1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Bài dự thi Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

136 3,3K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 5,3 MB

Nội dung

Bài dự thi Tìm hiểu Hiến pháp năm 2013 gồm đầy đủ 9 câu trả lời hoàn chỉnh kèm cả phần liên hệ bản thân Gồm 126 trang không kể bìa. Là một tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích cho những bạn muốn làm bài tiêu biểu

Trang 1

Câu 1 Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?

Trả lời

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Viêt Nam là văn bản phápluật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam bản hiến phápđang có hiệu lực là bản của năm 2013, là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thôngqua vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01năm 2014

Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay lànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 5 bản Hiếnpháp:

- Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủcộng hòa được Quốc hội thông qua vào ngày 9-11-1946

- Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòathông qua vào ngày 31-12-1959

- Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ 7 ngày

18-12-1980 nhất trí thông qua

- Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam thông qua ngày 15-4-1992, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam sửa đổi, bỏ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 vào ngày25-12-2001

- Hiến pháp pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 làbản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hộiViệt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào ngày 28-11-2013

Trang 2

Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946 là một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kì một bản Hiến pháp nào trên thế giới.

Hoàn cảnh ra đời

Sau khi đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" lịch sử ngày 2-9-1945 khai sinhnước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ;một trong những nhiệm vụ cấp bách đó là xây dựng Hiến pháp Về vấn đề Hiếnpháp, Người viết: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ cai trị, rồi đến chế độthực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân

ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ Chúng ta phải có một hiến pháp dânchủ"

Quang cảnh kì họp thông qua Hiến pháp năm 1946

Ngày 20-9-1945, Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh thành lập Ban dự thảoHiến pháp gồm 7 người, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Tháng 11-1945,Ban dự thảo đã hoàn thành công việc và Bản dự thảo được công bố cho toàn dânthảo luận Hàng triệu người Việt Nam hăng hái tham gia đóng góp ý kiến choBản dự thảo Hiến pháp chứa đựng mơ ước bao đời của họ về độc lập và tự do

Trang 3

Ngày 2-3-1946, trên cơ sở Ban dự thảo Hiến pháp của Chính phủ, Quốchội Khoá I, kỳ họp thứ nhất đã thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 ngườiđại biểu của nhiều tổ chức, đảng phái khác nhau do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứngđầu Ngày 28-10-1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội, kỳ họp thứ hai của Quốc hộiKhoá I đã khai mạc Ngày 9-11-1946, sau hơn 10 ngày làm việc khẩn trương,Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta với 240 phiếu thuận,

Nội dung cơ bản

Hiến pháp năm 1946 bao gồm Lời nói đầu, 7 chương và 70 Điều

Lời nói đầu xác định nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảotoàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dânchủ Lời nói đầu còn xác định ba nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp Đó là nhữngnguyên tắc sau đây:

- Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo;

- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ;

- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân

Toàn bộ 7 chương của Hiến pháp đều được xây dựng dựa trên ba nguyêntắc cơ bản trên Chính ba nguyên tắc này đã thể hiện ba đặc điểm cơ bản củaHiến pháp năm 1946

Trang 4

Xây dựng trên nguyên tắc đoàn kết toàn dân, Điều 1 Hiến pháp năm 1946viết: "Nước Việt Nam là một nước Dân chủ cộng hòa Tất cả quyền bính trongnước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai,giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" Đây là một bước tiến lớn trong lịch sử phát triểncủa Nhà nước Việt Nam Lần đầu tiên ở nước ta cũng như ở Đông Nam Á, mộtNhà nước dân chủ nhân dân được thành lập Lần đầu tiên trong lịch sử ViệtNam, hình thức chính thể là hình thức cộng hoà Đó là bước ngoặt lớn trong sựphát triển của tư tưởng dân chủ Quy định trên đây cũng đề cao tính dân tộc củaNhà nước.

Tuân thủ nguyên tắc "đảm bảo các quyền tự do dân chủ", Hiến pháp 1946rất chú trọng đến chế định công dân Điều đó thể hiện ở chỗ Hiến pháp có 7chương thì Chương II dành cho chế định công dân Lần đầu tiên trong lịch sửViệt Nam, nhân dân Việt Nam được đảm bảo các quyền tự do, dân chủ Điều 10Hiến pháp quy định: "Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuấtbản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước

và ra nước ngoài"

Phải nói rằng Hiến pháp năm 1946 là một bản Hiến pháp dân chủ rộngrãi Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam quyền bình đẳng trước pháp luật củamọi công dân được pháp luật ghi nhận (Điều 6 và Điều 7 Hiến pháp năm 1946)

Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, phụ nữ được ngang quyền với namgiới trong mọi phương diện Với bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, công dânViệt Nam được hưởng quyền bầu cử, nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểumình bầu ra khi họ không tỏ ra xứng đáng với danh hiệu đó

Dựa trên nguyên tắc thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt củanhân dân, hình thức nhà nước, Hiến pháp năm 1946 có nhiều nét độc đáo Chủtịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ,đồng thời có quyền phủ quyết Điều 31 Hiến pháp năm 1946 quy định: "Những

Trang 5

luật đã được Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước Việt Nam phải ban bố chậmnhất là 10 hôm sau khi nhận được thông tri Nhưng trong hạn ấy, Chủ tịch cóquyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại Những luật đem ra thảo luận lại nếu vẫnđược Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch phải ban bố" Còn ở Điều 54Hiến pháp năm 1946 quy định: "Trong hạn 24 giờ sau khi Nghị viện biểu quyếtkhông tín nhiệm Nội các thì Chủ tịch nước Việt Nam có quyền đưa vấn đề tínnhiệm ra Nghị viện thảo luận lại"

Như vậy, hình thức chính thể của Nhà nước ta theo Hiến pháp năm 1946phần nào giống hình thức Cộng hoà tổng thống Nhưng Chủ tịch nước khôngphải do cử tri trực tiếp bầu ra mà do Nghị viện nhân dân bầu ra Mặt khác, Chủtịch nước chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết Thủtướng chọn Bộ trưởng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết Chínhphủ chịu sự kiểm soát của Nghị viện Bộ trưởng nào không được Nghị viện tínnhiệm thì phải từ chức

Những quy định trên cho ta thấy hình thức chính thể của Nhà nước ta theoHiến pháp năm 1946 là hình thức kết hợp giữa Cộng hoà tổng thống và Cộnghoà nghị viện Những nét độc đáo của nó còn thể hiện ở chỗ nó không hề giốnghoàn toàn hình thức chính thể của những nước cùng có hình thức pha trộn nhưPháp, Phần Lan, Bồ Đào Nha

Đánh giá về ý nghĩa của việc ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ bản Hiến phápđầu tiên trong lịch sử nước nhà là một vết tích lịch sử Hiến pháp đầu tiên trongcõi á Đông Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo mộthoàn cảnh thực tế Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độclập Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọiquyền tự do… phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để đượchưởng chung mọi quyền tự do của một công dân Hiến pháp đó đã nêu một tinh

Trang 6

thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết,công bình của các giai cấp”.

