DANH MỤC BẢNGBảng 2.1: Tốc độ tăng GDP hàng năm của Hải Phòng và cả nước Bảng 2.2: Giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố Bảng 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công ng
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO ĐỊA BÀN TỈNH 3
1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
1.1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
1.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn thành phố 14
1.2.1 Một số lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài 14
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn thành phố 16
CHƯƠNG 2 20
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 20
2.1 Khái quát về thành phố Hải Phòng trong mối quan hệ với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 20
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên 20
2.1.2 Về môi trường pháp lý 22
2.1.3 Về điều kiện kinh tế xã hội 22
2.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng 29
2.2.1 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm bổ sung lượng vốn thiếu hụt cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố 30
2.2.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố 31
2.2.3 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu, tạo thêm việc làm và đóng góp vào nguồn thu ngân sách của thành phố 32
2.3 Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010 34
Trang 22.3.1 Các bên có liên quan trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố
Hải Phòng 34
2.3.2 Khái quát về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010 38
2.3.4 Phân tích thành công và hạn chế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010 49
CHƯƠNG 3 56
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 56
3.1 Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố 56
3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng 56
3.1.2 Phân tích SWOT với thành phố Hải Phòng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 59
3.1.3 Một số định hướng chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hải Phòng 62
3.2 Một số giải pháp đề xuất tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 – 2015 66
3.2.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển và định hướng đầu tư 67
3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật 67
3 2.4 Nhóm giải pháp về môi trường pháp lý 69
3 2.5 Nhóm giải pháp cải cách thủ tục hành chính 70
3 2.6 Nhóm giải pháp tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường 70
3 2.7 Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 71
3.2.8 Những giải pháp khác 72
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tốc độ tăng GDP hàng năm của Hải Phòng và cả nước
Bảng 2.2: Giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp
Bảng 2.4: Tỉ lệ vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội thành phố Hải PhòngBảng 2.5: Tình hình thu hút vốn FDI
Bảng 2.6: Tỉ trọng các hình thức đầu tư phân theo số dự án và số vốn đầu tư
Bảng 2.7: Kết quả thu hút FDI theo đối tác
Bảng 2.8: Kết quả thu hút vốn FDI theo phân ngành
Bảng 2.9: Kết quả thu hút FDI theo lĩnh vực đầu tư
Bảng 3.1: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng đến năm 2020Bảng 3.2: Nhu cầu vốn đầu tư
Bảng 3.3: Dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng GDP hàng năm của Hải Phòng và cả nước
Biểu đồ 2.2: Vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế
Biểu đồ 2.3: So sánh tốc độ tăng trưởng FDI với tốc độ tăng trưởng GDP
Biểu đồ 2.4 : Giá trị XK khu vực FDI so với khu vực kinh tế địa phương
Biểu đồ 2.5 : Tổng số lao động Việt Nam trong doanh nghiệp FDI ở Hải PhòngBiểu đồ 2.6: Tổng vốn đầu tư đã thu hút
Biểu đồ 2.7: Kết quả thu hút FDI theo hình thức đầu tư (Theo số dự án)
Biểu đồ 2.8: Kết quả thu hút FDI theo hình thức đầu tư (Theo số vốn đầu tư)
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
NGO Tổ chức phi chính phủ
WTO Tổ chức thương mại thế giới
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã xác định được chiến lượcxây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nòng cốt làkinh tế quốc doanh Thực hiện chủ trương trên, nhà nước ta đã vận dụng mọi yếu tốnội lực và ngoại lực để từng bước đưa nền kinh tế quốc dân tiến lên Trong điềukiện nội lực nước ta còn hạn chế thì sự tác động của các yếu tố bên ngoài chính làđộng lực to lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển Một trong những yếu tố bên ngoài
có thể tác động trực tiếp đến nền kinh tế quốc nội và mang lại hiệu quả cao chính làvốn đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể thiếu trongtổng vốn đầu tư kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, là điều kiện cần thiết để khai thác
và phát triển nguồn lực trong nước Cùng với quá trình toàn cầu hóa, vai trò của đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng trở nên quan trọng đối với một nước đangphát triển như Việt Nam FDI có vai trò quan trọng trong hoạt động cung cấp vốn,công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra những năng lực sản xuất mới, nângcao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhậpquốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một bộ phận trong chính sách
mở cửa nhằm góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từng nước xâydựng Việt Nam thành một nước công nghiệp, đúng như chủ trương đã được ĐảngChính phủ đề ra tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đó là một chủ trươngđúng đắn và cần thiết, phù hợp với xu thế chung trên thế giới và thực tiễn phát triểnnước ta
Trước sự chuyển mình vươn lên của kinh tế cả nước thì thành phố Hải Phòngluôn chứng tỏ là một trong những ngọn cờ đi đầu và là một thành phố cảng có kinh
tế phát triển mạnh bên cạnh Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt trong lĩnhvực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Từ đó, em lựa chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2015” để làm chuyên đề tốt nghiệp Bài
viết này tập trung nghiên cứu thực trạng thu hút FDI tại Hải Phòng giai đoạn
2006-2010, qua đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp và khả thi trong giai đoạn
2011-2015 để hoạt động thu hút FDI đạt hiệu quả cao hơn
Trang 6em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cũng như các anh chị đểchuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Trang 7CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO ĐỊA BÀN TỈNH
1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư vớinhững quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trựctiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”.Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lýdoanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó
Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển UNCTAD cũng đưa ramột khái niệm về FDI Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm luồng vốn được cung cấp(trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nướcngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhậnđược từ doanh nghiệp FDI FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu
tư và các khoản vay trong nội bộ công ty
Theo các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa: đầu tư trưc tiếp nước ngoài là người
sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác Đó làmột khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnhhưởng quyết định đối vớ thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trongthực thể kinh tế ấy
Theo quan niệm có tính tổng quan, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loạihình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trựctiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn Sự ra đời và phát triển của đầu tưtrực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công laođộng quốc tế
Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam “Đầu tư trực tiếp nước ngoài làviệc các tổ chức và cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoàihoặc bất kì tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanhtrên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp100% vốn nước ngoài”, theo Luật đầu tư 2005 thì “FDI là việc nhà đầu tư nướcngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành các hoạt
Trang 8động đầu tư theo quy định của Luật này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu
là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếpnước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhàđầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó
để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tạiquốc gia đó, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình”
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Xuất phát từ khái niệm, có thể thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số đặcđiểm sau:
- Các chủ đầu tư phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định, tùy theoluật đầu tư nước ngoài (tại Việt Nam, khi liên doanh, số vốn góp của bên nướcngoài phải lớn hơn hoặc bằng 30% vốn pháp định)
- Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn Đối với doanhnghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì quyền quản lý doanh nghiệp
và quản lý đối tượng hợp tác tùy thuộc vào mức vốn góp của các bên khi tham gia,còn đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì người nước ngoài (chủ đầu tư)toàn quyền quản lý doanh nghiệp
- Lợi nhuận của nhà đầut tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt độngkinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua việc xây dựng doanhnghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sátnhập các doanh nghiệp với nhau
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ gắn với di chuyển vốn mà còn gắnvới chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo rathị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư Nhà đầu tư cùng với việcđưa vốn còn đưa cả công nghệ, bí quyết công nghệ, kĩ năng tiếp thị, quản lý, đào tạonhân công và các năng lực trong sản xuất kinh doanh cũng như trong vấn đề quản lýdoanh nghiệp cho nước tiếp nhận vốn Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư banđầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà nó còn bao gồm cả vốn vaycủa doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư trích từ lợinhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Thông thường, đi kèmvới dự án FDI là ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất, nhập khẩu), chuyển giao
Trang 9công nghệ và di cư lao động quốc tế Di cư lao động quốc tế cũng góp phần vàoviệc chuyển giao kĩ năng quản lý của doanh nghiệp FDI.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanhquốc tế của các công ty đa quốc gia và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Chínhsách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quanđiểm hội nhập quốc tế về đầu tư, đây được coi là nhân tố kéo, mặc khác, các công ty
