1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 – Vinaconex 12

64 723 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Một số thành tựu xuất sắc công ty đạt được trong quá trình hoạt động và phát triển...7 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 8 2.1.. Xuất

Trang 1

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG – BIỂU – SƠ ĐỒ 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 5

1.1 Giới thiệu chung về công ty 5

1.1.1 Tên gọi 5

1.1.2 Địa chỉ giao dịch 5

1.1.3 Hình thức pháp lý 5

1.1.4 Lĩnh vực hoạt độngcủa công ty cổ phần xây dựng số 12 5

1.2 Quá trình hình thành và phát triển 6 1.2.1 Lịch sử hình thành 6

1.2.2 Một số thành tựu xuất sắc công ty đạt được trong quá trình hoạt động và phát triển 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12 8 2.1 Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 8 2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 8

2.1.1.1 Mô hình bộ máy quản lý của công ty 8

2.1.1.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý 10

2.1.2 Sản phẩm 12

2.1.3 Nguyên vật liệu 14

2.1.4 Trình độ công nghệ 15

2.1.5 Hoạt động kiểm tra và đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ 16

2.1.6 Hoạt động Marketing 17

2.1.7 Nguồn nhân lực và chính sách của công ty 18

2.2 Sơ lược về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 19 2.2.1 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 19

2.2.2 Bảng cân đối kế toán 20

2.2.3 Nhận xét sơ lược về kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 12 .21

2.3 Công tác xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết 22

Trang 2

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

2.4 Thực tế tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh24

2.5 Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ 29

2.5.1 Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán 31

2.5.2 Tình hình quản lý các khoản phải thu 36

2.5.3 Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho 40

2.5.4 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 45

2.6 Đánh giá chung về tình hình tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 48 2.6.1 Những thành tựu đã đạt được 48

2.6.2 Những mặt còn hạn chế 48

3.1 Định hướng phát triển và mục tiêu phấn đấu của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 50 3.1.1 Định hướng phát triển 50

3.1.2 Mục tiêu phấn đấu 51

3.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng số 12 52 3.2.1 Hoàn thiện hơn nữa công tác xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết 52

3.2.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn lưu động hợp lí 53

3.2.3 Tiếp tục tận dụng một cách hợp lý nguồn vốn lưu động tạm thời như các khoản khách hàng ứng trước, phải trả người bán trong hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm chi phí sử dụng vốn 54

3.2.4 Tăng cường công tác quản lý và thu hồi các khoản phải thu (chủ yếu là phải thu khách hàng ) nhằm hạn chế vốn bị chiếm dụng 54

3.2.5 Tăng cường công tác quản lý vật tư, đầy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng, giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 56

3.2.6 Quản lý chặt chẽ và nâng cao khả năng sinh lời vốn bằng tiền 60

3.2.7 Trích lập các khoản và quỹ dự phòng theo quy định 62

3.2.8 Chú trọng và quan tâm hơn nữa về công tác đào tạo nhân sự quản trị tài chính 63

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 3

DANH MỤC BẢNG – BIỂU – SƠ ĐỒ

Danh mục bảng:

Bảng 1 Cơ cấu Doanh thu thuần……… 13

Bảng 2 Cơ cấu lợi nhuận gộp……… 13

Bảng 3 Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty……… 14

Bảng 4 Danh mục máy móc thiết bị chính công ty sử dụng trong HĐSXKD 15

Bảng 5 Cơ cấu lao động theo trình độ……… 18

Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 – 2009.………… 19

Bảng 7: Bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2006 – 2009.……… 20

Bảng 8: Bảng đánh giá sơ lược kết quả sản xuất kinh doanh của công ty ………… 21

Bảng 9: Đánh giá công tác xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty …… 23

Bảng 10: Đánh giá thực tế công tác đảm bảo VLĐ cho HĐSXKD ………… 24

Bảng 11: Cơ cấu nguồn vốn – tài sản năm 2009……… 24

Bảng 12: Nguồn vốn lưu động ……… 26

Bảng 13: Cơ cấu vốn lưu động …… 30

Bảng 14: Cơ cấu vốn bằng tiền ……… 32

Bảng 15: Các chỉ số về khả năng thanh toán ……… 33

Bảng 16: Tình hình quản lý và sử dụng các khoản phải thu ……… 35

Bảng 17: Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân ……… 37

Bảng 18: Tương quan các khoản chiếm dụng vốn với các khoản bị chiếm dụng vốn……… 39

Bảng 19: Cơ cấu hàng tồn kho ……… 41

Bảng 20: Vòng quay hàng tồn kho ……… 41

Bảng 21: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ……… 45

Danh mục Sơ đồ: Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy quản lý ……… 9

Sơ đồ 2 Quy trình kiểm tra chất lượng chung……… 17

Trang 4

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện vô cùng quan trọng có ý nghĩaquyết định các bước tiếp theo của quá trình sản xuất Do đó mọi doanh nghiệp muốntồn tại và phát triển đều phải quan tâm và coi trọng vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụngđồng vốn sao cho có hiệu quả nhất, thực hiện mục tiêu mang lại lợi nhuận tối đa

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành hai phần: vốn lưu động vàvốn cố định Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng mỗi loại đó đều nhằm đưa lại kếtquả cuối cùng là tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Trong đó, việc có đủ vốn lưuđộng đã khó, việc bảo toàn và phát triển nó như thế nào còn khó hơn nhiều mà khôngphải doanh nghiệp nào cũng làm được

Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng cũng như yêu cầu thực tế về việc tănghiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp nên em đã lựa chọn đề tài:

“Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 – Vinaconex 12” để làm

chuyên đề tốt nghiệp Chuyên đề được trình bày thành ba chương:

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng số 12

Chương 2: Công tác tổ chức và tình hình quản lý sử dụng vốn lưu độngtại công ty cổ phần xây dựng số 12

Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng ở công ty cổ phần xây dựng số 12

Để chuyên đề thực tập được hoàn thiện hơn nữa em kính mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cô chú anh chị tại công ty

Em xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Thị Hoài Dung, các thầy cô giáo trongkhoa Quản trị Kinh doanh – Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, Bác Trịnh CôngHùng – Kế toán trưởng, cùng toàn thể các cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần Xâydựng số 12 đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đềtốt nghiệp