Hiến pháp năm 1946 đánh dấu thắng lợi lịch sử đã giành được trong Cáchmạng Tháng Tám, xác lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, phát triểncách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp.Mục tiêu chiến lược của Hiến pháp là hoàn thành độc lập dân tộc, xây dựng vàphát huy dân chủ nhân dân, chuẩn bị tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước ta, là một bản hiến pháp dânchủ, tiến bộ không kém một bản hiến pháp nào trên thế giới Nó là bản hiếnpháp mẫu mực trên nhiều phương diện

Hiến pháp năm 1959 là bản Hiến pháp được xây dựng theo mô hình Hiến pháp xã hội chủ nghĩa Đó là bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước ta.

Hoàn cảnh ra đời

Tính đến năm 1959, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ra đời vàphát triển được 14 năm Đó là một khoảng thời gian có nhiều sự kiện chính trịquan trọng, làm thay đổi tình hình chính trị, xã hội và kinh tế của đất nước

Hiến pháp và quang cảnh kì họp thông qua Hiến pháp năm 1959

Ngay sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946, thực dân Pháp lạigây ra chiến tranh để xâm lược nước ta một lần nữa Nhân dân ta lại bước vào

Trang 7

cuộc kháng chiến trường kì và gian khổ Với chiến thắng Điện Biên Phủ và Hộinghị Geneva thắng lợi, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng nhưng đấtnước tạm thời bị chia làm hai miền Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn này làxây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà Trong

3 năm (1955-1957), ở miền Bắc chúng ta đã hàn gắn vết thương chiến tranh,khôi phục kinh tế Năm 1958, chúng ta bắt đầu thực hiện kế hoạch kinh tế 3 nămnhằm phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội Về kinh

tế và văn hoá, chúng ta đã có những tiến bộ lớn Đi đôi với những thắng lợi đó,quan hệ giai cấp trong xã hội miền Bắc đã thay đổi Giai cấp địa chủ phong kiến

đã bị đánh đổ Liên minh giai cấp công nhân và nông dân ngày càng được củng

cố và vững mạnh

Bác Hồ và Bác Tôn tham dự kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá I (từ ngày 29/12/1956 đến 25/1/1957) Tại kỳ họp, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 1946

Hiến pháp năm 1946 đã hoàn thành sứ mệnh của nó nhưng so với tìnhhình và nhiệm vụ cách mạng mới nó cần được bổ sung và thay đổi Vì vậy,trong Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Khoá I đãquyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1946 và thành lập Ban dự thảo Hiến pháp sửa

Trang 8

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại biểu Quốc hội khóa I nhất trí thông qua Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, ngày 18 tháng 12 năm 1959

Sau khi làm xong Bản dự thảo đầu tiên, tháng 7-1958, Bản dự thảo đượcđưa ra thảo luận trong các cán bộ trung cấp và cao cấp thuộc các cơ quan Quân,Dân, Chính, Đảng Sau đợt thảo luận này Bản dự thảo đã được chỉnh lý lại vàngày 1-4-1959, dự thảo được công bố để toàn dân thảo luận và đóng góp ý kiếnxây dựng

Cuộc thảo luận này kéo dài trong 4 tháng với sự tham gia sôi nổi tích cựccủa các tầng lớp nhân dân lao động Ngày 31-12-1959, Quốc hội đã nhất tríthông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 1-1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắclệnh công bố Hiến pháp

Trang 9

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp 1959

ngày 01 tháng 01 năm 1960

Nội dung cơ bản

Hiến pháp năm 1959 gồm có Lời nói đầu và 112 Điều, chia làm 10chương

Lời nói đầu khẳng định nước Việt Nam là một nước thống nhất từ LạngSơn đến Cà Mau, khẳng định những truyền thống quý báu của dân tộc ViệtNam Lời nói đầu ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay

là Đảng Cộng sản Việt Nam) đồng thời xác định bản chất của Nhà nước ta làNhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấpcông nhân lãnh đạo

Chương I - Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, gồm 8 điều, quy định cácvấn đề cơ bản sau đây:

- Hình thức chính thể của Nhà nước là cộng hoà dân chủ

- Quy định Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan nhànước khác thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ

Trang 10

- Khẳng định đất nước Việt Nam là một khối thống nhất không thể chiacắt.

- Quy định nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc trên đấtnước Việt Nam Nghiêm cấm mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ các dântộc

- Quy định các nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhândân các cấp là: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín

- Xác định nguyên tắc tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào nhândân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát củanhân dân

Chương II - Chế độ kinh tế và xã hội, gồm 13 điều quy định những vấn đềliên quan đến nền tảng kinh tế-xã hội của Nhà nước

Chương III - Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bao gồm 21điều, gồm các quyền về chính trị và tự do dân chủ; các quyền về dân sự, kinh tế,văn hoá, xã hội; các quyền về tự do cá nhân; các nghĩa vụ cơ bản

Chương IV - Quốc hội, bao gồm 18 điều quy định các vấn đề liên quanđến chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Quốc hội - cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất

Chương V - Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, bao gồm 10 điều

So với Hiến pháp năm 1946, quyền hạn của Chủ tịch nước trong Hiếnpháp năm 1959 hẹp hơn do chức năng của người đứng đầu Chính phủ đã chuyểnsang cho Thủ tướng Chính phủ

Chương VI - Hội đồng Chính phủ, bao gồm 7 điều

Chương VII - Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính địa phương cáccấp, bao gồm 14 điều

Chương VIII - Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, gồm 15 điều.Chương IX - Quy định về Quốc kì, Quốc huy và Thủ đô

Chương X - Quy định về sửa đổi Hiến pháp

Trang 11

Tóm lại, Hiến pháp năm 1959 là bản Hiến pháp được xây dựng theo môhình Hiến pháp xã hội chủ nghĩa Đó là bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiêncủa nước ta.

Hiến pháp năm 1980 là Hiến pháp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước Tuy có nhiều nhược điểm nhưng Hiến pháp năm

1980 là một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập hiến của nước ta.

Hoàn cảnh ra đời

Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 đã mở

ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta Miền Nam được hoàn toàn giảiphóng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong phạm vi cảnước Nước ta đã hoàn toàn độc lập, tự do là điều kiện thuận lợi để thống nhấthai miền Nam - Bắc, đưa cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

Trước tình hình đó, tháng 9/1975, Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàngđầu lúc này là phải hoàn thành việc thống nhất nước nhà Nghị quyết của Hộinghị đã nhấn mạnh: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhấtcủa đồng bào cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạngViệt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam ”

Đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch

Ủy ban dự thảo Hiến pháp 1980

Quốc hội chung của cả nước đã bắt đầu kỳ họp đầu tiên của mình vàongày 25/6/1976 và kéo dài đến ngày 03/7/1976 Ngày 02/7/1976 Quốc hội đãthông qua các nghị quyết quan trọng, trong đó có quyết định trong khi chưa cóHiến pháp mới, tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta hoạt động dựa trên cơ sởHiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đồng thời Quốc hộikhoá VI cũng đã ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1959 và thànhlập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủtịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch

Trang 12

Sau một năm rưỡi làm việc khẩn trương, Uỷ ban đã hoàn thành dự thảo.Bản dự thảo được đưa ra cho toàn dân thảo luận Tháng 9/1980, Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp kỳ đặc biệt để xem xét và cho ýkiến bổ sung, sửa chữa dự thảo trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua.Sau một thời gian thảo luận, Quốc hội khoá VI tại kỳ họp thứ 7 ngày 18/12/1980

đã nhất trí thông qua Hiến pháp

Quyền chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ ký Lệnh công bố Hiến pháp,

ngày 18 tháng 12 năm 1980

Nội dung cơ bản

Hiến pháp năm 1980 bao gồm Lời nói đầu, 147 Điều chia làm 12 chương.Lời nói đầu của Hiến pháp khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta,ghi nhận những thắng lợi vĩ đại mà nhân dân Việt Nam đã giành được trongCách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc khángchiến chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai Lời nói đầu còn xác địnhnhững nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong điều kiện mới mà Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đề ra và nêu lên những vấn đề cơ bản màHiến pháp năm 1980 đề cập

Trang 13

Chương I quy định chế độ chính trị của Nhà nước ta gồm 14 Điều (từĐiều 1 đến Điều 14) bao gồm các vấn đề cơ bản sau đây:

- Xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính

vô sản Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước là thực hiện quyền làm chủ tập thể củanhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân xây dựng thắng lợi chủ nghĩa

xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản (Điều 2)

- Khác với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1980 quy địnhcác quyền dân tộc cơ bản bao gồm 4 yếu tố: Độc lập, chủ quyền, thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ Đây là một phạm trù pháp luật quốc tế do Chủ tịch Hồ ChíMinh đề xướng dựa trên những khái niệm chung về quyền tự nhiên của conngười

- Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp năm 1980 thểchế hoá vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội vào mộtĐiều của Hiến pháp (Điều 4) Sự thể chế hoá này thể hiện sự thừa nhận chínhthức của Nhà nước về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Hiến phápcũng quy định: Các tổ chức của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiếnpháp và pháp luật

- Hiến pháp còn xác định vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị-xã hộiquan trọng khác như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Điều 9), Tổng Công đoànViệt Nam (Điều 10) Đây cũng là lần đầu tiên vị trí, vai trò của các tổ chứcchính trị-xã hội này được quy định trong Hiến pháp

- Với Hiến pháp năm 1980, quan điểm về quyền làm chủ tập thể của Đảng

ta đã được thể chế hoá (Điều 3 Hiến pháp)

- Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định chính sách đoàn kết dân tộccủa Nhà nước ta: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nướcthống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, bình đẳng vềquyền và nghĩa vụ Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kếtdân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị, chia rẽ dân tộc” (Điều 5)

Trang 14

- Hiến pháp năm 1980 kế tục tư tưởng của Hiến pháp năm 1959 khi nhấnmạnh quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Điểm mới là lần đầu tiên Hiếnpháp năm 1980 quy định nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: “Nhà nước quản

lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”(Điều 12)

Chương II - Chế độ kinh tế, gồm 22 Điều (từ Điều 15 đến Điều 36)

Chương này quy định những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực kinh tế nhưmục đích của chính sách kinh tế, các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế,các nguyên tắc lãnh đạo nền kinh tế quốc dân Nếu như Hiến pháp năm 1959quy định đất đai có thể thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhânthì Hiến pháp năm 1980 đã quốc hữu hoá toàn bộ đất đai (Điều 19) Nhà nướctiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo cácthành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xãhội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủyếu có hai thành phần: Thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân vàthành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động (Điều18)

Chương III - Văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, bao gồm 13 Điều (từĐiều 37 đến Điều 49)

Đây là một chương hoàn toàn mới so với các bản Hiến pháp trước đây.Chương này quy định mục tiêu của cách mạng tư tưởng và văn hoá là xây dựngnền văn hoá mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính đảng

và tính nhân dân, xây dựng con người mới có ý thức làm chủ tập thể, yêu laođộng, quý trọng của công, có văn hoá, có kiến thức khoa học kỹ thuật, có sứckhỏe, yêu nước xã hội chủ nghĩa và có tinh thần quốc tế vô sản (Điều 37) Chủnghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng chỉ đạo sự phát triển của xã hội Việt Nam (Điều38)

Trang 15

Nhà nước ta chủ trương bảo vệ và phát triển những giá trị văn hoá và tinhthần của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, chống các tư tưởng phongkiến lạc hậu, tư sản phản động và bài trừ mê tín dị đoan Chương III còn xácđịnh chính sách về khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật và các công tác thôngtin báo chí, xuất bản, thư viện, phát thanh, truyền hình

Chương IV - Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bao gồm 3 Điều (từ Điều

50 đến Điều 52)

Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, vấn đề bảo vệ tổ quốc xãhội chủ nghĩa được xây dựng thành một chương riêng trong Hiến pháp Điềunày xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề phòng thủ đất nước Bảo vệ

và xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng vàNhà nước tồn tại song song trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, có sự gắn

bó và tương hỗ lẫn nhau

Hiến pháp năm 1980 xác định đường lối quốc phòng của Nhà nước là xâydựng một nền quốc phòng toàn dân, toàn diện và hiện đại trên cơ sở kết hợp xâydựng Tổ quốc với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhândân với sức mạnh toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộcchống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa (Điều 50); xác địnhnhiệm vụ của các lực lượng vũ trang nhân dân (Điều 51); quy định thực hiện chế

độ nghĩa vụ quân sự, chăm lo công nghiệp quốc phòng, huy động nhân lực, vậtlực nhằm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăngcường khả năng bảo vệ đất nước; tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội vàcông dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định(Điều 52)

Chương V - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bao gồm 29 Điều(từ Điều 53 đến Điều 81)

Kế tục và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiếnpháp năm 1980 một mặt ghi nhận quyền và nghĩa vụ của công dân đã được quy

Trang 16

định trong các bản Hiến pháp trước đây, mặt khác bổ sung thêm một số quyền

và nghĩa vụ mới phù hợp với giai đoạn mới của nền dân chủ xã hội chủ nghĩanhư quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội (Điều 56); quyềnđược khám và chữa bệnh không phải trả tiền (Điều 61), quyền có nhà ở (Điều62), quyền được học tập không phải trả tiền (Điều 60), quyền của các xã viênhợp tác xã được phụ cấp sinh đẻ (Điều 63)

Hiến pháp quy định thêm một số nghĩa vụ mới của công dân: Công dânphải trung thành với Tổ quốc (Điều 76); ngoài bổn phận làm nghĩa vụ quân sự,công dân còn phải tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; ngoài nghĩa vụ tuântheo Hiến pháp, pháp luật, kỉ luật lao động, tôn trọng những quy tắc sinh hoạt xãhội, công dân còn phải bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ gìn

bí mật nhà nước; ngoài nghĩa vụ đóng thuế, công dân còn phải tham gia laođộng công ích Tuy nhiên, một số quyền mới được bổ sung trong Hiến pháp năm

1980 không phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước nên không có điều kiệnvật chất đảm bảo thực hiện

Chương VI - Quốc hội, bao gồm 16 Điều (từ Điều 82 đến Điều 97)