đa quốc gia, trong chiến lược phát triển của mình sẽ mở rộng phạm vi hoạt động khi
có điều kiện thích hợp
Bên cạnh đó, FDI còn có những đặc điểm cơ bản sau:
- FDI ít chịu sự chi phối của chính phủ: FDI do các nhà đầu tư hoặc doanh
nghiệp tư nhân thực hiện nên nó ít chịu sự chi phối của chính phủ, đặc biệt là nó ít
bị phụ thuộc và mối quan hệ giữa nước của chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư sovới các hình thức di chuyển vốn quốc tế khác
- FDI tạo được nguồn vốn dài hạn cho nước chủ nhà: FDI thường dài hạn
nên không dễ bị rút đi trong thời gian ngắn Do đó nước chủ nhà sẽ được tiếp nhậnmột nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không phải lo trả nợ
- Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư: trong thời
gian đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư, thành viênhội đồng quản trị và việc điều hành, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh đượcphân chia theo tỷ lệ góp vốn, quyền lợi của chủ đầu tư được gắn liền với lợi ích dođầu tư mang lại
- FDI là hình thức kéo dài “chu kì tuổi thọ sản xuất”, “ chu kì tuổi thọ kĩ
thuật” và “nội bộ hóa di chuyển kĩ thuật” FDI sẽ giúp cho doanh nghiệp chuyển
giao được công nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước cótrình độ công nghệ thấp hơn và từ đó kéo dài được chu kì sản xuất
- Các bên tham gia vào các dự án FDI thường có quốc tịch khác nhau và sử
dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau Vì mỗi quốc gia có ngôn ngữ riêng nên tất yếu
trong FDI sẽ có sự khác nhau về ngôn ngữ Đặc điểm này đòi hỏi phải sử dụng ngônngữ quốc tế và ngôn ngữ nước sở tại trong các văn bản của dự án và trong quá trìnhhoạt động của dự án
- Các dự án FDI chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau: một sự án
FDI càng có nhiều bên tham gia thì lại càng chịu sự chi phối của nhiều nguồn luậtkhác nhau, nhưng thông thường là sử dụng luật của nước chủ nhà, tuy nhiên, ở mộtmức độ nào đó, sự hoạt động của dự án vẫn chịu sự ảnh hưởng của luật pháp nước
Trang 10các bên tham gia đầu tư, luật quốc tế, luật khu vực Vì vậy, trong quá trình hội nhập
và phát triển, các quốc gia phải luôn có sự điều chỉnh và sửa đổi luật pháp của mìnhsao cho ngày càng gần và phù hợp với thông lệ quốc tế Điều này một mặt sẽ tạođiều kiện cho sự mở rộng giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, mặt khác sẽ tránhđược các tranh chấp, xung đột không đáng có trong quá trình hoạt động, quản lý các
dự án FDI
- Trong quá trình thực hiện các dự án FDI, có sự “cọ xát” giữa các nền văn
hóa khác nhau, sự “cọ xát” này đòi hỏi phải có sự giao hòa văn hóa giữa các bên
liên quan từ đó có được sự hợp tác tốt đẹp Điều này lý giải hiện tượng khi mới đầu
tư vào một thị trường nào đó, các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn hình thứcdoanh nghiệp liên doanh để giảm bớt rủi ro, nhưng khi đã tìm hiểu và rõ hơn về thịtrường đầu tư thì họ lại có xu hướng đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài để
có thể toàn quyền quyền định mà không muốn có sự phụ thuộc hay tranh chấp trongcác quyết định đầu tư
1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu
tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên
để tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam mà không thành lập pháp nhân mới.Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giữa đại diện có thẩm quyềncủa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và hoàn toàn khác với hợp đồngthương mại, hợp đồng giao nguyên liệu lấy sản phẩm và các hợp đồng khác ở chỗ
nó quy định rõ việc phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên Có thể nói, hợp táckinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức kinh doanh quốc tế,trong đó, liên kết giữa các đối tác tương đối lỏng lẻo Căn cứ pháp lý quan trọngnhất đối với các dự án đầu tư theo hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh và
hệ thống pháp luật nước sở tại
Đối với nước tiếp nhận:
- Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo ra thị trườngmới nhưng đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền điều hành dự án
- Nhược điểm: khó thu hút đầu tư, chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễsinh lời
Trang 11Đối với nước đầu tư:
- Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại vào những lĩnh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được như thị trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới vàxây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khác biệt về văn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư
- Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với đối tác nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại
Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tácthành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa chínhphủ nước ngoài hoặc do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanhnghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với chủ đầu tư nướcngoài trên cơ sở hợp đồng kinh doanh (Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế, hìnhthành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thốgn tài chính,luật pháp và bản sác văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn,quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảyra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cungứng dịch vụ, hoạt đọng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai
Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
- Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sản phẩm, đổi mớicông nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho ngưòi lao động làm việc và học tập kinh nghiệm quản lí của nước ngoài
- Nhược điểm: mất nhiều thời gian thương thảo các vấn đề liên quan đến dự án đầu
tư, thường xuất hiện mẫu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đối tác nước ngoài thường quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi khi liên doanh phải chịu thuathiệt vì lợi ích ở nơi khác; ngoài ra, thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương lai phát triển của liên doanh
Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
- Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại; được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lình vực bị cấm hoặc hạn chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà Không mất thời gian và chi phí cho việc
Trang 12nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ Chia sẻ được chi phí và rủi
ro đầu tư
- Nhược điểm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác; mất nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sản góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; không chủ độngtrong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh khó giải quyết khác biệt về tập quán, văn hoá
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữucủa nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tựquản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh (Theo Luật đầu tư nước ngoàitại Việt Nam) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hànhquản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện vềmôi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế luậtpháp, văn hóa, mức độ cạnh tranh…Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cáchpháp nhân là 1 thự thể pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại Thànhlập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
Đối với nước tiếp nhận:
- Ưu điểm: nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù doanh nghiệp bị lỗ; giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những linh vực khuyến khích xuất khẩu; tiếp cận được thị trường nước ngoài
- Nhược điểm: khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài đê nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp trong nước
Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
- Ưu điểm: chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp nhằm thực hiện được chiến lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai nhanh các dự án đầu tư; được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng phục vụ yêu cầu phát triểnchung của tập đoàn
- Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các cơ quan quản
lý Nhà nước nước sở tại
Trang 13Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT)
Là hình thức hợp tác mà văn bản được kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩmquyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài (có thể là tổ chức, cá nhân nướcngoài) để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhấtđịnh, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đócho phía Việt Nam Công trình này có thể là nhà máy điện, sân bay, cầu, cầuđường…Ngoài hợp đồng BOT còn có BTO, BT
Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựngchuyển giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm kháclà: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoàichuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chinh phủ nước chủ nhà dành cho quyềnkinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một thời gian đủ để hoàn lạitoàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về công trình đã xây dựng và chuyểngiao Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nướcngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà thanh toánbằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra và một tỉ lệlợi nhuận hợp lí Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đòng BOT, BTO, BTmặc dù hợp đồng dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đòng là các cơ quan quản lí nhànước ở nước sở tại Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp FDI khác, chủyếu áp dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; được hưởng các ưu đãi đầu tưcao hơn sơ với các hình thức đầu tư khác và điểm đặc biệt là khi hết hạn hoạt đọng,phải chuyển giao không bồi hoàn công trình cơ sở hạn tầng đã được xây dựng vàkhai thác cho nước sở tại
Đối với nước chủ nhà:
- Ưu điểm: thu hút được vốn đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu
tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước, đồng thời nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi dậy các nguồn lực trong nước
và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế
- Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát công trình Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu tư
Đối với đầu tư nước ngoài:
- Ưu điểm: hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm; chủ động quản lí, điều hành và tự chủ kinh doanh lợi nhuận, không bị chia sẻ và được nhà nước sở tại đảm bảo, tránh
Trang 14những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát.
- Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thương mại gặp nhiều khó khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức
Ngoài ra còn các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác như đầu tưthông qua mô hình công ty mẹ và con, hình thức công ty cổ phần, hình thức chinhánh công ty nước ngoài, hình thức công ty hợp doanh và hình thức đầu tư mua lại
và sáp nhập (M&A)
1.1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.4.1 Tác động tích cực
- Bổ sung vốn đầu tư cho phát triển: đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn bổ
sung vốn quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Thực tế cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài có những lợi thế hơnhẳn so với các hình thức huy động vốn khác như việc vay vốn nước ngoài luôn đicùng với một mức lãi suất nhất định và đôi khi trở thành gánh nặng cho nền kinh tếhoặc như các khoản viện trợ thường đi kèm với các điều kiện chính trị, can thiệpvào công việc nội bộ của nền kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra tác độngtích cực đối với việc huy động các nguồn vốn khác của nước chủ nhà Thêm vào đó,một nước mà tiếp nhận được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có thuận lợitrong việc huy động các nguồn ODA từ các nước và các nguồn vốn trong nhân dânnhờ có được lòng tin từ họ
- Chuyển giao công nghệ, tạo ra năng lực sản xuất mới, ngành mới, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: đầu tư trực tiếp chính là phương thức hiệu quả
nhất để phát triển công nghệ của các nước phát triển Cùng với phần cứng máy móc,thiết bị, nhà đầu tư sẽ cung cấp cả phần mềm bí quyết công nghệ và kĩ năng quản lýcho nước tiếp nhận Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước đang pháttriển không phải tốn kém cho đầu tư nghiên cứu mà vẫn có thể nâng cao năng lựcsản xuất của mình Năng suất lao động tăng lên đồng thời với sự xuất hiện củanhiều ngành mới mà trước đây tronhg nước chưa có khả năng phát triển Tất nhiên,cùng với sự phát triển của các ngành mới, lĩnh vực mới thì nhiều ngành cũng maimột dần do không có chỗ đứng để phát triển Từ đó, cơ cấu kinh tế của đất nướcngày một hợp lý hơn Dần dần, nước chủ nhà không những chỉ tiếp thu công nghệ
mà còn làm chủ công nghệ và phát minh, cải tiến công nghệ mới điển hình như cácnước công nghiệp mới Đứng về lâu dài thì đây chính là lợi ích căn bản nhất đối vớicác nước đang phát triển Thêm vào đó, nhờ có hoạt động đầu tư trực tiếp nước
Trang 15ngoài các nước sẽ tham gia ngày càng sâu hơn vào quá trình phân công lao độngquốc tế Để hội nhập với nền kinh tế thế giới đòi hỏi các nước đang phát triển phải
tự thay đổi cơ cấu kinh tế của mình cho phù hợp với xu thế phân công lao động trênthế giới Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra động lực và điều kiện đểchuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của nước nhận đầu tư theo hướng tiến bộ
- Tạo việc làm, phát triển nhân lực: không những thu hút một lượng lao động
lớn, doanh nghiệp FDI còn gián tiếp ảnh hưởng đến cơ hội việc làm ở những ngành
có liên quan Theo Ngân hàng thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo ra việc làmcho từ 2 đến 3 lao động gián tiếp trong xây dựng và cung ứng các loại dịch vụ khác.Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kĩ năngquản lý kinh doanh cho nước chủ nhà Khi các chủ đầu tư nước ngoài tổ chức cáclớp đào tạo nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ cho lao độngtrong nước đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài, đồng thời rèn luyện cho ngườilao động tác phong lao động công nghiệp, thích ứng dần với cung cách lao độngmới Cùng với đó, các nhân viên nước sở tại có thể tiếp cận được với kho thông tinkhổng lồ và kĩ năng quản lý của công ty mẹ Mặt khác các dự án đầu tư trực tiếpnước ngoài có yêu cầu cao về chất lượng nguồn lao động nên đã kích thích và tạo rađộng lực cho người lao động không ngừng học hỏi, nâng cao kĩ năng, trình độchuyên môn, trình độ ngoại ngữ…từ đó mà chất lượng nguồn nhân lực của nước sởtại cũng được nâng cao rõ rệt
- Tạo ra sự cạnh tranh là điều kiện cơ bản của phát triển: song song với việc
bổ sung vốn, sự ra đời của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được xem là đốitrọng với các công ty trong nước, tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường Sự có mặt củacác doanh nghiệp FDI đã phá vỡ thế độc quyền của các doanh nghiệp trong nướcbuộc các doanh nghiệp này phải không ngừng học hỏi, đổi mới, nghiên cứu áp dụngcác công nghệ mới, phương pháp quản lý mới, mở rộng quy mô sản xuất nhằm bảo
vệ và mở rộng thị phần của mình trên thị trường Doanh nghiệp nào không chịuthay đổi sẽ nhanh chóng bị đào thải Mặt khác, thông qua liên doanh và hợp tác, cácdoanh nghiệp trong nước có thể học hỏi thêm từ các doanh nghiệp nước ngoài vềkinh nghiệm, kĩ năng quản lý cũng như chiến lược kinh doanh
- Đóng góp vào ngoại thương, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế: các quốc
gia đang phát triển thường xuất khẩu những sản phẩm thô, thủ công, giá trị thanhtoán thấp trong khi đó lại phải nhập khẩu những sản phẩm có hàm lượng công nghệcao với giá trị lớn Điều này dẫn đến việc thâm hụt cán cân thương mại nghiêm
Trang 16trọng Nhờ có FDI, tình hình này có thể được cải thiện Những sản phẩm trước đâydoanh nghiệp trong nước không có khả năng sản xuất, phải nhập khẩu từ nướcngoài thì nay có thể tự sản xuất trong nước, thậm chí đủ khả năng xuất khẩu sangcác nước khác Doanh nghiệp FDI góp phần nâng cao tính thành phẩm trong danhmục hàng hóa xuất khẩu nhờ việc chế biến sản phẩm thô thành sản phẩm tinh Mặckhác, khi xảy ra thiếu hụt ngoại tệ thì nguồn vốn FDI cũng là một nguồn bổ sungquan trọng.
- Đóng góp cho ngân sách quốc gia: ngoài ý nghĩa tăng cường vốn đầu tư
nội bộ, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn là nguồn bổ sung quan trọng vào ngân sáchcủa nhà nước Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp FDI mang lại chonước sở tại một khoản thu thông qua các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của nhànước Đối với các nước đang phát triển thì nguồn thu này có thể chiếm tới 10 – 15%tổng thu từ thuế Điều này càng khẳng định hơn tầm quan trọng của FDI với nềnkinh tế các nước đang phát triển
- Góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới và thúc đẩy tiến trình hội nhập
với khu vực và thế giới: đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hình thức
hợp tác đầu tư quốc tế phổ biến nhất, thông qua hình thức này, nước chủ nhà csthêm cơ hội mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế Với sự tham gia của các doanh nghiệpnước ngoài vào nền kinh tế, các mối quan hệ được mở ra kéo theo đó là vốn, côngnghệ, chuyên gia nước ngoài từ các nước đầu tư, khả năng xuất khẩu nhờ đó tăng,quan hệ thương mại lại được mở rộng, sự giao lưu hợp tác giữa các doanh nghiệptrong và ngoài nước được tăng cường Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng góp phầnlàm tăng vị thế của nước chủ nhà trên trường quốc tế
1.1.4.2 Tác động tiêu cực
- Ảnh hưởng đến thị phân của doanh nghiệp trong nước, có thể dẫn đến sự
phá sản của các doanh nghiệp trong nước do không thể cạnh tranh lại, gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng: nguồn vốn FDI có thể gây ra ảnh
hưởng phức tạp và rộng lớn tới các doanh nghiệp bản xứ và tới mức độ cạnh tranhcủa một nước đang phát triển Tuy FDI khuyến khích hoạt động kinh doanh trongnước bằng cách tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt tuy nhiên điềunày lại làm giảm số lượng các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của địa phương do
bị phá sản hoặc bị mua bán, sát nhập với các công ty hay chi nhánh của công ty cóvốn đầu tư nước ngoài Việc tham gia thị trường của các doanh nghiệp trong nướctuy góp phần đào thải những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả tuy nhiên nó lại
Trang 17có thể đẩy một số ngành công nghiệp truyền thống đi vào chỗ chết yểu do không đủvốn, kĩ thuật cũng như do chính đặc thù của các ngành công nghiệp truyền thốngnày Với sức mạnh về vốn và công nghệ, một số doanh nghiệp liên doanh hay 100%vốn nước ngoài có thể tạo sức ép lên các doanh nghiệp nhỏ hơn, thao túng thịtrường, gây nên sự rối loạn, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và khiến môi trườngcạnh tranh không còn lành mạnh Trong nhiều trường hợp, đầu tư trực tiếp nướcngoài làm tăng chi phí sản xuất ở nước sở tại và người tiêu dùng phải mua hàng hóavới giá cao do các doanh nghiệp nước ngoài thường tính đội giá của nguyên vậtliệu, bán thành phẩm hay máy móc thiết bị nhập về để thực hiện đầu tư Việc làmnày mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư, ví dụ như trốn thuế của nước chủ nhà,giấu diếm lợi nhuận thực tế mà họ kiếm được, từ đó hạn chế các đối thủ cạnh tranhkhác xâm nhập vào thị trường.
- Cơ cấu kinh tế: các nhà đầu tư vì mục tiêu lợi nhuận mà tập trung đầu tư
vào những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, cơ sở hạ tầng đảm bảo chođầu tư có hiệu quả để có thể quay vòng vốn cũng như thu hồi vốn nhanh, trong khi
đó những vùng kinh tế khó khăn, vùng xa, vùng cần phát triển thì bị lãng quên.Cũng vì mục tiêu lợi nhuận này mà các ngành được nhà đầu tư lựa chọn bỏ vốn lànhững ngành phổ biến và dễ sinh lãi, dẫn đến tình trạng dư thừa công suất sản xuất
và sản lượng ở một số ngành trong khi một số ngành khác cần thiết lại không đượcquan tâm đến Điều này dẫn đến tình trạng tiềm năng chưa sử dụng hết, nhu cầu xãhội chưa được đáp ứng đầy đủ trong khi nhiều nguồn lực xã hội bị phí phạm Sựtham gia của các doanh nghiệp FDI có thể làm chệch định hướng phát triển của nhànước cũng như hướng nguồn nhân lực tới các ngành phổ biến, ảnh hưởng nghiêmtrọng đến cơ cấu kinh tế
- Môi trường sinh thái: chuyển giao công nghệ thông qua FDI bên cạnh
những mặt tích cực cũng có những hạn chế nhất định Các công ty có vốn nướcngoài có thể sử dụng các dây chuyền công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môitrường, thậm chí bị cấm sử dụng ở nước họ nhằm tái sử dụng, kéo dài tuổi thọ chocông nghệ Họ coi nước tiếp nhận đầu tư như “bãi rác thải” để “chuyển giao” nhữngcông nghệ này với mức chi phí cao giả tạo Cũng có trường hợp để duy trì ưu thếcông nghệ mà nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao một cách không đầy đủ, dẫn đếntốn kém cho nước sở tại mà hiệu quả lại không được cao Ngoài ra, một số doanhnghiệp còn sản xuất các sản phẩm có hại cho môi trường hay sức khỏe con ngườinhư thuốc lá, thuốc trừ sâu…Việc các nhà đầu tư khai thác tài nguyên cũng có thể
Trang 18gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của nước sở tại Bị đứng trênthế yếu, phải phụ thuộc vào nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế mà nhiều nướctiếp nhận đầu tư phải chấp nhận những điều kiện chủ đầu tư đặt ra, gây ra nhữnghậu quả cho môi trường cũng như xã hội.