Hà Nội, ngày 01, tháng 5, năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Văn Thắng

Trang 5

Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12

1.1 Giới thiệu chung về công ty

1.1.1 Tên gọi

Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12

Tên tiếng Anh: CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO 12

Tên viết tắt: VINACONEX 12., JSC

Giấy CNĐKKD: số 0103003144 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày

05 tháng 11 năm 2003, thay đổi lần 5 ngày 31 tháng 7 năm 2007

Công ty cổ phần với 51% vốn nhà nước

Vốn điều lệ: 30.000.000.000 (Ba mươi tỷ đồng)

1.1.4 Lĩnh vực hoạt độngcủa công ty cổ phần xây dựng số 12

* Lĩnh vực chính:

- Xây dựng các công trình dân dụng, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp; Công trình thuỷlợi, cấp thoát nước; Công trình đường bộ, cầu, cảng; Thi công san lấp nền móng côngtrình, xử lý nền đất yếu; Xây dựng đường dây, trạm biến áp đến 220KV

Trang 6

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

* Lĩnh vực khác:

Lắp đặt các loại cấu kiện bê tông, kết cấu thép, các hệ thống kỹ thuật công trình như:thang máy, điều hoà không khí, thông gió, phòng cháy; Xây lắp các công trình thôngtin viễn thông; Sản xuất, kinh doanh dàn giáo, cốp pha; Kinh doanh dịch vụ mua báncho thuê bảo dưỡng, sửa chữa xe máy, thiết bị; Kinh doanh và phát triển nhà; Khai thác

và chế biến các loại cấu kiện và vật liệu xây dựng bao gồm: Đá, cát, sỏi, đất, gạch,ngói,

xi măng, tấm lợp, kính, nhựa đường

1.2 Quá trình hình thành và phát triển

1.2.1 Lịch sử hình thành

- Tiền thân Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 là Công ty Cơ khí và Xây lắp số

12 được thành lập theo quyết định số 1044/BXD-TCLĐ ngày 03 tháng 12 năm 1996của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

- Công ty Cơ khí và Xây lắp số 12 được thành lập trên cơ sở Xí nghiệp Cơ khínông cụ Sóc Sơn và một bộ phận của Công ty Xây dựng số 4, Công ty Xây dựng số 5

và Công ty Xây dựng số 18 sáp nhập lại Trụ sở chính Công ty đóng tại Phú Minh Sóc Sơn - Hà Nội;

Ngày 11/10/2000: Bộ Xây dựng có quyết định số 1429/QĐ BXD về việc đổitên Công ty Cơ khí và Xây lắp số 12 thành Công ty Xây dựng số 12 và chuyển trụ sởCông ty từ Phú Minh - Sóc Sơn - Hà Nội về Nhà H10- phường Thanh Xuân Nam -quận Thanh Xuân - Hà Nội;

- Ngày 31/03/2005: Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty Cổphần theo quyết định số 358/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng;

- Ngày 01/11/2005: Công ty được xếp hạng doanh nghiệp hạng I theo quyếtđịnh số 1938 QĐ/VC-TCLĐ ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Chủ tịch Hội đồng quảntrị Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam -VINACONEX;

- Kể từ ngày 01/01/2007: Trụ sở chính Công ty chuyển về nơi làm việc mới tạiđịa chỉ: Tầng 19, Tòa nhà CEO, Khu đô thị Mễ Trì Hạ, Từ Liêm, Hà Nội

Trang 7

1.2.2 Một số thành tựu xuất sắc công ty đạt được trong quá trình hoạt động và phát triển

Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 đã có nhiều thành tích và bằng khen như:

- Huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng Việt Nam năm 1991 của Bộ Xâydựng và Công đoàn Xây dựng Việt Nam;

- Bằng khen hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch sản xuất năm 2005, 2007 của Bộ Xâydựng;

- Đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm 2006 của Bộ Xây dựng;

- Đạt danh hiệu tập thể công đoàn xuất sắc năm 2007 của Bộ Xây dựng;

- Bằng khen hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2001, 2002, 2007, 2008 của Tổng Công ty

Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam;

- Và các bằng khen khác

Trang 8

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Chương II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 12

2.1 Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

2.1.1.1 Mô hình bộ máy quản lý của công ty

Trang 9

Sơ đồ 1: Mô hình bộ máy quản lý

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Trang 10

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

2.1.1.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý

Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 được tổ chức và điều hành theo mô hình công

ty cổ phần Gồm có các bộ phận sau:

* Đại hội cổ đông

ĐHĐCĐ Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 là cơ quan quyền lực cao nhất củaCông ty

* Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 hiện có 05 thành viên, baogồm: 01 Chủ tịch, và 04 Thành viên Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, cótoàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ củaCông ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ

* Ban giám đốc

Ban Giám đốc có 05 thành viên: 1 Giám đốc, 04 Phó Giám đốc Trong đó:

Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu tráchnhiệm trước pháp luật, trước Hội đồng Quản trị, khách hàng về mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty

Giám đốc sẽ căn cứ vào khả năng và nhu cầu quản lý để thực hiện việc ủy quyềnmột số quyền hạn nhất định các Phó Giám đốc

* Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát có 03 thành viên trong đó có 01 Trưởng ban và 02 thành viên.Ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinhdoanh, quản trị và điều hành của VINACONEX 12

* Phòng tổ chức hành chính

Tham mưu, giúp cho Đảng ủy, Lãnh đạo Công ty các công việc sau:

- Tuyển dụng, quản lý, tổ chức, sắp xếp, điều động nhân lực theo yêu cầu, nhiệm vụ;

- Kiểm tra và duy trì công tác an toàn lao động;

- Quản lý kế hoạch về tiền lương, các chế độ khoán sản phẩm với người lao động các

Trang 11

- Đảm bảo công tác phục vụ, công tác lễ tân, hậu cần, bảo vệ, quản lý đất đai, nhà cửa,công tác văn thư, bảo mật và lưu trữ.

