Kinh doanh trong cơ chế thị trường và sản phẩm của ngành xây lắp có những đặc điểm riêng (công trình đã chuyển giao cho người mua quyền sở hữu nhưng phải bảo hành với thời gian quy định của hợp đồng), những rủi ro biến động về giá cả, tỷ giá ngoại tệ trong nền kinh tế có làm sai hỏng sản phẩm công trình trong thời hạn bảo hành tác động ảnh hưởng đến bảo toàn vốn của công ty. Các khoản quỹ dự phòng là nguồn để công ty chủ động trong việc bù đắp phần thiếu hụt khi gặp rủi ro. Để vốn của công ty luôn được bảo toàn và phát triển trong mọi trường hợp có biến động về giá cả, tỷ giá hoặc rủi ro thì công ty phải thường xuyên quan tâm trích lập các quỹ này với mức ổn định và theo quy định hiện hành. Để thực hiện việc trích lập một cách hợp lý ta đưa ra các biện pháp sau:
+ Với chi phí bảo hành và chi phí kinh doanh trong kỳ thì tiếp tục thực hiện trích trước theo đúng tỷ lệ 2% trên giá trị công trình hoàn thành bàn giao theo quy định của Nhà nước để có nguồn chi sửa chữa bảo hành.
+ Tăng mức trích khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi vào chi phí kinh doanh để quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi của công ty tương xứng hơn với quy mô và rủi ro của các khoản phải thu để có thể giảm được thiệt hại các khoản nợ xấu gây ra và đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho công ty.
+ Tăng mức trích lập quỹ dự phòng tài chính của công ty từ lợi nhuận sau thuế của những năm sau để nâng số dư của quỹ này lên theo mức quy định và tối đa không vượt quá 25%.
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân + Tăng mức trích lập quỹ trợ cấp mất việc làm 5%, tối đa không quá 6 tháng lương từ nguồn lợi nhuận sau thuế để trợ cấp cho người lao động mất việc làm, có nguồn chi cho đào tạo lại chuyên môn, tay nghề.