+ Dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ sau chiến tranh DTXLBMVN là mộtcông việc đặc biệt nguy hiểm có tính đặc thù riêng mang tính trách nhiệmcao, đây là nhiệm vụ chính trị có ảnh hưởng trực tiế
Trang 1MỤC LỤC
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG.3 1 Các khái niệm 3
1.1 An toàn lao động 3
1.2 Tai nạn lao động 3
1.3 Bệnh nghề nghiệp 4
1.4 Kiểm tra an toàn 5
1.5 Một số khái niệm thuật ngữ chuyên ngành rà phá bom mìn 5
2 Quy trình quản lý an toàn lao động 7
2.1 Quản lý an toàn lao động 7
2.2 Lập kế hoạch an toàn lao động 8
2.3 Tổ chức 9
2.4 Lãnh đạo 10
2.5 Kiểm tra 12
3.6 Các yếu tố tác động tới quy trình quản lý an toàn lao động 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP 97 16
1 Giới thiệu tổng quan về Xí nghiệp 97 16
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16
1.2 Phương thức hoạt động 20
1.3 Quy trình rà phá và xử lý bom mìn 22
1.4 Tình hình tai nạn lao động và vi phạm lao động 24
2 Thực trạng quy trình quản lý an toàn lao động tại Xí nghiệp 97 25
2.1 Lập kế hoạch an toàn lao động 25
Trang 22.2 Bộ máy tổ chức quản lý an toàn lao động 27
2.3 Công tác lãnh đạo thực hiện an toàn lao động 31
2.4 Kiểm tra an toàn lao động 34
3 Đánh giá quy trình quản lý an toàn lao động tại xí nghiệp 97 36
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP 97 38
1 Định hướng quản lý an toàn lao động 38
1.1 Định hướng chính của Nhà nước 38
1.2 Định hướng công tác quản lý an toàn lao động tại Xí nghiệp 97 40
2 Một số kiến nghị 42
2.1 Xây dựng chương trình an toàn lao động 42
2.2 Nâng cao khả năng kiểm tra, giám sát của đội ngũ quản lý 45
2.3 Đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động 46
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 3BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng1.1: Các công trình tiêu biểu của Xí nghiệp 97 đã thực hiện trong thời gian qua như sau: 18Bảng 1.2: Thống kê số vụ tai nạn lao động 25
Trang 4Bảng 1.3 Chỉ tiêu an toàn lao động 26
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình quản lý an toàn Lao động: 8
Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy của xí nghiệp 97: 19
Hình 1.3 Sơ đồ bộ máy quản lý an toàn lao động 28
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Công tác an toàn lao động được coi là một chính sách kinh tế xã hội lớncủa Đảng và Nhà nước ta, đây được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chiếnlược kinh tế -xã hội của đất nước ATLĐ được quan tâm trước hết vì yêu cầutất yếu khách quan của sản xuất và nằm trong chiến lược nhằm bảo vệ, pháttriển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “phải chăm lo cảithiện điều kiện làm việc, đảm bảo ATVSLĐ” Trong chiến lược kinh tế xã hội2010-2015 cũng nhấn mạnh: phải trú trọng đảm bảo an toàn chất lượng laođộng trên công cuộc xây dựng nước ta thành nước công nghiệp
Tai nạn lao động đang trở thành vấn đề nóng tại các quốc gia đang pháttriển đặc biệt như nước ta hiện nay, khi mà hệ thống ATLĐ còn chưa được tổchức đồng bộ và hoàn thiện Theo số liệu thống kê của bộ lao động thươngbinh và xã hội tỷ lệ TNLĐ và BNN của nước ta hiện nay đang có chiều hướnggia tăng diễn biến phức tạp gây nên thiệt hại lớn về người và của cho xã hội,đặt ra cho các cấp quản lý nhiều thách thức cần giải quyết
Nước ta tuy đã giành được độc lập nhưng hậu quả của chiến tranh để lạihết sức nặng nề, đặc biệt là số lượng bom mìn rất lớn còn xót lại trên khắp cảnước và nó mang nguy cơ dẫn đến nguy hiểm bất cứ lúc nào Theo kết quảđiều tra sơ bộ do Trung tâm công nghệ xử lý (CNXL) bom mìn thực hiện năm
2002 cho thấy, trên toàn quốc có 9.284 /10.511 xã còn bị ô nhiễm bom mìnvật nổ chiếm 88,3% tổng số xã, đây là những xã còn có bom mìn vật nổ nằmlẫn trong lòng đất ở các độ sâu khác nhau Tất cả các loại bom mìn vật nổ nàyđều rất nguy hiểm, trong quá trình lao động sản xuất, xây dựng các công trình,trẻ em đi học, đi chơi không may tác động phải sẽ gây nổ hoặc có thể tự nổ
do thay đổi về tính chất cơ học, lý học hay hoá học Cũng theo kết quả điềutra sơ bộ, hàng năm trung bình cả nước có khoảng 3.807 người bị chết và bị
Trang 6thương do tai nạn bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra Nhữngnăm đầu sau chiến tranh số lượng tai nạn nhiều, cho đến nay có giảm đi (cònkhoảng 2.000 người bị tai nạn mỗi năm) Điều đáng quan tâm là các nạn nhânphần lớn là trẻ em và người lao động chính của các gia đình.
