1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng thu hút và tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài fdi vào thành phố cần thơ giai đoạn 2008 đến 6 tháng đầu năm 2014

95 562 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Đề tài“ Phân tích thực trạng thu hút và tác động của vốn đầu tư nước ngoài FDI đến tăng trưởng kinh tế thành phố Cần Thơ” được thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014 nhằm ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN VIẾT CẢNH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ TÁC

ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

NGOÀI FDI VÀO THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN VIẾT CẢNH

MSSV: 4118642

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ TÁC

ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

NGOÀI FDI VÀO THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trang 3

i

LỜI CẢM TẠ

Sau những năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ Hôm nay với những kiến thức đã học được và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình nghiên cứu em đã hoàn thành luận văn Tốt nghiệp của mình Nhân đây xin gửi lời cám ơn đến:

Qúi thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã cung cấp nhiều kiến thức cho em trong thời gian qua để em có thể làm tốt đề tài này.Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Đinh Yến Oanh đã hướng dẫn em làm hoàn thành đề tài này Mặc dù, trong suốt quá trình làm đề cương, bản nháp đến khi hoàn thành bản chính em đã có nhiều sai sót về nội dung cũng như hình thức trình bày, nhưng nhờ sự nhiệt tình hướng dẫn của Cô mà em đã khắc phục

để hoàn thành đề tài của mình

Bên cạnh đó em cũng xin cám ơn quí cô chú, anh chị Sở Kế Hoạch Đầu Tư thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

Tuy nhiên dó hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập có hạn nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em mong được sự góp ý của quí sở cùng quí thầy cô để luận văn được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tế

Cuối cùng em xin kính chúc quí thầy, cô trong Khoa KT – QTKD cùng quí cô chú, anh chị ở Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Cần Thơ nhiều sức khỏe, công tác tốt và thành đạt trong công việc

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Viết Cảnh

Trang 4

ii

TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, đầu tư nước ngoài được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế TP Cần Thơ nói riêng Dòng vốn đầu tư nươc ngoài có những có những đóng góp tích cực cho kinh tế TP như giải quyết việc làm, đóng góp vào ngân sách, góp phần cải thiện

cán cân thương mại, kích thích tiêu dùng trong nước Đề tài“ Phân tích thực trạng thu hút và tác động của vốn đầu tư nước ngoài FDI đến tăng trưởng kinh tế thành phố Cần Thơ” được thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014 nhằm phân tích

những tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế (chỉ tiêu đại diện là GDP) của thành phố Cần Thơ

Đề tài được tiến hành dựa trên bộ số liệu được thu thập từ Cục đầu tư nước ngoài

thuộc Bộ kế hoạch đầu tư, Tổng cục thống kê Việt Nam, Sở kế hoạch đầu tư TP Cần Thơ và Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ qua các năm Phương pháp thống kê

mô tả, so sánh được dùng để phản ảnh thực trạng thu hút FDI của TP, việc phân tích

ma trận SWOT được thực hiện để có những căn cứ đề ra giải pháp tăng cường thu hút

và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phương pháp hồi qui tuyến tính đa biến được dùng để phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của TP Kết quả phân tích hồi qui cho thấy tăng trưởng kinh tế TP Cần Thơ (chỉ tiêu đại diện là GDP) bị tác động bởi hai yếu tố: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và số sinh viên đại học, cao đẳng trên 1000 dân, đặc biệt kết quả hồi qui cho thấy FDI có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của TP Dựa vào kết quả phân tích hồi qui và tình hình thu hút FDI trên địa bàn, đề tài đề xuất những giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trong thời gian tới

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Viết Cảnh

Trang 6

iv

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

- -

Cần Thơ, ngày…… tháng …… năm ……

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

- -

Cần Thơ, ngày…… tháng …… năm ……

Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Đinh Yến Oanh

Trang 8

vi

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

-o0o -

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Giáo viên phản biện

Trang 9

vii

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4.1 Phạm vi về không gian 2

1.4.2 Phạm vi về thời gian 2

1.3.3 Đối tượng Nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3

2.1.1 Một số khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 3

2.1.2 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 11

2.1.3 Cơ sở khoa học 16

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 16

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 17

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 19

3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 19

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 19

3.1.2 Kinh Tế-Xã Hội 21

3.2 KHÁI QUÁT VỀ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 26

3.2.1 Vị trí và chức năng 26

3.2.2 Hệ thống tổ chức sở kế hoạch đầu tư Cần Thơ 27

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM……… 29

4.1 TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ FDI CỦA VIỆT NAM………29

4.1.1 Số dự án và số vốn đăng ký……… ……… 29

4.1.2 Vốn FDI phân theo đối tác……… …34

4.1.3 Vốn FDI phân theo lĩnh vực……….……… …35

Trang 10

viii

4.1.4 Vốn FDI phân theo hình thức đầu tư……… 37

4.1.5 đóng góp của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam…… ……….………… 38

4.1.5.1 Đóng góp vào ngành công nghiệp…… ……… … 39

4.1.5.2 Đóng góp lớn vào GDP cả nước…… ………40

4.1.5.2 Giải quyết nhu cầu việc làm…… ……… 40

4.1.5.4 Tác động tích cực đến cán cân thương mại…… ……… 42

4.1.5.5 Đóng góp tích cực vào vốn đầu tư toàn xã hội……… ………… 43

4.2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ… ……… 44

4.2.1 Số dự án FDI được cấp phép tại thành phố Cần Thơ……… 44

4.2.2 Vốn FDI phân theo hình thức đầu tư……… ……47

4.1.3 Vốn FDI phân theo đối tác đầu tư……….……… 49

4.1.4 Vốn FDI phân theo quy mô nguồn vốn đăng ký 52

4.1.5 Vốn FDI phân theo ngành nghề đầu tư……… 53

4.1.6 Doanh thu của các doanh nghiệp FDI tại thành phố Cần Thơ từ 2008-6/2014……… 54

4.1.7 Nhận xét chung về thực trạng thu hút FDI của thành phố Cần Thơ………55

4.1.8 Đóng góp FDI tới sự phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ……… 57

4.1.8.2 Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động……….…… 59

4.1.8.3 Đóng góp vào GDP của thành phố……… …60

4.1.8.4 Đóng góp vào ngân sách thành phố……… 61

4.1.9 tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế thành phố Cần Thơ……… 62

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 66

5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP……… 66

5.1.1 Phân Tích Ma Trận SWOT 66

5.1.1.1 Điểm mạnh (S) 66

5.1.1.2 Điểm yếu (W) 66

5.1.1.3 Cơ hội (O) 67

5.1.1.4 Thách Thức (T) 67

5.2.1 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương……… ……… 68

5.2.1.1 Đà Nẵng……… ……….……….69

5.2.1.2 Đồng Nai……….……… ………69

5.2.1.3 Long An……….……… 69

5.1.2.4 Nhận xét kinh nghiện của các địa phương………70

Trang 11

ix

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI 71

5.3.1 Hoàn thiện chính sách và thủ tục hành chính 72

5.3.2 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng 72

5.3.3 Đổi mới nội dung và phương thức xúc tiến đầu tư ……… 72

5.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật 73

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

6.1 KẾT LUẬN 74

6.2 KIẾN NGHỊ 74

7.2.1 Đối với Sở kế hoạch đầu tư Cần Thơ 74

7.2.2 Đối với UBND Thành Phố 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….……… 76

