222 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Khi nghị án chỉ được căn cứ vào chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa” Mặc dù vậy, các quy định
trên còn thiếu tính cụ thể, nhất là chưa có văn bản pháp lý nào chính thức ghi nhận nguyên tắc bảo đảm và cơ chế bảo đảm tranh tụng nên thực tiễn hoạt động chưa pháp huy hiệu quả Do vậy, việc Hiến pháp quy định cụ thể, rõ ràng nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử là một bước tiến lớn và rất phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp của Nhà nước ta
- Thứ hai, quy định nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong Hiếp pháp tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn trong việc xét xử Những quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã và đang pháp huy hiệu lực trên thực tiễn của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm Công tác điều tra,
Trang 8chủ, khách quan Tuy nhiên, so với tình hình đặt ra thì hoạt động tranh tụng chưa đáp ứng yêu cầu Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều, trong đó có nguyên nhân từ những quy định của pháp luật về tranh tụng và bảo đảm tranh tụng chưa rõ ràng, cụ thể nên hiệu lực chưa cao Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định chính thức về nguyên tắc đảm bảo tranh tụng tại khoản 5 Điều 103 như vậy sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ tư pháp của công dân trong quá trình thực hiện các quyền năng khi tham gia tranh tụng Đồng thời thực tiễn xét xử
sẽ thay đổi, với bước tiến mới trọng tâm là hoạt động tranh tụng được đảm bảo, phát huy tối đa tính công bằng, dân chủ
- Thứ ba, việc quy định nguyên tắc tranh tụng trong Hiến pháp là tiền đề để xây dựng và hoàn thiện các quy định về bảo đảm tranh tụng trong các văn bản pháp luật
tố tụng Hiến pháp là đạo luật gốc, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất Do vậy, khi Hiến pháp quy định về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng như vậy thì những quy định trong bộ luật, luật, các văn bản dưới luật chưa rõ ràng, không thống nhất phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, tạo sự thống nhất trong việc vận dụng pháp luật, đặc biệt đòi hỏi cần xây dựng quy định cụ thể về phương pháp bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử
Nguyên tắc này được Hiến pháp quy định đòi hỏi hoạt động xét xử phải bảo đảm tranh tụng giữa Kiểm sát viên, bị hại, nguyên đơn dân sự với bị cáo, người bào chữa, bị đơn dân sự, giữa các đương sự với nhau và những người này có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và tranh luận dân chủ trước tòa án Tòa án có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện theo quy định của
Bộ luật để họ thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trong việc tranh tụng Bản
án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả xét hỏi, tranh tụng và những chứng cứ đã được kiểm tra, đánh giá tại phiên tòa
Trang 9DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, trường Đại Học Luật Hà Nội, NXB – Công an nhân dân, Hà Nội – 2014
2 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, NXB Lao động-xã hội
3 Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2003
4 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014
5 Nghị quyết 08-NQ-TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới
6. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
7 Nghị quyết 37/NQ-QH13 ngày 23/11/2012
8 http://www.nhandan.com.vn/xahoi/phapluat/thoi-su-phap-luat/item/
27648402-bao-dam-nguyen-tac-tranh-tung-trong-xet-xu.html
9. http://congly.com.vn/hoat-dong-toa-an/tieu-diem/nguyen-tac-tranh-tung-trong-xet-xu-duoc-bao-dam-60352.html