Trên cơ sở đó em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình quản lý an toàn
lao động tại xí nghiệp 97- Tổng công ty xây dựng Trường Sơn” để thực
hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đề tài dựa trên quá trình thực tập tìm hiểuthực tế tại xí nghiệp 97 và sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê và phântích, phương pháp biện chứng để thực hiện Bài viết còn nhiều hạn chế rấtmong nhận được sự đóng góp của quý cơ quan và giáo viên hướng dẫn để bàiviết được hoàn thiện hơn
Trang 7có thể gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho họ Bởi vậy cần phải quantâm cải thiện điều kiện điều kiện làm việc, phòng chống TNLĐ và BNN cho
người lao động để bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người lao động
An toàn lao động là điều kiện làm việc, môi trường, trạng thái có được tạinơi làm việc mà ở đó các yếu tố nguy cơ và rủi ro tai nạn đã bị loại trừ
An toàn là nhu cầu tất yếu của cuộc sống qua đó để đảm bảo quá trìnhphát triển bền vững và nhu cầu an toàn là nhu cầu được xếp trong vị trí thứhai trong thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow(1908-1970)
Tổ chức lao động quốc tế coi công tác ATLĐ là một trong những hoạtđộng chủ yếu của mình ILO đã có gần 40 công ước và khuyến nghị đề cậpđến vấn đề ATVSLĐ và môi trường làm việc Chính phủ Việt Nam đã phêduyệt 14 trong số các công ước và khuyến nghị đó, trong đó công ước số 155(1981) là công ước chủ yếu về ATVSLĐ
1.2 Tai nạn lao động
TNLĐ là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp lao động hoặc liên quanđến lao động, do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ bên ngoài,làm chết người hoặc làm tổn thương bộ phận nào đó của cơ thể Nhiễm độccấp tính đột ngột cũng đươc coi là tai nạn lao động Tai nạn xảy ra khi người
Trang 8lao động từ nhà đi đến nơi làm việc và trở về nhà, theo một tuyến đường hợp
lý nhất định cũng được coi là TNLĐ
Theo Điều 105 Bộ luật lao động sửa đổi năm 2002: “Tai nạn lao động là
tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể ngườilao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việcthực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”
Theo quy định tại thông tư liên tịch số TLĐLĐVN ngày 8/3/2005 của liên bộ LĐTBXH, Y tế thì Tai nạn lao độngđược phân chia thành 3 loại: chết người, nặng và nhẹ Việc xác định TNLĐnặng hay nhẹ là căn cứ vào tình trạng vết thương
14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-1.3 Bệnh nghề nghiệp
BNN là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng của nghềnghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp, mà nguyên nhân sinh bệnh là do táchại thường xuyên và kéo dài của điều kiện làm việc xấu Vậy BNN sinh rachính là do tác động kéo dài của các yếu tố nguy hiểm và có hại lên cơ thểngười lao động
Mỗi một nước đều công nhận những BNN có ở nước mình và ban hànhchế độ đền bù( hoặc bảo hiểm) bệnh nghề nghiệp Tổ chức lao động quốc tếxếp BNN thành 29 nhóm gồm hàng trăm bệnh nghề nghiệp khác nhau
Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1796, Nhà nước công nhận 8 BNN đượcbảo hiểm và qua 3 lần công nhận tiếp theo vào cuối năm 1991, đầu năm 1997
và tháng 9/2006 đến nay danh mục BNN được Nhà nước công nhận bảo hiểm
ở nước ta là 25 BNN Trong thực tế, số BNN ở nước ta còn nhiều hơn nhưngchưa được công nhận đưa vào danh mục BNN
Trang 91.4 Kiểm tra an toàn
Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức, kỹ thuật nhằm phòng ngừa tác động của những yếu tố cơ bản gây ra cho người lao động
1.5 Một số khái niệm thuật ngữ chuyên ngành rà phá bom mìn
+ Bom là một thiết bị nổ tạo ra và giải phóng năng lượng của nó một
cách cực kỳ nhanh chóng thành một vụ nổ và sóng xung kích mãnh liệt mangtính phá huỷ
+ Mìn gọi đầy đủ là mìn quân dụng là một dụng cụ nổ, được bố trí tại
những vị trí cố định, thường được kích hoạt nhờ tác động, trực tiếp cũng nhưgián tiếp của chính "nạn nhân" mục tiêu
+ Dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ sau chiến tranh (DTXLBMVN) là mộtcông việc đặc biệt nguy hiểm có tính đặc thù riêng mang tính trách nhiệmcao, đây là nhiệm vụ chính trị có ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự an toàn xãhội, không đơn thuần như các hoạt động kinh tế xã hội khác, chỉ có các lựclượng Công binh chuyên trách có đủ năng lực (về con người và trang thiết bị)mới được giao thực hiện nhiệm vụ này
DTXLBMVN là nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, nguy hiểm, độc hại có ảnhhưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của những người làm nhiệm vụnên yêu cầu phải có chế độ đãi ngộ riêng, công việc DTXLBMVN được thựchiện trên phạm vi cả nước ở tất cả các loại địa hình khác nhau (trên cạn hoặcdưới nước, vùng biển hoặc hồ ao sông ngòi, trung du, miển núi hoặc đồng