* Phòng Tài chính Kế toán

- Thực hiện các công tác kế toán, tài chính, thống kê, hướng dẫn kiểm tra tài chính đơn

vị theo đúng nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước;

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầuquản trị và quyết định kinh tế, tài chính của doanh nghiệp;

- Giám sát và tổng hợp giá thành, đồng thời kiểm tra, hướng dẫn, uốn nắn công táchạch toán báo sổ các đơn vị cơ sở đúng với chế độ quy định;

- Đảm bảo nguồn tài chính, phục vụ kịp thời cho các hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp; Phối hợp cùng các phòng ban nghiệp vụ khác để thực hiện công tácthanh quyết toán thu hồi vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh

* Phòng Kế hoạch Kỹ thuật

+ Công tác kế hoạch:

- Lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn (năm, quý, tháng, tuần)

về sản xuất, kinh doanh; Theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của cácđơn vị trực thuộc và Công ty Cổ phần Xây dựng 504 – Vinaconex

- Phối hợp với các phòng ban chức năng khác để soạn thảo các hợp đồng kinh tế

+ Công tác công trường:

- Cập nhật và quản lý kiểm tra phương án kinh tế, kế hoạch vật tư, nhân công và máycủa các công trường từ khi đấu thầu đến khi thanh lý hợp đồng;

- Phối hợp cùng các công trường tháo gỡ các khó khăn của công trường, giúp các côngtrường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đúng kế hoạch và chất lượng tốt

+ Công tác đấu thầu:

- Tìm kiếm, nghiên cứu, phân tích thị trường từ đó lập các hồ sơ dự thầu bảo đảm chấtlượng, tính cạnh tranh cao, không ngừng nâng cao khả năng trúng thầu;

- Mở rộng quan hệ với các nhà thầu khác để mở rộng liên doanh liên kết để tham giacác dự án lớn, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho Công ty

Trang 12

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

* Phòng Thiết bị Đầu tư

- Tham mưu và thực hiện công tác quản lý toàn bộ xe, máy, trang thiết bị thi công về sốlượng, chất lượng, cung ứng và quản lý vật tư thi công tại các công trình nhằm phục vụtốt cho công tác sản xuất, kinh doanh của Công ty;

- Đề xuất nội dung cần đào tạo, bổ túc để nâng cao tay nghề cho công nhân sửa chữa,vận hành nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty;

- Thực hiện công tác kinh doanh trong lĩnh vực thuê và cho thuê sử dụng thiết bị trong

và ngoài Công ty;

- Tham mưu và thực hiện công tác đầu tư (bao gồm đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tưchiều sâu) nhằm mục tiêu phát triển và tăng năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty

* Các đội sản xuất trực thuộc

Các đội sản xuất trực thuộc có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đượcgiao Dưới đây là danh sách các đội sản xuất của công ty:

- Đội xây lắp điện nước

- Đội xây dựng cầu đường 1

- Đội xây dựng cầu đường 2

- Chi nhánh Công ty cổ phần xây dựng số 12 Phía Nam

- Công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cầu đường, cảng thủy, cảng hàng không;

- Trang trí nội, ngoại thất công trình; Đường dây tải điện, trạm biến áp đến 220 KV;

Trang 13

bao gồm: sản xuất đá xây dựng tại Mỏ sản xuất đá Đồng Hấm - Hà Nam và bê tôngtươi tại trạm trộn bê tông tươi đặt tại Thạch Thất - Hà Nội.

Đánh giá về sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm:

Bảng 1 Cơ cấu Doanh thu thuần Đơn vị: Tỷ đồng Năm

Sản phẩm

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %Xây lắp 154,069 99,63 150,900 98,30 192,711 96,68 261,357 95,38Doanh thu thuần 154,639 100 153,507 100 199,323 100 274,18 100

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, 31/12/2008, 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Doanh thu từ hoạt động xây lắp chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu thuần củaCông ty (khoảng trên 95% doanh thu thuần) Điều này cho thấy công ty luôn theo đuổichiến lược kinh doanh tập trung vào hoạt động cốt lõi mà Công ty đã xây dựng được thươnghiệu và vị thế vững chắc trên thị trường

Bảng 2 Cơ cấu lợi nhuận gộp Đơn vị: Tỷ đồng Năm

Sản phẩm

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %Xây lắp 12,856 113,39 12,927 111,58 12,969 106,84 16,420 91,60Lợi nhuận gộp 11,338 100 11,585 100 12,139 100 17,926 100

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, 31/12/2008, 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Về cơ cấu và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gộp trong giai đoạn 2006 - 2009, nhìnchung hoạt động xây lắp vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu lợi nhuận gộp Tuy nhiên tỷtrọng của hoạt động xây lắp trong tổng lợi nhuận gộp giảm dần từ 113,39 % xuống91,60 % trong cơ cấu lợi nhuận gộp năm 2009 của công ty mặc dù lợi nhuận từ hoạtđộng xây lắp trong năm 2006 tăng 27,72% so với năm 2009 Điều này chứng tỏ, lĩnhvực sản xuất vật liệu xây dựng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận nhưng đãbắt đầu có lợi nhuận đóng góp chung vào kết quả hoạt động sản suất kinh doanh củacông ty

2.1.3 Nguyên vật liệu

Trang 14

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Nguồn nguyên liệu của Công ty được sử dụng từ nguyên liệu sản xuất trongnước và nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài Với nguyên vật liệu nhập khẩu, Công tykhông nhập khẩu trực tiếp nước ngoài mà mua các nhà cung cấp trung gian trong nước

Về cơ bản nguồn nguyên vật liệu của công ty được cung cấp ổn định, đầy đủ,đạt yêu cầu về chất lượng, đặc tính kỹ thuật, có xuất xứ hàng hoá rõ ràng, giá cả hợp lý

Bảng 3 Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty

1 Chi nhánh Công ty Gang thép Thái Nguyên

loại Trong nước

2 Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp

3 Công ty Thương mại Tuấn Hải

Xi măng Trong nước

4 Công ty TNHH Thanh Thảo

5 Công ty Liên doanh Xây dựng và Vật liệu

Xây dựng Sunway – Hà Tây

Đá xâydựng Trong nước

6 Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại

14 Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại

Phương Bắc

15 Công ty Cổ phần Xây dựng Ngọc Minh

Đất Trong nước

16 Công ty Cổ phần Xây dựng Tuấn Võ

Nguồn: Phòng Kế hoạch kỹ thuật Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

2.1.4 Trình độ công nghệ

* Về máy móc thiết bị và mức độ hiện đại của máy móc thiết bị

Các máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 đa phần đều là các máymóc thiết bị hiện đại, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng trong thi công