Kế thừa Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 xác định Quốc hội là

cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất,

cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp Quốc hội quyết định nhữngchính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế vàvăn hoá-xã hội, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước Quốc hội thành lập các cơ quan nhà nước tối cao như bầu ra Chủ tịch, cácPhó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viênkhác của Hội đồng Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đốivới toàn bộ hoạt động của Nhà nước (Điều 82 và 83)

Chương VII - Hội đồng Nhà nước, bao gồm 6 Điều (từ Điều 98 đến Điều103)

Trang 17

Đây là một chương mới so với Hiến pháp năm 1959 Hội đồng Nhà nước

là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thểcủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 98) Hội đồng Nhà nướcvừa thực hiện chức năng của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa thực hiện chứcnăng của Chủ tịch nước Vì vậy, thẩm quyền của Hội đồng Nhà nước tươngđương với thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và thẩm quyền của Chủtịch nước trong Hiến pháp năm 1959 với những nhiệm vụ và quyền hạn rất lớn(Điều 100)

Chương VIII - Hội đồng Bộ trưởng,gồm 9 Điều (từ Điều 104 đến Điều 112).Theo Điều 104 Hiến pháp năm 1980, Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ củanước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vị trí như Hội đồng Chính phủtrong Hiến pháp năm 1959 Tuy nhiên, Hội đồng Bộ trưởng về tính chất khônghoàn toàn giống như Hội đồng Chính phủ Hội đồng Chính phủ theo quy định củaHiến pháp năm 1959 là "cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước caonhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủcộng hòa"

Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1980 quy định Hội đồng Bộ trưởng "là cơquan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhànước cao nhất" Với quy định này chúng ta thấy tính độc lập của Chính phủtrong quan hệ với Quốc hội bị hạn chế

Chương IX - Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, bao gồm 14 Điều(từ Điều 113 đến Điều 126)

Tại chương này, Hiến pháp quy định về phân cấp hành chính ở nước ta,xác định vị trí, tính chất, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân Về phân cấp đơn vị hành chính, nước ta có ba cấp hành chính Đó làtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương; huyện, quận, thànhphố trực thuộc tỉnh và thị xã; xã, phường, thị trấn Khác với Hiến pháp năm

1959 khu tự trị được bãi bỏ (theo Nghị quyết kỳ họp Quốc hội khoá V ngày

Trang 18

27/12/1975) nhưng lập thêm ra đơn vị hành chính đặc khu (tương đương vớitỉnh), đơn vị phường ở những thành phố, thị xã (tương đương với xã) Ở tất cảcác đơn vị hành chính nói trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân.

Những quy định của Hiến pháp năm 1980 về Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân được cụ thể hoá bởi Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân năm 1983 Theo đó, bổ sung vào cơ cấu của Hội đồng nhân dân cấptỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã một cơ quan mới làthường trực Hội đồng nhân dân Nhiệm kì Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân các cấp cũng được nâng lên từ 3 năm lên 5 năm

Về tính chất, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân về cơ bản giống Hiến pháp năm 1959

Chương X - Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, bao gồm 15Điều (từ Điều 127 đến Điều 141)

Chương này về cơ bản kế thừa nội dung trong Hiến pháp năm 1959 vớicác quy định về nhiệm vụ chung của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhândân, về hệ thống các cơ quan Tòa án, chức năng của các cơ quan Tòa án, cácnguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án

Chương XI - Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô

Chương XII quy định về hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiếnpháp Điều 146 của Hiến pháp quy định Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhànước, có hiệu lực pháp lý cao nhất Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợpvới Hiến pháp Về thủ tục sửa đổi Hiến pháp hoàn toàn kế thừa quy định củaHiến pháp năm 1959

Tóm lại, Hiến pháp năm 1980 là Hiến pháp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước Tuy có nhiều nhược điểm nhưng Hiến pháp năm 1980 là một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập hiến của nước ta.

Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp 1992

Trang 19

Sau một thời gian phát huy hiệu lực, nhiều quy định của Hiến pháp năm

1980 tỏ ra không phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước Tình hìnhthực tiễn của đất nước đòi hỏi phải có một bản Hiến pháp mới, phù hợp hơn đểthúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhândân

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã mở ra thời kì đổi mới ởnước ta Đảng đã chủ trương nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những sai lầm,

mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của cáctầng lớp nhân dân lao động, trên cơ sở đó để có những nhận thức mới đúng đắn

về chủ nghĩa xã hội và vạch ra những chủ trương, chính sách mới nhằm xâydựng một xã hội dân giàu nước mạnh, công bằng và văn minh

Với tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, Quốc hội khoá 8,tại kỳ họp thứ 3 ngày 22/12/1988 đã ra Nghị quyết sửa đổi Lời nói đầu của Hiếnpháp năm 1980 Ngày 30/6/1989, kỳ họp thứ V Quốc hội khoá 8 ra Nghị quyếtsửa đổi 7 Điều: 57, 116, 118, 122, 123, 125 để xác định thêm quyền ứng cử vàoQuốc hội, Hội đồng nhân dân của công dân và thành lập thêm thường trực Hộiđồng nhân dân trong cơ cấu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương và cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã đồng thời củng cốthêm các mặt hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Trang 20

Trong kỳ họp này Quốc hội đã ra Nghị quyết thành lập Ủy ban sửa đổiHiến pháp để sửa đổi Hiến pháp một cách cơ bản, toàn diện đáp ứng yêu cầu củatình hình kinh tế, xã hội mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Ủy ban sửa đổiHiến pháp được thành lập bao gồm 28 người, do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước

Võ Chí Công làm Chủ tịch Ủy ban dự thảo Hiến pháp đã họp nhiều phiên đểchỉnh lí, bổ sung và thông qua toàn văn dự thảo Hiến pháp sửa đổi

Cuối năm 1991 đầu năm 1992, Bản dự thảo Hiến pháp lần ba đã được đưa ratrưng cầu ý kiến nhân dân Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân và ýkiến của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Dự thảo Hiến pháp lần 4

đã hoàn thành và được trình lên Quốc hội khoá VIII, tại kỳ họp thứ XI xem xét

Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi với những chỉnh lí và bổ sung nhất định,ngày 15 tháng 4 năm 1992 Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp Việc soạnthảo và ban hành Hiến pháp năm 1992 là một quá trình thảo luận dân chủ vàchắt lọc một cách nghiêm túc những ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân

về tất cả các vấn đề từ quan điểm chung đến các vấn đề cụ thể Bản Hiến phápnày là bản Hiến pháp của Việt Nam trong tiến trình đổi mới Đúng như nhận xétcủa đồng chí Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Đỗ Mười, nó là "sản phẩm trí tuệ của toàn dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đồng bào cả nước".

Nội dung cơ bản

Hiến pháp năm 1992 gồm Lời nói đầu và 147 Điều chia làm 12 chương.Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1992 về cơ bản kế thừa nội dung Lời nóiđầu của các Hiến pháp trước; ghi nhận những thành quả của cách mạng ViệtNam và xác định những nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới

Chương I - Chế độ chính trị bao gồm 14 Điều (từ Điều 1 đến Điều 14)Như Hiến pháp năm 1980, chương này đã xác định những nguyên tắc cơbản của tổ chức quyền lực chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bao gồm:quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công

Trang 21

nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức (Điều 2); nguyên tắc bảo đảm vaitrò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam(Điều 4); nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc (Điều 5); nguyên tắctập trung dân chủ (Điều 6); nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hộiđồng nhân dân các cấp là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều7).

