Tình hình quản lý các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 – Vinaconex 12 (Trang 39)

Trong nền kinh tế thị trường, việc tồn tại các khoản phải thu mà đặc biệt các khoản phải thu khác hàng là một nhu cầu tất yếu khi Công ty cho khách hàng nợ thanh toán, cấp tín dụng cho khách hàng. Đây là khoản mục tồn tại nhiều rủi ro, đặc biệt các khoản phải thu khó đòi. Do đó việc quản lý hiệu quả các khoản phải thu là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với công ty.

Bảng 16: Tình hình quản lý và sử dụng các khoản phải thu Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/209 2009/2008 2009/2006 Số tiền Tỉ trọng ( %) Số tiền Tỉ trọng ( %) Số tiền Tỉ trọng ( %) Số tiền Tỉ trọng ( %) Số tiền Tỉ trọng ( %) Số tiền Tỉ trọng ( %) 1. Phải thu khách hàng 87.086 92,46 61.612 96,51 54.132 92,28 73.637 89,3 4 19.505 36.03 -13.449 -15,4 2. Trả trước người bán 1.912 2,03 1.043 1,63 4.088 6,97 1.778 2,16 -2.310 -56.51 -134 -7,0 3. Phải thu khác 5.756 6,11 1.891 2,96 1.143 1,95 9.500 11,53 8.357 731.15 3.744 65,0 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -568 -0,60 -706 -1,11 -706 -1,20 -2.489 -3,02 -1.783 252.55 -1.921 338,2 Tổng khoản phải thu ngắn hạn 94.186 100 63.840 100 58.658 100 82.425 100 23.767 40,52 -11.761 -12,5

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Về tỉ trọng trong tổng tài sản ngắn hạn, nhìn chung khoản phải thu có xu hướng giảm từ chiếm tỉ trọng 56,41 % cuối năm 2006 xuống còn chiếm tỉ trọng 25,80 % cuối năm 2009. ( Bảng 13). Về lượng, khoản phải thu từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2008 có xu hướng giảm, từ 94.186 triệu đồng cuối năm 2006 xuống còn 58,658 triệu cuối năm 2008. Tuy nhiên đến cuối năm 2009 thì các khoản phải thu lại tăng 23.768 triệu đồng so với cuối năm 2008 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 40,52%. Trong cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn thì khoản mục phải thu khách hàng luôn chiếm tỉ trọng lớn trong suốt giai đoạn 2006 – 2009, trung bình chiếm trên dưới 90 %. Do đó độ việc tăng giảm khoản mục này là ảnh hưởng chính đến các khoản phải thu và ảnh hưởng chủ yếu đến công tác quản lý hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.

- Khoản Phải thu khách hàng:

Về tỉ trọng: Khoản phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng cao trong tổng các khoản phải thu khách hàng và nhìn chung có xu hướng gjảm. Cuối năm 2006 chiếm 92,46 % đến cuối năm 2009 chiếm 89,34 % . Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng cao như vậy là do đặc thù của ngành xây dựng, khối lượng thường được nghiệm thu vào cuối tháng, cuối năm và thanh toán vào kỳ tiếp theo nên công nợ phải thu vào thời điểm cuối kỳ báo cáo. Bên cạnh đó, chủ đầu tư giữ một khoản tiền bảo lưu tương đương 10% giá trị khối lượng thực hiện hàng kỳ, và khi kết thúc công trình chủ đầu tư giữ 5% giá trị quyết toán trong thời gian 12 tháng để bảo hành công trình..