Trang 12

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Ma trân SWOT………18 Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Cần Thơ năm 2013…… ……….21 Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại thành phố Cần Thơ phân theo loại hình doanh nghiệp (2010-2012)……… 22 Bảng 3.3: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp tại thành phố Cần Thơ phân theo loại hình doanh nghiệp (2010-2012)………… 23 Bảng 3.4: Dân số thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010-213……… ….……….26 Bảng 4.1: Thu hút FDI của Việt Nam từ năm 2008 – 6/2014……… ……… 31 Bảng 4.2: Đầu tư FDI tại Việt Nam phân theo đối tác tính đến tháng tháng 8 năm 2014………….……… ……….34 Bảng 4.3: Các dự án FDI tại Việt Nam phân theo ngành tính đến 8/2014…… 35 Bảng 4.4: Thu hút FDI Việt Nam phân theo hình thức đến tháng 8 năm 2014 37 Bảng 4.5: Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam theo giá so sánh năm 2010……… ……… 39 Bảng 4.6: Đóng góp FDI vào tổng GDP cả nước năm 2008 đến 2013…… …40 Bảng 4.7 Lao động làm việc trong các doanh nghiệp giai đoan 2010-2013…41 Bảng 4.8: Giá trị xuất khẩu phân hàng hóa của Việt Nam phân theo khu vực kinh tế từ năm 2008 đến 2013……….………42 Bảng 4.9: Vốn đầu tư toàn xã hội khu vực FDI từ năm 2008 đến năm 2013….43 Bảng 4.10: Tình hình thu hút FDI tại thành phố Cần Thơ từ năm 2008 - 6/2014 Bảng 4.11: Các dự án FDI cấp mới phân theo hình thức đầu tư từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2014……… …… ……… 48 Bảng 4.12: Số lượng và vốn đăng ký các dự án FDI thành phố Cần Thơ phân theo đối tác đầu tư……… 50 Bảng 4.13: Đầu tư nước ngoài tại Cần Thơ (lũy kế các dự án còn hiệu lực tính đến tháng 6 năm 2014……….….……….51

Trang 13

xi

Bảng 4.14: Số lượng các dự ánFDI phân theo qui mô nguồn vốn tính đến phân

theo hình thức đầu tư (lũy kế các dự án còn hiệu lực tính đến 6/2014)……… 52

Bảng 4.15: Các dự án FDI thành phố Cần Thơ phân theo lĩnh vực đầu tư (lũy kế các dự án còn hiệu lực tính đến 6/2014)……… ……….54

Bảng 4.16: Doanh thu khu vực FDI 6 tháng đầu năm 2013 và 2014………… 55

Bảng 4.17: Tình hình thu hút ĐTNN vào thành phố Cần Thơ tính đến tháng 6 năm 2014……….…56

Bảng:4.18: Lực lượng lao động trong các doanh nhiệp của thành phố Cần Thơ từ năm 2009-2013……… ……….59

Bảng 4.19: Đóng góp của các doanh nghệp FDI vào GDP của thành phố Cần Thơ phân theo loại hình kinh tế từ năm 2010 đến năm 2013……….60

Bảng 4.20: Chỉ số icor khu vực FDI của cả nước và thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013……… ………61

Bảng 4.21: Đóng góp vào ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp FDI từ năm 2010 đến năm 2013……….61

Bảng 4.22 Diễn giải các biến trong mô hình……… 62

Bảng 4.23: Kết quả mô hình……… 63

Bảng 5.1: Ma trận SWOT……… 68

Trang 14

xii

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 3.1 Bản Đồ Hành Chính TP Cần Thơ……… … 19 Hình 3.2: GDP bình quân đầu người Thành phố Cần Thơ (2010-2013)………25 Hình 4.1 Số dự án và vốn đầu tư FDI tại Việt Nam qua các giai đoạn từ

1988-6/2014……….29 Hình 4.2 Số dự án đăng ký mới và cấp mới giai đoạn 2008 – 6/2014 … ……32 Hình 4.3 Số lượng dự án cấp mới và tăng vốn 6 tháng đầu năm từ 2012

đến 2014……… ……… 33 Hình 4.4 Cơ cấu vốn FDI theo ngành tại Việt Nam tính đến tháng 8 năm

2014……… ……… 36 Hình 4.5 Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư tính đến tháng 6/2014 năm ……… ……… 38 Hình 4.6 Thu hút FDI tại thành phố Cần Thơ từ năm 1996 đến năm 2007……44 Hình 4.7 Số lượng dự án FDI phân theo hình thức đầu tư từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2014……… ….……48 Hình 4.8 Cơ cấu các dự án FDI theo qui mô nguồn vốn từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2014……… ……… 53 Hình 4.9 Doanh thu của doanh nghiệp FDI thành phố Cần Thơ từ năm

2008 đến 6/2014….……… ……… 55 Hình 4.10: Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp thành phố

Cần Thơ tính theo giá năm 2020……… … ……… 58

Trang 16

1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Từ khi mở cửa đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc, từ vị thế của một quốc gia có thu nhập thấp đã vươn lên thành quốc gia có thu nhập trung bình Trong quá trình phát triển ấy, vốn đóng vai trò hết sức quan trọng bên cạnh những yếu tố như lao động, tài nguyên và khoa học kỹ thuật Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta luôn

đạt trên 5%/năm, chính vì vậy nhu cầu về vốn đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết

Ngoài việc sử dụng nguồn vốn trong nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, Việt Nam cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, một mặt giảm thiểu khó khăn cho ngân sách, mặt khác tạo điều kiện cho nền kinh tế tiếp cận với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật

và trình độ quản trị của thế giới Tháng 12 năm 1987, Luật đầu tư nước ngoài lần đầu tiên có hiệu lực đã khơi thông dòng chảy của FDI vào Việt Nam, đây là đòn bẩy quan trọng giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh ở các năm tiếp theo Số liệu thống kê cho thấy khu vực FDI tạo ra hơn 2 triệu lao động trực tiếp và 3-4 triệu lao động gián tiếp, thu nhập theo tháng của lao động trong khu vực FDI cao hơn so với so với khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước

Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng các doanh nghiệp FDI đầu tư phần lớn vào lĩnh vực khách sạn, du lịch, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các ngành công nghiệp công nghệ cao chưa đạt tỉ lệ thích đáng Một số doanh nghiệp FDI đưa vào Việt Nam các máy móc đã qua sử dụng, lạc hậu, lỗi thời…có khả năng biến Việt Nam thành bãi rác công nghiệp

Không thể phủ nhận những mặt tích cực của FDI trong những năm vừa qua, song

nó đã tạo ra một số vấn đề không lành mạnh và cần được khắc phục Nhận thức đúng

về những vấn đề nảy sinh để có phương hướng chỉ đạo tiếp là điều hết sức quan trọng nếu chúng ta muốn thu hút ngày càng nhiều hơn FDI

Đồng Bằng Sông Cửu Long là khu vực kinh tế năng động của Việt Nam, đặc biệt

Cần Thơ là đầu mối trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu Long Có lịch sử phát triển lâu đời và tiềm năng to lớn chưa khai thác hết Hòa chung không khí phát triển của cả nước, Cần Thơ đang chuyển mình trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI Nhờ đó tăng trưởng kinh tế của Cần Thơ có những bước tiến đáng

kể, giải quyết công ăn việc làm cho lao động, tăng ngân sách…tuy nhiên những vướn mắt phát sinh nêu trên là vấn đề không thể tránh khỏi

Trang 17

2

Để có căn cứ xây dựng và điều chỉnh chính sách thì việc nghiên cứu và đánh giá

tác động của FDI đến phát triển kinh tế, xã hội Cần Thơ trong giai đoạn vừa qua là

việc làm hết sức cần thiết Vì vậy em chọn đề tài “Phân tích thực trạng thu hút và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến sự tăng trưởng kinh tế của thành phố Cần Thơ giaiđoạn 2008 – 6/2014 ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trang thu hút và tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tình hình tăng trưởng kinh tế của thành phố Cần Thơ Từ đó đề xuất giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

-Thực trạng thu hút FDI của thành phố Cần Thơ 2008-6/2014 như thế nào? -FDI có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế thành phố Cần Thơ?

