Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm bổ sung lượng vốn thiếu hụt cho sự

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2015 (Trang 34)

cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, nguồn vốn FDI ngày

càng khẳng định vai trò quan trọng của mình như một nguồn vốn dài hạn bổ sung cho lượng vốn hạn chế trong nước, góp phần cho phát triển kinh tế. Không chỉ mang vai trò đóng góp đáng kể cho việc tạo nguồn vốn đầu tư, FDI còn thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Vốn FDI ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn cho đầu tư của thành phố. Tỉ lệ vốn FDI luôn chiếm tỉ lệ cao cho thấy chính sách thu hút nguồn vốn này đang từng bước đạt được kết quả khả quan.

Biểu đồ 2.2: Vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Sở KHĐT Hải Phòng)

Bảng 2.4: Tỉ lệ vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội thành phố Hải Phòng

Đơn vị: %

2006 2007 2008 2009 2010

Vốn FDI 17 15,3 20,2 18,7 19,1

Vốn khác 83 84,7 79,8 80,3 80,9

Tổng vốn đầu tư xã hội 100 100 100 100 100

(Nguồn: Sở KHĐT Hải Phòng) Nhu cầu vốn đầu tư của thành phố trong thời gian qua và dự kiến trong thời gian tới ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển của thành phố. Trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đã trở thành một thành viên của WTO thì nhu cầu về vốn lại càng quan trọng hơn, mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển, thành phố có chủ trương đầu tư trong nước là quyết định còn đầu tư nước ngoài là thiết yếu, tỉ lệ huy động nội lực chiếm 80%, ngoại lực chiếm 20% tổng nhu cầu vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2015 (Trang 34)