Về lượng: khoản phải thu khách hàng liên tục giảm từ 87.086 triệu đồng cuối năm 2006 xuống còn 54.132 triệu đồng cuối năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã quản lý tốt khoản phải thu khách hàng, tránh tình trạng công nợ khó đòi. Song đến cuối năm 2009 khoản mục này lại tăng 19.505 triệu đồng tương ứng tăng 33,25 % so với cuối năm 2008. Tốc độ tăng khoản phải thu 36,03% trong năm 2009 là mức tăng khá cao. Tuy nhiên, nếu xem xét trong mức độ tăng doanh thu thuần của công ty trong năm 2009 từ 199.323 triệu đồng lên 274.018 triệu đồng tương ứng tăng 37,47 % thì ta có thể thấy được nguyên nhân chủ yếu là do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, trong kỳ Công ty đã ký và đang triển khai nhiều hợp đồng mới, đồng thời với nó là công ty phải cấp tín dụng cho khách hàng nên phải thu khách hàng trong kỳ tăng. Mặc dù vậy, công ty vẫn cần phải quản lý khoản mục này chặt chẽ hơn nữa để tương xứng với tốc độ mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty vì khi tăng tín dụng cho khách hàng bao giờ cũng xảy ra nhiều hơn tình trạng bị chiếm dụng vốn và việc

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân xuất hiện khoản nợ khó đòi. Để có cái nhìn tổng quát hơn ta xem xét công tác thu hồi nợ của công ty qua bảng 17 (vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân):

Bảng 17: Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

TT CHỈ TIÊU ĐVT 2007 2008 2009

1 Doanh thu bán hàng Đồng 153.506.683.949 199.323.121.088 274.017.816.166 2 Thuế GTGT đầu ra Đồng 15,350,668,395 19,932,312,109 27,401,781,617 2 Khoản phải thu đầu kì Đồng 94.186.150.245 63.840.114.848 58.657.532.807 3 Khoản phải thu cuối kì Đồng 63.840.114.848 58.657.532.807 82.425.306.910 4 Khoản phải thu BQ

(4) = [(3)+ (4)]/ 2 Đồng 79.013.132.547 61.248.823.828 70.541.419.859 5 Số vòng quay KPT

(6) = [(1)+(2)]/ (5) Vòng 2,14 3,58 4,27

6 Kì thu tiền bình quân

(7) = 360/ (6) Ngày 168,45 100,57 84,25

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Qua bảng 17 ta thấy, Chỉ số vòng quay khoản phải thu của công ty cổ phần xây dựng số 12 thấp tương ứng với nó là kì thu tiền bình quân dài, cho thấy tốc độ luân chuyển vốn thấp. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Với đặc điểm của ngành xây dựng là các công trình từ lúc kí hợp đồng đến khi hoàn thành bàn giao thời gian khá dài nên đương nhiên chỉ số vòng quay khoản phải thu thấp và kì thu tiền bình quân dài. Điều mà chúng ta cần quan tâm hơn ở đây là: Chỉ số số vòng quay khoản phải thu của công ty đang dần được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng năm 2007 là 2,14 với kỳ thu tiền bình quân tương ứng là 168,45 ngày, đến năm 2008 là 3,58 (100,57 ngày) và đến năm 2009 là 4,27 (84,25 ngày). Điều này chứng tỏ, khả năng thu hồi nợ vay của công ty đã và đang được cải thiện rõ rệt, giúp đồng vốn quay vòng nhanh, nhanh chóng quay trở lại vào chu kỳ sản suất kinh doanh mới, giảm thiểu tình trạng ứ đọng vốn, thiếu hụt vốn trong sản xuất kinh doanh, do đó nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.

- Khoản mục trả trước cho người bán: Cuối năm 2006 và cuối năm 2007 không có nhiều thay đổi lần lượt là 1,912 triệu đồng cuối năn 2006 tương ứng chiếm 2,03 % trong tổng tài sản ngắn hạn và 1.043 triệu đồng cuối năm 2007, chiếm 1,63 %. Đến