- Tình trạng thất nghiệp: cac doanh nghiệp FDI tạo thêm việc làm cho người
lao động nhưng đồng thời cũng làm mất đi công ăn việc làm của những lao động từcác công ty trong nước bị phá sản do sự cạnh tranh với các công ty có vốn đầu tưnước ngoài Cùng với sự phát triển của công nghệ thì dần dần máy móc sẽ thay thếcon người, những lao động có trình độ không phù hợp sẽ bị đào thải
- Tình hình xuất nhập khẩu: nhiều nhà đầu tư FDI lại nhắm vào thị trường
trong nước chứ không hướng ra xuất khẩu khiến nước sở tại phải nhập nhiều máymóc, trang thiết bị công nghệ để sản xuất những sản phẩm trong nước không có.Điều này làm trầm trọng thêm tình trạng nhập siêu của quốc gia đó
- Tình hình chính trị xã hội: có vai trò quan trọng với nước sở tại, các nhà
đầu tư nước ngoài có được những ưu đãi rất lớn từ chính quyền nước sở tại Các dự
án càng lớn, càng hiệu quả thì sự ưu đãi này càng lớn hơn dẫn đến tình trạng phụthuộc cả về kinh tế và chính trị Để đạt được mục tiêu phát triển, nước sở tại có thểphải chấp nhận những yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, sự phụ thuộc về vốn,công nghệ và mạng lưới tiêu thụ dần làm mất quyền tự chủ của nước chủ nhà Hơnnữa, sự phát triển quá nhanh và chiếm lĩnh thị phần của khu vực có vốn đầu tư nướcngoài được coi như sự yếu kém của nền công nghiệp trong nước, sự độc quyền củacác công ty này có thể dẫn đến những tổn thất phúc lợi cho dân cư Đầu tư trực tiếpnước ngoài có thể gây ra những ảnh hưởng xấu về mặt xã hội khác như sự gia tăngcủa tệ nạn xã hội, sự thay đổi lối sống phong cách sống trong cộng đồng, sự đe dọađến nèn văn hóa truyền thống…
1.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn thành phố
1.2.1 Một số lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các nhà kinh tế đã phân tích và cho rằng đầu tư xảy ra do nhiều nguyênnhân khác nhau như sau: trình độ công nghệ, vốn, lao động, nhu cầu hàng hóa, khảnăng sản xuất, thị hiếu khách hàng, chi phí vận chuyển, thuế và các rào cản khácvới lưu chuyển hàng hóa ở các nước là khác nhau; hàng hóa khi sản xuất có loạidùng nhiều lao động, có loại dùng nhiều công nghệ, các nước chưa sử dụng hếtnguồn lực sản xuất
Trang 191.2.1.1 Các lý thuyết kinh tế vĩ mô
Lý thuyết HO (Heckcher và Ohlin (1933), Richard S Eckaus(1987): mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở phạm vi toàn cầu nhờ vào sử dụng có hiệu quả vốn đầu
tư là nguyên nhân dẫn đến đầu tư nước ngoài; nước đầu tư thường có hiệu quả sửdụng vốn thấp (thừa vốn), trong khi đó nước nhận đầu tư thường có hiệu quả sửdụng vốn cao hơn (thiếu vốn); chênh lệch hiệu quả đã dẫn đến dòng đầu tư giữa cácnước (thừa vốn sang thiếu vốn)
Mô hình MacDougall – Kemp (1964): theo mô hình này những nước dư
thửa vốn đầu tư có năng suất cận biên của vốn thấp hơn ở những nước thiếu vốnđầu tư, vì vậy xuất hiện dòng luân chuyển vốn ở những nước này
Theo Krugman (1983) và Dunning và Narula (1996): sở dĩ có đầu tư nước
ngoài là do có sự thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô như tài chính, thuế, ngoạihối…ở các nước tham gia đầu tư
Theo K Kojima (1978): sở dĩ có đầu tư nước ngoài là do có sự khác nhau
giữa tỷ suất lợi nhuận; những nước có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thu hút được vốn đầu
tư mà sự chênh lệch này chủ yếu do giá lao động và dung lượng thị trường
Theo D Salvatore (1993): sở dĩ có đầu tư nước ngoài là do có sự phân tán rủi ro.
1.2.1.2 Các lý thuyết kinh tế vi mô
Theo Stephen Hymer (1976): độc quyền của thị trường đã thúc đẩy các
công ty mở rộng ra thị trường nước ngoài để khai thác các lợi thế của mình về côngnghệ, kĩ thuật quản lý…mà các công ty trong cùng ngành công nghiệp ở các nướcnhận đầu tư không có được
Theo Charles Kindleberger (1969) và Richard E Caves (1971): các công
ty đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hóa lợi nhuận do có sự độc quyền của mình
Theo Robert Z Aliber (1970): FDI là do có hàng rào thuế quan làm tăng
giá nhập khẩu, các công ty sẽ đầu tư sang nước có thuế nhập khẩu cao và quy môthị trường lớn nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận
Theo Vernon (1966): việc sản xuất hàng loạt đòi hỏi tay nghề cao, vốn đầu
tư lớn, điều này chỉ có thể xảy ra ở các nước phát triển; tuy nhiên, sản xuất hàngloạt một mặt dẫn đến việc hạ giá thành, mặt khác sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa sảnphẩm Để tránh suy thoái các công ty phải mở rộng ra nước ngoài, nhưng điều nàygặp phải cản trở của hàng rào thuế quan và chi phí vận chuyển, mặt khác do yêu cầuthương mại hóa sản phẩm nên việc sản xuất đã được tiêu chuẩn hóa, lao động tay
Trang 20nghề thấp có thể sử dụng được Lúc này FDI xuất hiện vì nó hiệu quả hơn trongnước để xuất khẩu.
Theo Akamatsu (1962): đã xây dựng lý thuyết chu kì sản phẩm bắt buộc Theo
lý thuyết này, sản phẩm này được sáng chế tại các nước đầu tư, sau đó được xuất khẩu.Tại nước nhập khẩu do nhu cầu nội địa tăng họ sẽ sản xuất để thay thế nhập khẩu bằngviệc huy động vốn, kĩ thuật của nước ngoài Đến khi nhu cầu trong nước đã được bãohòa thì nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện, cứ như vậy sẽ hình thành FDI
1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn thành phố
Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh
có thể chia thành hai nhóm lớn: nhân tố kéo và nhân tố đẩy
1.2.2.1 Nhân tố kéo các nhà đầu tư nước ngoài
Ngày nay, tất cả các địa phương đều tìm mọi cách thu hút các nguồn lực từbên ngoài cho sự phát triển của địa phương Tuy nhiên, có những địa phương có sứchấp dẫn với các nhà đầu tư trong khi những địa phương khác lại kém hấp dẫn hơn.Nhân tố kéo các nhà đầu tư nước ngoài vào một địa phương chính là môi trườngđầu tư hay thị trường địa phương đó Một thị trường hấp dẫn sẽ hấp dẫn kích thích
mở rộng thu hút vốn FDI, điều này có thể được xem xét qua các yếu tố sau:
Thứ nhất, quy mô, cấu trúc và giới hạn của thị trường Quy mô của thị
trường lớn hay nhỏ quyết định lượng hàng hóa bán ra và lợi nhuận của cả đời dự án,cấu trúc của thị trường quyết định chủng loại sản phẩm và đoạn thị trường tiềmnăng Giới hạn thị trường cho phép nhà đầu tư xác định vị trí tối ưu để đặt địa điểmcho dự án Một thị trường có quy mô rộng lớn, cấu trúc đa dạng, giới hạn lớn choviệc mở rộng đầu tư sẽ có sức lôi cuốn lớn với các nhà đàu tư nước ngoài
Thứ hai, chính sách và các rào cản thâm nhập thị trường tại địa phương.
Hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và đầu tư trực tiếp nói riêng chịu sự ảnhhưởng trực tiếp của môi trường luật pháp Tuy luật pháp là do nhà nước quy địnhnhưng mỗi địa phương lại có những chính sách nhằm thu hút đầu tư cho riêng mình,tăng khả năng cạnh tranh với các địa phương khác Môi trường luật pháp phù hợp,các chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện hướng FDI vào các lĩnh vực một cách có hiệuquả Ngoài ra các rào cản thị trường cũng là một nhân tố quyết định khi chủ đầu tưcân nhắc đầu tư Một địa phương với thị trường tiềm năng lớn, khả năng phát triểncao và ổn định nhưng rào cản thâm nhập lớn sẽ dẫn đến lợi nhuận của dự án thấp
Trang 21không có sức lôi cuốn các nhà đầu tư so với địa phương có tiềm năng, khả năngphát triển kém hơn nhưng rào cản nhập cuộc nhỏ hơn.