Tuy nhiên, khác với Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 khôngdùng thuật ngữ "Nhà nước chuyên chính vô sản" mà dùng thuật ngữ "Nhà nướccủa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân" Việc thay đổi thuật ngữ này khônglàm thay đổi bản chất của Nhà nước mà chỉ để làm rõ bản chất "của dân, do dân

và vì dân" của Nhà nước ta, phù hợp với chính sách đoàn kết các dân tộc, cáctầng lớp trong xã hội và phù hợp với xu thế của quốc tế và thời đại

Chương II - Chế độ kinh tế, bao gồm 15 Điều (từ Điều 15 đến Điều 29).Đây là chương được thay đổi một cách cơ bản nhất, thể hiện rõ nhất quanđiểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta Theo Điều 15 Hiến pháp năm 1992,đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước ta là phát triển nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa

Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu, nướcmạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dântrên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của cácthành phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tưbản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng

cơ sở vật chất-kỹ thuật, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưuvới thị trường thế giới (Điều 16)

Như vậy, với Hiến pháp năm 1992, chúng ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế

kế hoạch hoá tập trung với hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế nhà nước và

Trang 22

kinh tế tập thể sang nền kinh tế hàng hoá thị trường với nhiều thành phần kinhtế: Nhà nước, tập thể, cá thể, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước.

Chương III - Văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, bao gồm 14 Điều(từ Điều 30 đến Điều 43)

Bên cạnh việc xác định đường lối bảo tồn và phát triển nền văn hoá ViệtNam: Dân tộc, hiện đại, nhân văn, kế thừa và phát huy những giá trị của nền vănhiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, tiếp thutinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân Hiến

pháp còn xác định "giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu" (Điều 35) Có

thể nói rằng Hiến pháp năm 1992 đánh dấu một mốc quan trọng trong chínhsách giáo dục và đào tạo của Nhà nước ta thể hiện đúng tư tưởng của Chủ tịch

Hồ Chí Minh: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người".

Chương IV - Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bao gồm 5 Điều(từ Điều 44 đến Điều 48)

Về cơ bản Chương này giống như Hiến pháp năm 1980 là xác định đườnglối quốc phòng toàn dân Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 còn quy định bổ sungthêm về nhiệm vụ xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,từng bước hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào nhân dân

để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Điều 47)

Chương V - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bao gồm 34 Điều(từ Điều 49 đến Điều 82)

So với Hiến pháp năm 1980, Chương này có nhiều điều hơn, nhiều quyền

và nghĩa vụ được bổ sung và sửa đổi Khắc phục thiếu sót của các Hiến pháp

trước đây, Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên quy định "các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng" (Điều 50) Ở nước

ta, ngoài công dân Việt Nam và công dân nước ngoài đến làm việc và sinh sống

ở Việt Nam còn có người không có quốc tịch Như vậy, người không có quốc

Trang 23

tịch cũng được Nhà nước ta tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp phápcủa họ.

Đặc biệt, lần đầu tiên quyền tự do kinh doanh của công dân được xác lập(Điều 57), trở thành một trong những chìa khoá quan trọng để mở cánh cửa tự

do trong lĩnh vực hoạt động kinh tế của công dân, xây dựng một xã hội dân giàu,

nước mạnh Công dân còn có quyền sở hữu "về tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác" (Điều 58).

Chương VI - Quốc hội, bao gồm 18 Điều (từ Điều 83 đến Điều 100).Chương này xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Quốc hội Về cơ bản nội dung kế thừa quy định của Hiến pháp năm

1980 nhưng có bổ sung quyền hạn quyết định chương trình xây dựng luật, pháplệnh, quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước, quyết định trưng cầu ý dân(Điều 84) Nhìn chung nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội thể hiện trên bốnlĩnh vực:

- Lập hiến và lập pháp;

- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước;

- Xây dựng củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa;

- Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máynhà nước

Đề cao hơn nữa vai trò của đại biểu Quốc hội, Hiến pháp năm 1992 quy

định rõ: "Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước" (Điều 97) So với Hiến pháp năm 1980 nhiệm vụ của đại

biểu Quốc hội cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tạođiều kiện thuận lợi cho đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ của mình đượcquy định cụ thể hơn (xem Điều 97 và Điều 100)

Chương VII - Chủ tịch nước, bao gồm 8 Điều (từ Điều 101 đến Điều108)

Trang 24

Với Hiến pháp năm 1992 chế định Chủ tịch nước cá nhân được quy địnhlại thành một chế định riêng biệt như Hiến pháp năm 1959.

Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1992 quyền hạn không rộng như Hiếnpháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 Theo quy định của Hiến pháp năm

1992, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại Chủ tịch nước do Quốc hội bầu

ra trong số các đại biểu Quốc hội Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáocông tác trước Quốc hội Thẩm quyền của Chủ tịch nước được quy định tại Điều

103 Hiến pháp năm 1992

Chương VIII - Chính phủ, bao gồm 9 Điều (từ Điều 109 đến Điều 117).Cũng như Hội đồng Chính phủ theo Hiến pháp năm 1959, Chính phủ theoHiến pháp năm 1992 được quy định là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quanhành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Hiến pháp năm 1992 kế thừa Hiến pháp năm 1959 xây dựng theo quan điểm tậpquyền "mềm" nghĩa là quyền lực nhà nước vẫn tập trung thống nhất nhưng cầnphải có sự phân chia chức năng giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện

ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Vì vậy, Hiến pháp năm 1992 quy định: "Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" Với quy định này

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Nhà nước chứ khôngphải của Quốc hội, có thể hoạt động một cách độc lập tương đối trong lĩnh vựchành chính nhà nước

Chương IX - Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, bao gồm 8 Điều(từ Điều 118 đến Điều 125)

Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, nước ta vẫn chia làm 3 cấp hànhchính: Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thành phố thuộctỉnh và thị xã; xã, phường và thị trấn (Điều 118) Ở tất cả các đơn vị hành chính

Trang 25

nói trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Tính chất củaHội đồng nhân dân vẫn như cũ là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, donhân dân địa phương bầu ra nhưng Hiến pháp mới nhấn mạnh tính đại diện củaHội đồng nhân dân rõ hơn.