-Những giải pháp nào để tăng cường thu hút FDI phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ trong thời gian tới?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi về không gian

Đề tài được thực hiện tại địa bàn thành phố Cần Thơ

1.4.2 Phạm vi về thời gian

Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014

Số liệu được thu thập thừ năm 2008 đến 6/2014

1.3.3 Đối tượng Nghiên cứu

Đề tài tập trung phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của thành

phố Cần Thơ

Trang 18

3

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Một số khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

2.1.1.1 Khái niệm

Theo tổ chức thương mại thế giới: Đầu tư trực tiếp xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF: FDI là một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác

Theo luật đầu tư nước ngoài Việt Nam quy định: FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt

động đầu tư theo pháp luật FDI là hình thức di chuyển vốn quốc tế trong đó người sở

hữu đồng thời là người trực tiếp tham gia quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn

đầu tư

Theo các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đối với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy

Như vậy, có nhiều cách định nghĩa FDI có thể được khái quát như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào doanh nghiệp để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một phần của doanh nghiệp, với mục đích tối đa hóa lợi ích của mình trên cơ sở tuân theo quy định của luật đầu tư nước ngoài

2.1.1.2 Đặc điểm

Thứ nhất, FDI là loại hình chu chuyển vốn quốc tế trong đó chủ sở hữu vốn đầu

tư là người nước ngoài, tiến hành hoạt động đầu tư ở nước ngoài, có nghĩa là doanh nghiệp tiếp nhận vốn FDI không thuộc quốc gia của chủ đầu tư Đặc điểm này có liên quan đến các khía cạnh về quốc tịch, luật pháp, ngôn ngữ, phong tục tập quán, là các yếu tố làm tăng thêm tính rủi ro và chi phí đầu tư của các chủ ĐTNN

Thứ hai, FDI gắn liền với việc di chuyển các yếu tố đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia

Trang 19

4

Các yếu tố đầu tư có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…) Ngoài ra, hoạt động FDI còn bao gồm cả hoạt động chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư Do đó, đối với từng loại tài sản khác nhau đòi hỏi nước tiếp nhận đầu

tư phải có những cơ chế, chính sách bảo hộ quyền của chủ đầu tư sao cho phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng loại

Thứ ba, FDI được thực hiện thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh nghiệp mới ở nước ngoài, mua lại từng phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp Điều này cho thấy tính đa dạng của các hình thức và phương thức đầu tư FDI

Thứ tư, quyền quản lý doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ

đầu tư vào vốn pháp định

Tỷ lệ sở hữu vốn khống chế này do pháp luật của từng nước qui định và là yếu tố quyết định tính chất trực tiếp trong việc đưa ra các quyết định đầu tư và quản trị doanh nghiệp của các nhà ĐTNN Theo đó, FDI sẽ là người chủ sở hữu hoàn toàn hoặc đồng chủ sở hữu với một tỷ lệ góp vốn nhất định, đủ mức khống chế và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của doanh nghiệp Trong trường hợp góp 100% vốn pháp định, nhà

ĐTNN có toàn quyền quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Việc đảm bảo tỷ lệ sở hữu ở mức khống chế còn là cơ sở để các doanh nghiệp có vốn

ĐTNN trở thành những chi nhánh của các công ty ở nước đầu tư Đây là yếu tố làm

tăng tính chất toàn cầu của mạng lưới các công ty đi đầu và tạo cơ sở để các công ty đó thực hiện hoạt động chu chuyển vốn, hàng hoá trong nội bộ công ty, tránh được hàng rào thuế quan, tiết kiệm chi phí giao dịch

Thứ năm, FDI chủ yếu là hoạt động đầu tư của tư nhân với mục tiêu cơ bản là lợi nhuận Vì thế, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI phần lớn là những lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận cao

Thứ sáu, FDI gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) Đây là những tập đoàn có hệ thống các chi nhánh sản xuất ở nước ngoài,

có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ, nhãn hiệu sản phẩm có uy tín và danh tiếng trên toàn cầu; đội ngũ các nhà quản lý có trình độ cao, có khả năng điều hành các hoạt

động sản xuất và phân phối trên toàn cầu, có năng lực cạnh tranh cao Các nước đang

phát triển có thể tiếp cận với các công ty xuyên quốc gia thông qua hoạt động FDI để thu hút nguồn vốn lớn, công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý, cải thiện năng lực cạnh tranh,…

Trang 20

5

Thứ bảy, FDI là loại hình đầu tư trực tiếp và dài hạn Do đó, vốn FDI là nguồn vốn tương đối ổn định, bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước ở các nước đang phát triển FDI không phải là vốn vay nên nước tiếp nhận vốn không phải lo trả nợ và FDI cũng ít chịu sự chi phối, ràng buộc bởi mối quan hệ chính trị giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư như vốn ODA

2.1.1.3 Các hình thức đầu tư

Theo Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền (2011, trang 348 - 355) thì hoạt

động FDI bao gồm những hình thức sau:

Đầu tư theo hợp đồng là hình thức bên ĐTNN ký kết hợp đồng với bên phía Việt

Nam cùng tổ chức kinh doanh tại Việt Nam mà không cần lập ra pháp nhân mới Các hình thức đầu tư theo hợp đồng gồm:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract - BCC) là văn bản

ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên, quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành kinh doanh ở nước chủ nhà mà không thành lập pháp nhân mới Nó có đặc trương là các bên cùng nhau hợp tác kinh doanh trên cơ sở phân

định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng, mỗi bên làm nghĩa vụ với nước chủ

nhà theo quy định riêng

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Build Operate Transfer - BOT): Hình thức này là văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam

và nhà ĐTNN để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định Hết thời hạn, nhà ĐTNN chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Chính phủ Việt Nam

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (Build Transfer Operate - BTO): Hình thức này là văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam

và nhà ĐTNN để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong, nhà

ĐTNN chuyển giao công trình đó cho Chính phủ Việt Nam, Nhà nước Việt Nam dành

cho nhà đầu tư đó quyền kinh doanh công trình đã xây dựng trong một thời gian hợp

lý để thu hồi vốn và thu lợi nhuận

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Build Transfer - BT): Hình thức này là văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà ĐTNN để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong, nhà ĐTNN chuyển giao công trình đó cho Chính phủ Việt Nam, Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho nhà ĐTNN thực hiện dự án khác để thu hồi vốn và thu lợi nhuận hợp lý hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT

Trang 21

6

Doanh nghiệp liên doanh: Là hình thức đầu tư mà một doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở vốn góp của hai bên hoặc nhiều bên Việt Nam và nươc ngoài Hình thức liên doanh này thường được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước chủ nhà, mỗi bên liên doanh

có trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn đóng góp của mình vào vốn pháp định

