Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 – Vinaconex 12 (Trang 35)

Theo bảng 13 ta thấy, vốn bằng tiền của công ty giảm nhìn chung giảm về tỉ trọng và chiếm tỉ lệ không lớn trong trong tổng vốn lưu động. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó là tiền đề để tạo ra các yếu tố cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp như: mua sắm TSCĐ, vật tư, hàng hóa,…đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu hàng ngày của doanh nghiệp như chi lương, thưởng, nộp thuế,…ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực đầu cơ trong việc dự trữ tiền để sẵn sàng sử dụng khi có nhu cầu đầu tư có tỉ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ tiền vừa đủ làm tăng điều kiện cho doanh nghiệp cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kì hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc dự trữ tiền cần phải linh hoạt và chủ động.

Bảng 14: Cơ cấu vốn bằng tiền Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 2009/2008 2009/2006 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1.Tiền mặt 338 3,52 637 3,67 1.516 10,36 553 3,22 -963 -63,52 215 63,61 2.Tiền gửi ngân hàng 9.271 96,48 16.703 96,33 13.124 89,64 16.621 96,78 3.497 26,65 7.350 79,28 3.Tiền đang chuyển – – – – – – 4 – – – – – – Tổng vốn bằng tiền 9.609 100 17.340 100 14.640 100 17.174 100 2.53 4 17,31 7.56 5 78,73

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Qua bảng 14, ta thấy: Suốt giai đoạn 2006 – 2009, trong tổng vốn bằng tiền, tiền gửi ngân hàng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu vốn bằng tiền, đến cuối năm 2009 lượng tiền gửi ngân hàng là 16,621 triệu đồng chiếm 96,78 %. Điều này chứng tỏ công ty đã đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng bằng hình thức chuyển khoản. Đây là hình thức hoàn toàn phù hợp với xu thế thị trường hiện nay. Nó không những an toàn, tiện lợi mà còn giúp công ty có thêm khoản tiền lãi và quan hệ tốt với các ngân hàng, tạo điều kiện thuận tiện cho việc huy động vốn. Tuy nhiên việc thanh toán qua ngân hàng cũng có nghĩa là công ty phải mất thêm một khoản phí cho ngân hàng. Mặt khác có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà đối tác của doanh nghiệp yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt, do vậy bên cạnh việc thanh toán qua ngân hàng, công ty vẫn thực hiện việc thanh toán bằng tiền mặt. Khoản mục tiền đang chuyển không có là dấu hiệu tốt, điều này chứng tỏ các khoản tiền phát sinh được đưa về Công ty một cách nhanh chóng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đánh giá lượng tiền mặt tại quỹ của Công ty như vậy đã đủ hợp lý và an toàn hay chưa ta sẽ phân tích khả năng thanh toán của công ty thông qua bảng 15 – các hệ số về khả năng thanh toán.

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân

Bảng 15: Các chỉ số về khả năng thanh toán

T

T CHỈ TIÊU ĐVT 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009

1 Tổng tài sản VNĐ 184.076.053.834 187.926.523.919 208.614.956.799 349.305.684.382

2 Tài sản ngắn hạn VNĐ 166.973.326.347 164.270.975.049 186.909.630.395 319.435.280.703 3 Tiền và các khoản tương đương tiền VNĐ 9.609.072.874 17.340.099.198 14.640.376.980 17.174.358.582

4 Hàng tồn kho VNĐ 55.699.247.729 75.088.074.558 95.495.858.280 197.246.992.167

5 Các khoản phải thu ngắn hạn VNĐ 94.186.150.245 3.840.114.848 8.657.532.807 82.425.306.910 6 Tổng nợ phải trả VNĐ 169.469.736.482 173.096.074.328 174.970.664.923 303.201.503.741 7 Tổng nợ ngắn hạn VNĐ 159.074.625.684 161.825.697.311 170.174.444.480 300.055.401.921 8 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế VNĐ 10.160.762.462 6.735.773.919 5.586.685.332 14.457.232.703 9 Lãi vay phải trả trong kì VNĐ 7.727.152.707 4.713.835.480 84.916.850 5.637.470.551