bằng, ở những khu dân cư thưa thớt hoặc thành thị …) tại tất cả những nơi có
ảnh hưởng của chiến tranh Kết quả của công việc DTXLBMVN và quá trình
tổ chức thực hiện có quan hệ trực tiếp đến an toàn tính mạng con người, tàisản, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
+ Những người làm nhiệm vụ DTXLBMVN phải có tinh thần trách nhiệmcao, tuyệt đối chống tư tưởng chủ quan đơn giản, triệt để tuân thủ Quy trình
Trang 10kỹ thuật, không được làm tắt hoặc bỏ qua các bước Không được chạy theonăng suất đơn thuần dẫn tới làm dối, làm ẩu, để sót bom-mìn-vật nổ; xảy ramất an toàn trong khi thi công DTXLBMVN, trong suốt quá trình xây dựng
và sử dụng lâu dài của công trình sau này Các loại máy, khí tài, trang bị dùngcho nhiệm vụ DTXLBMVN phải đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, phảithường xuyên kiểm tra, kiểm định tình trạng kỹ thuật, phải thay thế ngay cácchi tiết và bộ phận không bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật và thiếu đồng bộ(việc kiểm định sẽ do đơn vị được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ thực hiện).Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra chất lượngcác trang thiết bị dò tìm, kiểm tra trình độ chuyên môn của các nhân viên kỹthuật kiểm tra chất lượng công trình, kiểm tra việc chấp hành các quy tắc antoàn để kịp thời loại trừ những sai sót Phải định kỳ kiểm tra theo phươngpháp xác suất, thông thường diện tích kiểm tra không ít hơn 1% tổng số diệntích đã DTXLBMVN
+ Trang thiết bị an toàn bao gồm:
- Bộ quần áo giáp bảo vệ gồm quần áo giáp, mũ bảo hiểm, giầy chốngmìn, kính, khăn
- Bộ đàm cầm tay phục vụ liên lạc giữa các tổ trong quá trình dò tìm, nó
Trang 11- Máy cưa cắt bê tông cầm tay sử dụng khi cần tách các chướng ngại vật
là bê tông, gạch đá để tiến hành dò tìm bom đạn ở phía dưới các chướng ngạivật đó.thuyền trung), 380A (thuyền đại) và thuyền cao su đáy composit
- Thiết bị định vị vệ tinh
- Ngoài ra còn có một số thiết bị tháo gỡ ngòi nổ và cưa sắt đa năngdùng để vô hiệu quá khả năng sát thương của bom mìn
2 Quy trình quản lý an toàn lao động
2.1 Quản lý an toàn lao động.
Bộ luật Lao động Việt Nam có quy định: “Quản lý ATLĐ là quản lýviệc chấp hành pháp luật và đảm bảo ATLĐ Đưa ra các giải pháp nhắm cảithiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khoẻ người lao động, ngăn chặn vàgiảm thiểu TNLĐ, BNN và ô nhiễm môi trường Nâng cao tinh thần nhậnthức và tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, bảo hiểm lao động, vệ sinh laođộng đảm bảo an toàn tính mạng người lao động và tài sản của nhà nước,hạnh phúc của nhân dân, góp phần vào xây dựng sự phá triển bền vững củaquốc gia
Có thể nói bản chất của quản lý an toàn lao động chính là quá trình quản
lý rủi ro vì các tai nạn luôn có thể xảy ra và không có bất kỳ trường hợp nàongoại Quy trình quản lý an toàn lao động giống như mọi quy trình quản lýhiện nay, đều tiến hành theo các bước cơ bản sau: lập kế hoạch, tổ chức, lãnhđạo và kiểm tra Đây được coi là những chức năng chung nhất đối với nhàquản lý không phân biệt cấp bậc, ngành nghề, quy mô lớn nhỏ của tổ chức vàmôi trường xã hội
Trang 12Hình 1.1 Sơ đồ quy trình quản lý an toàn Lao động:
(Nguồn: Phòng hành chính tổ chức)
2.2 Lập kế hoạch an toàn lao động
Lập kế hoạch ATLĐ là một phần không thể thiếu được trong chỉ tiêu kếhoạch sản xuất của xí nghiệp Theo Nghị Định 181 của Chính Phủ ngày17/12/2004 quy định về việc lập kế hoạch an toàn Lao động phải được tiếnhành đồng thời cùng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp và đồng thời phảixét duyệt cả hai kế hoạch này cùng một thời kỳ nhằm đảm bảo an toàn chongười lao động
Lập kế hoạch ATLĐ nhằm định ra những công việc sẽ làm bằng nhữngphương pháp, công cụ và nguồn lực khác nhau để đạt được mục tiêu cuốicùng, và mục tiêu cuối cùng là sự an toàn ở mức độ cao nhất cho người laođộng ở mỗi doanh nghiệp, dự trù về các mặt: thiết bị kỹ thuật an toàn, thiết bị
vệ sinh công nghiệp, tuyên truyền, huấn luyện tới cán bộ, công nhân viên của
tổ chức đó về an toàn lao động
Căn cứ để lập kế hoạch ATLĐ:
+ Nhiệm vụ và phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hìnhlao động của năm kế hoạch
+ Những thiếu sót tồn tại trong công tác bảo hộ lao động và an toàn laođộng được rút ra từ các vụ TNLĐ, cháy nổ, BNN, từ báo cáo kiểm điểm việcthực hiện công tác an toàn lao động năm trước
+ Các kiến nghị phản ánh của người lao động, ý kiến của tổ chức công
đoàn và kiến nghị của các đoàn thanh tra kiểm tra
Lập kế hoạch Tổ chức Lãnh đạo Kiểm tra
Trang 13Kế hoạch ATLĐ phải bao gồm: Mục tiêu, biện pháp, công cụ, kinh phí,thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện Đối với công việc phátsinh trong năm kế hoạch thì phải xây dựng kế hoạch bổ sung phù hợp với nộidung công việc.
