nước ngoài tại Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010
2.3.4.1. Thành công
Đạt được những thành công tích cực như trên là cả một quá trình dài cố gắng của toàn thành phố, không phải chỉ trong 1-2 năm mà đã có được kết quả như vậy,
đó là sự đúc rút kinh nghiệm từ những thất bại trước đây và sự chủ động sáng tạo trong công tác lập kế hoạch. Có thể phân tích một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, từ kinh nghiệm, thành công và cả thất bại của những năm trước đó, ngay từ đầu thời kì mới (2006 – 2010), thành phố vẫn tiếp tục áp dụng cơ chế mở, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh tế đối ngoại tập trung cao cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, mở rộng xuất khẩu làm động lực cho đổi mới. Thành phố đã chỉ động nghiên cứu, lập trước các dự án trình Chính phủ cũng như đề xuất với các nhà tài trợ, nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ các dự án lớn quan trọng liên quan đến xây dựng củng cố cơ sở hạ tầng như Cầu Bính, cảng cửa ngõ quốc tế lạch huyện, cảng nam Đồ Sơn, cầu Đình Vũ – Cát Hải, khu công nghiệp – kinh tế - sân bay Tiên Lãng, đường cao tốc ven biển…tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Hải Phòng.
Thứ hai, thành phố đã chủ động mở cửa, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển. Chú trọng mở rộng không gian kinh tế và đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tủ nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ công nghệ cao. Nhận thức đúng tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, thúc đẩy áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, mô hình quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu, Hải Phòng đã xúc tiến cho sự ra đời của hàng loạt các dự án có vốn đầu tư nước ngoài như Xi măng Chinfon, Du lịch quốc tế Đồ Sơn, Thép Việt – Hàn, Thép Việt – Úc, Hanvico, Khu công nghiệp Nomura…đã tạo ra năng lực sản xuất mới cho thành phố. Nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp FDI đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp FDI cũng góp phần quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong thành phố.
Thứ ba, thành phố đã có chủ trương chính sách đúng đắn trong việc ưu tiên sử dụng ngân sách cho đầu tư trước một bước hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật, xã hội. Đây là lợi thế có sức hút rất lớn với các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm địa điểm đầu tư. Hạ tầng kĩ thuật cho phép các doanh nghiệp, nhà đầu tư giảm bớt chi phí đầu tư, chi phí vận hành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cunhgx như rút ngắn thời gian triển khai dự án. Nắm được đặc điểm độ trễ thời gian trong đầu tư phát triển, thành phố đã có chính sách đầu tư trước một nhịp, tạo nền móng vững chắc cho phát triển sau này.
Thứ tư, lãnh đạo thành phố có chủ trương, chính sách quan tâm, ưu đãi đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố. Thành phố luôn đồng hành và lắng nghe, giải quyết khó khắn kịp thời cho các doanh nghiệp. Hàng năm thành phố có tổ chức các buổi gặp gỡ doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để nghe phản ánh và có chính sách điều chỉnh cho phù hợp hơn. Thành phố chủ trương không phân biệt doanh nghiệp thuộc các thành phần, quy mô kinh tế khác nhau, thành phố luôn cố gắng tạo sự bình đẳng, tạo cơ hội như nhau cho các doanh nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngoài việc nhận được sự ưu đãi về đất hay thuế, còn được cơ quan có thẩm quyền nhiệt tình hướng dẫn, giảm bớt các thủ tục phiền hà và giải quyết vướng mắc nhanh chóng.
Thứ năm, cùng với cả nước, thời gian qua Hải Phòng đã tích cực thực hiện cải cách hành chính và cũng đạt được những kết quả nhất định. Trước đây, thủ tục hành chính chính là rào cản lớn nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn vào Hải Phòng so sự phức tạp và có quá nhiều cơ chế phải thông qua. Hải Phòng đã mạnh dạn cho thí điểm mô hình “một cửa hiện đại” ở một số địa điểm cũng như mô hình “một cửa liên thông” của Sở Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công Thương và Cục Thuế đã thu được những thành công bước đầu và nhận được phản hồi tích cực từ phía các nhà đầu tư. Điều này đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ sáu, thành phố bước đầu quan tâm đến đầu tư phát triển cho nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao. Thành phố đã có những cơ chế hỗ trợ cho các dự án đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên các dự án thành lập các trường đào tạo nghề, gắn nâng cao dân trí với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hoạt đồng này của thành phố đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được 30% chi phí cho việc đào tạo nghề.
