Khái quát về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hả

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2015 (Trang 42)

phố Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010

2.3.2.1. Xét theo quy mô vốn

Để có cái nhìn toàn diện về sự tăng trưởng của vốn FDI trong tổng vốn đầu tư của toàn thành phố, ta sẽ xem xét tình hình thu hút FDI từ năm 1990 đến nay qua bản số liệu sau:

Đầu tư

Chấp thuận đầu tư

Các chuyến tham quan, khảo sát thực địa của các nhà đầu tư tiềm năng ( 3%)

Tham quan và thuyết trình tại các công ty tiềm năng

Bảng 2.5: Tình hình thu hút vốn FDI

Đơn vị: 1000USD

Năm Số dự án

cấp mới Tổng vốnđầu tư cấp mới Số dự án ĐC tăng vốn Tổng vốn đầu tư ĐC tăng vốn Tổng vốn đầu tư cấp mới và ĐC tăng vốn 1990 3 2849000 - - 2849000 1991 4 7582000 - - 7582000 1992 9 333180000 - - 333180000 1993 3 164358900 - - 164358900 1994 14 299566150 - - 299566150 1995 17 142345000 0 0 142345000 1996 13 93923976 4 52041762 145965738 1997 23 365790428 11 54586896 420377324 1998 7 10975000 10 12076439 23051439 1999 13 40267000 4 25541718 65808718 2000 6 6890000 6 12814015 19704015 2001 14 30692069 6 29220000 59912069 2002 24 40854213 4 20860000 61714213 2003 42 148622229 12 21681413 170303642 2004 18 88782653 17 187913480 276696133 2005 34 251110292 18 71317700 322427992 2006 37 156168253 33 41642168 197810421 2007 43 279623940 25 133746993 413370933 2008 46 915484127 23 699971867 1615455994 2009 9 17250000 7 56000000 73250000 (Nguồn: Sở KHĐT Hải Phòng)

Biểu đồ 2.6: Tổng vốn đầu tư đã thu hút

Đơn vị: USD

(Nguồn: Sở KHĐT Hải Phòng) Có thể nói, lượng vốn FDI tại Hải Phòng khá đều đặn trong những năm 1993 – 1997 và có dấu hiệu sụt giảm vào năm 1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tình hình tiếp tục không tiến triển trong những năm 1998 – 2002 và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi từ những năm 2003 với mức tăng trưởng khá đều và tăng đột biến vào năm 2008 như một bước đột phá trong việc thu hút FDI của thành phố. Sự tăng trưởng này có thể được giải thích bằng việc áp dụng Luật Đầu tư và Doanh nghiệp 2005 đã tạo ra một môi trường đầu tư thực sự bình đẳng và thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn FDI cho sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa thành phố. Tính đến nay, toàn thành phố có 277 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 4,2 tỷ USD, trong đó, vốn điều lệ gần 1,5 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư đưa vào thực hiện chiếm 43,5% tổng vốn đầu tư. Số dự án đang ngày càng có xu hướng tăng cả về số lượng và quy mô của vốn trung bình trên một dự án, ngày càng nhiều dự án có quy mô lớn được triển khai tại Hải Phòng hứa hẹn nhiều cơ hội cũng như tiềm năng mới, góp phần thay đổi diện mạo thành phố, chứng tỏ các nhà đầu tư đang ngày càng yên tâm hơn khi bỏ vốn cũng như tài sản của mình để đầu tư vào thành phố. Quy mô vốn trung bình trên một dự án có xu hướng tăng lên qua các năm đặc biệt là năm 2008 với các dự án quy mô vốn lớn. Tuy nhiên, bước sang năm 2009, quy mô vốn có phần giảm sút do ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng

của năm 2008. Các công ty cũng như các nhà đầu tư còn đang tập trung nguồn lực khô phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước minh nên chưa có nhiều nhu cầu đầu tư tại các nước khác. Sang đến năm 2010, đã xuất hiện các dầu hiệu phục hồi và đang tiến triển tốt đẹp trong năm 2011.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua thu hút đạt khá, nhiều dự án quy mô lớn được đăng kí đầu tư, tổng vốn đầu tư thực hiện 5 năm 2006 – 2010 ước đạt trên 17 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2001 – 2005. Nguồn vốn này đã góp phần tăng quy mô nền kinh tế, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng giá trị xuất khẩu trên địa bàn thành phố và giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.