hệ thống riêng rẽ nhằm thực hiện các mục tiêu về ATLĐ được đưa ra trongbản kế hoạch ATLĐ Khi có sự phối hợp trong tổ chức thì mỗi các nhân sẽkhông theo đuổi mục tiêu riêng của mình mà hướng hành động của mình theomục tiêu chung của cả tổ chức
Các công cụ dùng để phối hợp:
+ Các kế hoạch ATLĐ: với các chiến lược, chính sách về an toàn, BNN, các
dự án về thiết bị chăm sóc sức khỏe cho người lao động, các quy tắc, quy chế,thủ tục, hoạt động của các bộ phận và con người sẽ ăn khớp với nhau nhờ tínhthống nhất mục tiêu và các phương thức hành động
+ Hệ thống tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật: đảm bảo phối hợp nhờ
sự chuẩn hóa các kết quả an toàn lao động, sự chuẩn hóa về quy trình thựchiện, sự chuẩn hóa về các kỹ năng đảm bảo cho quá trình thực hiện công việcđược hiệu quả và an toàn
+ Các công cụ cơ cấu: có những hình thái cơ cấu tạo điều kiện dễ dàng chogiao tiếp theo chiều dọc và theo chiều ngang Tùy vào cơ cấu của tổ chức đó
mà có thể tăng cường hoặc giảm thiểu sự phối hợp trong hoạt động
Trang 14+ Giám sát trực tiếp: phối hợp được thực hiện bởi người lãnh đạo thôngqua việc trực tiếp giám sát cấp dưới thực hiện quy trình ATLĐ và đưa ra cácmệnh lệnh buộc cấp dưới phải thực hiện trong khuân khổ nhất định
+ Các công cụ của hệ thống thông tin, truyền thông và tham gia quản lý vớinhững phương diện cơ bản
+ Văn hóa tổ chức: là hệ thống nhận thức về an toàn lao động, là nhữngnghi lễ hàng ngày, những điều cấm kỵ là keo dính gắn kết các bộ phận, conngười trong tổ chức lại với nhau thành một thể thống nhất, làm tăng khả năngphối hợp trong tổ chức để đạt được mục đích an toàn chung trong quá trìnhsản xuất
Việc phân chia nhiệm cho mỗi phòng ban, mỗi các nhân thực hiện quy trình
an toàn lao động cần căn cứ vào mục tiêu, phương pháp thực hiện và quantrọng nhất là căn cứ vào kế hoạch sản xuất của tổ chức để thực hiện công việcmột cách đồng bộ và hiệu quả
Về bản chất tổ chức là việc thực hiện phân công lao động, phân bổ nguồnlực một cách khoa học, là cơ sở để thực hiện quy trình quản lý an toàn laođộng Với chức năng tạo khuân khổ cơ cấu và nhân lực quản lý cho quá trìnhtriển khai kế hoạch an toàn, công tác tổ chức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,quyết định phần lớn sự thành công của quy trình an toàn trong tổ chức
2.4 Lãnh đạo
Lãnh đạo là việc chỉ ra chủ trường, đường lối, mục đích, tính chất nguyêntắc hoạt động của một hệ thống trong các điều kiện môi trường nhất định Lãnh đạo là một hệ thống tổ chức gồm năm yếu tố: người lãnh đạo, người
bị lãnh đạo, mục đích của hệ thống, các nguồn lực (ngoài con người) và môitrường bên ngoài Lãnh đạo là một quá trình nó biến chuyển tuỳ thuộc vào
Trang 15mối quan hệ giữa 5 yếu tố kể trên trong thời gian và không gian nhất định.Các phương pháp lãnh đạo thường dùng trong quy trình quản lý ATLĐ
- Các phương pháp giáo dục, vận động, tuyên truyền về an toàn lao động:phương pháp này tác động vào nhận thức tình cảm của người lao động nhằmnâng cao tính tự giác, sự nhiệt tình của họ trong việc thực hiện đúng quy tắc,chuẩn mực ATLĐ Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục do đóviệc thuyết phục được người lao động áp dụng quy trình an toàn đúng hay sai
là dựa hoàn toàn vào nhận thức của người lao động và cách thức thuyết phụccủa người lãnh đạo
- Phương pháp hành chính: phương pháp tác động vào hệ thống tổ chức, kỷluật của tổ chức Dựa vào những văn bản quy định ATLĐ và BHLĐ nhà lãnhđạo sẽ đưa ra quyết định rứt khoát đòi hỏi mọi người trong hệ thống phải chấphành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng Để hệ thốngATLĐ hoạt động hiệu quả đòi hỏi người ra quyết định phải có những căn cứkhoa học, sáng suốt và phải nắm vững về quy trình quản lý ATLĐ nhằm tránhnhững quyết định không tập trung, không hiệu quả