Trang 15

Nước sảnxuất

Nămsảnxuất

Chấtlượngcònlại(%)

Hãng sảnxuất

A XE CHUYÊN DÙNG

1 Xe tưới nước 30N6367 1 Trung Quốc 2009 85 Dongfeng

B TRẠM TRỘN

3 Xe bom bê tông 29N0281 1 Trung Quốc 2008 80 Dongfeng

C DÂY TRUYỀN SẢN SUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

D MÁY ĐÀO

4 Máy xúc lật Ciagong Ciagong 1 Trung Quốc 2009 85 Ciagong

1 San gạt Mitsubishi 302 1 Nhật Bản 2007 60 Mitsubishi

2 San gạt Mitsubishi 303 1 Nhật Bản 2007 60 Mitsubishi

G THIẾT BỊ NÂNG

H MÁY ĐO ĐẠC

1 Máy toàn đạc TC405-1 TC405-1 1 Nhật Bản 2006 55 Topcom

Trang 16

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

2 Máy toàn đạc TC405-2 TC405-2 1 Nhật Bản 2007 60 Topcom

Nguồn: Phòng Thiết bị đầu tư Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

* Về phương pháp kỹ thuật thi công

Hiện nay, Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 đang ứng dụng một số công nghệtiên tiến, hiện đại trong thi công xây dựng như:

Công nghệ thi công cốp pha leo áp dụng cho các công trình khối lượng thi công

lớn, có phương thẳng đứng, độ cao lớn như: Các hạng mục lõi, vách nhà cao tầng; Cáctường bê tông cốt thép nhà dân dụng và công nghiệp, công trình thuỷ điện, thuỷ lợi

Công nghệ gia công và lắp dựng kết cấu thép thường được áp dụng với các hạng

mục công trình có chiều cao lớn, nhịp thông thuỷ của công trình lớn, và chịu tải trọnglớn (nhà các loại nhà công nghiệp, các kho chứa, các công trình cầu )

Công nghệ thi công kết cấu bê tông cốt thép toàn khối thông thường áp dụngcho đa phần các hạng mục công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

2.1.5 Hoạt động kiểm tra và đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Hiện nay, công ty đã áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn ISO 9001-2000 được tổ chức Global Certification Group United Kingdom –Anh Quốc cấp chứng chỉ và liên tục cải tiến trong tất cả lĩnh vực hoạt động sản xuấtkinh doanh

Do vậy các sản phẩm của công ty không ngừng được hoàn thiện về chất lượng,cạnh tranh về giá cả, góp phần tăng sức cạnh tranh của Công ty trong xu thế hội nhậphiện nay

Dưới đây là sơ đồ kiểm tra chất lượng chung trong hoạt động sản suất kinhdoanh của công ty:

Sơ đồ 2 Quy trình kiểm tra chất lượng chung

Trang 17

Nguồn: Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

2.1.6 Hoạt động Marketing

Thương hiệu VINACONEX 12 đã được xây dựng và phát triển qua gần 15 năm

xây dựng, trưởng thành và là một thương hiệu mạnh trong ngành xây dựng nói chung

và trong Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam nói riêng

Công ty đã và đang rất chú trọng tới uy tín của doanh nghiệp Vì vậy, công tácquản lý trong thi công xây lắp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến độ thi công côngtrình được đặc biệt chú trọng nhằm tạo hiệu quả kinh tế cao đồng thời tạo được uy tínđối với khách hàng và chủ đầu tư công trình;

Công ty luôn khẳng định sức mạnh thật sự thông qua việc luôn hoàn thành vàvượt mức kế hoạch đề ra, luôn đạt danh hiệu cao trong công tác thi đua của Tổng công

ty, của chủ đầu tư về hoạt động sản xuất;

Công ty đã rất chú trọng trong công tác mở rộng thị trường, đấu thầu thi côngxây lắp nhiều loại công trình khác nhau, đa dạng trong xây lắp, nắm bắt kịp thời mọibiến động của thị trường Qua đó, Công ty tiến hành phân tích, đánh giá và đưa ranhững quyết sách hợp lý nhất, tăng cường công tác đối ngoại, đối thoại trực tiếp vớiđối tác để thuyết phục niềm tin của đối tác đối với đơn vị thi công;

Trước những công trình trọng điểm, đặc biệt, Công ty tổ chức hội thảo đề raphương án, biện pháp tổ chức thi công tối ưu nhất và đảm bảo hiệu quả kinh tế

Mặt khác Công ty luôn luôn chú trọng việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới, hiệnđại vào trong điều hành, quản lý và thi công các công trình

Trang 18

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

2.1.7 Nguồn nhân lực và chính sách của công ty

Do đặc thù ngành nghề xây dựng là di chuyển nhiều, địa điểm thi công côngtrình thường xuyên thay đổi nên việc lưu chuyển người lao động trong Công ty từ địaphương này đến địa phương khác, từ vùng này sang vùng khác là rất lớn, chỉ có cácphòng ban chuyên môn nghiệp vụ ở trên cơ quan Công ty là có tính ổn định cao vềnhân sự

Bảng 5 Cơ cấu lao động theo trình độ giai đoạn 2006 – 2009

STT Trình độ

Lượng(Người)

Tỷ lệ(%)

Lượng(Người)

Tỷ lệ(%)

Lượng(Người)

Tỷ lệ(%)

Lượng(Người)

Tỷ lệ(%)

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Về chế độ làm việc và chính sách khen thưởng đãi ngộ: Hiện nay công ty có chế

độ làm việc hợp lý cùng với những chính sách khen thưởng đãi ngộ kịp thời đã có ảnhhưởng tích cực giúp người lao động hăng say làm việc, gắn bó lâu dài với Công ty

Về chính sách đào tạo: Với mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viênlành nghề, giỏi quản lý, hàng năm Công ty thường xuyên cử cán bộ đi học để nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ

2.2 Sơ lược về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.2.1 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị: Triệu ĐồngT

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 154.639 153.507 199.323 274.018

Trang 19

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 154.639 153.507 199.323 274.018

