Phân tích SWOT với thành phố Hải Phòng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2015 (Trang 63)

nước ngoài

Để có được những giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố, trước hết cần hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình, nghiên cứu những cơ hội cũng như những thách thức để từ đó có hướng đi phù hợp nhất nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức. Mô hình phân tích SWOT có thể giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về thành phố, tránh rập khuôn lý thuyết và có định hướng phát triển tối ưu.

Điểm mạnh (S):

- Thành phố lớn thứ 3 cả nước, sau Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, là đô thị loại I - Vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ ra biển đông (có cảng lớn), gần thủ đô Hà Nội  tiềm năng trong phát triển và khai thác các ngành kinh tế biển cũng như nắm giữ vị trí quan trọng trong đầu mối giao thông quốc tế

- Lịch sử lâu đời, phát triển ngành hàng hải từ rất sớm, có cảng biển lớn phục vụ cho thương mại, giao lưu buôn bán, xuất nhập khẩu…

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là tài nguyên biển thuận lợi cho ngành khai thác chế biến thủy hải sản, du lịch…

- Kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng nhanh, chính trị ổn định

- Là thành phố đông dân cư mở ra thị trường tiêu thụ tiềm năng rộng lớn - Lực lượng lao động dồi dào

Điểm yếu (W):

- Quy mô kinh tế còn nhỏ bé, vai trò kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế của thành phố

- Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển không kịp so với yêu cầu phát triển kinh tế, đang tạo ra nút thắt trong tăng trưởng, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài

- Nguồn nhân lực và nhân lực có chất lượng cao chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; số cơ sở đào tạo tăng nhiều nhưng quy mô và chất lượng chưa đáp ứng; chưa có nhiều chính sách, cơ chế khuyến khích xã hội hóa trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao

- Cải cách hành chính tuy được đẩy mạnh nhưng chưa thực sự đạt được kết quả cao; môi trường đầu tư, kinh doanh có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư

- Môi trường đầu tư, cơ chế đầu tư đã và đang được cải thiện

- Bước đầu quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực, cải thiện môi trường pháp lý cũng như xây dựng cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật và các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư

Cơ hội (O):

- Luồng vốn FDI đang chảy về khu vực Đông Nam Á

- Việt Nam gia nhập WTO mở ra cho Hải Phòng nhiều cơ hội trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, mở ra con đường phát triển cho nhiều ngành, lĩnh vực mới cũng như tăng cường những ngành mũi nhọn hiện có

- Trong môi trường hội nhập quốc tế như hiện nay, giao thông đường biển đóng một vai trò vô cùng quan trọng; các ngành kinh tế biển và du lịch cũng đang là xu thế đầu tư trên thế giới

- Những dự án giao thông mới, hiện đại của Chính phủ ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói chung và tại Hải Phòng nói riêng sẽ có tác động tích cực lên sự phát triển của thành phố, tăng cơ hội thu hút nguồn vốn FDI

Thách thức (T):

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương đặc biệt là các thành phố lân cận như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương… trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Sự cạnh tranh với các nước khác trong khu vực

Sau khi phân tích SWOT, nắm rõ từng điểm mạnh, yếu cũng như những cơ hội thách thức trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp của Hải Phòng, ta có thể tiến hành phân tích kết hợp SWOT thông qua các cặp yếu tố điểm mạnh – cơ hội, điểm yếu – cơ hội, điểm mạnh – thách thức, điểm yếu – thách thức để từ đó phát huy tối đa tiềm năng, khắc phục những hạn chế, thu hút được nhiều nhà đầu tư cũng như

lượng vốn FDI lớn cho thành phố. Dưới đây xin phân tích một vài cặp yếu tố tiêu biểu trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hải Phòng:

Điểm mạnh – Cơ hội: Thế giới ngày một phát triển, thương mại nắm bắt vị trí quan

trọng trong nền kinh tế toàn cầu, sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trở nên phổ biến, đây là những lý do dẫn đến xu thế phát triển tất yếu của ngành giao thông đường biến trong thời đại mới này. Đó là cơ hội cho Hải Phòng – một thành phố cảng biển với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi. Kết hợp điểm mạnh của thành phố với cơ hội hiện có, nhanh chóng củng cố, hiện đại hóa cảng biển hiện có, xây dựng mới những cơ sở hạ tầng phụ trợ, tất cả sẽ trở thành một sức hút rất lớn với các nhà đầu tư nước ngoài muốn chọn một địa điểm thuận lợi về thông thương để đầu tư. Ngoài ra, với một vị trí thuận lợi và nguồn tài nguyên sẵn có cho phát triển kinh tế biển, các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẵn sàng đầu tư vào các ngành này nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có cũng như lợi thế so sánh về xuất khẩu. Du lịch dịch vụ cũng đang trở thành xu thế đầu tư trong thế kỉ mới, do vậy nắm bắt cơ hội này, với những lợi thế sẵn có của nguồn tài nguyên du lịch, Hải Phòng nên chú trọng phát triển và khuyến khích ngành công nghiệp không khói này.

Điểm yếu – Cơ hội: Tận dụng cơ hội để khắc phục những điểm yếu của thành phố.

Hải Phòng đang đứng trước một cơ hội rất lớn trong việc thu hút nguồn vốn FDI từ các nước trên thế giới, nguồn vốn này cũng như những đóng góp của nó cho ngân sách thành phố có thể được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng ngày một hiện đại hay đầu tư phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc các nhà đầu tư vào Hải Phòng không chỉ mang đến vốn, họ còn mang đến công nghệ, chuyên gia, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm sản xuất, việc học tập từ các doanh nghiệp FDI, áp dụng một cách linh hoạt vào doanh nghiệp địa phương sẽ là một bước phát triển trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong địa bàn cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Điểm mạnh – Thách thức: Sử dụng điểm mạnh để hạn chế thách thức. Sự cạnh

tranh trong việc thu hút nguồn vốn FDI giữa các địa phương ngày càng trở nên gay gắt khi vốn FDI được đánh giá là một nguồn bổ sung vốn quan trọng mà bất kì địa phương nào cũng muốn có. Sự cạnh tranh này càng lớn hơn giữa những địa phương gần nhau hay có những đặc điểm tương đồng. Với Hải Phòng, đối thủ cạnh tranh trong việc thu hút FDI có thể kể tới Hà Nội, Quảng Ninh hay Hải Dương – những địa phương lân cận có những đặc điểm tự nhiên khá tương đồng. Để là một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư FDI, Hải Phòng cần phải biết vận dụng những điểm

mạnh và những lợi thế so sánh của mình như nguồn tài nguyên biển phong phú hay những kinh nghiệm trong làm kinh tế biển. Môi trường pháp lý, môi trường đầu tư cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Những giải pháp giúp cải thiện môi trường đầu tư của thành phố cũng sẽ là yếu tố kéo các nhà đầu tư nước ngoài đến Hải Phòng.

Điểm yếu – Thách thức: Điểm yếu đi kèm với thách thức có thể trở thành mối lo

ngại lớn cho khả năng thu hút FDI của Hải Phòng. Nếu thành phố không có những giải pháp kịp thời trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì có thể nguồn vốn FDI sẽ bị đẩy về phía các địa phương cạnh tranh. Sự sụt giảm nguồn vốn FDI có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như không có đủ vốn cho phát triển kinh tế xã hội hay tình trạng thất nghiệp, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thành phố và chất lượng cuộc sống nhân dân.

Tóm lại, thông qua SWOT về hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng chúng ta đã có cái nhìn tổng quát về những mặt lợi thế, hạn chế, những cơ hội, thức thành phố gặp phải trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đó giúp đề ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả của công tác thu hút FDI trên địa bàn Hải Phòng, để thành phố xứng đáng là điểm đến đáng tin cậy, là một trong những lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2015 (Trang 63)