cuối năm 2008 khoản mục này có sự gia tăng đột biến lên 4.088 triệu đồng tương ứng chiếm 6,97 %. Song đến cuối năm 2009 khoản mục này lại giảm xuống còn 1.778 triệu đồng, chiếm 2,16 %, tương ứng giảm 2.310 triệu đồng so với cuối năm 2008 ứng với tỷ lệ giảm 56,52% là tỷ lệ giảm khá lớn. Sự biến động này nguyên nhân là do trong năm 2008 để tạo uy tín với các nhà cung cấp mà công ty lựa chọn công ty đã thực hiện nhiều nghiệp vụ trả trước cho nhà cung cấp, vì vậy uy tín và mối quan hệ với các đối tác này trở nên tốt đẹp và tin tưởng lẫn nhau. Từ đó trong năm 2009, mặc dù mở rộng quy mô sản suất ( tổng giá vốn hàng bán năm 2008 là 187.184 triệu đồng tăng lên 256.091 triệu đồng năm 2009 tương ứng tỉ lệ tăng 36,81 %) nhưng khoản mục phải trả lại giảm mạnh cho dù lượng nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh. Điều này chứng tỏ chính sách của công ty đối với các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào là hợp lý, linh hoạt và có chiến lược lâu dài, bền vững.

- Các khoản phải thu khác năm 2009 của Công ty trong giai đoạn cuối năn 2006 đến cuối 2009 có nhiều biến động. Năm 2007 giảm từ 5.756 triệu đồng xuống còn 1.891 triệu đồng nguyên nhân là do công ty thu được khoản tiền bán cổ phần( 3.746 triệu đồng) và khoản bán tài sản thanh lý( 119 triệu đồng). Cuối năm 2009 tăng khá cao so với cuối năm 2008 ( từ 1.143 triệu đồng lên 9.500 triệu đồng), nguyên nhân là do Công ty còn phải thu khoản gốc (8.926 triệu đồng)và lãi (431 triệu đồng) mà Công ty đã cho Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam vay trong năm 2009 với lãi suất 15%/năm.

- Các khoản dự phòng phải thu khó đòi trong giai đoạn 2006 – 2009 liên tục tăng về lượng cũng như tỉ trọng (cuối năm 2006 (568) triệu chiếm (0,6) % thì đến cuối năm 2009 năm 2009 là (2.489) chiếm (3,02) % ), trong đó tăng đặc biệt nhanh trong năm 2009( thời điểm cuối năm 2009 so với cuối năm 2008 tăng 1.783.718.427 đồng với tỷ lệ tăng 252,75% ). Nguyên nhân là do các khoản nợ xấu của các năm trước của công ty hầu như không đòi được, trong khi các khoản nợ xấu mới phát sinh ngày càng nhiều hơn tương ứng với việc công ty mở rộng sản suất kinh doanh. Điều này làm cho rủi ro trong việc thu hồi các khoản nợ gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới lương lợi nhuậc thực sự mà công ty có thể thu được. Vì vậy, trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh công ty cần phải có công tác quản lý, xử lý và thu hồi công nợ một cách sát sao, thiết thực.

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Để đánh giá các khoản chiếm dụng vốn trong mối tương quan với các khoản bị chiếm dụng vốn ta sẽ xem xét bảng 18:

Bảng 18: Tương quan các khoản chiếm dụng vốn với các khoản bị chiếm dụng vốn

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/06 31/12/07 31/12/08 31/12/09 2009/2008 2009/2006

Lượng Lượng Lượng Lượng Lượng

Tỉ trọng (%) Lượng Tỉ trọng (%) I. Các khoản chiếm dụng vốn 99.536 112.880 136.904 253.839 116.935 85.41 154.303 155.02 II. Các khoản bị chiếm dụng vốn 94.186 63.840 58.658 82.425 23.767 40.52 -11.761 -12.48 III. Chênh lệch 5.350 49.040 78.246 171.414 93.168 119.07 166.064 3104

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Các khoản chiếm dụng vốn tăng dần qua các năm trong đó tăng đặc biệt nhanh trong năm 2009 với tốc độ tăng 85,41 % tương ứng tăng 154.303 triệu đồng. Trong suốt thời kì từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2009 độ chênh lệch giữa khoản mục chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn luôn dương và tăng rất nhanh. Đến cuối năm 2009 đã tăng 3104 % so với thời điểm cuối năm 2006, tương ứng tăng 166.064 triệu đồng về lượng. Như vậy công ty đã hạn chế được việc bị chiếm dụng vốn, đồng thời tận dụng tốt nguồn vốn chi phí vốn thấp giúp làm giảm chi phí vốn qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 – Vinaconex 12 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w