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.338 11.585 12.139 17.926

6 Doanh thu hoạt động tài chính 3.530 107 3.539 4.267

8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.856 5.022 5.240 8.531

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.285 1.956 4.584 8.024

11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.434 2.022 5.002 8.820

12 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 283 700 1.188

13 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.434 1.739 4.302 7.632

14 Lãi cơ bản trên cổ phiếu ( Đồng ) 43,237 27,059 2,459 2,903

Báo cáo tài chính ngày 31/12/2009 của công ty cổ phần xây dựng số 12 được kiểm toán bởi C ty TNHH Dịch vụ

tư vấn TCKT & Kiểm toán (AASC)

Trang 20

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân

2.2.2 Bảng cân đối kế toán

Bảng 7: Bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị: Triệu ĐồngTÀI SẢN 31/12/06 31/12/07 31/12/08 31/12/09 NGUỒN VỐN 31/12/06 31/12/07 31/12/08 31/12/09

A TSNH 166.973 164.271 186.910 319.435 A NỢ PHẢI TRẢ 169.470 173.096 174.971 303.202

II Phải thu ngắn hạn 94.186 63.840 58658 82.425 1 Vay và nợ NH 59.538 48.945 33.269 46.217

1 Phải thu khách hàng 87.086 61.612 54.132 73.637 2 Phải trả người bán 11.993 19.432 19.158 24.841

2 Trả trước người bán 1.912 1.043 4.088 1.778 3 Người mua trả tiền trước 21.443 29.596 71.878 168.974

4 Dự phòng phải thu

III Hàng tồn kho 55.699 75.088 95.496 197.247 6 Phải trả, nộp NH khác 61.025 59.619 41.117 54.363

* Giá trị hao mòn lũy kế -11.022 -16.123 -19.941 -24.698 2 Thặng dư vốn CP _ _ 33.438 5.056

3 Chi phí XDCB dở

II Đầu tư tài chính DH 333 333 3.458 11.220 5 Lợi nhuận để lại 2.363 1.455 4.302 7.385

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007 của công ty cổ phần xây dựng số 12, được kiểm toán bởi C.ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn (A&C)

Báo cáo tài chính ngày 31/12/2008 của công ty cổ phần xây dựng số 12 được kiểm toán bởi C ty TNHH Kiểm toán & Định giá Việt Nam (VAE) Báo cáo tài chính ngày 31/12/2009 của công ty cổ phần xây dựng số 12 được kiểm toán bởi C ty TNHH Dịch vụ tư vấn TCKT & Kiểm toán (AASC)

Trang 21

2.2.3 Nhận xét sơ lược về kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 12

Từ bảng 7 ta thấy: Trong giai đoạn 2006 - 2009, quy mô tài sản của công ty cổphần xây dựng số 12 đạt tốc độ tăng trưởng cao Đến ngày 31/ 12/2009, tổng tài sảncủa công ty đã đạt hơn 349 tỷ đồng (con số này vào ngày 31/12/2006 là hơn 184 tỷđồng Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty (Tỷ lệ tàisản ngắn hạn/Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2009 là 91,45%)

Bảng 8: Bảng đánh giá sơ lược kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Doanh thu

thuần Tr.đồng 153.507 199.323 274.018 120.511 178,51 74.695 137,47Lợi nhuận

trước thuế Tr.đồng 2.022 5.002 8.820 6.798 436,20 38.18 176,33Lợi nhuận sau

Thuế TNDN Tr.đồng 1.739 4.302 7.632 5.893 438,87 33.30 177,41Tổng VKD

bình quân Tr.đồng 186.001 198.271 278.960 92.959 149,98 80.690 140,70VCSH bình

quân Đồng 14.718 24.237 39.874 25.156 270,91 15.637 164,52

TSLN/VCSH % 11,81 17,75 19,14 7,33 162,07 1,39 107,83Thu nhập bình

quân tháng

1CBCNV

Tr.đồng 1,928 2,355 2,870 0,942 48,86 0,515 21,87

Nguồn: Phòng Tài chính và phòng Tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Theo bảng 8 ta nhận thấy: Các chỉ tiêu như Doanh thu thuần, Lợi nhuận trướcthuế, Lợi nhuận sau thuế đều có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2006 –2009 Đặc biệt,Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng 77,42% so với năm 2008 (tăng từ 4,3 tỷ trong năm

2008 lên 7,63 tỷ trong năm 2009) nguyên nhân chủ yếu do Doanh thu tăng dẫn đến lợinhuận tăng, ngoài ra công ty cổ phần xây dựng số 12 đã tiến hành tăng vốn trong năm

2009 dẫn đến việc giảm vay nợ, giảm thuê tài chính dẫn đến chi phí tài chính giảm

Về khả năng sinh lời, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cho thấy khả năng sinh lờicủa Công ty cổ phần Xây dựng số 12 đã được cải thiện tốt trong năm 2009 so với các

Trang 22

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

năm trước Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh tăng từ 0,93% năm 2007 lênmức 2,72% năm 2009 Tương tự, chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu tăng từ11,81% năm 2007 lên mức 19,14% năm 2009

Về thu nhập bình quân đầu người/tháng trong giai đoạn 2006 – 2009 có sự cảithiện dần qua các năm Tăng từ 1.928.000 VNĐ người/tháng lên 2.870.000 VNĐngười/tháng tương ứng tăng 48,86 %

2.3 Công tác xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết

Trong doanh nghiệp, vốn lưu động có vai trò quan trọng để ổn định sản xuất.Vốn lưu động gồm hai bộ phận là: Vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động tạmthời Nếu vốn lưu động tạm thời là số vốn lưu động ( VLĐ ) cần phải có để đối phó vớinhững bất thường trong quá trình hoạt động kinh doanh thì VLĐ thường xuyên đảmbảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục Xác định đúngnhu cầu VLĐ là một điều rất có ý nghĩa trong quản trị VLĐ của doanh nghiệp Với nhucầu VLĐ được xác định đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp không bị thiếu vốn cho hoạtđộng của mình mà lại không bị lãng phí vốn

Nhu cầu VLĐ có thể được xác định theo phương pháp trực tiếp hoặc phươngpháp gián tiếp Tại công ty cổ phần xây dựng số 12, VLĐ được xác định theo phươngpháp gián tiếp Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác định dựa vào số VLĐbình quân năm báo cáo , nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch

1

190.000 165.622 1 0,1

Trang 23

sản phẩm đạt 300 tỉ đồng (tăng khoảng 50 %) và giữ số ngày luân chuyển VLĐ khôngđổi so với 2008 Vậy nhu cầu vốn lưu động năm 2009 theo kế hoạch của công ty là:

1

355.000 253.172 1 0,15

Thực tế2008

Kếhoạch2009

Thực tế2009

Chênh lệch2008

Chênh lệch2009Lượng % Lượng %Mức luân chuyển

VLĐ trong kì

Triệuđồng 190,00 199,32 300,00 274,02 - 9,32 4,68 25,98 9,48

Số ngày luân chuyển

VLĐ ngày 349,57 317,14 317,14 332,61 32,43 10,23 -15,47 4,65Nhu cầu VLĐ Triệu

đồng 184,50 175,59 264,28 253,17 8,91 5,07 11,11 4,39

Nguồn: Phòng Tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Qua bảng 9 ta thấy công tác xác định nhu cầu VLĐ trong năm 2008 và năm 2009 củacông ty cổ phần xây dựng số 12 khá tốt, năm 2008 công ty đã xác định một lượng VLĐchỉ lớn hơn so với thực tế là 8.91 tỉ đồng, tương ứng sai lệch 5,07% so với thực tế, cònnăm 2009 lớn hơn 11,11 tỉ đồng tương ứng sai lệch 4,39 % Việc xác định nhu cầuVLĐ sát với thực tế về cơ bản đã đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn

ra bình thường, cũng như giảm chi phí sử dụng vốn

2.4 Thực tế tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh

Trang 24

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

doanh

Bảng 10: Đánh giá thực tế công tác đảm bảo VLĐ cho HĐSXKD Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2006, 2007, 2008, 2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Bảng 11: Cơ cấu nguồn vốn – tài sản năm 2009 Đơn vị: VNĐ

Trang 25

Qua bảng 10 ta rút ra các nhận xét sau:

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên trong các năm 2006, 2007 âm, tức lànguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài của công ty đã thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạncủa công ty Công ty không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kì kinh doanh, vìvậy trong hai năm này việc Vốn lưu động thường xuyên dương sẽ làm cho Vốn bằngtiền dương lớn hơn, làm tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty song cũng làmtăng chi phí vay vốn

Mặt khác, Vốn lưu động thường xuyên dương còn chứng tỏ toàn bộ TSCĐ củacông ty được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn Điều này được thể hiện rõ hơnqua bảng 11 cơ cấu nguồn vốn– tài sản năm 2009, theo đó : VLĐ của công ty được tàitrợ bởi cả nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu và tài sản dài hạn Việc sử dụng vốn dài hạn đểđầu tư ngắn hạn làm cho chi phí sử dụng vốn cao nhưng lại có rủi ro thấp, tạo sự tự chủ

về mặt tài chính cho công ty

Trong các năm 2008, 2009 mặc dù nhu cầu vốn lưu động thường xuyên củacông ty dương, nhưng Vốn lưu động thường xuyên của công ty dương lớn hơn nênVốn bằng tiền vẫn dương Do đó tình hình tài chính của công ty vẫn rất tốt và lànhmạnh

Như vậy trong suốt giai đoạn 2006 đến 2009, tình hình tài chính của công tynhìn chung là tốt Trên góc độ phân tích chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên và nhucầu vốn lưu động thường xuyên thì trong các năm tiếp theo để huy động và đảm bảonguồn vốn cho hoạt động sản suất kinh doanh thì công ty có thể vay ngắn hạn hoặc dàihạn đều được, tùy thuộc vào chi phí của các khoản vay đó

Để đánh giá chi tiết hơn nguồn tài trợ VLĐ của công ty, ta xem xét bảng 12(nguồn vốn lưu động của công ty):

Trang 26

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân

VỐN LƯU

ĐỘNG

31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 2009/2008 2009/2006Lượng

Tỉtrọng( %)

Lượng

Tỉtrọng( %)

Lượng

Tỉtrọng( %)

Lượng

Tỉtrọng( %)

Lượng

Tỉtrọng( %)

Lượng

Tỉtrọng( %)

Trang 27

Qua bảng 12 ta thấy: Trong giai đoạn 2006 – 2009 tổng nguồn vốn lưu độngtăng trưởng một cách nhanh chóng Cuối năm 2006, tổng nguồn vốn lưu động của công

ty là 166.974 triệu đồng, đến cuối năm 2009 là 319.435 triệu đồng, tăng 152.461 triệuđồng với tỷ lệ tăng 91,31 % điều này chứng tỏ qui mô sản xuất kinh doanh của công

ty được mở rộng và phát triển nhanh chóng Đặc biệt trong giai đoạn này, năm 2009công ty có sự phát triển vượt bậc : Đầu năm 2009 tổng nguồn vốn lưu động là 186.909triệu đồng thì đến cuối năm đã tăng lên đến 319.435 triệu đồng, tương ứng tăng 70,90

% Điều này có được là do: sau giai đoạn đầu sau khi cổ phần hóa, hoạt động sản suấtkinh doanh của công đã dần đi vào ổn định phát triển, việc cổ phần hóa đã bắt đầu pháthuy tác dụng và là động lực chính cho sự phát triển của công ty mặc dù thời điểm năm

2009 là thời kỳ diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và có tác động lớn tới nềnkinh tế Việt Nam

Nguồn vốn lưu động lưu động của công ty được hình thành từ hai nguồn là:nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời và cả hai khoảnmục này đều tăng về số tuyệt đối Trong suốt giai đoạn này nguồn vốn lưu động tạmthời chiếm tỉ trọng lớn trung bình gần 95 % còn nguồn vốn lưu động thường xuyênchiếm tỉ trọng nhỏ khoảng 5 % Xét về mặt an toàn tài chính thì đây là sự biến độngtheo chiều hướng tiêu cực bởi nó thể hiện tính bị động của công ty trong việc sử dụngvốn lưu động, có thể gặp rủi ro trong kinh doanh khi áp lực thanh toán trong thời gianngắn quá lớn Còn xét xét về mặt hiệu quả tài chính thì đây lại là một điểm tích cực bởiđiều này sẽ tiết kiệm chi phí sử dụng vốn hơn

