Một số định hướng chính trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2015 (Trang 66)

thành phố Hải Phòng

Dựa trên các chính sách phát triển của nhà nước cũng như tiềm lực của mình, thành phố Hải Phòng đã đưa ra định hướng phát triển kinh tế cho giai đoạn 2011 – 2015 là huy động mạnh các nguồn vốn đầu tư phát triển phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó nguồn nội lực chiếm gàn 80%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và viện trợ chiếm trên 20%. Cùng với coi trọng huy động nguồn nội lực, tăng cường các giải pháp đẩy mạnh huy động các nguồn ngoại lực để đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015, đòi hỏi phải huy động được một nguồn vốn đầu tư lớn. Ước tính cần phải huy động được trên 185.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển trong những năm tới trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là khoảng 37.000 tỷ đồng (chiếm 20%). Để có cái nhìn tổng quát hơn, ta có thể tham khảo nhu cầu vốn đầu tư của thành phố trong thời gian qua và dự kiến trong tương lai như sau:

Bảng 3.5 2: Nhu cầu vốn đầu tư

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2001 – 2005 2006 – 2010 2011-2015 2016 – 2020 Tổng nhu cầu đầu tư 45.650,1 90.000 185.000 380.000

1. Vốn ngân sách 8.309,6 27.000 55.500 114.000

2. Vốn của các doanh

nhiệp, dân tự đầu tư 22.655,4 36.000 74.000 152.000

3. Vốn vay tín dụng 9.290,2 9.000 18.500 38.000

4. Vốn FDI 5.394,9 18.000 37.000 76.000

Tỷ trọng vốn FDI 12% 20% 20% 20%

(Nguồn: Sở KHĐT Hải Phòng) Dự kiến đầu tư cho các ngành dịch vụ chiếm khoảng 55-56%; công nghiệp - xây dựng khoảng 40-41%; nông lâm thuỷ sản chiếm 3-4% tổng vốn đầu tư. Cơ cấu đầu tư được thực hiện theo hướng phục vụ nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung đầu tư nâng cao năng lực các lĩnh vực kinh tế dịch vụ, công nghiệp nhiều lợi thế, hướng mạnh về xuất khẩu và kết cấu hạ tầng; chú trọng đầu tư phục vụ nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quan tâm đầu tư cho các lĩnh vực xã hội, trong đó ưu tiên hàng đầu là các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, điều tra cơ bản, môi trường, văn hoá, y tế, quốc phòng an ninh...

Thành phố cũng đưa ra một số phương hướng thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực cụ thể như sau:

Các ngành mà thành phố đặc biệt kêu gọi đầu tư trong thời gian tới là các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử, các ngành công ngiệp chế biến, dệt may, đóng tàu... Đó là các ngành có thể phát huy được lợi thế cúng như tiềm năng về tài nguyên, vị trí địa lý cũng như con người đất Cảng. Chú trọng các công nghệ nguồn hiện đại từ các nước phát triển có năng lực công nghệ cao đầu tư vào Hải Phòng như Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ...

Ngoài ra còn khuyến khích FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của thành phố như khu công nghiệp Nomura, Đình vũ, Đồ Sơn... đóng góp tích cực vào giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố, giải quyết số lao động dôi dư, cải thiện cán cân xuất nhập khẩu.

Khuyến khích thu hút FDI vào các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất các phụ liệu, nguyên- nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, tránh phải nhập các nguồn nguyên nhiên vật liêu đầu vào từ nước ngoài, chi phí đắt, hiệu quả bị giảm bớt, không thu hút được các nhà đầu tư do tăng chi phí sẽ làm lợi nhuận bị giảm bớt, thời gian thu hồi vốn kéo dài...