Thứ bảy, thành phố xác định quy hoạch phải đi làm trước cơ sở, nền tảng cho phát triển.Trên cơ sở định hướng chiến lược, thành phố đã chủ động rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phù hợp với mục tiêu phát triển của cả nước đồng thời cũng có những điểm nhấn thể hiện tầm nhìn của thành phố. Trên cơ sở các quy hoạch, thành phố đã chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch đầu tư, các dự án đầu tư trọng điểm để huy động, kêu gọi thu hút đầu tư nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhờ có tầm nhìn dài hạn, mục tiêu cụ thể nên các kế hoạch phát triển kịnh tế xã hội trong đó có kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hút FDI được đúng hướng và mang lại hiệu quả cao.
2.3.4.2. Tồn tại, hạn chế
Trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành phố đã đạt được những thành công khởi sắc, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế gây ảnh hưởng đến hình ảnh thành phố trong mắt các nhà đầu tư cũng như làm giảm nguồn vốn đầu tư.
• Về phía các cơ quan quản lý nhà nước
- Một trong những khâu khó khăn nhất trong việc xúc tiến, thu hút đầu tư là địa điểm thực hiện dự án. Nhiều nhà đầu tư phải lựa chọn các địa điểm xa, không thuận tiện về giao thông và cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, những yếu tố này đã đẩy chi phí đầu tư lên cao, làm giảm tính khả thi của dự án.
- Nhiều địa phương khác đã đưa ra những ưu đãi và điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đã khiến cho việc thu hút đầu tư của thành phố Hải Phòng giảm nhiều (Ví dụ như việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng: đường giao thông, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, thoát nước... ở Hải Dương, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh...). Trong khi đó, vấn đề giải phóng mặt bằng, đảm bảo cơ sở hạ tầng đến chân hàng rào của thành phố vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, nhất là yêu cầu về thời gian của nhà đầu tư để triển khai dự án. Đây cũng là nguyên nhân làm nhà đầu tư giảm lòng tin và chuyển địa điểm đầu tư đến địa phương khác.
- Hiện nay, trong hồ sơ xin đăng ký cấp Giấy phép đầu tư, một số tài liệu được yêu cầu trong hồ sơ mang nhiều tính hình thức như giấy chứng nhận của ngân hàng về số dư trong tài khoản, thoả thuận nguyên tắc thuê văn phòng/ địa điểm của dự án, Trong khi đó, Luật ĐTNN và các văn bản hướng dẫn thi hành lại thiếu các quy định cụ thể về tính hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu do nhà ĐTNN cung cấp.
- Việc quy định chế độ nộp báo cáo thống kê, báo cáo tài chính còn nhiều bất cập, ở địa phương thì Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Uỷ ban nhân dân thành phố, do đó các báo cáo thống kê, báo cáo tài chính cần phải được quy định nộp về Sở Kế hoạch và Đầu tư thay cho quy định nộp về Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.
- Trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư vẫn chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt các vấn đề về tiến độ triển khai dự án, tiến độ góp vốn, chấm dứt hoạt động và thanh lý tài sản doanh nghiệp, quyết toán công trình xây dựng và báo cáo vốn đầu tư thực hiện... Nhiều nhà đầu tư sau khi được cấp giấy phép đầu tư không vào Việt Nam để triển khai dự án, hoặc sau khi triển khai, chấm dứt hoạt động, không thực hiện thanh lý, bỏ mặc dự án,...Tình trạng này xảy ra là do các quy định của pháp luật chưa đủ chặt chẽ để
ràng buộc trách nhiệm, quyền lợi của doanh nghiệp đối với việc thực hiện và gây khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước.
• Về phía các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
- Thực hiện các Quy định về xuất, nhập khẩu, mua sắm hàng hoá và xây dựng: nhiều doanh nghiệp còn coi nhẹ quy định về đấu thầu khi mua sắm, nhập khẩu máy móc thiết bị, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam không được giám định về giá trị và chất lượng theo quy định. Cá biệt, thời gian qua đã xảy ra tình trạng một số ít doanh nghiệp ĐTNN trong ngành dệt may mua, bán quota hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ bất hợp pháp, làm ảnh hưởng chung đến hoạt động của toàn khối.
- Thực hiện các Quy định của pháp luật về sử dụng lao động: Nhìn chung, các doanh nghiệp ĐTNN thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sử dụng lao động, thực hiện khá đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động Việt Nam. Ở các doanh nghiệp công nghiệp lớn, kỷ luật lao động và quy định an toàn lao động được tuân thủ nghiêm túc. Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp (đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ như: giày dép, may mặc,...) vẫn còn tình trạng công nhân phải làm thêm giờ, tiền lương chưa thoả đáng, các chế độ liên quan đến độc hại và an toàn lao động chưa được quan tâm đúng mức.