Chương X - Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, bao gồm 15Điều (từ Điều 126 đến Điều 140)

Kế thừa Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 giữ nguyên quy định về nhiệm

vụ của Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân

Về tổ chức, hệ thống cơ quan Tòa án được quy định tại Điều 127 Hiếnpháp năm 1992 và được cụ thể hoá bằng Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992,Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dân được Quốchội thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1993, Pháp lệnh về tổ chức Tòa án quân sựnăm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dânngày 28 tháng 10 năm 1995

Theo quy định của các văn bản pháp luật trên đây, ở nước ta có các Tòa

án sau đây: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương; các Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; cácTòa án quân sự; các Tòa án khác do luật định

Điểm mới căn bản của Hiến pháp năm 1992 là quy định chế độ thẩm phán

bổ nhiệm Dựa trên tinh thần của Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm

1992 đã quy định chỉ có Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là do Quốc hội bầu,miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước còn tất cả các thẩmphán của Tòa án nhân dân các cấp kể cả phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnhđều do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (Điều 38)

Chương XI - Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh, baogồm 5 Điều (từ Điều 141 đến Điều 145)

Trang 26

Chương này về cơ bản giữ nguyên các quy định của Hiến pháp năm 1980,chỉ bổ sung việc quy định về ngày Quốc khánh của nước ta là 2/9 - ngày Chủtịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dânchủ cộng hòa.

Chương XII - Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp bao gồm Điều 146 và Điều 147 Nội dung của Chương này hoàn toàn giống quy định của

Hiến pháp năm 1980

Tóm lại, Hiến pháp năm 1992 đánh dấu một giai đoạn phát triển mới củalịch sử lập hiến Việt Nam Đây là bản Hiến pháp xây dựng chủ nghĩa xã hộitrong thời kì đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế, từng bước và vững chắc vềchính trị Đây là bản Hiến pháp kế thừa có chắt lọc những tinh hoa của các Hiếnpháp năm 1946, 1959, 1980, là bản Hiến pháp vận dụng sáng tạo những quanđiểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựngchủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta

Hiến pháp năm 1992 đánh dấu sự phục hưng và phát triển của nền tảngkinh tế của xã hội Việt Nam vào những năm cuối của thế kỉ Nó là tấm gươngphản chiếu những đổi mới trong tư tưởng lập hiến và lập pháp của con ngườiViệt Nam Đó là bản Hiến pháp thể hiện sự độc lập và tự chủ trên tiến trình pháttriển của nền triết học pháp quyền Việt Nam, một nền triết học pháp quyền thểhiện bản sắc dân tộc đồng thời thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn với tính quốc

tế và hiện đại trên cơ sở phát triển những tinh hoa của nền văn hoá pháp lý ViệtNam và sự tiếp thu những tinh hoa văn hoá pháp lý thế giới

Hiến pháp năm 2013 là một cột mốc mới đánh dấu sự phát triển, tiến

bộ của nền lập hiến Việt Nam về tư tưởng dân chủ; tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước; bảo vệ các quyền con người, quyền công dân và kỹ thuật lập hiến.

Trang 27

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh công bố Hiến pháp 2013

Câu 2 Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?

Trả lời

Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày 01tháng 01 năm 2014

So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có 07 điềuđược giữ nguyên, sửa đổi 101 điều, bổ sung 12 điều

Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 2013

Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thựchiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI củaĐảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sởchính trị - pháp lý quan trọng trong việc thực hiện công cuộc đổi mới

Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã có nhiều thayđổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức

Trang 28

tạp Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổsung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bềnvững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam

xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Triển khai thực hiện quan điểm đổi mới của Đảng, tại Kỳ họp thứ I, Quốchội Khóa XIII diễn ra vào tháng 8/2011 đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm

1992 và thành lập Ủy ban soạn thảo Hiến pháp Qua tổng kết việc thi hành Hiếnpháp và lấy ý kiến sâu rộng trong nhân dân, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

đã được trình Quốc hội xem xét, thảo luận tại 3 Kỳ họp của Quốc hội (Kỳ 4, Kỳ

5, Kỳ 6), 3 lần trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ViệtNam Khóa XI (Hội nghị Trung ương V, VII, VIII) và rất nhiều lần xin ý kiến của

Bộ chính trị và các cơ quan, tổ chức, các nhà chính trị, các nhà khoa học có uy tín

Ngày 28 tháng 11 năm 2013, sau nhiều ngày thảo luận, thống nhất ý kiến,trong không khí trang nghiêm và thể hiện sự đồng thuận cao, với đa số tuyệt đối486/498, chiếm 97,59% Quốc hội Khóa XIII, Kỳ họp thứ VI đã thông qua Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Đây là sự kiện chínhtrị - pháp lý đặc biệt quan trọng đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử lậphiến Việt Nam

Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001)

Về cấu trúc của Hiến pháp

Cấu trúc của Hiến pháp 2013 gọn nhẹ hơn Hiến pháp năm 1992 NếuHiến pháp năm 1992 có 12 chương, 147 điều thì Hiến pháp 2013 đã rút gọnđược một chương và 27 điều, chỉ còn 11 chương và 120 điều Lời nói đầu củaHiến pháp 2013 khái quát về lịch sử Việt Nam và mục tiêu của bản Hiến phápmới được quy định ngắn gọn và khúc chiết hơn so với Hiến pháp năm 1992 Vịtrí các chương trong Hiến pháp cũng hợp lý hơn so với Hiến pháp năm 1992

Trang 29

Chương V trong Hiến pháp năm 1992 được gọi là “Quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dân” thì nay được chuyển vào vị trí Chương II và được đổi tên thành:

“Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” Việc quy địnhquyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân ở Chương II thể hiện sựcoi trọng quyền con người, quyền công dân của nhà nước ta trong giai đoạn pháttriển và đổi mới toàn diện của đất nước Chương “Tòa án nhân dân và Việnkiểm sát nhân” được chuyển từ vị trí Chương X về Chương VIII trước chương “Chính quyền địa phương” Sự điều chỉnh này trong cấu trúc Hiến pháp là hợp lýtheo tư duy lô gíc chính quyền Trung ương quy định trước, chính quyền địaphương quy định sau

Ngoài việc ghép Chương XI vào Chương I, Chương II và Chương III (củaHiến pháp năm 1992) vào Chương III, Hiến pháp mới cũng sáng tạo thêm mộtchương mới đó là Chương X:“Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước”

So với các Hiến pháp trước đây, đây là một chương hoàn toàn mới Chương mớinày là kết quả của việc tiếp nhận tư duy lập hiến mới về các thiết chế hiến địnhđộc lập trong Hiến pháp nước ngoài

là cần thiết để khắc phục những yếu kém trong kiểm soát quyền lực nhà nướccủa bộ máy nhà nước ta theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)

Trang 30

Về các hình thức thực hiện quyền lực nhân dân, Điều 6 Hiến pháp năm

2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các biện phápdân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân vàcác cơ quan nhà nước khác” So với Hiến pháp năm 1992, quy định này củaHiến pháp năm 2013 thể hiện sự tiến bộ rõ ràng của tư duy lập hiến Việt Nam.Hiến pháp năm 1992 chỉ mới quy định các hình thức dân chủ đại diện, còn Hiếnpháp năm 2013 đã quy định đầy đủ hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủđại diện trong Hiến pháp

Về địa vị pháp lý của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài việc tiếp tục xácđịnh vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng, Hiến pháp năm 2013 đã bổsung thêm khoản 2 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết vớinhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệmtrước nhân dân về những quyết định của mình” Đồng thời bên cạnh việc quyđịnh “Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”như Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp 2013 đã quy định bổ sung “các đảng viênĐảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”

