Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 – Vinaconex 12 (Trang 43)

Đối với doanh nghiệp xây dựng cũng như doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau của một chu kì kinh doanh như: dự trữ - sản xuất- tiêu thụ sản phẩm, khi mà giữa các giai đoạn này các hoạt động không phải bao giờ cũng diễn ra đồng bộ. Vì vậy công tác tổ chức và quả lý hàng tồn kho hay việc xác định chủng loại, số lượng, chất lượng cũng như lựa chọn thời điểm cần mua nguyên vật liệu hay tiêu thụ sản phẩm để phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh giúp cho quá trình sản suất kinh doanh diễn ra liên tục nhịp nhàng nâng cao hiệu quả kinh tế là hết sức cần thiết. Công ty cổ phần xây dựng số 12 cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, Giá trị của hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động. Hàng tồn kho của Công ty bao gồm:

Các loại nguyên vật liệu tồn hoặc dự trữ trong kho như sắt, thép, xi măng chưa sử dụng chờ đưa vào thi công trong thời gian tới, đặc biệt khi giá cả các loại vật tư này thay đổi thường xuyên có xu hướng tăng lên.

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong các công trình đang thi công hoặc chờ quyết toán.

Thành phẩm tồn kho chủ yếu là bê tông thương phẩm, đá xây dựng…

Đề xem xét chi tiết ta sẽ phân tích chi tiết bảng 19 ( Co cấu hàng tồn kho) và bảng 20 ( vòng quay hàng tồn kho):

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân

Bảng 19: Cơ cấu hàng tồn kho Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/209 2009/2008 2009/2006 Lượng Tỉ trọng ( %) Lượng Tỉ trọng ( %) Lượng Tỉ trọng ( %) Lượng Tỉ trọng ( %) Lượng Tỉ trọng ( %) Lượng Tỉ trọng ( %) 1.Nguyên liệu, vật liệu 53 0,10 1.192 1,59 882 0,92 313 0,16 -569 -64,51 260 490,57 2.Chi phí SXKD dở

dang 55.647 99,90 73.763 98,24 94.467 98,92 196.447 99,59 101.980 108,95 140.800 253,02

3.Thành phẩm _ _ 133 0,18 146 0,15 486 0,25 340 232,88 _ _

Tổng hàng tồn kho 55.700 100 75.088 100 95.495 100 197.246 100 101.751 106,55 141.546 254,12

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Bảng 20: Vòng quay hàng tồn kho TT CHỈ TIÊU ĐVT 2007 2008 2009 2009/2008 2009/2007 Lượng Tỉ trọng (%) Lượng Tỉ trọng (%) 1 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 141.922 187.184 256.091 68.907 36.81 114.170 80.45

2 Trị giá HTK đầu kì Triệu đồng 55.699 75.088 95.496 20.408 27.18 39.797 71.45

3 Trị giá HTK cuối kì Triệu đồng 75.088 95.496 197.247 101.751 106.55 122.159 162.69 4 Trị giá HTK bình quân (4) = [(2)+ (3)]/ 2 Triệu đồng 65.394 85.292 146.371 61.079 71.61 80.978 123.83

5 Số vòng quay HTK (5) = (1)/(4) Vòng 2,17 2,19 1,75 -0,44 -20,09 -0,42 -19,35

6 Số ngày một vòng quay (6) = 360/ (5) Ngày 165,88 164,04 205,76 41,72 25,43 39,88 24,04 Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Qua bảng 19 ta thấy: Về kết cấu, tổng giá trị lượng hàng tồn kho trong giai đoạn 2006 –2009 tăng khá nhanh, trong đó tăng đặc biệt nhanh trong năm 2009. Năm 2009 tăng 141.546 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 254,12 % , năm 20009 so với năm 2008 tăng 101.751 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 106,55%. Giá trị hàng tồn kho tăng nhanh tăng chủ yếu là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng mạnh. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị hàng tồn kho. Cụ thể: tính đến ngày 31/12/2009 là 196.447 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 99,59% tổng giá trị hàng tồn kho, so với năm 2006 đã tăng lên 140.800 triệu đồng tương ứng tăng 253,02 %. Còn so với năm 2008 thì Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đã tăng lên 101.980 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 107,95.

Đối với doanh nghiệp xây dựng như công ty cổ phần xây dựng số 12, khoản mục Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm một tỉ trọng rất lớn là đặc điểm chung của ngành vì các công trình xây dựng có thời gian thi công dài nên chí phí sản xuất kinh doanh dở dang lớn. Điều đáng quan tâm ở đây là xu hướng tăng lên của nó. Thực tế cho thấy, trong suốt giai đoạn 2006 – 2009 công ty không ngừng huy động vốn mở rộng quy mô sản suất kinh doanh, kí kết và thực hiện nhiều các công trình thi công lớn, đặc biệt trong năm 2009 như: Công trình mở rộng và hoàn thiện đường Láng – Hòa lạc, Công trình Khu công nghệ cao Hòa lạc, Công trình nhà máy Xi măng Cẩm Phả, Công trình Xây dựng hệ thống cấp thoát nước song Đà Hà nội, Công trình Nhà máy xi măng Yên Bình, Công trình thủy điện Bản Chát, Công trình Tổ hợp Thương mại dịch vụ văn phòng cho thuê và nhà ở để bán – 57 Vũ trọng Phụng – Hà Nội… Mặt khác, năm 2009 được đánh giá là năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Giá cả nguyên vật liệu thường xuyên biến động, đặc biệt là giá sắt thép, loại nguyên liệu chủ yếu của Công ty. Việc giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh đã làm cho các công trình thi công tăng vượt dự toán, đồng thời ảnh hưởng tới việc cung ứng vật liệu cho các công trình thi công làm cho nhiều công trình bị gián đoạn, chưa hoàn thành bàn giao nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng mạnh.