Đi sâu phân tích từng khoản mục của nguồn vốn lưu động tạm thời trong giaiđoạn 2006 – 2009 chúng ta thấy, trong giai đoạn này nguồn vốn lưu động tạm thời tănglên chủ yếu là hai khoản mục là: người mua trả tiền trước và phải trả người bán tăng

Khoản mục người mua trả tiền trước tăng nhanh và đặc biệt nhanh trong năm

2008 và năm 2009 Và dần trở thành khoản mục chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổngnguồn vốn lưu động tạm thời Đầu năm 2007 khoản mục này mới chiếm 12,84 % tỉtrọng tương ứng về lượng là 21.443 triệu đồng thì đến cuối năm 2009 đã chiếm 52,90

% tương ứng 168.974 triệu đồng, tức tăng 688,01 % Chỉ tiêu này tăng mạnh chủ yếu là

do nhiều công trình, dự án có giá trị lớn mà Công ty tham gia thực hiện đã được cácchủ đầu tư ứng trước tiền Điều này cho thấy thương hiệu của Công ty ngày càng đượcnâng lên, uy tín với khách hàng ngày càng cao Mối quan hệ trong thanh toán của

Trang 28

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

khách hàng với Công ty ngày càng được cải thiện rõ rệt Sự chiếm dụng khoản vốn nàygiúp Công ty tài trợ thêm vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Song Công ty cần phảithực hiện tốt mọi điều khoản cam kết với khách hàng để ngày càng nâng cao uy tín vàthực sự chiếm được lòng tin của khách hàng

Các khoản phải trả người bán tăng trong giai đoạn 2006 – 2009 nhìn chung về

số tuyệt đối tăng dần qua các năm, cuối năm 2006 là 11.993 triệu đồng thì đến cuốinăm 2009 là 24.841 triệu đồng tương ứng tăng 107,13 % Nguyên nhân chủ yếu là docông ty gia tăng các khoản phải trả người bán về vật tư, công cụ dụng cụ trong thi côngcác công trình, Công ty đã thực hiện mua hàng theo phương thức thanh toán sau Qua

đó thấy được Công ty có uy tín và có mối quan hệ rất tốt với các nhà cung cấp, đặc biệt

là mối quan hệ trong thanh toán Sự gia tăng khoản vốn chiếm dụng này giúp Công ty

có thêm một khoản vốn không phải trả lãi vào phục vụ sản xuất kinh doanh Để duy trìđược uy tín với các nhà cung cấp, Công ty luôn đáp ứng đúng nghĩa vụ thanh toán nợđến hạn với bạn hàng

Các khoản vay và nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần về tỉ tọng trong tổngnguồn vốn lưu động tạm thời Cuối năm 2006, các khoản này chiếm 35,66 % tươngứng 59.538 triệu đồng thì đến cuối năm 2009 chiếm 14,47 % tương ứng 46.217 triệuđồng Nguyên nhân chủ yếu là do công ty tích cực giảm vay nợ ngắn hạn để tiết kiệmchi phí vốn vay, mặc dù nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thực hiện các dự

án là rất lớn Điều này chứng tỏ công ty đang tìm các biện pháp để tiết kiệm chi phí đểnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Khoản mục phải trả người lao động nhìn chung chiếm tỉ trọng không lớn trongtổng vốn lưu động tạm thời, trung bình khoảng 0,10 % Nếu xét cả giai đoạn 2006 –

2009 thì khoản mục này tăng 424,69 % tương ứng tăng 344 triệu đồng Nguyên nhânchủ yếu là do công ty mở rộng quy mô sản xuất nên số lượng lao động tăng, mà tronghoạt động xây dựng với đặc điểm là địa điểm thi công, công trường luôn thay đổi, lựclượng lao động thường xuyên xáo trộn, di chuyển nên công tác thanh quyết toán tiềnlương cho công nhân gặp nhiều khó khăn, thường không thể trả hết ngay tiền lươngcho người lao động Ngoài ra một phần cũng là do công ty còn chưa quan tâm chútrọng đúng mức tới việc thanh quyết toán tiền lương tiền công cho người lao động đểtạo động lực, giải tỏa tâm lý giúp người lao động hăng say làm việc hơn Nhận thấy

Trang 29

điều này ban lãnh đạo công ty đã quan tâm hơn tới vấn đề này, thực tế đến cuối năm

2009 khoản mục phải trả người lao động đã giảm 2,75 % so với cuối năm 2008

Khoản mục nợ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2006 – 2009, giảm dần về tỉtrọng Điều này chứng tỏ công ty ngày càng thực hiện nghĩa vụ thuế tốt hơn Trên thực

tế công ty không có các khoản nợ thuế quá hạn

Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác trong giai đoạn này cũng giảm dần

về tỉ trọng, còn về lượng không có sự thay đổi nhiều Cụ thể: cuối năm 2006 khoản nàychiếm 36,55 % đến cuối năm 2009 xuống còn 17,02 % trong tổng nguồn vốn lưu độngtạm thời Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác của công ty gồm các khoản mụcnhư kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, phải trả về cổ phần hóa, tạm ứng thi công cáccông trình

2.5 Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ

Là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp nên Công ty Cổ phần Xâydựng số 12 có những đặc điểm liên quan trực tiếp đến vốn lưu động, đó là: sản phẩm

có giá trị lớn, thời gian thi công dài nên nhu cầu VLĐ là rất lớn Cũng chính từ đặcđiểm đó mà VLĐ là thành phần vốn chiếm vị trí rất quan trọng, nó quyết định sự tồntại và phát triển của Công ty Vì thế việc quản lý và sử dụng VLĐ là rất khó khăn vàyêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là rất cần thiết đối với Công ty trong điềukiện nền kinh tế thị trường hiện nay

Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty, ta xem xétbảng 13 (Cơ cấu vốn lưu động):

Trang 30

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân

TÀI SẢN

31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/209 2009/2008 2009/2006

Lượng

Tỉtrọng( %)

Lượng

Tỉtrọng( %)

Lượng

Tỉtrọng( %)

Lượng

Tỉtrọng( %)

Lượng

Tỉtrọng( %)

Lượng

Tỉtrọng( %)

A TSNH 166.973 100 164.271 100 186.910 100 319.435 100 132.525 70,90 152.462 91,31

I Tiền, khoản

tương đương tiền 9.609 5,75 17.340 10,56 14.640 7,83 17.174 5,38 2.534 17,31 7.565 78,73