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà

ĐTNN, do nhà ĐTNN thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về

kết quả kinh doanh, được thành lập dưới hình thức công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước chủ nhà, sở hữu hoàn toàn của nhà

ĐTNN

Đầu tư phát triển kinh doanh: là hình thức dự án đầu tư có vốn nước ngoài đang

hoạt động tại Việt Nam bỏ thêm vốn nhằm mục đích mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh hoặc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường

Góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập và mua lại công ty: nhà đầu tư được phép góp vốn, mua cổ phần của các công ty chi nhánh Việt Nam Tỷ lệ vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư đối với một số lĩnh vực, ngành nghề do Chính phủ quy định Ngoài ra, nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại các công ty chi nhánh

2.1.1.4 Tác động của FDI đối với các nước nhận đầu tư

Hoạt động FDI có vai trò to lớn đối với cả nước đầu tư và nước nhận đầu tư Theo Lê Quang Huy (2013, trang 51 - 55), Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền (2011, trang 26 - 28, trang 33 - 39) thì FDI có những tác động tích cực và tiêu cực như sau:

a) Đối với nước đầu tư

- FDI làm tăng sức ảnh hưởng về kinh tế - chính trị đối với nước nhận đầu tư FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là

đối với các nước đang phát triển Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây

chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau Điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại

FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế Thông qua việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, các chủ đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời còn là biện pháp thâm nhập thị trường hữu hiệu tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước,

Trang 22

7

cũng như có thể thông qua ảnh hưởng về kinh tế để tác động chi phối đời sống chính trị nước chủ nhà, tham gia vào quá trình giám sát, chi phối và đóng góp vào việc thực hiện các chính sách kinh tế của nước chủ nhà

Nói cách khác, FDI tạo khả năng cho các nước chủ đầu tư kiểm soát và thâm nhập vững chắc thị trường của nước nhận đầu tư hoặc từ đó mở rộng triển vọng thị trường cho họ

- FDI giúp nhà đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường

Thông qua FDI các nước chủ đầu tư khai thác những lợi thế so sánh của nơi tiếp nhận đầu tư, giúp giảm giá thành sản phẩm (nhờ giảm giá nhân công, vận chuyển, các chi phí sản xuất khác và thuế), nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, rút ngắn thời gian thu hồi VĐT, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của VĐT đồng thời giảm bớt rủi ro đầu ra so với nếu chỉ tập trung vào thị trường trong nước

- Kéo dài chu kỳ sống sản phẩm

FDI giúp cho các chủ ĐTNN đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh Theo thuyết chu kỳ sống của sản phẩm, thông qua FDI, các chủ đầu tư đã di chuyển một bộ phận sản xuất công nghiệp mà phần lớn là máy móc ở giai đoạn bão hòa sang các nước kém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng, kéo dài thêm chu kỳ sống của sản phẩm, cũng như để tăng sản xuất tiêu thụ, giúp thu hồi vốn

và tăng thêm lợi nhuận

- Mở rộng thị trường nguyên vật liệu

FDI giúp các nước chủ đầu tư xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu

ổn định với giá cả phải chăng Nhiều nước nhận đầu tư có tài nguyên dồi dào, nhưng

do hạn chế về tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ cho nên những tài nguyên chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả Thông qua việc đầu tư khai thác tài nguyên (nhất là dầu thô), các nước chủ đầu tư ổn định được nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành sản xuất ở nước mìnhđồng thời giảm chi phí kinh doanh thông qua việc xây dựng cơ sở sản xuất, dịch vụ gần vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ

- Ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và cơ cấu lao động tại nước đầu tư

Việc đầu tư ra nước ngoài còn ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của nước đầu

tư Thông qua FDI, các công ty này tiến hành xuất khẩu tư bản và thiết bị, phụ tùng, máy móc vào nước nhận đầu tư và thu về dòng lợi nhuận tư bản khổng lồ Mặt khác,

do sản xuất và việc làm tại nước nhận đầu tư tăng lên mà nhập khẩu của họ cũng tăng, tất nhiên trong đó có nhập khẩu từ nước đầu tư mà chủ yếu là máy móc, thiết bị hiện

đại Điều đó lại có tác động làm tăng việc làm cho công nhân lành nghề, cán bộ kỹ

thuật, cán bộ quản lý Bởi vậy mà FDI đã làm thay đổi cơ cấu việc làm ở nước đầu tư

Trang 23

8

- Gây nguy cơ thất nghiệp, ảnh hưởng đến sản xuất nội địa

Trong năm có đầu tư ra nước ngoài, chi tiêu bên ngoài của nước chủ đầu tư tăng lên và gây ra sự thâm hụt tạm thời trong cán cân thanh toán Vì vậy nó khiến cho một

số ngành trong nước không được đầu tư đầy đủ Ngoài ra, việc xuất khẩu tư bản có nguy cơ tạo ra thất nghiệp ở nước chủ đầu tư Các nhà đầu tư đầu tư ra nước ngoài nhằm sử dụng lao động không lành nghề, giá rẻ ở các nước đang phát triển, cho nên

nó làm tăng nguy cơ thất nghiệp cho đội ngũ lao động không lành nghề ở tại nước

họ Thêm vào đó, nếu nước nhận đầu tư lại có thể xuất khẩu sang nước đầu tư thay cho việc nhập khẩu trước đây từ nước đầu tư sẽ càng làm cho nguy cơ thất nghiệp thêm trầm trọng

b) Đối với nước nhận đầu tư

- FDI là động lực cơ bản cho sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới

Các nghiên cứu về quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển cho thấy một trong những yếu tố đảm bảo cho chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu thành công là thu hút FDI Điều này là do FDI gắn bó chặt chẽ với thương mại,

và các nước đang phát triển rất thiếu kinh nghiệm và khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài Việc thu hút FDI cho phép nước tiếp nhận đầu tư tham gia sâu rộng hơn vào phân công lao động quốc tế (nhất là khi doanh nghiệp có vốn ĐTNN là chi nhánh của các công ty (công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới) và trong nước (thông qua việc phát triển các doanh nghiệp vệ tinh của các doanh nghiệp có vốn

ĐTNN) Hơn nữa, bằng kinh nghiệm, công nghệ, vốn từ doanh nghiệp FDI, sẽ cho

phép các nước tiếp nhận FDI tận dụng và phát huy được các lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn lao động,… của mình

- FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nước ngoài

Đối với các nước đang phát triển thì FDI được coi là phương tiện hữu hiệu để

tiếp thu công nghệ có trình độ cao hơn từ bên ngoài vào bằng các con đường khác nhau Ví dụ như thông qua việc mua bằng sáng chế phát minh và cải tiến công nghệ nhập khẩu thành công nghệ phù hợp cho mình như Nhật Bản và Hàn Quốc đã áp dụng

Nó giúp các nước này tạo lập được nền tảng công nghệ riêng và giảm mức độ phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài Hoặc, khi triển khai dự án đầu tư vào một nước, chủ

ĐTNN không chỉ chuyển vào đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật

như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu (còn gọi là công nghệ cứng) và vốn vô hình như công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường… (còn gọi là công nghệ mềm), đưa các chuyên gia nước ngoài vào hoặc đào tạo các chuyên gia bản xứ về các lĩnh vực đó Điều này cho phép các nước tiếp nhận đầu tư không chỉ