2.3.2.2. Xét theo hình thức đầu tư

Đối với các dự án còn hiệu lực (284 dự án) tính đến tháng 6/2010 với tổng số vốn đăng kí và tăng thêm đạt 4.316.251.543 USD:

Bảng 2. 6 : Tỉ trọng các hình thức đầu tư phân theo số dự án và số vốn đầu tư

Đơn vị: %

Hình thức đầu tư Số dự án Số vốn đầu tư

100% vốn nước ngoài (194 dự án) 68,31% 61,62% Liên doanh (77 dự án) 27,11% 37,95% Hợp đồng hợp tác kinh doanh (13 dự án) 4,58% 0,43% Tổng 100% 100% (Nguồn: Sở KHĐT Hải Phòng) Từ bảng trên có thể thấy hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn chiếm ưu thế trong các hình thức đầu tư FDI. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có xu hướng độc lập trong kinh doanh, tự quản lý và tự chịu trách về kết quả

kinh doanh của doanh nghiệp mình mà không phụ thuộc vào các doanh nghiệp đối tác trong nước nhất là khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực cho phép các nhà đầu tư nước ngoài cũng được đối xử bình đẳng như các nhà đầu tư trong nước. Ngoài ra, trong luật cũng có quy định về quyền tự do chuyển đổi hình thức đầu tư một cách linh hoạt nên càng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất với mình nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Biểu đồ 2. 7 : Kết quả thu hút FDI theo hình thức đầu tư (Theo số dự án)

Biểu đồ 2. 8 : Kết quả thu hút FDI theo hình thức đầu tư (Theo số vốn đầu tư)

2.3.2.3. Xét theo đối tác đầu tư

Hiện nay, trên địa bàn Hải Phòng có các doanh nghiệp FDI đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xét về số dự án đầu tư, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu (68 dự án). Xét về số vốn đầu tư, hiện nay đứng đầu là Hàn Quốc (903.272.677 USD). Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng vẫn chủ yếu đến từ các nước châu Á, nguồn vốn đầu tư đến từ các nước Tây Âu và Bắc Mỹ vẫn còn rất hạn chế và chỉ tập trung vào các ngành thương mại và dịch vụ nhằm khai thác thị trường trong nước tiềm năng. Tuy nhiên, số dự án mà Nhật Bản đầu tư vào Hải Phòng đang ít dần đi và thay vào đó là các nước như Trung Quốc, Đài Loan với các dự án chủ yếu về kinh doanh linh kiện điện tử, các thiết bị sản xuất, may mặc và các dịch vụ như khách sạn, hàng hải…

Bảng 2. 7 : Kết quả thu hút FDI theo đối tác

Đơn vị: 1000USD STT Đối tác Số dự án Tổng số vốn đăng Vốn pháp định Việt Nam góp Quy mô vốn TB trên một DA 1 Đài Loan 29 577888 135196 34862 19927 2 Nhật Bản 68 699781 293643 22607 10603 3 Hồng Kông 29 267936 110873 17665 9239 4 Hàn Quốc 36 338716 122581 41961 9409 5 Vương quốc Bỉ 1 79930 30233 9070 79930 6 Anh 3 23090 8620 - 7697 7 Pháp 4 49290 23935 1383 12323 8 Xing-ga-po 12 77263 32819 3785 6439 9 Mỹ 13 73508 50733 11659 5654 10 Trung Quốc 46 151036 77340 17463 3283 11 Philipin 1 32696 22450 6062 32696