- Các doanh nghiệp ĐTNN ít quan tâm đến việc thành lập tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp. Cá biệt, một số ít doanh nghiệp e ngại hoạt động của tổ chức Công đoàn làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Theo thống kê, mới có 34 doanh nghiệp ĐTNN (trên tổng số 186 dự án) có tổ chức Công đoàn. Việc thiếu tổ chức Công đoàn ở một số doanh nghiệp đã gây nên một số vướng mắc trong việc bảo vệ quyền lợi chung của cả người lao động và người sử dụng lao động.
- Vấn đề tiền lương, thưởng: Theo thống kê, thu nhập bình quân của người lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp ĐTNN là 98,64 USD/người/tháng (năm 2000) và 109,38 USD/người/tháng (năm 2006). Mức lương trung bình này cao hơn mức lương tối thiểu quy định cho khu vực Hải Phòng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tính lương, mức lương này vẫn cần có những điều chỉnh kịp thời và hợp lý để cho phù hợp với cường độ lao động, vị trí công việc và hiệu quả lao động của người lao động. Ở một số doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vẫn áp dụng một số biện pháp phạt khấu trừ lương, cúp lương một cách không rõ ràng, sai quy định, gây nên mâu thuẫn với người lao động. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên một số vụ lãn công, đình công tại Hải Phòng trong thời gian qua.
- Vấn đề thời giờ làm việc, nghỉ ngơi: Mặc dù hợp đồng lao động đã quy định về thời gian làm việc cụ thể, phần lớn doanh nghiệp cũng đã cố gắng thực hiện đúng quy định về thời giờ làm việc. Tuy nhiên, vẫn còn có một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nhẹ như giày dép, may mặc,... do tính chất thời vụ và không ổn định của hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, vẫn còn tình trạng công nhân phải làm thêm giờ vượt quá quy định. Nhiều doanh nghiệp không tạo điều kiện cho người lao động thực hiện chế độ nghỉ phép năm, nghỉ ma chay, hiếu hỷ.
- Về việc đóng bảo hiểm xã hội: Phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn thực hiện nghiêm túc quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội cho những lao động có hợp đồng từ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn. Nhưng trên thực tế, một số doanh nghiệp kéo dài thời gian thử việc của người lao động, chậm ký hợp đồng lao động nên không đóng bảo hiểm cho người lao động.
2.3.4.3. Nguyên nhân hạn chế
- Một số thủ tục phê duyệt nhập khẩu qua Sở Thương mại, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua Sở Tài nguyên Môi trường, thời gian làm thủ tục khắc dấu, thủ tục xuất nhập cảnh qua Công an thành phố còn tiến hành rất chậm, không đảm bảo thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án của doanh nghiệp.
- Hiện nay, các doanh nghiệp còn thiếu các thông tin về thị trường cũng như các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư của các dự án tại địa bàn thành phố, mất nhiều cơ hội tham dự các cuộc đấu thầu. Trang website của thành phố đã được nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài vì thông tin chưa cập nhật kịp thời, các hướng dẫn chưa cụ thể.
- Hiện nay các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
- Vấn đề cấp điện và nước tại một số khu vực vẫn còn tồn tại yếu kém như sự cố mất điện xảy ra thường xuyên, cung cấp nước không ổn định, chất lượng nước kém ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện sản xuất của các công ty. Một số thuộc khu vực ngoại thành chưa có hệ thống thoát nước dẫn đến tình trạng khó khăn cho doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất.
- Hệ thống đường bộ trong nhiều khu vực có hiện tượng bị xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến vấn đề vận chuyển hàng hoá. Cây cối hai bên đường và hệ
thống dây dẫn điện rất thấp ảnh hưởng đến việc lưu thông của xe vận tải, đặc biệt là xe container.
- Việc cung cấp các dịch vụ viễn thông tại những khu vực ngoại thành còn rất hạn chế. Dịch vụ đường truyền tốc độ cao ADSL để truy cập Internet chất lượng chưa ổn định, đường truyền nhiều khi bị gián đoạn, ảnh hưởng tới thông tin và truyền tải dữ liệu. Một số nơi chưa có đường truyền tốc độ cao, không thuận lợi cho việc truy cập Internet của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HẢI PHÒNG GIAI
ĐOẠN 2011 – 2015 Chương 3
Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng giai đoạn 2011 – 2015