Trang 24

9

nhập khẩu công nghệ đơn thuần mà còn nắm vững cả nguyên lý vận hành, mô phỏng

và phát triển nó, nhanh chóng tiếp cận được công nghệ hiện đại ngay cả khi nền tảng công nghệ quốc gia chưa được tạo lập đầy đủ

Hiện nay, quá trình quốc tế hoá tư bản đang diễn ra mạnh mẽ Trong bối cảnh đó, việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI của các công ty xuyên quốc gia đưa vào kích thích các doanh nghiệp trong nước tự nâng cao trình độ công nghệ và thông qua chuyển giao công nghệ tạo nhiều sản phẩm mới ngày càng tốt hơn, nâng cao sức cạnh tranh cả trên thị trường trong nước lẫn quốc tế Thông qua FDI, nước chủ nhà tham gia quản lý có điều kiện tiếp cận và học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng dần kiến thức kinh doanh hiện đại của cán bộ và tay nghề đội ngũ công nhân như: kinh nghiệm xây dựng và đánh giá dự án, kinh nghiệm tổ chức và điều hành doanh nghiệp, quản lý tài chính, kế toán, quản lý công nghệ, nghiên cứu thị trường, nghệ thuật tiếp thị, thông tin quảng cáo, tổ chức mạng lưới dịch vụ…

Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ cũng có mặt tiêu cực Các quốc gia đầu

tư thường đưa những công nghệ đã lỗi thời, lạc hậu ở nước đầu tư để chuyển giao sang những nước có trình độ phát triển thấp hơn Những công nghệ này sẽ không tạo ra

được mức năng suất tối ưu, trầm trọng hơn là gây ô nhiễm môi trường tại nước nhận đầu tư Trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, nước tiếp nhận đầu tư cần có

những cái nhìn đúng đắn và thận trọng để tránh việc nhà đầu tư chuyển giao những công nghệ đã quá lỗi thời, lạc hậu, gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở chính quốc gia mình

- FDI ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán

Sự tác động của FDI đối với cán cân thanh toán các nước đang phát triển vẫn còn

đang được các nhà kinh tế bàn luận Nếu xét FDI trong mối quan hệ với các nguồn vốn

nước ngoài khác như tín dụng quốc tế, chứng khoán quốc tế, ODA… thì FDI cho phép các nước đang phát triển tránh được gánh nặng nợ nần về sau và do đó ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán trong thời gian trước mắt Tuy nhiên về dài hạn, để phân tích ảnh hưởng của FDI đến cán cân thanh toán như thế nào thì cần phải xem xét trong một thời kỳ nhất định với các thông số kiểm soát được Dù xem xét dưới góc độ nào, các nhà kinh tế đều có một kết luận là nhìn chung sự gia tăng dòng FDI có ảnh hưởng tích cực đối với cán cân thanh toán của các nước đang phát triển, và điều quan trọng hơn nữa là FDI có hiệu ứng tích cực đối với toàn bộ hệ thống tài chính của nước nhận

đầu tư

- FDI bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính trong nước

Trang 25

10

Đối với bất kỳ quốc gia nào đều cần nguồn vốn để tiến hành các hoạt động đầu

tư Nguồn vốn để phát triển có thể được huy động từ trong nước hoặc nước ngoài Tuy nhiên, nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam (tỷ lệ tích lũy thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần nguồn vốn lớn

để đầu tư phát triển) Vì vậy, vốn FDI càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển

của mỗi quốc gia FDI là kênh huy động vốn lớn cho sự phát triển kinh tế, trên cả góc

độ vĩ mô và vi mô

Loại hình FDI không qui định mức đầu tư vốn tối đa mà chỉ qui định mức tối thiểu, cho phép các nước sở tại khai thác được nguồn vốn bên ngoài, làm tăng thêm nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Nguồn vốn FDI có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội và là VĐT dài hạn, do các nhà ĐTNN tự quản lý nên hiệu quả cao hơn Cùng với việc bổ sung thêm nguồn vốn

từ nước ngoài, FDI còn có tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường tài chính nước nhận đầu tư, thể hiện qua nhu cầu tăng huy động và tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư

từ nguồn vốn nội địa, cũng như thúc đẩy và trợ giúp sự hình thành các thể chế tài chính như hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán Hơn nữa, tác động của FDI ở

đây không chỉ thể hiện ở mức huy động vốn nội địa mà điều cơ bản rất cần thiết đối

với các nước đang phát triển là những kích thích tạo lập một thị trường vốn năng động

là yếu tố không chỉ cần thiết cho doanh nghiệp FDI mà cho chính các nhà đầu tư trong nước

- FDI góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách

Đối với các nước đang phát triển, thuế do doanh nghiệp FDI nộp là một nguồn thu ngân sách quan trọng Trong suốt thời kỳ phát triển, tỷ trọng khu vực có vốn

ĐTNN đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu GDP Năm 2004, khu vực FDI đóng góp

15,2% vào GDP so với tỷ lệ đóng góp 6,4% của khu vực này năm 1994 Bên cạnh đó, khu vực FDI luôn dẫn đầu về tốc độ gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực tăng trưởng năng động nhất Tốc độ tăng giá trị gia tăng của khu vực này luôn cao hơn mức trung bình của Việt Nam

- FDI tạo ra phân hóa giữa các vùng, các địa phương

Các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận Vì vậy, khi lựa chọn địa điểm đầu tư, các nhà đầu tư sẽ ưu tiên chọn những địa phương, vùng miền có trình độ kinh tế - xã hội phát triển, hệ thống hạ tầng và môi trường kinh doanh thuận lợi để đầu tư Điều đó tạo ra sự phân hóa lớn giữa các khu vực, khiến cho các địa phương đã phát triển ngày càng phát triển hơn, còn các khu vực lạc hậu kém phát triển thì ngày càng lạc hậu, thụt lùi hơn Vì vậy, việc thu hút FDI đòi hỏi phải có những biện pháp, chủ trương thích hợp, đảm bảo sự phát triển chung của cả nước, góp

Trang 26

đước coi là chìa khóa quan trọng để giải quyết vấn đề trên đây Vì đầu tư trực tiếp

nước ngoài tạo ra được các điều kiện về vốn và kỹ thuật, cho phép khai thác và sử dụng các tiềm năng về lao động đầu tư trục tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, thu hút một khối lượng đáng kể người lao động ở nước nhận đầu tư vào làm việc tại các đơn vị của đầu tư nước ngoài

2.1.2 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm quốc dân GDP là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm

và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một thời gian nhất

định (thường là một năm) GDP là một trong những chỉ để đánh giá sự phát triển kinh

tế của một vùng lãnh thổ nào đó

Tổng sản phẩm quốc gia GNP là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh

tế của một đất nước Nó được tính bằng tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, không kể làm ra ở đâu (trong nước hay ngoài nước)

Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh

tế Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc

đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao

Trang 27

12

2.1.4.2 Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế

a) Mô hình tân cổ điển

Mô hình tân cổ điển Vào cuối thế kỷ 19, cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật thì trường phái kinh tế tân cổ điển ra đời Đối với nguồn lực về tăng trưởng kinh

tế mô hình nhấn mạnh vai trò đặc biệt của vốn Từ đó họ đưa ra hai khái niệm:

Phát triển kinh tế theo chiều sâu: Tăng trưởng dựa vào sự gia tăng số lượng vốn cho một đơn vị lao động