- Phương pháp kinh tế: là các phương pháp tác động gián tiếp và đối tượngquản lý thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị quản lý tự lựa chọnphương án hoạt động trong phạm vi an toàn và hiệu quả nhất Trong công tácquản lý ATLĐ thì việc sử dụng các định mức kinh tế, các biện pháp đòn bẩy,kích thích kinh tế để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích người lao động vừa sảnxuất hiệu quả vừa sản xuất an toàn Bằng các chế độ thưởng, phạt vật chất,trách nhiệm kinh tế rõ ràng, chặt chẽ sẽ hạn chế các vụ vi phạm ATLĐ đồngthời cũng khuyến khích các hoạt động phát triển hệ thống an toàn lao độngnhằm nâng cao chất lượng lao động
Trong quy trình quản lý chức năng lãnh đạo giúp quá trình thực hiện kếhoạch đi đúng hướng, đúng mục tiêu, chức năng lãnh đạo giúp tránh sự lãngphí, dàn chải và không hiệu quả trong hoạt động của tổ chức
Trang 162.5 Kiểm tra
Kiểm tra là quá trình xem xét các hoạch động nhằm mục đính làm cho các
hoạt động đạt kết quả tốt hơn đồng thời kiểm tra giúp phát hiện những sai sót,lệch lạc để có biện pháp khắc phục, bảo đảm cho các hoạt động đi đúng hướng Việc doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức kiểm tra công tácVSATLĐ và phòng cháy chữa cháy trong đơn vị mình được coi là tự kiểm tra
về ATLĐ
Kiểm tra về ATLĐ nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót về ATVSLĐ, vềPCCC để có biện pháp khắc phục, là hệ thống các biện pháp và phương tiện
về tổ chức, kỹ thuật nhằm phòng ngừa tác động của những yếu tố cơ bản gây
ra cho người lao động
Tự kiểm tra còn có tác dụng giáo dục, nhắc nhở người sử dụng lao độngnâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành luật pháp nhà nước về laođộng; nâng cao khả năng phát hiện các nguy cơ gây TNLĐ, BNN và phát huytinh thần sáng tạo, tự lực trong công việc tổ chức thực hiện các nội dung; tựkiểm tra phải nghiêm túc, kỹ lưỡng tránh hình thức
- Nội dung kiểm tra
Công tác kiểm tra ATLĐ của các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanhbao gồm:
+ Việc thực hiện các quy định về bảo hiểm lao động như: khám sức khỏeđịnh kỳ cho người lao động, khám phát hiện BNN; thời gian làm viêc, thờigian nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật…
+ Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình bà biện pháp an toàn, sổ ghi biên bảnkiểm tra, sổ ghi kiến nghị
+ Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, biện pháp an toàn
Trang 17+ Tình trạng an toàn, vệ sinh của máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tang vànơi làm việc như: che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin tưởng của cơ cấu
an toàn, chiếu sáng, chống nóng, chống bụi, chống ồn…
+ Việc sử dụng bảo quản trang thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhântrong lao động, phương tiện kỹ thuật PCCC, thiết bị y tế…
Kiểm tra là chức năng quan trọng của nhà quản lý, kiểm tra là công cụquan trọng để nhà quản lý phát hiện ra sai sót và có biện pháp điều chỉnh kịpthời, mặt khác thông qua kiểm tra các hoat động có thể được thực hiện tốt hơn
và giảm bớt được những sai sót nảy sinh
- Một số hình thức kiểm tra:
+ Kiểm tra toàn diện
+ Kiểm tra chuyên đề
+ Kiểm tra sau đợt nghỉ dài ngày
+ Kiểm tra định kỳ
Có thể thấy kiểm tra không phải là hoạt động đan xen mà là một quá trìnhliên tục về thời gian và bao quát về không gian, nó là yếu tố thường trực củanhà quản lý ở mọi lúc mọi nơi
3.6 Các yếu tố tác động tới quy trình quản lý an toàn lao động
Các yếu tố chủ quan
- Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức có sự phân cấp rõ ràng thì thuận tiện cho công tác tổ chức
kế hoạch và các công tác của quy trình quản lý an toàn lao động Bên cạnh đó
có sự phối hợp giữa các phòng ban được chặt chẽ hay không cũng phụ thuộcrất lớn vào cơ cấu của tổ chức đó nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc quytrình an toàn lao động có được thực hiện đồng bộ hay không
Trang 18- Trình độ quản lý
Trình độ của của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp tới quy trình quản lý