Thứ ba, sự phát triển của địa phương và sự cạnh tranh trên thị trường địa phương Sự phát triển của địa phương là điều kiện cho hoạt động dự án hoạt động
hiệu quả hay không, có tác động đến việc thu hồi vốn và quay vòng vốn Cường độcạnh tranh trên thị trường của địa phương đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến dự án,
nó sẽ cho thấy khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm dự án như thế nào Nếucạnh tranh quá gay gắt, thị phần của sản phẩm dự án càng nhỏ, khả năng phát triểncủa dự án thấp, thời gian thu hồi vốn chậm, hiệu quả đầu tư sẽ không cao
Thứ tư, vị thế của địa phương Vị trí của địa phương đó ảnh hưởng rất lớn
đến quyết định đầu tư của chủ đầu tư Vị trí đó có thuận lợi cho việc cung ứngnguồn nguyên nhiên liệu đầu vào, có thuận tiện cho việc luân chuyển phân phối tiêuthụ hàng hóa hay không sẽ quyết định địa phương đó có phải địa điểm tối ưu chonhà đầu tư rót vốn hay nhà đầu tư sẽ chọn địa điểm khác thuận lợi hơn Mặt khác,cũng phaỉ kể đến các lợi thế như điều kiện kinh tế xã hội, nhân lực…sẽ giúp dự ánvận hành trơn tru và có hiệu quả
Thứ năm, hạ tầng cơ sở kĩ thuật Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nướcngoài vào một địa phương Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (baogồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấpđiện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốnđối với mọi nhà đầu tư nước ngoài Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nóiđến đường sá, cầu cống, kho tàng, bến bãi mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợkhác như hệ thống ngân hàng, các công ty kiểm toán, tư vấn Thiếu sự hỗ trợ cầnthiết của các hoạt động này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt củacác ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty nướcngoài có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải đượcxem xét đến
Thứ sáu, cơ sở hạ tầng xã hội Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu
hút đầu tư còn chịu ảnh hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội Cơ sở hạ tầng xãhội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục
và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội,
Trang 22phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa cũng cấu thành trong bức tranh chung về
cơ sở hạ tầng xã hội của một địa phương
1.2.2.2 Nhân tố đẩy các nhà đầu tư nước ngoài
Nhân tố đẩy là những nhân tố mang tính khách quan như chính sách khuyếnkhích đầu tư ra nước ngoài tại các nước xuất khẩu vốn khả năng của nhà đầu tưnước ngoài, sự thích nghi của công nghệ và sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh củađịa phương trong việc thu hút FDI…
Chính sách của nước xuất khẩu vốn phụ thuộc vào nền kinh tế của quốc gia
đó Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP trên đầu người lớn sẽ dẫnđến sự tích lũy vốn tạo sự dư thừa vốn đầu tư của quốc gia đó, do đó, chính phủ sẽ
có chính sách thúc đẩy xuất khẩu vốn để đem lại thu nhập lớn hơn cho quốc gia.Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường nội địa cũng là nguyên nhân dẫnđến việc ban hành chính sách tăng cường xuất khẩu vốn nhằm giảm bớt cường độcạnh tranh trên thị trường nội địa Ngoài ra, chính sách của chính phủ cũng hướngluồng vốn xuất khẩu vào các khu vực khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ chínhtrị, ngoại giao của quốc gia xuất khẩu vốn với khu vực và quốc gia nhập khẩu vốn
Khả năng của công ty khi đầu tư Một công ty khi tham gia kinh doanh quốc
tế đòi hỏi phải phải phân tích kĩ lưỡng môi trường bên ngoài và môi trường bêntrong doanh nghiệp để từ đó quyết định chiến lược kinh doanh quốc tế, quyết địnhphương thức thâm nhập thị trường một cách có hiệu quả Phân tích môi trường bênngoài giúp công ty chỉ ra được cơ hội và thách thức đối với mình khi kinh doanhquốc tế còn phân tích môi trường bên trong công ty sẽ chỉ ra được điểm mạnh, yếucủa mình làm giúp công ty tận dụng cơ hội, giảm bớt thách thức trên thị trườngquốc tế (phân tích SWOT) Xem xét khả năng của công ty khi đi đầu tư là xem xétnhững yếu tố về nguồn lực, kinh nghiệm quản lý và các chức năng tác nghiệp.Những điều này sẽ quyết định công ty có đi đầu tư hay không và đầu tư vào thịtrường nào để đạt được lợi nhuận tối ưu với khả năng vốn có của công ty
Sự thích nghi của sản phẩm và công nghệ của chủ đầu tư đối với thị trường địa phương Mỗi quốc gia đều có sự khác biệt so với phần còn lại của thế giới, sự
khác biệt đó có thể là về văn hóa, trình độ phát triển kinh tế và khoa học côngnghệ…Sự khác nhau này sẽ dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm là khác nhau giữa cácquốc gia Các chủ thể kinh doanh quốc tế khi thâm nhập thị trường nước ngoài phải
Trang 23chú ý điểm này, tùy từng thị trường, tùy từng sản phẩm, tùy khả năng của doanhnghiệp mà áp dụng các chiến lược cho hợp lý và có hiệu quả.
Các đối thủ cạnh tranh được hiểu ở đây là các địa phương trong cùng một
quốc gia tiếp nhận vốn FDI Do vốn đầu tư nước ngoài không chịu sự chi phốichính trị như nguồn vốn viện trợ ODA nên các nhà đầu tư sẽ chọn địa điểm đầu tưmang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Những địa phương có điều kiện tự nhiên xã hộithuận lợi, cơ sở hạ tầng phù hợp để phát triển kinh tế là những nhân tố kéo các nhàđầu tư nước ngoài đến địa phương đó Nếu hai địa phương lân cận có các đặc điểm
tự nhiên xã hội tương đồng thì chính sách khuyến khích đầu tư của địa phương sẽ lànhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài
Trang 24CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
2.1 Khái quát về thành phố Hải Phòng trong mối quan hệ với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam sau thành phố Hồ Chí Minh
và thủ đô Hà Nội Thành phố nằm ở phía đông bắc Việt Nam, trên bờ biển thuộcVịnh Bắc Bộ Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp Thái Bình, phía tâygiáp Hải Dương và phía đông là Vịnh Bắc Bộ Hải Phòng có tổng diện tích tự nhiên
là 1519km2, bao gồm cả 2 huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vỹ Địa hình HảiPhòng đa dạng, có đất liền (chiếm phần lớn diện tích) và vùng biển – hải đảo, cóđồng bằng ven biển và có núi Hải Phòng có bờ biển dài 125km Vùng biển có đảoCát Bà, một đảo đẹp và lớn nhất trong quần thể đảo có tới 360 đảo lớn nhỏ quâyquần bên nó và còn nối tiếp với vùng đảo Vịnh Hạ Long Cách Cát Bà hơn 90km vềphía đông là đảo Bạch Long Vỹ, khá bằng phẳng và nhiều cát trắng Hải Phòng nằmtrong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ không khí trung bình trong năm khoảng 23 –
24 độ C; lượng mưa trung bình năm 1600 – 1800mm; độ ẩm trung bình 85 – 86%
Vị trí thuận lợi như một cửa ngõ chính ra biển Đông, Hải Phòng hội tụ đủmọi điều kiện cho việc phát triển và khai thác các ngành kinh tế biển như du lịch,đóng tàu, thuỷ sản, chế biến, Đây cũng là những ngành hết sức tiềm năng mà HảiPhòng cần phải chú ý khai thác để đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài trong thời gian tới Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiệnnay, với 70% lượng hàng hóa được vận chuyển giữa các quốc gia bằng đường biểnthì vai trò của một cảng biển như Hải Phòng ngày càng quan trọng Với lợi thế củamột thành phố đã phát triển cảng biển từ rất sớm và một vị trí hết sức thuận lợi, HảiPhòng có nhiều lợi thế cạnh tranh Điều này giúp giảm chi phí vận chuyển cũng như
mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút các nhà đầu tư tiềm năng Ngoài ra, biển HảiPhòng khá thuận lợi để tiếp cận tuyến hàng hải quốc tế, giàu tài nguyên cùng vớiphong cảnh đẹp, có tiềm năng dầu khí, khoáng sản trong thềm lục địa, hệ thống giaothông thuận lợi cũng như cảng biển ngày càng phát triển là những yếu tố hấp dẫn
Trang 25các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Hải Phòng với mục đích trước hết làgiảm thiểu chi phí vận chuyển, mở rộng hợp tác với các nước và từ đó mở rộng thịtrường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Hải Phòng là một thành phố biển có nguồn tài nguyên phong phú, được thiênnhiên ưu đãi với những mỏ khoáng sản, dầu khí đặc biệt là tài nguyên biển dồi dào.Điều này đã tạo nên nguồn nguyên, nhiên vật liệu dồi dào với giá thành hợp lý vàtiềm năng tiêu thụ lớn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Hải Phòng với mụcđích tìm kiếm nguyên liệu và thị trường tiêu thụ Dưới đây điểm qua một vài tàinguyên tiêu biểu của thành phố đặc biệt là tài nguyên biển và du lịch – nguồn tàinguyên được rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm
Tài nguyên biển: được xem như một thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng cho