Phát triển kinh tế theo chiều rộng: Tăng trưởng dựa vào sự gia tăng vốn tương

ứng với sự gia tăng lao động

Để thấy mối quan hệ gia tăng sản phẩm và tăng đầu vào họ sử dụng hàm Cobb

Douglas Y = F ( K, L, R, T) Sau khi biến đổi hàm Cobb Douglas được thiết lập mối quan hệ theo tốc độ tăng trưởng các biến sau: g = T + aK + bL + cR

Trong đó:

g : tốc độ tăng trưởng GDP

K, R, L: tốc độ tăng các yếu tố đầu vào vốn, lao động, tài nguyên

T: cho biết tác động của khoa học kỹ thuật

a, b, c : là các hệ số phản ánh tỷ trọng các yếu tố đầu vào trong tổng sản phẩm Hàm sản xuất thường có hiệu suất theo quy mô cố định: a + b + c=1

Các nhà kinh tế học tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất Hàm số này cho biết mối quan hệ của sự tăng lên đầu

ra so với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, tài nguyên, khoa học công nghệ Họ cho rằng khoa học công nghệ có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế Yếu tố khoa học công nghệ phụ thuộc rất lớn vào yếu tố vốn, sự đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế Với việc thu hút FDI, Việt Nam nói chung và tỉnh Cần Thơ nói riêng sẽ có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới, đồng thời khi các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam sẽ mang theo những kiến thức, khoa học công nghệ trên thế giới để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

b) Quan điểm hiện đại về tăng trưởng kinh tế

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với cách xác định mô hình kinh

tế tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất Lý thuyết hiện nay cho rằng tổng mức cung (Y) của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất: lao

động (L), vốn sản xuất (K), tài nguyên thiên nhiên được sử dụng (R), khoa học công

nghệ (A) Nói cách khác hàm sản xuất có dạng:

Trang 28

13

Y=F (L,K,R,A)

Lý thuyết trên chọn hàm sản xuất dạng Cobb- để thể hiện tác động của các yếu

tố tăng trưởng kinh tế: g = a + αk + βl + γr

Trong đó: g – là tốc độ tăng trưởng GDP

k, l, r –là tốc độ tăng trưởng các yếu tố đầu vào

a – là phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ

Để tăng trưởng trong sản xuất, các nhà sản xuất có thể lựa chọn công nghệ sử

dụng nhiều vốn, hoặc công nghệ sử dụng nhiều lao động Samuelson cho rằng một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế là “kỷ thuật công nghiệp tiên tiến hiện

đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn” Do đó vốn là cơ sở để phát huy tác dụng của các

yếu tố khác: vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, để có công nghệ tiên tiến Vì vậy trong phân tích và dự báo kinh tế ngày nay hệ số ICOR được coi là cơ sở để xác định tỷ lệ

đầu tư cần thiết và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế Sự tác động qua lại giữa tổng cung và tổng cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm – tỷ lệ thật nghiệp, mức giá – tỷ lệ lạm phát, đó là cơ sở để giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế vĩ mô

c) Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn ICOR

ICOR là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời

kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó Đây là tập hợp các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh Incremental Capital - Output Rate Trong tiếng Việt, ICOR còn được gọi là hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng, hay

tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm, v.v

ICOR giúp các nhà lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế xác định xem đểkinh tế kỳ này cứ tăng 1% so với kỳ trước thì cần tăng vốn đầu tư trong kỳ này lên bao nhiêu phần trăm so với kỳ trước Tuy nhiên vì sự cần thiết phải thỏa mãn các giả thiết khi tính toán ICOR, người ta chỉ sử dụng hệ số này vào kếhoạch hóa kinh tế ngắn hạn (quý, nửa năm hoặc một năm)

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhưng tăng trưởng kinh tế không chỉ dựa vào lượng vốn đầu tư nhiều hay ít, mà quan trọng hơn là dựa vào hiệu quả sử dụng của lượng vốn này cao hay thấp Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có nhiều chỉ tiêu, nhưng tổng hợp nhất là hệ số ICOR Hệ số này đã được

đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng về chính thống thì chưa được

ngành Thống kê tính toán và công bố chính thức

Trang 29

14

Công thức ICOR, nếu gọi :

(a) Tỷ lệ vốn đầu tư/ GDP (%)

8 nước chuyển đổi ở Đông Âu sử dụng số liệu hỗn hợp cho thời kỳ 1994-2001 lại chỉ

ra rằng FDI làm giảm khả năng bắt kịp về tăng trưởng của các nước này với EU Nguyên nhân có thể là do quy mô nhỏ của các nền kinh tế này và FDI quá tập trung vào thương mại và tài chính nên đã làm giảm tác động tràn vềnăng suất trong các ngành kinh tếnói chung FDI cũng không nhất thiết tăng áp lực cạnh tranh do các đối thủ cạnh tranh của nước nhận đầu tư hầu hết là mới và nhỏ, do vậy dễ bị đẩy ra khỏi cuộc chơi

Nghiên cứu của Laura Alfaro (2003), “Foreign Direct Investment and Growth: Does the Sector Matter?”, Nghiên cứu sử dụng số liệu của 47 quốc gia từ năm 1980-

1999 với mục đích xác định FDI ở các lĩnh vực: nông nghiệp và khai khoáng, chế tạo - sản xuất, dịch dụ gây sức ảnh hưởng khác nhau như thế nào đối với tăng trưởng kinh

tế Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI trong lĩnh vực khai khoáng có tác động tiêu cực

đến tăng trưởng kinh tế, ngược lại lĩnh vực chế tạo, sản xuất lại có tác động tích cực,

trong khi lĩnh vực dịch vụ có tác động không rõ ràng Nông nghiệp và khai thác mỏ có

ít tiềm năng lam tỏa trong nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư

Nghiên cứu của Holger Görg & David Greenaway (2003), “Much Ado About Nothing? Do Domestic Firms Really Benefit from Foreign Direct Investment?” Tác

giả đã dựa vào lý thuyết để tìm những cách mà FDI gây ra tác động lan tỏa, sau đó tác giả cung cấp đánh giá toàn diện bằng những bằng chứng thực nghiệm về năng suất, tiền lương và xuất khẩu có tác động lan tỏa trong việc phát triển ở các nền kinh tế chuyển đổi Cuối cùng tác giả đi đến kết luận thông qua khía cạnh chính sách, cụ thể nghiên cứu kết luận rằng sự điều chỉnh chính sách nhằm thay đổi những vấn đề chung nhất tốt hơn so với việc điều chỉnh từng chính sách cụ thể cho những khoản đầu tư cụ thể Ngoài ra nghiên cứu còn kết luận rằng các đặc tính của môi trường kinh tế là quan trọng hơn nhiều so với các chính sách kinh tế

Nguyễn Phú Tụ & Huỳnh Công Minh (2010), đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” thuộc Đại học

Kỹ Thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, đăng trong Kỷ yếu Hội nghị Khoa học

Trang 30

15

và Công nghệ lần thứ 1 Nghiên tập trung đánh giá mối quan hệ tương tác giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian 1988-2009 từ đó làm rõ vai trò quan trọng của FDI trong công cuộc phát triển kinh tế Bằng việc sử dụng hệ hai phương trình hồi qui đa biến, với 3 phương pháp ước lượng là OLS, TSLS, GMM