an toàn lao động Nó được thể hiện rõ ràng trong từng bước thực hiện côngviệc và kết quả của công việc đó, cách thức thực hiện công việc của nhân viêncũng một phần thể hiện khả năng và tính cách của nhà quản lý đó Do đó nhàlãnh đạo tốt thì khâu tổ chức tốt dẫn đến cả quy trình cũng được thực hiện tốt
- Trình độ người lao động
Các mục tiêu an toàn, các phương pháp thực hiện để đạt mục tiêu an toànđều liên quan trực tiếp tới người lao động Người lao động có tay nghề, cókiến thức về ATLĐ thì việc thực hiện quy trình an toàn sẽ được dễ dàng hơn
và đồng bộ hơn Người lao động là lao động phổ thông khi đó cả tay nghề vàkiến thức an toàn đều rất hạn chế, do đó mà công tác thực hiện quy trình khókhăn hơn và mất nhiều thời gian hơn
- Nguồn kinh phí thưc hiện
Để thực hiện được quy trình an toàn thì cần phải có nguồn kinh phí bảo đảm,khi nguồn kinh phí thiếu hụt sẽ dẫn đến sự không liền mạch và không hiệuquả Nguồn kinh phí chủ yếu là do tổ chức tự thực hiện do đó sẽ dẫn tới giảmlợi nhuận cho tổ chức dẫn đến tổ chức sẽ trích kinh phí hạn chế chế cho việcthực hiện quy trình quản lý an toàn lao động
Các yếu tố khách quan:
- Môi trường làm việc
Môi trường làm việc cũng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quy trình quản
lý an toàn lao động Về mặt khoảng cách và phạm vi hoạt động của tổ chứcđòi hỏi thông tin phải kịp thời khi đó việc thực hiên quy trình mới đồng bộ vàtoàn diện
Trang 19- Chiến lược phát triển dài hạn của tổ chức được tổ chức xây dựng để qua
đó xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trong đó có kế hoạch an toàn lao động.Các mục tiêu được đưa ra đều phải căn cứ trên cơ sở của mục tiêu chung, mụctiêu dài hạn của tổ chức
- Các chính sách của nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các chế độ chongười lao động Các chính sách này cũng là căn cứ để đưa ra các phơng phápquản lý hành chính hiệu quả
- Khó khăn và thuận lợi khi áp dụng quy trình quản lý an toàn lao động + Quy trình đơn giản, rõ ràng dễ xây dựng và thực hiện
+ Quy trình được áp dụng phổ biến cho mọi loại hình các doanh nghiệp vàcác cơ sở sản xuất kinh doanh
+ Đã được sự đồng tình ủng hộ của các cấp lãnh đạo bộ, cơ quan nhà nước
về quy trình quản lý an toàn lao động và đã được cụ thể hoá thành văn bảntrên nhiều ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực có nguy cơ tai nạn laođộng và mắc bệnh nghề nghiệp cao như rà phá bom mìn
+ Đòi hỏi người quản lý phải có trình độ để đảm bảo được sự đồng bộgiữa các bước Ngoài tiêu chuẩn của chính doanh nghiệp mà nhà quản lý cần phải
áp dụng hệ thống tiêu chuẩn về an toàn cho các thiết bị, máy móc và môi trườnglàm việc chung của các cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước
Trang 20vi cả nước; chịu trách nhiệm về sự an toàn của dự án, công trình trong quátrình xây dựng và khai thác sử dụng có liên quan đến vấn đề bom, mìn, vậtnổ” Để thực hiện được công việc khó khăn và nhiều nguy cơ tai nạn này, cầnphải có đội ngũ chuyên gia và nhân lực có trình độ tay nghề và được đảm bảo
an toàn ở mức cao nhất Cũng cùng vấn đề này “quyết định” cũng đặc biệtnhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý an toàn lao động trong công tác
rà phá và xử lý bom mìn, yêu cầu các cơ quan chức năng phải có quy trìnhquản lý an toàn lao động đồng bộ và hiệu quả nhất
Ban đầu dựa trên cở sở là đội 97 thuộc Tổng công ty xây dựng TrườngSơn, hoạt động dưới sự chỉ đạo của công ty nhỏ và với quy mô nhỏ Nay do
Trang 21quốc gia, trên cơ sở đó Xí nghiệp 97 thành lập theo quyết định số BQP ngày 24/09/1999 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ban lãnh đạo công tyban đầu gồm có:
- Thiếu tá Nguyễn Phúc Hậu - Chức vụ: Giám đốc
- Thiếu tá Nguyễn Văn Lợi - Chức vụ: Phó giám đốc
- Thiếu tá Nguyễn Văn Tú - Chức vụ: Phó giám đốc
- Trung uý Nguyễn Văn Sơn- Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật
Với nhiệm vụ chính là rà phá và xử lý bom mìn, sự ra đời của Xí nghiệp sẽgiúp cho việc loại bớt hậu quả chiến tranh trên đất nước ta được thuận lợihơn
Thông tin về Xí nghiệp:
- Tên giao dịch: Xí nghiệp 97- Tổng công ty xây dựng Trường Sơn.