Hải Phòng Do cấu trúc về địa hình của dãy ven bờ và vùng biển cúa thành phố đãtạo ra những lợi thế đặc biệt cho sự phát triển toàn diện ngành hải sản Với nhữnglợi thế sẵn có, Cát Bà và huyện đảo Bạch Long Vỹ trở thành trung tâm hội tụ nghề
cá của các tỉnh trong nước và cả nước Hai ngư trường này bổ sung và hỗ trợ chonhau trong chiến lược phát triển nghề đánh cá xa bờ của thành phố Dọc theo125km bờ biển của hải Phòng có 5 cửa sông lớn phân bổ khá đều, hàng năm đưamột khối lượng chất dinh dưỡng và phù sa ra biển là nguồn thức ăn tốt cho cácgiống loài hải sản, có nhiều bãi ngang luồng lạch thuận tiện cho các tàu thuyền khaithác thủy sản đi lại làm nghề được dễ dàng Ngoài ra với 9 nghìn ha bãi bồi ngậptriều cao có thể nuôi trồng thủy sản thì còn có 5 nghìn ha mặt nước mặt xung quanhđảo Cát Bà, Bạch Long Vỹ có điều kiện môi trường thuận lợi để nuôi đặc sản biểnvới công nghệ cao, thu hút nhiều lao động và tạo ngoại tệ
Tài nguyên du lịch: Bãi biển Đồ Sơn với rừng thông xanh mướt, khung
cảnh thiên nhiên thơ mộng với nền khí hậu mát mẻ từ lâu đã trở thành điểm đến củanhiều lượt khách du lich trong và ngoài nước Các khu resort, khách sạn được trang
bị tiện nghi, casino hiện đại, các địa điểm giải trí lý tưởng cùng với những lễ hộimang đậm màu sắc văn hóa luôn là những yếu tố thu hút khách du lịch đến Đồ Sơn.Cát Bà với hơn 300 hòn đảo lớn nhỏ xen những bãi cát trắng trải dài, nước biểntrong xanh cùng một khu rừng quốc gia với nhiều loài động thực vật quý hiếm làđia điểm du lịch lý thú với du khách thập phương Với vẻ đẹp nguyên sơ và vị tríngay sát Vịnh Hạ Long, Cát Bà có lợi thế vô cùng lớn trong việc thu hút khách dulịch với việc phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch mạo hiểm và nghỉ dưỡng
Trang 26Tài nguyên khác: Hải Phòng có trên 23000ha bãi bồi ngập triều, trong đó có
9000ha bãi triều cao có thể tổ chức nuôi trồng thủy sản Khoáng sản chủ yếu là đávôi, puzolan, đất phèn và các đặc sản phẩm hóa chất gốc từ cacbonat
là cơ quan có trách nhiệm thực thi các chính sách này một cách có hiệu quả Vì vậy,trong thời gian qua thành phố luôn cố gắng cải cách các thủ tục hành chính mộtcách thông thoáng, hiệu quả hơn trên cơ sở áp dụng điều kiện thực tế của địaphương nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý của Chính phủ banhành Thời gian qua thành phố đã:
- Tiếp tục thực hiện mục tiêu tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợinhằm khuyến khích các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, chủ độnghội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiệnthuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quátrình đầu tư
- Tiến hành rà soát các văn bản qui phạm pháp luật quy định về thủ tục hànhchính thuộc phạm vi của sở, ngành và địa phương nhằm nâng cao hiệu quả giảiquyết công việc của tổ chức và công dân
- Năm 2006, khi một loạt các Luật và Nghị định hướng dẫn có hiệu lực như:Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Sở hữu trí tuệ… , đặc biệt khiViệt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO), thành phố đã bãi bỏ một loạt các văn bản, quyết định liên quan đến ưu đãiđầu tư, đến hỗ trợ xuất khẩu….để đảm bảo các hoạt động đúng pháp luật Việt Nam
và cam kết với tổ chức WTO
2.1.3 Về điều kiện kinh tế xã hội
2.1.3.1 Dân số, lao động
Lao động là một trong những nhân tố góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài trên địa bàn thành phố với nguồn nhân công dồi dào, đã qua đào tạo vàmức chi phí hợp lý Các nhà đầu tư rất quan tâm đến chất lượng lao động cũng như
Trang 27cho phí cho một lao động, với nguồn lao động khá rẻ và có trình độ sẽ giúp tínhcạnh tranh cho doanh nghiệp trên thương trường.
Dân số Hải Phòng là 1.9 triệu dân trong đó có gần 1 triệu lao động HảiPhòng là một thành phố có dân số khá trẻ mới mức tăng dân số xấp xỉ 1%/nămtrong đó dân số trong độ tuổi lao động sẽ tăng khoảng 11.8% thời kì 2010 – 2020.Đây là lực lượng lao động dồi dào, phong phú đáp ứng nhu cầu về số lượng laođộng cho các doanh nghiệp nước ngoài khi tiến hành đầu tư tại thành phố
Tại Hải Phòng đang có 6 trường đại học và cao đẳng, dạy nghề Hải Phòngxếp thứ hai sau Hà Nội về tiềm lực khoa học kĩ thuật ở vùng đồng bằng sông Hồng
và thứ ba trong cả nước Hiện nay, thành phố đang tập trung vào công tác đào tạonguồn nhân lực: tăng chi phí và mở rộng quy mô đào tạo theo nhiều hình thức khácnhau, tập trung xây dựng các trung tâm dạy nghề…Đó sẽ là nền tảng cho một độingũ cán bộ lành nghề có chất lượng cao phục vụ cho sản xuất kinh doanh đồng thời
là một cách thu hút các nhà đầy tư nước ngoài trong việc giảm chi phí đào tạonguồn nhân lực cho họ
2.1.3.2 Cơ sở hạ tầng kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tớihoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Các nhà đầu tư thường mong muốnđầu tư vào các địa phương có cơ sở hạ tầng hiện đại, đầy đủ Điều này sẽ giúp cácnhà đầu tư giảm chi phí xây dựng đồng thời giúp hoạt động đầu tư được diễn ra trôichảy hơn do cung cấp đầu đủ các yếu tố cần thiết như điện, nước…Trong nhữngnăm gần đây, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ phát triển kinh tế của Hải Phòng ngàycàng được cải thiện nhờ sự quan tâm của Trung Ương cũng như những chính sáchđầu tư của thành phố trong viêc huy động nguồn lực cho phát triển, tập trung đầu tưcho những công trình trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải
• Hệ thống giao thông
Hải Phòng được nối với các tỉnh qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đườngsông và đường hàng không, nhờ vậy, Hải Phòng là trung tâm giao thông vận tải củatoàn khu vực phía bắc Việt Nam, nối các tỉnh phía vắc với thị trường thế giới qua hệthống cảng biển
Hệ thống cảng biển Hải Phòng hiện nay gồm 3 khu cảng chính có tổng chiềudài các cầu cảng là 2257 m phục vụ bốc xếp các chủng loại hàng hoá với năng lựcthông qua khoảng 12 triệu tấn/năm Luồng vào cảnh hiện cho phép tâu có trọng tải
Trang 28tới 10 000 tấn ra vào thường xuyên Bổ sung vào hệ thống cảng của Hải Phònghiện nay, một cảng nước sâu tiêu chuẩn quốc tế hiện đại cho phép tầu 30 000 tấn cóthể ra vào, với năng lực thông qua 12 triệu tấn/năm sẽ được xây dựng tại khu kinh
tế Đình Vũ
Hải Phòng có hệ thống đường bộ rất thuận tiện cho việc vận tải hàng hoá và
đi lại với thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía bắc qua quốc lộ 5 và quốc lộ 10
- Quốc lộ 5 dài 105 km, rộng 23,5 m gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ,hiện là tuyến đường cấp I vào loại hiện đại nhất ở Việt Nam Quốc lộ 5 nối liền vớiquốc lộ 1, từ đó có thể đi tới các tỉnh biên giới phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, LàoCai) hoặc đi qua Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đất nước
- Quốc lộ 10 nối Hải Phòng với Quảng Ninh nơi có khu công nghiệp than,khu du lịch nổi tiếng Vịnh Hạ Long và với vùng nông nghiệp trù phú của các tỉnhđồng bằng ven biển từ Thái Bình đến Thanh Hoá Quốc lộ 10 cũng nối cảng HảiPhòng, các tỉnh duyên Hải Bắc Bộ với đường lộ 1 Bắc - Nam
Với 5 con sông chảy qua, Hải Phòng là trung tâm đầu mối của mạng giaothông đường sông, nối liền các tỉnh và các cảng sông khu vực phía bắc Mạng lướigiao thông đường sông vận chuyển tới trên 40% lượng hàng hoá của các tỉnh phíaBắc Việt Nam
Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai tới Côn Minh (tỉnh VânNam) ở tây nam Trung Quốc đã được thông tàu sẽ tăng nhanh các dịch vụ vậnchuyển hàng hoá cho các địa phương giàu tiềm năng này và vận tải quá cảnh củaTrung Quốc Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội còn nối trực tiếp với truyếnđường sắt quan trọng Bắc Nam tới thành Phố Hồ Chí Minh
Hải Phòng có 2 sân bay Cát Bi và Kiến An Sân bay Cát Bi nằm cách trungtâm thành phố 5 km Sân bay đã được nâng cấp, có thể tiếp nhận máy bay cỡ Airbus
320 Hiện nay sân bay đang được sử dụng có các tuyến bay nội địa nối liền HảiPhòng với thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và là sân bay dự bị cho sân bay quốc
tế Nội Bài Chính phủ đang có kế hoạch tiếp tục xây dựng kéo dài đường cất hạcánh để tiếp nhận các loại máy bay lớn hơn và mở rộng tuyến bay đến các nướctrong khu vực
Hải Phòng là nơi đặt trụ sở của các hãng vận tải biển lớn của Việt Nam nhưVosco, Vinaship, Germatrans, Vinalines, Vitranchart, Vietfract… và hàng chụchãng vật tải biển và nhiều đại lý hàng hải đã đặt văn phòng tại Hải Phòng như Vosa,
Trang 29APM - Saigon, Saelands, Mitsui, Evergreen, Maersk, P&O Nedloyd, NYK, APL,Hapalloy, Yangming, DSR, Huyndai, KMTC, CMA, MíC, Hanjin, K - line, Cosco,Heung - A…
• Bưu chính viễn thông