10 Hệ số khả năng thanh toán tổngquát (10) = (1)/(6) Lần 1,09 1,09 1,19 1,15

11 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (11) = (2)/(7) Lần 1,05 1,02 1,10 1,06

12 Hệ số khả năng thanh toán nhanh(12) = [(2)-(4)]/(7) Lần 0,7 0,55 0,54 0,41

13 Hệ số khả năng thanh toán tức thời(13) = (3)/(7) Lần 0,06 0,11 0,09 0,06

Nguồn: Báo cáo tài chính ngày 31/12/2007, ngày 31/12/2008, ngày 31/12/2009 của Công ty Cổ phần Xây dựng số 12

Nguyễn Văn Thắng _ Chuyên ngành QTKDCN&XD

Căn cứ vào bảng 15, rút ra các kết luận sau:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong giai đoạn 2006 – 2009 đều lớn hơn 1 điều này chứng tỏ công ty hoàn toàn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả bằng toàn bộ tài sản hiện có của mình. Các khoản huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty đang dần được cải thiện qua các năm và luôn lơn hơn 1 cho thấy khả năng đảm bảo thanh toán nợ của công ty là tương đối tốt.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn của Công ty thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, nó thể hiện mức độ bảo đảm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Trong giai đoạn 2006 – 2009 đều lớn hơn 1 điều này chứng tỏ công ty vẫn đủ khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần dùng đến tài sản dài hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một thước đo khả năng trả ngay các khoản nợ của công ty trong thời gian ngắn. Trong giai đoạn 2006 – 2009 khả năng thanh toán nhanh của công ty ở mức thấp và liên tục giảm từ 0,7 năm 2006 xuống 0,41 năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc thi công xây lắp nhiều công trình lớn nên lượng vốn tồn trong các dự án rất lớn làm cho khoản mục hàng tồn kho vốn đã chiếm tỉ trọng lớn do đặc thù của ngành xây dựng lại càng lớn hơn trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Và khi xác định hệ số khả năng thanh toán nhanh thì hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nên bị loại ra khỏi tổng tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty ở mức rất thấp nên có thể kết luận Công ty không đủ khả năng thanh toán ngay được các khoản nợ. Điều đó cho thấy rủi ro về thanh toán có thể xảy ra nếu Công ty không có kế hoạch trả các khoản nợ tới hạn. Ngoài ra, đây là một chỉ tiêu được các chủ nợ rất quan tâm khi đưa ra quyết định nên hay không nên cho doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn, vì vậy hệ số này quá thấp sẽ làm giảm uy tín trong kinh doanh và làm giảm khả năng vay vốn của công ty.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty cũng ở mức rất thấp. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp không tốt. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chưa xác định đúng đắn nhu cầu dự trữ vốn bằng tiền mặt, mức dự trữ tiền mặt của công ty chưa hợp lý và ở mức quá thấp so trong tổng tài sản ngắn hạn, ngoài ra cũng còn do đặc thù của ngành xây dựng và công ty đang trong quá

Chuyên đề tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân trình huy động mở rộng sản xuất kinh doanh. Việc Hệ số khả năng thanh toán tức thời quá thấp sẽ gây khó khăn trong việc thanh toán công nợ, có thể làm cho Công ty gặp nhiều bất lợi, rủi ro. Do đó trong thời gian tới công ty cần phải có biện pháp khắc phục bằng cách nâng cao mức dự trữ tiền mặt lên tới mức cho phép và giảm các khoản nợ ngắn hạn đến một giới hạn cần thiết để đáp ứng ngay được nhu cầu thanh toán.

Như vậy, về cơ bản thì hệ số khả năng thanh toán của công ty cổ phần xây dựng số 12 vẫn đảm bảo ở mức độ an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ song các hệ số đang ở giới hạn dưới của mức cho phép. Đặc biệt các hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, nhanh và tức thời trong năm 2009 giảm so với các năm trước và ở mức rất thấp. Đây là dấu hiệu cho thấy rủi ro tài chính đang có chiều hướng tăng lên, công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính là nợ vay ngắn hạn quá nhiều làm tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán của công ty.

Một phần của tài liệu Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 12 – Vinaconex 12 (Trang 35)