- Địa chỉ: Xã Ngọc Hồi- Huyện Thanh Trì- TP Hà Nội.
- Số điện thoại: 0436 86 58 59.
- Fax: 0436 86 58 59.
Là đầu ngành toàn quân, làm tham mưu cho Binh chủng Công binh và
Bộ Quốc phòng về kỹ thuật dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ, huấn luyệnchuyên môn kỹ thuật chuyên ngành Xí nghiệp 97 là tổ chức nghiên cứu,ứng dụng, trực tiếp triển khai việc xử lý và dò tìm bom mìn, đạn dược, vật
nổ Trong những năm gần đây, Xí nghiệp đã thực hiện khảo sát, dò tìm và
xử lý bom mìn, vật nổ bảo đảm an toàn cho nhiều dự án cấp nhà nước,công trình giao thông, thủy điện, thủy lợi, mặt bằng khu công nghiệp, mặtbằng xây dựng cầu cảng, các tuyến đường ống dẫn dầu khí, hệ thông cápquang trên sông, trên biển ở độ sâu khác nhau với diện tích hàng vạn ha,thu hồi và xử lý hàng ngàn tấn bom đạn các loại Với năng lực chuyênngành sẵn có của Binh chủng Công binh về việc dò tìm xử lý và ứng dụng
Trang 22bom, mìn, vật liệu nổ Kế thừa kinh nghiệm và phát huy những thế mạnh vềtrang thiết bị, con người trong lĩnh vực rà phá, xử lý ứng dụng bom, mìn,vật nổ, Xí nghiệp 97 đã tham gia dò tìm, xử lý bom, mìn, vật liệu nổ chocác công trình xây dựng trọng điểm của Quốc gia và một số công trình Liêndoanh với nước ngoài để đảm bảo cho độ an toàn cho việc thi công cũngnhư sử dụng lâu dài của công trình Dưới đây là các công trình tiêu biểu Xínghiệp 97 đã thi công trong thời gian gần đây.
Bảng1.1: Các công trình tiêu biểu của Xí nghiệp 97 đã thực hiện
trong thời gian qua như sau:
(Ha)
5 Công trình đường xuyên Á, cầu Bắc Mỹ thuận 1500
Trang 23đơn vị quyết thắng từ 2000 đến 2006, từ 1999-2006 liên tục đạt tiêu chuẩnđơn vị vững mạnh toàn diện Xí nghiệp đã nhận được nhiều Bằng khen, Giấykhen của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Công binh và một số Bộ, Ngành và địaphương về thành tích hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Sau khi được thành lập, trước những nhu cầu ngày càng to lớn của việctìm kiếm và dò phá bom mìn phục vụ cho công cuộc xây dựng và tái thiết đấtnước mà xí nghiệp đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động và mở rộngquy mô của Xí nghiệp, qua nhiều năm phấn đấu và trưởng thành hiện nay Xínghiệp đã có cơ cấu tổ chức tương đối hoàn chỉnh
Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy của xí nghiệp 97:
(Nguồn: phòng hành chính tổ chức)
Giám đốc Thượng tá: Ng Phúc Hậu
P.giám đốc
Thiếu tá: Lê Viết Quân
P.giám đốc Trung tá: Ng Văn Tú P.giám đốcThiếu tá: Ng Văn Định
Trưởng P kỹ thuật
Đại uý: Ng Văn Sơn
Trưởng P kế toán
Lê văn Các P hành chính tổ chứcHoàng Xuân Hưng Kho vật tưThượng úy: Ng Văn Hải
Đội thi công I Thượng uý: Lê Kiêu Hãnh Đội thi công II
Thượng uý: Ng Văn Toàn
Trang 241.2 Phương thức hoạt động
Xí nghiệp được tổ chức theo nguyên tắc làm việc theo cơ chế một Thủtrưởng Giám đốc có quyền quyết định cao nhất và quyền hạn được quy địnhgiảm dần theo cấp quản lý
- Giám đốc Thượng tá Nguyễn Phúc Hậu chịu trách nhiệm các hoạt độngcủa Xí nghiệp trước tổng công ty và trước Binh Đoàn 12 bộ quốc phòng vàgiám đốc có quyền quyết định mọi công việc của xí nghiệp
- Các phó giám đốc chịu trách nghiệm trước Giám đốc về các mảng hoạtđộng và các khu vực hoạt động trong đó:
+ Phó giám đốc Thiếu tá Lê Viết Quân kiêm bí thư đảng uỷ, chịu tráchnhiệm các hoạt động đảng bộ trong toàn Xí nghiệp, đồng thời phụ trách nhậnthầu các công trình và tiến hành tổ chức hoạt động thi công khu vực phía Nam + Phó giám đốc Trung tá Nguyễn Văn Tú phụ trách các hoạt động thầu vàthi công khu vực phía Bắc
+ Phó giám đốc Thiếu tá Nguyễn Văn Định phụ trách 2 đội thi công vàkhu vực miền Trung
Các Phòng ban chức năng:
- Phòng Kế toán