Về khoản mục thành phẩm tồn kho của công ty như đã nói, chủ yếu là bê tông thương phẩm, đá xây dựng. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng giá trị hàng tồn kho cuối năm 2009. Tuy nhiên, cuối năm 2006, lượng thành phẩm tồn kho bằng không là do công tác khai thác đá tại Mỏ sản xuất đá Đồng Hấm – Hà Nam và sản suất bê tông tươi thương phẩm tại Thạch Thất – Hà Nội chỉ đủ để cung ứng và sử dụng cho các công trình mà công ty đấu thầu thi công. Cuối các năm 2007, 2008 và

2009 lượng thành phẩm tồn kho tăng dần đặc biệt là cuối năm 2009. Thành phẩm cuối năm 2009 so với cuối năm 2008 tăng từ 146.186.149 đồng lên 486.348.000 đồng với tỷ lệ tăng là 232,69%. Nguyên nhân thành phẩm tồn kho tăng là Công ty tăng cường việc khai thác đá tại Mỏ sản xuất đá Đồng Hấm – Hà Nam, mở thêm một số trạm trộn bê tông tươi đặt tại Thạch Thất – Hà Nội làm cho sản lượng bê tông thương phẩm trong năm tăng mạnh. Mặt khác tình hình biến động giá cả nguyên vật liệu theo xu hướng tăng trong các năm 2007, 2008 ,2009 đặc biệt tăng cao trong năm 2009 cũng là tác động không nhỏ tới giá trị thành phẩm tồn kho năm 2009 tăng cao.

Khoản mục nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị hàng tồn kho nên việc giảm các khoản mục này không ảnh hưởng nhiều đến sự gia tăng của giá trị hàng tồn kho trong kỳ. Tuy nhiên, công ty cũng cần lưu ý rằng, nếu để lượng dự trữ ở mức quá thấp có thể dẫn đến tình trạng gián đoạn thi công, ảnh hưởng tới tiến độ thi công các công trình xây dựng và thời hạn bàn giao các công trình làm giảm uy tín của Công ty và thiệt hại về doanh thu, phạt hợp đồng…

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Ta thấy các năm vừa qua Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chứng tỏ trong các năm qua giá trị thuần có thể thực hiện được mà Công ty ước tính cao hơn giá gốc của hàng tồn kho. Tuy nhiên ,điều cần lưu ý là do công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nên khi hàng tồn kho tăng lên, sẽ dẫn đến tình trạng biến động xấu về cơ cấu vốn khi rủi ro xảy ra(như hàng hoá bị giảm chất lượng,mẫu mã không còn phù hợp với nhu cầu thị trường…). Khi điều này sảy ra công ty chắc chắn rơi vào tình trạng khó khăn bất ngờ về vốn lưu động.

Như vậy phân tích kết cấu của hàng tồn kho cho ta biết được, sự gia tăng của hàng tồn kho chủ yếu là do sự tăng lên của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nằm trong các công trình đang thi công, đang thực hiện dở. Công ty nên nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành bàn giao với nhà đầu tư theo đúng hoặc vượt kế hoạch đề ra, để giảm lượng vốn huy động từ đó giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sản suất kinh doanh.

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tồn kho dự trữ cần phải phân tích mối quan hệ giữa hàng tồn kho và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua chỉ số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho ở bảng 20 ( trang 41).

Qua bảng 20 ta thấy, vòng quay hàng tồn kho trong hai năm 2007 và 2008 không có sự biến động nhiều năm 2007 số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 2,17 vòng/năm tương ứng số ngày một vòng quay là 165,88 ngày/vòng; năm 2008 lần lượt là 2,19 vòng/năm. Tuy nhiên sang năm 2009 số vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm mạnh xuống còn 1,75 vòng/ngày tương ứng số ngày một vòng quay tăng lên 205,76 ngày/vòng. Nguyên nhân công ty có số vòng quay hàng tốn kho thấp hay số ngày một vòng quay cao là do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với thời gian từ lúc ký hợp đồng nhận thầu tới khi hoàn thành bàn giao nghiệm thu và quyết toán công trình là tương đối dài. Nhưng dù sao số vòng quay hàng tồn kho như vậy là tương đối thấp sẽ gây nên hiện tượng ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Đặc biệt trong năm 2009 vòng quay này lại tiếp tục giảm, có thể nói nguyên nhân chủ yếu là do công ty tiếp tục triển khai các công trình lớn đang thi công và tiến hành xây dựng thêm rất các công trình khác theo các hợp đồng nhận thầu mà công ty đã trúng thầu phải triển khai xây dựng trong năm 2009. Song phần nào việc chỉ số vòng quay hàng tồn kho này giảm sút quá nhiều cũng là do công tác quản lý hàng tồn kho của công ty chưa thực sự hiệu quả, nó chưa đáp ứng được so với tốc độ mở rộng quy mô sản suất, tăng cường huy động vốn phục vụ sản suất kinh doanh của công ty. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 – Vinaconex 12 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w