12 ÚC 3 113755 47926 3630 37918 13 Hà Lan 5 91227 49096 11237 18245 14 Nga 6 28280 13042 7009 4713 15 Đức 3 5239 2320 584 1746 16 Malaixia 4 26882 10750 1857 6721 17 Italia 1 5000 3428 2023 5000 18 Áo 1 500 500 - 500 19 Đan Mạch 1 3000 1000 250 3000 20 Campuchia 1 2922 2922 877 2922 21 Cộng hoà Séc 4 6400 3470 1275 1600 22 Ấn Độ 1 9850 2150 - 9850 23 Các nước khác 7 34454 14400 2754 4922 (Nguồn: Sở KHĐT Hải Phòng) Như vậy, nếu xét về quy mô trung bình trên một dự án thì đứng đầu là Đài Loan, sau đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kong. Các nước châu Á vẫn là những nhà đầu tư chính do những nét tương đồng về văn hóa, thói quen và nhu cầu sẽ giúp những doanh nghiệp này thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam và nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường. Trong những năm tới, khi lần lượt các thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và ngày càng nhiều quốc gia được kí kết thì Hải Phòng nên nhanh chóng năm bắt cơ hội, tăng cường thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài đến từ các nước châu Âu và Bắc Mỹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với sự phát triển của kinh tế thành phố cũng như những thay đổi nhằm nâng cao hình ảnh thành phố trong mắt bạn bè quốc tế, Hải Phòng đang là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư. Hiện nay, có nhiều tập đoàn lớn đang xúc tiến đầu tư vào Hải Phòng như: Tập đoàn Semcop (Singapore) sẽ đầu tư xây dựng khu đô thị công nghiệp mới rộng hàng ngàn ha tại Bắc sông Cấm; Tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan) đầu tư xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao tại khu vực Tràng Cát. Mới đây

nhất, TP Thâm Quyến (Trung Quốc) đã chính thức đề nghị đầu tư một khu công nghiệp Thâm Quyến tại Hải Phòng với quy mô khoảng 800 ha.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố đã được mở rộng và tăng nhanh trong thời gian qua, xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới đặt ra nhu cầu cấp thiết cho Hải Phòng phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư hoạt động một cách có hiệu quả tuy nhiên lại phải gắn với các yếu tố như mặt bằng sạch, nguồn nhân lực chất lượng cao, và quan trọng nhất là bảo vệ môi trường, đảm bảo một sự phát triển bền vững cho toàn thành phố. Việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ là công cụ hữu hiệu đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố, góp phần đưa Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

2.3.2.4. Xét theo phân ngành

Xét theo phân ngành kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng chủ yếu được thu hút vào các ngành công nghiệp mũi nhọn và dịch vụ, tỉ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các ngành như nông nghiệp hay giáo dục, y tế còn hạn chế và chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư.

Bảng 2. 8 : Kết quả thu hút vốn FDI theo phân ngành

Đơn vị: 1000USD Ngành Số dựán vốn đăngTổng số Vốn pháp định Việt Nam góp

Công nghiệp chế biến 210 1888873 714190 105431

Công nghiệp điện nước 1 1050 350 -

Thương nghiệp 15 251995 119950 23587

Vận tải, kho bãi 10 47776 33873 19818

Kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn 12 333260 118134 24156

Giáo dục, đào tạo 6 19269 12349 5430

Văn hoá, thể thao 6 108420 61510 14193

Y tế 1 371 371 160

(Nguồn: Sở KHĐT Hải Phòng) Ngoài các ngành công nghiệp mũi nhọn thì các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến các lĩnh vực dịch vụ như kinh doanh khách sạn nhà hàng, kinh doanh các dịch vụ tư vấn…Đăc biệt, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một cánh cửa mới, cơ hội mới cho lĩnh vực dịch vụ. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường dịch vụ. Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Hải Phòng vẫn lựa chọn các dự án mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng thu hồi hoặc quay vòng vốn, phát huy được những lợi thế, tiềm năng của Hải Phòng như công nghiệp chế biến, thương nghiệp, du lịch…Những lĩnh vực như giáo dục đào tạo hay y tế cũng rất cần được đầu tư nhưng lại không nhận được sự chú ý của các doanh nghiệp nước ngoài.