Với hệ thống mạng viễn thông hiện đại Hải Phòng có thể đáp ứng các dịch
vụ thông tin liên lạc trong nước và quốc tế như điện thoại, điện thoải thẻ, facsimile,telex, nhắn tin, điện thoại di động, điện thoại di động trả trước e - mail và in terenet.Ngoài ra còn có các dịch vụ chuyển phát nhanh như EMS, chuyển phát toàn cầunhư DHL, FedEX…
• Hệ thống cấp điện, nước
Nguồn điện cho Hải Phòng hiện nay là từ điện lưới quốc gia, chủ yếu cungcấp bởi nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, nhiệt điện Phả Lại và nhiệt điện Uông Bí HảiPhòng có 2 trạm nguồn 220/110 KV công suất 375 MVA Từ trạm này, điện đượccấp cho 8 trạm 110 KVA công suất 267 MVA và 25 trạm 35KV công suất 182, 9MVA và 1.142 trạm phân phối tổng công suất 196, 5 MVA nằm trên 10 quận,huyện Hiện chính phủ đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy nhiệt điện côngsuất 300 - 600MW ở Hải Phòng để đảm bảo việc cung cấp điện năng cho phát triểncông nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố
Hải Phòng hiện có 6 nhà máy xử lý và cung cấp nước sạch nhà máy nước vớitổng công suất là 152 000 m3/ ngày đêm Với nguồn nước mặt dồi dào có thể khaithác từ sông Đa Độ, kênh An Kim Hải và sông Giá cũng như từ các hồ và nướcngầm, Hải Phòng đang có kế hoạch phát triển thêm một số nhà máy nước mới theohình thức BOT hoặc BT để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, phát triển các khucông nghiệp và đô thị mới
• Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất tạo mặt bằng sẵn sàng cho doanh nghiệp
Hải Phòng đã quy hoạch để phát triển một số khu công nghiệp tập trung nhưkhu công nghiệp Nomura nằm cạnh quốc lộ 5, khu công nghiệp Đình Vũ liền kề vớikhu cảng nước sâu Đình Vũ, khu Chế xuất Hải Phòng 96', khu công nghiệp nằmdọc đường 353 Hải Phòng - Đồ Sơn, khu công nghiệp phía bắc Thuỷ Nguyên, cụmcông nghiệp Vĩnh Niệm, khu công nghiệp Kiên An, Khu công nghiệp An Tràngnằm cạnh quốc lộ 10, khu công nghiệp Quán Toan Khu công nghiệp Numura - Hải
Trang 30Phòng nằm cạnh quốc lộ 5 hiện là khu công nghiệp có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoànchỉnh và tốt nhất Việt Nam hiện nay Khu kinh tế Đình Vũ nằm ở hạ lưu về phíabiển của cảng Hải Phòng, với diện tích 1 152 ha, có đầu đủ các yếu tố để phát triểnthành một khu công nghiệp lớn ở Việt Nam, Khu kinh tế tổng hợp Đình Vũ, khiđược xây dựng hoàn thiện, sẽ gồm có khu công nghiệp, cảng nước sâu cho tầu từ
20000 đến 30000 tấn, có năng lực thông qua 12 triệu tấn/năm và khu thương mại,nhà ở trên diện tích gần 1000 ha
• Dịch vụ
Với sự phát triển của mình Hải Phòng trở thành một trong những trung tâmdịch vụ, thường thuê, các nhà hàng đặc sản, các nhà nghỉ dưỡng dành cho khách dulịch và nghỉ dưỡng dài ngày, các khu nhà ở cao cấp cho người nước ngoài thuê đểlưu trú lâu dài khi làm việc tại Hải Phòng Nhiều khu vui chơi, giải trí và thư giãnnhư sân tenis, bể bơi, sân tập golf, câu cá, massage, luyện tập thể hình, quán bar,karaoke…ở Hải Phòng đã được đưa vào sử dụng, Ngoài ra, Hải Phòng có Casino
Đồ Sơn phục vụ người nước ngoài
Tất cả các ngân hàng lớn trong nước đều có chi nhánh tại Hải Phòng cùngvới nhiều chi nhánh ngân hàng liên doanh với nước ngoài có đầu đủ các dịch vụ vềtài chính đã có mặt tại Hải Phòng Các Công ty bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn quốc tếnổi tiếng cũng đã mở chi nhánh và văn phòng đại diện tại đây
2.1.3.3 Tình hình kinh tế - xã hội
Khi tiến hành đầu tư, nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến tình hình kinh tế xãhội của địa phương đó Một địa phương với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững vớitiềm năng phát triển lớn sẽ dễ dàng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Một nền kinh
tế với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định đồng nghĩa với việc đời sống người dânđược cải thiện, các yếu tố về cải thiện môi trường đầu tư quốc tế cũng được quantâm đúng mức…Điều này giúp dự án triển khai thuận lợi hơn, mang lại hiệu quảcao hơn Dưới đây là một số nét chính trong tình hình kinh tế xã hội của Hải Phòngtrong giai đoạn 2006 – 2010:
• Tốc độ tăng GDP
Trang 31Bảng 2.1: Tốc độ tăng GDP hàng năm của Hải Phòng và cả nước
• Các ngành kinh tế trọng điểm
Sản xuất công nghiệp: Chủ trương của thành phố là tập trung phát triển
những ngành công nghiệp mũi nhọn, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thulớn và giải quyết việc làm như đóng tàu, vật liệu xây dựng, dệt may…Trong 5 nămqua, công nghiệp Hải Phòng phát triển với tốc độ nhanh, khá ổn định và đồng đều ởcác khu vực nhà nước, ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Trong
Trang 325 năm 2006 – 2010 giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân mỗi năm 20,1%vượt mục tiêu đề ra tăng 17%.
Xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố tăng với tốc độ cao.
Trong thời kì 5 năm (2006 – 2010) kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố tăngbình quân hàng năm 22% (chỉ tiêu kế hoạch 19%/năm) Giá trị kim ngạch xuất khẩunăm 2010 bình quân đầu người đạt 496USD/người so với mục tiêu kế hoạch đề ra là350USD/người Trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn, kim ngạchxuất khẩu hàng công nghiệp chiềm từ 75% đến 90%
Bảng 2.2: Giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố
Đơn vị: tỷ đồng
Kinh tế trung ương 96334 124901 145461 135842 152321
Kinh tế địa phương 475760 492219 513256 496328 519856
Kinh tế có vốn đầu tư
(Nguồn: Sở KH-ĐT Hải Phòng)
Thủy sản: Với mục tiêu xây dựng Hải Phòng thành trung tâm dịch vụ thuỷ
sản, sản xuất giống, thức ăn, khoa học công nghệ, chế biến, xuất khẩu của miềnBắc, là hướng đột phá góp phần tăng trưởng kinh tế thành phố Nhờ mở rộng diệntích nuôi thâm canh và bán thâm canh nên sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanhqua các năm Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 16%/năm
Dịch vụ: Các ngành dịch vụ đều phát triển khá, một số lĩnh vực đạt tốc độ
tăng trưởng cao Cảng Hải Phòng được nâng cấp, sản lượng hàng hóa thông quacảng tăng nhanh Từ năm 2006 đến 2010, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăngbình quân hàng năm 20%, riêng khu vực ngoài quốc doanh tăng 40% Thành phốcũng đầu tư nâng cấp các khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn để từng bước trở thành trungtâm du lịch lớn quốc gia, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến Hải Phòng
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp
Đơn vị: tỷ đồng
Trang 33Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Giá trị sản xuất nông
ra cho Hải Phòng là tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng thành phố trở thành mộtthành phố cảng văn minh, hiện đại, cửa chính ra biển và trung tâm công nghiệp,dịch vụ, du lịch, thuỷ sản ở miền Bắc, có nền kinh tế, giáo dục - đào tạo, công nghệ
- môi trường, cơ sở hạ tầng phát triển, quốc phòng - an ninh vững chắc và khôngngừng nâng cao đời sống nhân dân Đó chính là những nhân tố tích cực góp phầnthu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, để Hải Phòng trở thành điểm đến tincậy, sự lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư
2.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Đầu tư là chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, một nền kinh tếmuốn tăng trưởng nhanh nhất thiết phải được đầu tư thỏa đáng Điều đó càng đúngvới quốc gia có điểm xuất phát thấp, phát triển kinh tế từ nông nghiệp như ViệtNam Là một tỉnh có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cả nước, Hải Phòng
có nhu cầu về đầu tư rất lớn, kể cả về mặt khách quan và chủ quan Về mặt chủquan, Hải Phòng là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng do thiếu sự đầu tưđúng mức nên chưa tận dụng được hết những mặt lợi thế, bên cạnh đó là những yếukém về cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như lao động làm cản trở sự phát triển kinh tế.Việc tăng cường đầu tư phát triển nâng cao đời sống xã hội là điều tất yếu, đó cũng
là xu hướng chung của nước ta hiện nay Về mặt khách quan do tỉnh thực hiện kinh
tế mở hướng ra bên ngoài cùng các tiềm lực có sẵn thì việc đầu tư bên ngoài vàocũng là tất yếu khách quan, tuân theo quy luật của thị trường Tuy nhiên, trong điềukiện khả năng đáp ứng của nền kinh tế có hạn thì không còn con đường nào khác làthu hút sự hợp tác đầu tư của nước ngoài Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tưtưởng đổi mới của Đảng và Nhà nước trong thời kì này Như vậy, quá trình thu hút
Trang 34đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng là một xu thế tất yếu phù hợp với xu thế của Việtnam và yêu cầu phát triển kinh tế của Hải Phòng.