Ngành dịch vụ

Hải Phòng là một thành phố có tiềm năng du lịch dồi dào với nhiều danh lam thắng cảnh đã để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với nhiều đoàn khách du lịch. Vị trí thuận lợi, tiềm năng phát triển các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch biển, Hái Phòng là một địa điểm lý tưởng để khai thác, đầu tư lĩnh vực dịch vụ này. Trong những năm tới, Hải Phòng định hướng thu hút đầu tư vào các dự án sau:

Bảng 3.36 : Dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ SS ố TT Tên dự án Tổng mức đầu tư (tr USD) Hình thức đầu tư 1

Khách sạn, Trung tâm hội nghị quốc tế tại khu đô thị mới Ngã 5 – Sân bay Cát Bi, hoặc Hồ Sen – Cầu Rào 2, hoặc Đồ Sơn,

hoặc Cát Bà. Liên doanh (JVC) hoặc 100% vốn nước ngoài (FOC) 2 Đầu tư xây dựng lại khu II Đồ Sơn theo

thiết kế đô thị du lịch, là khu nghỉ dưỡng,

điểm tập kết tuyến du lịch biển Bắc Bộ 3 Khu du lịch sinh thái rừng Thiên Văn –

Kiến An 15 JVC

4 Công viên và bảo tàng nước Cát Bà JVC

5 Dự án bảo tồn và nâng cấp Khu dự trữ sinh

quyển Cát Bà kết hợp du lịch sinh thái. 15 JVC 6

Dự án kinh doanh vận tải khách du lịch tuyến Gia Luận (Cát Bà) - Tuần Châu (Hạ

Long)

15 JVC

7 Tổ hợp du lịch vùng Lan Hạ 40 JVC

8

Đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng khách sạn cao cấp tại Phù Long – Xuân Đám (Cát

Hải)

30 JVC

9 Khu du lịch sinh thái núi Voi – An Lão. 10 JVC

10 Công viên siêu thị làng hoa Hải An 15 JVC

11 Khu du lịch rừng ngập mặn phía Nam quận

Hải An 15 JVC

12

Phát triển du lịch; Xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao quy mô lớn; Xây dựng các khu vui chơi giải trí; Cải tạo các bãi tắm; Xây

dựng cảng du lịch và các cơ sở phục vụ khác.

JVC

13

Phát triển du lịch Cát Bà; Xây dựng cảng du lịch, các đội tàu du lịch; Xây dựng các khu

nghỉ dưỡng và các cơ sở phục vụ khác.

JVC

14

Đầu tư phát triển Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà nhằm phát triển du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn Khu dự trữ

sinh quyển

JVC

15 Khu du lịch sinh thái hồ Sông Giá - Thuỷ

Nguyên 20 JVC

16 Khu du lịch sinh thái đảo Vũ Yên – Thuỷ

Nguyên 15 JVC

(Nguồn: Sở KHĐT Hải Phòng)

Hải Phòng là một thành phố biển có tiềm năng về ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản với khối lượng lớn và chất lượng cao. Vì vậy, thành phố khuyến khích đầu tư vào các ngành nuôi trồng, đặc biệt là chế biến các sản phẩm biểm như tôm, cua, cá.... nhằm mang lại giá trị kinh tế cao hơn và từ đó tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đem xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới, làm tăng kim ngạch xuất khẩu của thành phố.

Đồng thời kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghệ sinh học để tạo ra những giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt và giá thành hợp lý ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày một cao của người dân thành phố, đầu tư vào các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, phân bón có chất lượng cao không độc hại, không gây hại đến sức khỏe của người dân.

Giải pháp về huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư là tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Xây dựng các quy định nhằm xác lập quyền kinh doanh, quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh và tạo cho các doanh nghiệp có cơ hội thuận lợi có thể tiếp cận các nguồn lực. Tăng cường công tác quản lý và phát triển đô thị, quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác phục vụ cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp. Tăng quy mô và hiệu quả đầu tư, chú trọng phát huy nguồn vốn tư nhân cho phát triển kinh tế, tiếp tục áp dụng các cơ chế khuyến khích, ưu đãi, tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thu hút mạnh mẽ hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tăng cường hợp tác, xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư từ các tỉnh, thành phố, các nhà đầu tư nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Chú trọng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như tăng cường hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng, sử dụng các nguồn vốn đầu tư tập trung, đúng quy hoạch, kế hoạch, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư; Tăng cường quản lý năng lực của các cơ quan quản lý, các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đầu tư đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý trách nhiệm. Tiếp tục kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đẩy mạnh việc triển khai thực hiện, cụ thể hoá Nghị quyết số 32-NQ/TW.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2015 (Trang 66)