Lĩnh vực Số dự án Tỉ trọng tính theo số dự án

Tỉ trọng tính theo số vốn đầu tư

Công nghiệp và Xây dựng 205 72,18% 51,98%

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động

sản

17 5,96% 39,1%

Du lịch – Dịch vụ, thương mại, giáo dục đào tạo, vận

tải, nông nghiệp

62 21,86% 8,92%

Tổng 100% 100%

(Nguồn: Sở KHĐT Hải Phòng)

2.3.3. Đánh giá kết quả và tác động của thu hút vốn FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010

Nhìn chung, khu vực có vốn FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng với tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP của thành phố. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm và nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho một bộ phận lao động. Tuy nhiên, các tác động tràn về năng suất của FDI tai Hải Phòng là chưa nhiều mặc dù dòng vốn FDI vào thành phố giai đoạn 2006 – 2010 là khá lớn.

2.3.3.1. FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư xã hội tại thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng nhu cầu cho phát triển. Giai đoạn 2006-2009, tỷ trọng bình quân của FDI trong tổng đầu tư xã hội tại địa bàn Hải Phòng là 18%. Như vậy, vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể trong việc tạo ra nguồn vốn quan trọng cho đầu tư, phát triển. Không chỉ vốn đầu tư trực tiếp của các dự án, đầu tư nước ngoài còn thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác

trong việc huy động vốn đầu tư phát triển, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên (như nhà xưởng, đất đai...) của các doanh nghiệp trong nước.

Hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Không chỉ thể hiện bằng các con số cho thấy tốc độ phát triển của khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, sự tăng trưởng ở đây còn được thể hiện bằng sự tăng lên về chất lượng sản phẩm, mở rộng mặt hàng. Hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều sản phẩm mới cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước (bao bì thủy tình, thép xây dựng, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, chi tiết robot, phụ tùng oto, cáp điện cao thế…).Từ năm 2006 đến nay, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP của thành phố. Riêng năm 2008, khu vực FDI đóng góp tỷ trọng 15,8% vào GDP thành phố, so với tỷ lệ đóng góp 7,2% của khu vực này năm 2000. Bên cạnh đó, khu vực có vốn FDI luôn có tốc độ tăng giá trị gia tăng (40,22%) cao hơn tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân của cả thành phố (15,39%) trong giai đoạn 2000-2005. Thời gian tới, cùng với tiến trình hội nhập WTO của Việt Nam, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ đổ bộ ngày càng nhiều hơn vào Hải Phòng thì khả năng đóng góp của khối doanh nghiệp này đối với tăng trưởng GDP của thành phố sẽ cao hơn.

2.3.3.2. FDI đối với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu

Các dự án có vốn FDI tại thành phố chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp. Do đó, trong những năm qua, Hải Phòng đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng như: xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng tàu, sản xuất nguyên liệu, phụ liệu, vận tải...Nhìn chung, công nghệ mà các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đưa vào Hải Phòng là khá, nhiều dự án có trình độ công nghệ vào loại tiên tiến, như sản xuất chi tiết robot, sản xuất cáp điện cao thế, cáp quang, các lại túi khí bảo vệ an toàn trong xe hơi, các ngành đúc, luyện kim…Thông qua hoạt động của mình, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tác động tích cực đến quá trình chuyển giao các công nghệ mới, tiên tiến vào Hải Phòng. Tuy nhiên, những công nghệ được chuyển giao này phần lớn mới chỉ là phân đuôi công nghệ, chưa có công nghệ nguồn, chưa có đầu tư chiều sâu cho việc nghiên cứu công nghệ cơ bản ban đầu. Vẫn còn một số

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2015 (Trang 42)