Trần Văn Thống (2010), “Thực trạng và tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài fdi vào thành phố Cần Thơ” Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu thực

trạng, phân tích tác động của FDI vào thành phố Cần Thơ, từ đó đề ra giải pháp để Cần Thơ thu hút ngày càng nhiều FDI, số liệu được tác giả tìm từ Cục Thống Kê, Niên Giám Thống Kê Cần Thơ 2006-2010 cùng với tổng hợp từ internet Trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng thống kê mô tả, thống kê suy luận và hồi qui với 2 biến độc lập là

K vốn và L là lao động, đặc biệt tác giả còn sử dụng biến t với 2 giá trị gán vào là 0 và

1 để xác định mốc thời gian lúc tỉnh Hậu Giang và Cần Thơ chia tách Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng công ngiệp-xây dựng là lĩnh vực thu hút đầu tư nhiều nhất với 62,8%, trong đó chủ yếu là công ngiệp chế biến Các ngành nông lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất chỉ với hơn 11% Khi FDI tăng 1% thì GDP tăng 0,09349%, tức là FDI có tác

động tích cực đến tăng trưởng kinh tế

Trần Tấn Phát (2013), luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh doanh quốc tế

khóa 37, ĐH Cần Thơ, “Phân tích hiện trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố.Cần Thơ giai đoạn 2008-2013” Bằng việc

sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích ma trận SWOT, tác giả đã chỉ ra những thực rạng thu hút FDI của thành phố Cần Thơ bằng cái nhìn đa chiều như số lượng dự án, số vốn, qui mô vốn, đối tác… Bên cạnh đó tác giả còn chỉ ra 8 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI, phần lớn dựa trên báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh CPI, tuy nhiên tác giả không nhấn mạnh yếu tố nào là quan trọng nhất Ngoài

ra tác giả còn đề ra một số giải pháp để cải thiện tình hình thu hút FDI và hoàn thiện môi trường kinh doanh

Nguyễn Thái Tốt (2013), “Tác động của vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế tại thành phố.Cần Thơ” Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp so sánh,

thống kê mô tả để phản ảnh thực trạng của tình hình thu hút FDI thành phố Cần Thơ, phương pháp hồi quy với hàm sản xuất Cobb-Doulas để thấy được tác động của FDI

đến tăng trưởng kinh tế của Cần Thơ và tính chỉ số ICOR để biết và so sánh hiệu quả

sử dụng vốn của khu vực FDI thành phố Cần Thơ với cả nước và so sánh giữa các khu vực kinh tế tại thành phố Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn đầu tư FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó chỉ số ICOR của khu vực FDI khá cao cho thấy việc sử dụng vốn của khu vực FDI chưa thực sự hiệu quả

Quang Mỹ Trang (2013), “phân tích thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng” Tác giả sử dụng phương pháp sử dụng so sánh và

thống kê mô tả để khái quát thực trạng hoạt động FDI của cả nước và trên địa bàn tỉnh,

Trang 31

16

đồng thời phương pháp so sánh để rút ra những kết luận về thực trạng thu hút FDI trên địa bàn, đồng thời tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để làm rõ hơn thực

trạng và tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh và cả nước Kết quả nghiên cứu, tác giả

đã làm rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến thu hút FDI của tỉnh Sóc Trăng đồng

thời chỉ ra được những lợi thế của tỉnh từ đó đề ra giải pháp để nâng cao thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh

Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Thu Hà (2004) “Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” Các chuỗi số liệu được

thu thập theo quý từ Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà Nước, Trung tâm Internet Việt Nam thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông trong giai đoạn từ quý 1/2004 đến quý 3/2012, sau đó được hiệu chỉnh theo mùa (trừ số liệu FDI, để đảm bảo thỏa mãn kiểm

định tính dừng - Unit Root Test) bằng phương pháp census X12, và được logarit hóa

theo cơ số tự nhiên Tác giả sử dụng mô hình Var để dưa vào nghiên cứu của mình với

7 biến bao gồm GDP -Tổng sản phầm quốc nội theo giá so sánh năm 1994 (tỷ đồng); FDI - Giá trị FDI giải ngân (triệu USD); CAPITAL -Tổng vốn đầu tư toàn xã hộ (tỷ

đồng); EX-Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (triệu USD); LABOR - Số người

thuộc lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (nghìn người); EDU - Số sinh viên Đại học, Cao đẳng (nghìn sinh viên); TECH-Tỷ lệ người dùng Internet (%) Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI hầu như tác động tích cực đến các biến còn lại, đặc biệt FDI tác động tích cực đến xuất nhưng cũng là tác nhân làm cho nhập khẩu tăng cao Ngược lại các biến GDP, lao động, xuất khẩu và công nghệ có ý nghĩa giải không đáng kể đến luồng vốn FDI vào nước ta, chỉ dưới 1%

Tóm lại, cho đến nay các công trình nghiên cứu khoa học đã nêu lên những vấn

đề chung của thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đối với nền kinh

tế Việt Nam Kế thừa từ những kết quả và các phương pháp nghiên cứu của các bài nghiên cứu trước để làm cơ sở cho những phân tích sau này Đề tài này được lựa chọn thực hiện dựa trên các phương pháp phân tích của các bài nghiên cứu nêu trên nhưng tập trung đi sâu vào phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của thành phố

Cần Thơ giai đoạn 2008-2014

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập là số liệu thứ cấp được lấy từ: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Cần Thơ, các báo cáo của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư về thu hút FDI giai đoạn

2008 – 2014, Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2011 và tài liệu

có liên quan trên tạp chí, báo, internet

Trang 32

17

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Với mục tiêu 1: Phân tích thực trạng nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh Cần Thơ Dùng phương pháp thống kê theo nhóm, chia số liệu theo từng nhóm Sau đó dùng phương pháp so sánh để làm rõ hiện trạng của nguồn vốn tại địa bàn tăng giảm hay vẫn giậm chân tại chổ Phương pháp so sánh là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu nào đó dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Có hai phương pháp so sánh:

+ Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở Ví dụ so sánh kết quả mà mình thực hiện được tính đến thời điểm hiện tại so với kế hoạch mà mình đã dự tính trước đó hoặc so sánh giữa kết quả thực hiện

được trong năm sau so với kết quả của năm trước

∆y = y1 – y0

Trong đó:

y0: Chỉ tiêu năm trước

y1: Chỉ tiêu năm sau

∆y: Là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu

+ Phương pháp số tương đối : Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích,

nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu

Gy = (y1 – y0)/y0

Trong đó:

Gy: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

y0: Chỉ tiêu năm trước

y1: Chỉ tiêu năm sau

• Mục tiêu 2 : Sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính :

Mục tiêu được thực hiện bằng cách dùng hai phương trình tuyến tính :

I : Gi = α0 + α1FDIj + α2X1 + α3X2+ α4X3 + …+ εj để phân tích tác động của FDI đến GDP

• Mục Tiêu 3:

Trang 33

18

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong các tình huống SWOT là viết tắt của bốn từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh

Strengths – Các điểm mạnh: Đây là những yếu tố có giá trị hoặc điểm mạnh của

tổ chức, cá nhân Những yếu tố này là thuộc tính bên trong (internal) và hữu dụng (helpful) của đối tượng đang xem xét