Các quy định mới trên đây là hoàn toàn hợp lý và cần thiết Những quyđịnh này xác định nghĩa vụ của các tổ chức của Đảng và các đảng viên ĐảngCộng sản Việt Nam phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu

sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các quyết địnhcủa mình Các quy định này là cơ sở pháp lý để nhân dân giám sát các tổ chứccủa Đảng và các Đảng viên hoạt động theo đúng các yêu cầu của nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa;

Trang 31

Trong chương Chế độ chính trị còn có quy định bổ sung mới về vai tròcủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đó là “vai trò phản biện xã hội, tham gia xâydựng Đảng, nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc” Vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bổsung quan trọng trong Hiến pháp năm 2013

Chế độ chính trị nhất nguyên của các nước xã hội chủ nghĩa có ưu thế là

sự thống nhất chính trị cao, sự ổn định của đường lối và quyết sách chính trị, tuynhiên cũng có hạn chế là thiếu sự phân tích phản biện đúng mức nên đôi khi cácquyết sách chưa được nhìn nhận, xem xét trên nhiều bình diện khác nhau mộtcách khách quan và đầy đủ Việc bổ sung quy định trên đây về vai trò của Mặttrận là hoàn toàn phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay ởViệt Nam

Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự tiếp nhận những hạt nhân hợp lý của họcthuyết phân chia quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước khi xác lập vị trí,tính chất của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dânmột cách rõ ràng Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ Quốc hội là cơ quan thựchiện quyền lập hiến, quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ là cơ quan thực hiệnquyền hành pháp (Điều 94), Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều102);Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tưpháp (Điều 107)

Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, cùng với việc xácđịnh tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, Hiến pháp năm 2013 đã

Trang 32

xác định nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền conngười, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Về cách thức thực hiện quyền tư pháp Hiến pháp năm 2013 đã có nhữngquy định mới so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) Nếu Hiến phápnăm 1992 tại Điều 132 quy định: “quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo Bịcáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình” thì Hiến phápnăm 2013 đã quy định thêm cả quyền bào chữa của bị can: “quyền bào chữa của

bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm”(Khoản 7 Điều 103)

Phân cấp Tòa án Nhân dân

Ngoài những nguyên tắc tố tụng đã được quy định trong Hiến pháp năm

1992, như nguyên tắc tòa án xét xử công khai trừ trường hợp do luật định,nguyên tắc khi xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, nguyên tắc Thẩm phán,Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắc tòa án xét xử tậpthể và quyết định theo đa số, Hiến pháp năm 2013 còn xác định thêm cácnguyên tắc: “nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm” (khoản 5 Điều 103) và “chế

độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm được bảo đảm” (khoản 6 Điều 103) Để bảo

Trang 33

đảm tính độc lập của Tòa án, Hiến pháp năm 2013 không quy định Chánh án tòa

án địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân nhưquy định của Hiến pháp năm 1992

Thực hiện chủ trương tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử và cụ thể hóaquy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức tòa án năm 2014 đã thành lậpthêm Tòa án nhân dân cấp cao trong hệ thống tòa án nhân dân, có chức năng xét

xử phúc thẩm các bản án của Tòa án nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trungương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ, chưa có hiệu lực pháp luật, bịkháng nghị, kháng cáo và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án đã có hiệulực pháp luật của tòa án nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tòa ánnhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩmquyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng

Do việc thành lập thêm Tòa án nhân dân cấp cao nên Tòa án nhân dân tốicao sẽ không còn thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án của Tòa án nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương cũng không còn thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm và tái thẩmcác bản án của tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.Các thẩm quyền nói trên theo Luật tổ chức tòa án năm 2014 được chuyển choTòa án nhân dân cấp cao

Để tăngcường việc bảo vệcác quyền conngười và quyềncông dân, mà đặcbiệt là quyền củaphụ nữ và trẻ em,Luật tổ chức tòa

án nhân dân năm

Trang 34

2014 đã thành lập thêm Tòa gia đình và người chưa thành niên trong Tòa ánnhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án cấp cao và có thểthành lập tòa này ở Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Để tăng cường tính độc lập và ổn định nghề nghiệp của thẩm phán, Luật tổ chứctòa án nhân dân năm 2014 cũng đã kéo dài thời gian từ nhiệm kỳ thứ hai củathẩm phán từ 5 năm lên 10 năm (Điều 74 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm2014)

Tương ứng với tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểmsát nhân dân năm 2014 đã thành lập thêm Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong

hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân

Về chế định Chủ tịch nước, Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơnquyền hạn của Chủ tịch nước khi xác định Chủ tịch nước quyết định phong,thăng, giáng tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hảiquân, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệmTổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam thay cho quy định quyết địnhphong hàm, cấp “sĩ quan cấp cao” trong các lực lượng vũ trang nhân dân nhưquy định trong Hiến pháp năm 1992

Trên thực tế theo Hiến pháp năm 1992, Chủ tịch nước chỉ quyết địnhphong sĩ quan cấp thượng tướng và đại tướng, còn thẩm quyền quyết định phong

sĩ quan cấp thiếu tướng và trung tướng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng

Một điểm mới khác cần phải kể đến trong việc tổ chức quyền lực nhànước theo Hiến pháp năm 2013 là tổ chức chính quyền địa phương Trong Hiếnpháp năm 1992, Chương IX có tên gọi là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân còn trong Hiến pháp năm 2013, Chương IX có tên gọi là: “Chính quyền địaphương”

Việc khẳng định trong Hiến pháp chính quyền địa phương gồm Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân là cần thiết Do Hiến pháp năm 1992 không xácđịnh rõ chính quyền địa phương bao gồm những cơ quan nào nên ở một số địa

Trang 35

phương quan niệm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân ở địa phương cũng

là chính quyền địa phương, từ đó đã can thiệp cản trở tính độc lập của Tòa ántrong xét xử

Một điểm mới khác cũng cần lưu ý là ngoài ba cấp chính quyền tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã,phường, thị trấn, Hiến pháp mới còn quy định thêm đơn vị hành chính - lãnh thổđặc biệt do Quốc hội thành lập Mặt khác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đadạng hóa chính quyền địa phương, khoản 2 Điều 111 quy định: “Cấp chínhquyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chứcphù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặcbiệt do luật định”

Về tổ chức thực hiện và kiểm soát quyền lực nhà nước, Hiến pháp năm

2013 còn có điểm mới là đã có quy định về hai cơ quan hiến định độc lập là Hộiđồng bầu cử Trung ương và Kiểm toán nhà nước Ở nước ngoài, ngoài hai cơquan nói trên, các cơ quan hiến định độc lập còn có Tòa án Hiến pháp, Ủy banPhòng chống tham nhũng, Ủy ban Thông tin quốc gia, Ủy ban Nhân quyền

Các cơ quan hiến định độc lập do được Hiến pháp quy định nên thể hiệntính độc lập cao trong tổ chức và hoạt động của mình, nhờ đó mà các thiết chếnày có thể hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao và không phụ thuộc vào các thiếtchế khác trong bộ máy nhà nước, đảm bảo quyền lực nhà nước được kiểm soátchặt chẽ

Về chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 là một bước tiến vượtbậc trong việc bảo vệ các quyền con người và quyền công dân Bên cạnh việcquy định về quyền công dân, quyền con người cũng được quy định một cách chitiết và đầy đủ Nếu trong Hiến pháp năm 1992 chương Quyền và nghĩa vụ cơbản của công dân chỉ có 29 điều thì chương Quyền con người, quyền và nghĩa

Trang 36

vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 có 36 điều (tăng 7 điều sovới Hiến pháp năm 1992).