2.2.1 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm bổ sung lượng vốn thiếu hụt cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, nguồn vốn FDI ngày
càng khẳng định vai trò quan trọng của mình như một nguồn vốn dài hạn bổ sungcho lượng vốn hạn chế trong nước, góp phần cho phát triển kinh tế Không chỉmang vai trò đóng góp đáng kể cho việc tạo nguồn vốn đầu tư, FDI còn thúc đẩycác doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong việc huy động vốn chođầu tư phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên Vốn FDI ngày càng chiếm vịtrí quan trọng trong tổng nguồn vốn cho đầu tư của thành phố Tỉ lệ vốn FDI luônchiếm tỉ lệ cao cho thấy chính sách thu hút nguồn vốn này đang từng bước đạt đượckết quả khả quan
Biểu đồ 2.2: Vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế
Trang 352.2.2 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế của thành phố
Khu vực kinh tế có vốn FDI đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng GDPcủa thành phố Các doanh nghiệp FDI đóng góp gần 45% giá trị sản xuất côngnghiệp trên địa bàn thành phố Cũng nhờ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài màngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp của thành phố được mở rộng, hướng tớinhững ngành công nghiệp thế mạnh như công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng, sannrxuất sắt thép, máy móc thiết bị…
Biểu đồ 2.3: So sánh tốc độ tăng trưởng FDI với tốc độ tăng trưởng GDP
Đơn vị: %
Trang 36
(Nguồn: Sở KHĐT Hải Phòng)
Có thể thấy, tốc độ phát triển FDI cao hơn tốc độ phát triển GDP của thànhphố và có xu hướng tăng qua các năm thể hiện sự đóng góp đáng kể của nguồn vốnFDI vào sự tăng trưởng của thành phố Trong những năm tới, nguồn vốn FDI có xuhướng phát triển, bổ sung vốn cho quá trình tăng trưởng và phát triển của thànhphố
2.2.3 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu, tạo thêm việc làm và đóng góp vào nguồn thu ngân sách của thành phố
Với lợi thế về nguồn vốn, trình độ công nghệ cũng như kĩ năng quản lý, cácdoanh nghiệp FDI góp phần quan trọng vào chiến lược xuất khẩu của thành phố, cảithiện nguồn thu ngoại tệ với nhiều loại mặt hàng phong phú, chất lượng cao đáp ứngđược nhu cầu và thị hiếu của thị trường Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanhnghiệp FDI ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu củathành phố Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI ngày càngtăng cao và đạt ổn định bình quân 20%/năm Ngoài ra sự có mặt của các doanhnghiệp FDI cũng khuyến khích các công ty trong nước cùng thâm nhập thị trườngxuất khẩu
Biểu đồ 2.4: Giá trị XK khu vực FDI so với khu vực kinh tế địa phương
Trang 37Đơn vị: 100000USD
(Nguồn: Sở KHĐT Hải Phòng)Các doanh nghiệp FDI đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho lao độngthành phố, cải thiện đời sống nhân dân Trong thời gian qua, doanh nghiệp FDI đãtạo được gần 87567 việc làm trực tiếp (tính đến năm 2010), tăng bình quân 32,7%cũng như việc làm gián tiếp cho hàng vạn lao động của các đơn vị có liên quan nhưxây dựng, dịch vụ, vận tải, sản xuất phụ kiện, nguyên liệu…
Biểu đồ 2.5: Tổng số lao động Việt Nam trong doanh nghiệp FDI ở Hải Phòng
Đơn vị: người
(Nguồn: Sở KHĐT Hải Phòng)
Trang 38Các doanh nghiệp FDI đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách thành phố.Tính cả về giá trị và tỉ lệ đóng góp của khu vực FDI trong ngân sách nhà nước đềutăng trong thời gian gần đây, đặc biệt năm 2008 khối FDI đã đạt 100 triệu USD tăng35,32% so với kì năm trước.
Ngoài ra, một số lợi ích khác mà nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
mang lại cho thành phố như: chuyển giao công nghệ, kĩ năng quản lý, cải thiện các
kĩ năng cho người lao động, tăng cường tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trongviệc tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được nhu cầu của ngườitiêu dùng…
Thực tế cho thấy, nguồn vốn FDI đã khẳng định được vai trò của mình trong
sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của thành phố, cùng với các nguồn lực khác,nguồn vốn FDI đã tham gia cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và môi trường sốngcho người dân thành phố Việc thu hút FDI là đúng định hướng phát triển kinh tế- xãhội và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để xây dựng Hải Phòng thành một thànhphố cảng hiện đại, trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ Nhận thứcđược tầm quan trọng của nguồn vốn FDI với sự phát triển của thành phố, ta càng thấy
rõ hơn vai trò của các hoạt động nhằm thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nướcngoài vào Hải Phòng
2.3 Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010
Để có được một Hải Phòng phát triển như hôm nay, ngoài sự đóng góp củangười dân, các doanh nghiệp trong nước, còn phải kể đến sự đóng góp không nhỏcủa các doanh nghiệp FDI Nguồn vốn FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng trongtổng vốn đầu tư của toàn thành phố, bổ sung lượng vốn thiếu hụt Như chủ trương
đã được quán triệt “Vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn nước ngoài là quantrọng”, thành phố đã có những hoạt động nhằm tăng cường thu hút vốn FDI và cũng
đã đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp tích cực cho sự phát triển củathành phố
2.3.1 Các bên có liên quan trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
thành phố Hải Phòng
Trực tiếp chịu trách nhiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
là phòng Kinh tế Đối ngoại thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Phòng Chịu sự chỉ đạo
Trang 39và quản lý cũng như sự hỗ trợ của Sở, Phòng Kinh tế đối ngoại luôn thực hiện tốtchức năng và nhiệm vụ của mình trong công tác xúc tiến, quản lý, giám sát đầu tưnước ngoài, xứng đáng với sự tin cậy mà thành phố đã giao cho
Phòng Kinh tế đối ngoại có các nhiệm vụ chính sau:
- Chủ trì nghiên cứu và lập chiến lược, qui hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm
về thu hút vốn đầu tư trực tiếp ngoài nước, vốn viện trợ phát triển chính thức phùhợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của thànhphố trong từng giai đoạn
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút vốnFDI và cơ chế chính sách nhằm hài hoà thủ tục giữa nhà tài trợ và thành phố đối với
dự án ODA
- Làm đầu mối trong hoạt động xúc tiến, kêu gọi các dự án sử dụng vốn vay
và viện trợ nước ngoài; tuyên truyền, quảng bá chính sách của nhà nước Việt Nam
về môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi của thành phố nhằm vận động, thu hútvốn đầu tư vào địa phương; chủ trì và phối hợp tổ chức có hiệu quả các cuộc hộithảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước
- Chủ trì hướng dẫn các nhà đầu tư ngoài nước tới thành phố trong quá trìnhtìm hiểu, khảo sát địa điểm dự án làm thủ tục chuẩn bị đầu tư; hướng dẫn các doanhnghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác nước ngoài, tìm hiểu đàm phán, ký kết hợp đồnghợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư sản xuất kinh doanh; tổng hợp, đềxuất với lãnh đạo Sở giải quyết hoặc báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố giải quyếtcác khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư
- Làm đầu mối tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ dự án đăng ký đầu tư trình Uỷ bannhân dân thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh, thu hồi Giấy chứngnhận đầu tư, quyết định chấm dứt hoạt động trước thời hạn đối với các dự án đầu tưtrực tiếp nước ngoài thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố; xử lý hồ sơ
Trang 40xin mở Văn phòng Đại diện và Chi nhánh tại Hải Phòng của các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài có trụ sở chính tại các địa phương khác và là đầu mối quản
lý hoạt động của các Chi nhánh và Văn phòng này trên địa bàn thành phố
- Chủ trì xây dựng các chương trình, dự án hợp tác với các địa phương, cácvùng lãnh thổ trong và ngoài nước; hướng dẫn các đơn vị chuẩn bị đề xuất dự án,lập dự án đầu tư cho các chương trình, dự án ODA
2.3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của phòng Kinh tế đối ngoại gồm có:
- Lãnh đạo phòng: Lãnh đạo phòng gồm Trưởng phòng và từ 02 đến 03 PhóTrưởng phòng Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng do Giám đốc sở bổ nhiệm,miễn nhiệm theo qui định phân cấp quản lý về công tác cán bộ của Uỷ ban nhândân thành phố
o Trưởng phòng là người đứng đầu Phòng, điều hành mọi hoạt độngcủa Phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao Trưởng phòng có trách nhiệm báocáo công tác của Phòng trước Giám đốc, các Phó giám đốc sở theo lĩnh vực,chuyên đề được Giám đốc phân công phụ trách.Truởng phòng phụ tráchchung và theo dõi một số lĩnh vực công tác
o Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, được Trưởngphòng phân công phụ trách một hoặc một số nội dung công tác và chịu tráchnhiệm trước Giám đốc sở, Trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụcông tác được phân công
- Biên chế của Phòng gồm từ 07 đến 09 người là biên chế quản lý nhà nướcnằm trong tổng số biên chế của Sở được Uỷ ban nhân dân thành phố phân bổ hàngnăm và do Giám đốc sở qui định Trong đó có:
o Trưởng phòng
o Phó Trưởng phòng: từ 02 đến 03 người
o Chuyên viên: có từ 04- 05 người