Với 5 thành viên trong đó Ông: Lê Văn Cáp kế toán trưởng Có nhiệm vụhoạch toán chi phí và lợi nhuận cho Xí nghiệp đồng thời hoạch toán tiềnlương cho cán bộ và nhân viên của Xí nghiệp, tất cả các số liệu thống kê đềuphải trình lên giám đốc ngày 15 hàng tháng Phòng còn có nhiệm vụ kết hợpvới phòng kỹ thuật xây dựng các hồ sơ thầu và đánh giá dự án
Trang 25- Phòng Kỹ thuật
Phòng Kinh tế- Kỹ thuật gồm có 7 thành viên và trưởng phòng là Đại uý:Nguyễn Văn Sơn Phòng có nhiệm vụ chính là đánh giá các dự án để xâydựng hồ sơ thầu Sau khi đã hoàn thành việc đấu thầu, phòng sẽ bóc tách từngkhối lượng công việc cụ thể, giao cho bên phòng kế toán hạch toán chi phí vàbên phòng hành chính tổ chức triển khai nguồn nhân lực
- Phòng Hành chính tổ chức
Phòng gồm 4 thành viên do anh Hoàng Xuân Hưng làm trưởng phòng.Công việc chính là xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực cho toàn xí nghiệp, cụthể là phải điều phối nhân viên của Xí nghiệp đi các công trình trên toàn quốc
và đòi hỏi không xảy ra sự trùng lặp và thiếu hụt nguồn nhân lực khi thựchiện đồng loạt nhiều dự án một lúc.Bên cạnh đó Phòng còn xây dựng bảngchấm công để trình giám đốc và phòng kế toán để hoạch toán tiền lương chonhân viên
- Kho vật tư: Trưởng kho Thượng uý Nguyễn Văn Hải, phòng vật tư cónhiệm vụ cất giữ và cũng cấp các thiết bị, vật dụng, quân tư trang để phục vụ chocông tác rà phá và xử lý bom mìn của toàn xí nghiệp Bên cạnh đó kho vật tưcòn là nơi cất giữ và xử lý các hiện vật thu giữ được cụ thể là các hiện vật nhưbom, mìn, đầu đạn đã đựơc tìm thấy trong quá trình rà phá của Xí nghiệp Khovật tư chỉ do một người quản lý và chỉ mở theo lệnh của giám đốc
- Hai đội thi công bao gồm đội thi công I và đội thi công II
+ Đội thi công I do Thượng uý Lê Kiêu Hãnh là đội trưởng Đội thi công Itrực tiếp thực hiện nhiệm vụ rà phá và xử lý bom mìn tại khu vực miền trung
và miền Nam, hiện đội thi công I có 30 nhân công, đội thi công I chịu sự quản
lý trực tiếp của P.giám đốc Thiếu tá Lê Viết Quân Trong quá trình thi công sẽphải xin chỉ thị của cấp trên và thực hiện theo đúng kế hoạch đã đặt ra
Trang 26+ Đội thi công II do Thượng uý Nguyễn Văn Toàn làm đội trưởng Đội thicông II hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của P.giám đốc Thiếu tá NguyễnVăn Định, công việc chủ yếu là nhận thi công các công trình khu vực phíabắc Hiện tại, đội thi công II có 23 thành viên.
1.3 Quy trình rà phá và xử lý bom mìn
Quy trình kỹ thuật dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ ban hành kèm theoquyết định số 95/2003/QĐ-BQP ngày 7/8/2003 Tiêu chuẩn của phân đội dòtìm, xử lý bom mìn, vật nổ:
- Nêu rõ các tiêu chuẩn của người chỉ huy phân đội và từng chiến sỹ làmnhiệm vụ dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ Người chỉ huy phân đội làm nhiệm
vụ dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ nhất thiết phải được đào tạo Đội trưởng ràphá bom mìn và được Binh chủng Công binh cấp chứng chỉ
- Phân đội làm nhiệm vụ dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ phải đủ quân số,trang bị phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, theo phương án thi công được duyệt,đồng thời phải có đủ các trang bị bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn và phòngchống cháy nổ
- Khảo sát, thu thập các số liệu, đánh dấu phạm vi dò tìm xử lý vật nổ
+ Từ các tài liệu được cung cấp hoặc giao nhận trên thực địa, trên bản đồtiến hành đóng một số cọc mốc bằng bê tông cốt thép đánh dấu ranh giới, vẽ
sơ đồ khu vực
+ Tiến hành khảo sát tại thực địa:
- Lập phương án thi công dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ
+ Phương án thi công phải thể hiện rõ: nhiệm vụ chung, địa điểm tìnhhình có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ: khối lượng thi công cụ thể, biện