Hiến pháp năm 2013 đã dành 21 điều quy định về quyền con người, 15điều quy định về quyền công dân Tại Điều 14 khoản 1 Hiến pháp năm 2013 đãxác định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người,quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”

Việc quy định cụ thể về quyền con người được thể hiện trên các bìnhdiện: quyền bình đẳng trước pháp luật (khoản 1 Điều 16), quyền không bị phânbiệt đối xử (Khoản 2 Điều 16), quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài(Điều 18), quyền sống, tính mạng được pháp luật bảo hộ (Điều 19); quyền bấtkhả xâm phạm về thân thể (Điều 20, khoản 1), quyền bất khả xâm phạm về đờisống riêng tư, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (Điều 21)

Ngoài ra quyền con người trên các lĩnh vực khác được quy định tại cácĐiều 22, 24, 26, 30, 31, 32, 33, 35, 36, 37, 38, 40, 41, 43, 48, 49 Nhìn chung,quyền con người có phạm vi chủ thể rộng hơn quyền công dân Trong khi quyềncông dân Việt Nam chỉ dành cho người có quốc tịch Việt Nam thì quyền conngười có phạm vi chủ thể rộng hơn là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài,người không có quốc tịch (bao gồm cả người nước ngoài và người Việt Nam).Quyền công dân Việt Nam được pháp luật Việt Nam điều chỉnh, trong khi đóquyền con người vừa được pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chỉnh

Từ những phân tích trên đây có thể khẳng định rằng Hiến pháp năm 2013

là một cột mốc mới đánh dấu sự phát triển, tiến bộ của nền lập hiến Việt Nam về

tư tưởng dân chủ; tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước; bảo vệ các quyền conngười, quyền công dân và kỹ thuật lập hiến

Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện nhất quán tư tưởng của Bác Hồ, của Đảng về vị trí, vai trò của Nhân dân trong lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo

vệ đất nước trải qua mấy ngàn năm lịch sử Tư tưởng lấy dân làm gốc của

Trang 37

Bác Hồ đã được lịch sử chứng minh qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chính vì vậy, Hiến pháp năm 2013 là sự kết tinh và thể hiện tính đúng đắn về quyền làm chủ của Nhân dân đối với đất nước, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã lựa chọn

Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định hai thiết chế mới là Hội đồngbầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ

tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo và hướng dẫn bầu cử đại biểu HĐNDcác cấp Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tàichính, tài sản công của đất nước

Đây là điều bổ sung tôi tâm đắc nhất vì các thiết chế này sẽ khắc phụcnhững hạn chế trong công tác bầu cử thời gian qua, kiểm tra, kiểm kê, kiểm soátviệc quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản quốc gia Đây được xem làcông cụ quan trọng để góp phần phát huy dân chủ, thực hiện nguyên tắc tất cảquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Lần đầu tiên Hội đồng bầu cử quốc gia được hiến định trong Hiến pháp làmột thiết chế độc lập Hội đồng bầu cử Quốc gia được thành lập nhằm thể chếhóa tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về

Trang 38

phát huy dân chủ, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhândân, xây dựng cơ chế bảo

Theo quy định tại Điều 117 Hiến pháp năm 2013:

“1 Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu

cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

2 Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

3 Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và

số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định.”

Như vậy, chức năng chủ yếu của Hội đồng bầu cử quốc gia là tổ chức bầu

cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bảo đảm các cuộcbầu cử được tiến hành theo đúng nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và

bỏ phiếu kín…

Để khẳng định vị trí, vai trò quan trọng, độc lập của Hội đồng bầu cửquốc gia, Hiến pháp đã quy định, Hội đồng bầu cử do Quốc hội thành lập, khôngphải do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập như trước đây Tuy nhiên, Hiếnpháp lại không quy định cụ thể về cách thức thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia

mà do luật định Việc hiến định thiết chế Hội đồng bầu cử quốc gia và giao choQuốc hội quyết định thành lập Hội đồng bầu cử Quốc gia sẽ bảo đảm nâng cao

vị thế của cơ quan tổ chức bầu cử, tương xứng với ý nghĩa và tầm quan trọngcủa cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn

cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng thành viên Hội đồng bầu cửquốc gia do luật định Trên cơ sở hiến định này, trong luật bầu cử về chức năng,nhiệm vụ của Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Ủy viên phải được quy định mộtcách cụ thể và phải quán triệt nguyên tắc làm việc tập thể, quyết định theo đa số

Trang 39

để Hội đồng bầu cử quốc gia phát huy được vai trò của các Ủy viên, đồng thờibảo đảm sự bình đẳng của các Ủy viên trong Hội đồng.

Vấn đề đặt ra sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành là cần cụthể hóa quy định của Hiến pháp về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hộiđồng bầu cử Quốc gia Việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia là phù hợp với

xu hướng chung đang diễn ra trên thế giới, tạo tiền đề khắc phục những hạn chếcủa hệ thống quản lý bầu cử ở nước ta hiện nay Điều này cũng phù hợp với địnhhướng tăng cường các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và xây dựng nhànước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Việc hiến định Hộiđồng bầu cử quốc gia là một thiết chế độc lập trong Hiến pháp mới có ý nghĩavừa trước mắt, vừa lâu dài nhằm phát huy hơn nữa bản chất dân chủ của chế độ

xã hội, quyền làm chủ của người dân Mặt khác, góp phần khắc phục những hạnchế, bất cập của cơ chế tổ chức, quản lý bầu cử hiện nay

Câu 3: Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…” Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước?

Trả lời:

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013,đây là sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước Hiến pháp thể hiệnnhững nội dung mới quan trọng nhằm thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011);quy định đầy đủ, rõ nét về chủ thể là Nhân dân trong Hiến pháp, về quyền lựccủa Nhà nước thuộc về Nhân dân

Trang 40

Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến quyền làm chủ của Nhân dân, coi

đó là mục tiêu cơ bản nhất và xuyên suốt của cuộc cách mạng Người nói: “Suốtbao năm trường, Đảng ta cùng quân và dân ta đã anh dũng hy sinh chiến đấu,đánh đổ thực dân, phong kiến để giành lại cho nhân dân lao động cái quyền làmchủ nước nhà” Người luôn nhấn mạnh, chế độ xã hội của chúng ta do Nhân dânlao động làm chủ, dân chủ là dân làm chủ và dân là chủ

Trong suốt 84 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn đề caovai trò của Nhân dân và quyền làm chủ của Nhân dân Trong “Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triểnnăm 2011)”, Đảng ta chỉ rõ: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ

ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước Xây dựng vàtừng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thựchiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực” “Nhân dânthực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thốngchính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w