II Phải thu ngắn

IV TSNH khác 7.479 4,48 8.003 4,87 18.116 9,69 22.589 7,07 4.473 24,69 15.110 202,03

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Trang 31

Qua bảng 13 ta thấy: VLĐ cuối năm 2009 là 319.435 triệu đồng tăng 152,462triệu đồng về lượng so với năm 2006 tức tăng 91,31 %, còn nếu so với thời điểm cuốinăm 2008 thì tăng 132.525 triệu đồng về lượng tương ứng tăng70,90 %.Cụ thể:

- Vốn bằng tiền:

2009 – 2008: tăng 2.534 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 17,31%

2009 – 2006: tăng 7.565 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 78, 73 %

- Các khoản phải thu ngắn hạn:

2009 – 2008: tăng 23.768 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 40,52%

2009 – 2006: giảm 11.761 triệu đồng với tỷ lệ giảm 12,49%

- Hàng tồn kho:

2009 – 2008: tăng 101.751 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 106,55%

2009 – 2006: tăng 141.548 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 245,13 %

- Tài sản ngắn hạn khác:

2009 – 2008: tăng 4.473 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 24,69%

2009 – 2006: tăng 15.110 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 202,03%

Như vậy trong năm 2009 VLĐ của Công ty tăng chủ yếu là do khoản mục hàngtồn kho tăng rất mạnh Sau đây, để có cách đách giá chính xác tình hình sử dụng vốnlưu động ta sẽ phân tích cơ cấu VLĐ theo vai trò của vốn trong từng khâu kinh doanh

2.5.1 Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán

Theo bảng 13 ta thấy, vốn bằng tiền của công ty giảm nhìn chung giảm về tỉtrọng và chiếm tỉ lệ không lớn trong trong tổng vốn lưu động Tuy nhiên, trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền là hết sức quan trọng và cần thiết Nó là tiền

đề để tạo ra các yếu tố cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp như: mua sắm TSCĐ,vật tư, hàng hóa,…đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu hàng ngày của doanh nghiệp nhưchi lương, thưởng, nộp thuế,…ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phóvới nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực đầu cơ trong việc dự trữtiền để sẵn sàng sử dụng khi có nhu cầu đầu tư có tỉ suất lợi nhuận cao Việc duy trìmột mức dự trữ tiền vừa đủ làm tăng điều kiện cho doanh nghiệp cơ hội thu được chiếtkhấu trên hàng mua trả đúng kì hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán của doanhnghiệp Tuy nhiên việc dự trữ tiền cần phải linh hoạt và chủ động

Trang 32

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Bảng 14: Cơ cấu vốn bằng tiền Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ

tiêu

31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 2009/2008 2009/2006Số

tiền

Tỷtrọng

%

Sốtiền

Tỷtrọng

%

Sốtiền

Tỷtrọng

%

Sốtiền

Tỷtrọng

%

Sốtiền

Tỷtrọng

%

Sốtiền

Tỷtrọng

%1.Tiền

mặt 338 3,52 637 3,67 1.516 10,36 553 3,22 -963 -63,52 215 63,612.Tiền

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Qua bảng 14, ta thấy: Suốt giai đoạn 2006 – 2009, trong tổng vốn bằng tiền,tiền gửi ngân hàng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu vốn bằng tiền, đến cuối năm 2009lượng tiền gửi ngân hàng là 16,621 triệu đồng chiếm 96,78 % Điều này chứng tỏ công

ty đã đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng bằng hình thức chuyển khoản Đây

là hình thức hoàn toàn phù hợp với xu thế thị trường hiện nay Nó không những antoàn, tiện lợi mà còn giúp công ty có thêm khoản tiền lãi và quan hệ tốt với các ngânhàng, tạo điều kiện thuận tiện cho việc huy động vốn Tuy nhiên việc thanh toán quangân hàng cũng có nghĩa là công ty phải mất thêm một khoản phí cho ngân hàng Mặtkhác có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà đối tác của doanh nghiệp yêu cầu thanhtoán bằng tiền mặt, do vậy bên cạnh việc thanh toán qua ngân hàng, công ty vẫn thựchiện việc thanh toán bằng tiền mặt Khoản mục tiền đang chuyển không có là dấu hiệutốt, điều này chứng tỏ các khoản tiền phát sinh được đưa về Công ty một cách nhanhchóng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Để đánh giá lượng tiền mặt tại quỹcủa Công ty như vậy đã đủ hợp lý và an toàn hay chưa ta sẽ phân tích khả năng thanhtoán của công ty thông qua bảng 15 – các hệ số về khả năng thanh toán

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tài chính các năm 2006, 2007, 2008, 2009 của công ty cổ phần xây dựng số 12 Khác
2. Hệ thống sổ sách thống kê số liệu của công ty cổ phần xây dựng số 12 Khác
3. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp – PGS.TS. Ngô Kim Thanh; PGS.TS. Lê Văn Tâm. NXB ĐH Kinh tế Quốc dân 2008 Khác
4. Tài chính doanh nghiệp. PGS,TS. Lưu Thị Hưong; PGS,TS. Vũ Duy Hào. NXB ĐH Kinh tế Quốc dân 2007 Khác
5. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Học viện tài chính. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Đình Kiếm; TS. Bạch Đức Hiển. NXB Tài chính 2008 Khác
6. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp – Học viện tài chính. Chủ biên: GS.TS.Ngô Thế Chi; TS. Nguyễn Trọng Cơ. NXB Tài chính 2005 Khác
7. Giáo trình Quản trị tài chính – Học viện Tài chính. Chủ biên: TS. Nguyễn Đăng Nam; PGS.TS. Nguyễn Đình Kim. NXB Tài chính 2005 Khác
8. Giáo trình thống kê doanh nghiệp – PGS. PTS Phạm Ngọc Kiểm. Nhà xuất bản Thống kê năm 2008 Khác
9. Giáo trình Marketing căn bản – GS.TS. Trần Minh Đạo. NXB ĐH Kinh tế Quốc dân 2007 Khác
10. Giáo trình Quản trị chiến lược – PGS.TS. Ngô Kim Thanh; PGS.TS. Lê Văn Tâm. NXB ĐH Kinh tế Quốc dân 2008.11. Một số trang web Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w