Weaknesses – Các điểm yếu: Đây là những điểm còn chưa hoàn thiện, chưa tốt, các yếu tố yếu kém của cá nhân, tổ chức Đây cũng là thuộc tính bên trong (internal)

và có tính gây hại (harmful) của đối tượng đang xem xét

Opportunities – Các cơ hội : Đây là những yếu tố có lợi, hoặc sẽ đem lại lợi thế cho cá nhân và tổ chức, là các yếu tố bên ngoài (external) và hữu ích (helpful) cho cá nhân hoặc tổ chức đang xem xét

Threats – Các mối nguy cơ: Đây là những tác động tiêu cực từ bên ngoài (external) mà cá nhân hoặc tổ chức của bạn có thể phải đối mặt

Kết hợp: S + T -> Tận dụng điểm mạnh

để ngăn chặn nguy cơ

Phân tích ma trận SWOT giúp chúng ta vạch ra biện pháp giảm những ảnh hưởng tiêu cực từ những điểm yếu của mình tới kết quả kinh doanh trong khi phát huy tối đa các điểm mạnh của chúng ta

Trang 34

19

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ SỞ KẾ

HOẠCH ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

3.1.1 Đặc Điểm Tự Nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ

Hinh 3.1 Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách thành phố Rạch Giá gần 120 km, cách biển khoảng hơn 80 km theo đường nam sông Hậu (quốc lộ 91C) Thành phố Cần Thơ là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung Ương của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý thuận lợi, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long Năm 2009, thành phố Cần Thơ chính thức

được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam,

vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng

điểm thứ tư của Việt Nam

Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38"-105050’35" kinh độ Đông và 9055’08" - 10019’38" vĩ độ Bắc, trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sông Hậu Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang Diện tích nội thành là 53 km² Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và dân

Trang 35

20

số vào khoảng 1.200.300 người, mật độ dân số tính đến năm 2011 là 852 người/km² Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông

3.1.1.2 Giao Thông

Với vị trí thuận lợi, Cần Thơ được xem là trung tâm giao thương của ĐBSCL Về

đường bộ: Cần Thơ có một số tuyến đường quan trọng như quốc lộ 91 từ Cần Thơ về

An Giang, quốc lộ 80 từ Cần Thơ về Kiên Giang Đặc bệt quốc lộ 1A nối Cần Thơ với các tỉnh trong khu vực và đi ra các nước

Đường thủy: Cần Thơ nằm dọc theo bờ sông Hậu-là một phần của sông

Mê-kông, con sông này chảy qua 6 nước, đặc biệt phần trung và hạ lưu đi qua Lào, Pu-Chia Các tàu có tải trọng trên 1000 tấn từ các nước có thể đến Cần Thơ dễ dàng Ngoài ra Cần Thơ còn có 3 cảng lớn là cảng Trà Nóc, cảng Cái Cui và cảng Cần Thơ

Cam-đảm bảo cho việc lưu chuyển hàng hóa

Đường không: Cần Thơ có sân bay quốc tế Cần Thơ

Ngoài ra Cần Thơ còn hệ thống sông ngòi dày đặt, chỉ tính các sông ngòi chính thì chiều dài là 453 km, mạng lưới kênh rạch trung bình 1,8-2km/km2 Hệ thống sông ngòi được chi phối bởi hai nguồn nước: sông Hậu (triều biển Đông), sông Cái Lớn (triều biển Tây) Cần Thơ có nhiều điểm du lịch như bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, vườn trái cây Mỹ Khánh, du lịch ven sông bằng thuyền,…

3.1.1.3 Khí hậu

Cần Thơ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa nắng mưa rõ rệt, mùa nắng chiệu ảnh hưởng của gió Đông Bắc, nhiệt độ trung bình khoảng 26-320C, mùa mưa chiệu ảnh hưởng của gió Tây Nam nhiệt độ trung bình khoảng 26-280C Đặc điểm khí hậu theo mùa nhìn chung dể nhận biết

3.1.1.4 Tài nguyên

Hằng năm Cần Thơ được bồi đắp một lượng lớn phù sa từ các con sông nên nhìn chung đất đai rất màu mỡ thích hợp để phát triển nông nghiệp theo hướng đa canh, chuyên canh

Trang 36

21

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Cần Thơ năm 2013

Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ 2013

Đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sử dụng đất của thành

phố Cần Thơ, chiếm 81,93%, trong đó đất dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất ( 98,65% tổng số đất nông nghiệp) Đất phi nông nghiệp chiếm 17,93% trong đó đất chuyên dùng chiếm tỉ trọng cao nhất (42,78% đất phi nông nghiệp), đất chưa sử dụng chiếm diện tích khá nhỏ, chỉ 0,14 %

Cần Thơ có lượng đất sét dẻo dồi dào, tạo điều kiện để phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngoài ra trử lượng than bùn lớn và có nhiều tìm năng khai thác

Ngoài ra nơi đây còn có thảm thực vật phong phú, các loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao như: Cá tra, Ba Sa, Cá Thác Cườm… tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến

3.1.2 Kinh tế-Xã hội

3.1.2.1 Kinh Tế

Cần Thơ là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thành phố có

đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực Theo

quy hoạch đến năm 2025, thành phố Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, y tế và văn hoá của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mêkông, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, có

vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh

Trang 37

22

Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại thành phố Cần Thơ phân theo

loại hình doanh nghiệp (2010-2012)

Số lượng

Cơ Cấu (%)

Số lượng

Cơ Cấu (%)

Số lượng

Cơ Cấu (%)

Nguồn: Niên giám Thống Kê thành phố Cần Thơ 2013

Thống kê cho thấy đa phần các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ là doanh nghiệp ngoài Nhà nước Và số lượng doanh nghiệp này biến động qua các năm, năm 2010 số doanh nghiệp ngoài Nhà Nước là 3504 tăng lên 4443 doanh nghiệp tương

đương 98,6% vào năm 2011, tăng 939 doanh nghiệp, nhưng sang năm 2012 giảm 491

doanh nghiệp, còn lại 3952 doanh nghiệp tưng đương 98,32% Doanh nghiệp Nhà Nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm số lượng nhỏ trong tổng số doanh nghiệp, theo đó số lượng các doanh nghiệp Nhà Nước nhiều nhất trong 3 năm chỉ là 43 doanh nghiệp, còn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ là 27 doanh nghiệp vào năm 2012

Trang 38

23

Bảng 3.3: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp tại thành phố

Cần Thơ phân theo loại hình doanh nghiệp (2010-2012)

Vốn ( Triệu

đồng)

Cơ Cấu ( %)

Vố (Triệu

đồng)

Cơ Cấu ( %)

Vốn ( Triệu

đồng)

Cơ Cấu ( %)

doanh

-Cty TNHH 29.876.334 32,76 36.942.965 31,50 35.828.925 32,16 -Cty cổphần

Nguồn: Niên giám Thống Kê thành phố Cần Thơ 2013

Theo bảng số liệu 3.2 ta thấy, doanh nghiệp ngoài nhà nước có số lượng vốn và chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu qua các năm Đặc biệt, năm 2011 là năm mà doanh nghiệp ngoài nhà nước có số lượng vốn và chiếm tỉ trọng cao nhất trong 3 năm:

Trang 39

24

91.708.733 triệu VNĐ, 78,21% trong cơ cấu, trong các loại hình doanh nghiệp ngoài Nhà Nước thì loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần không có vốn Nhà Nước chiếm số lương vốn vượt trội so với các loại hình còn lại, năm 2012 loại hình công ty TNHH có số lượng vốn 35.828.925 triệu VNĐ, tương đương 32,16% vốn của các doanh nghiệp ngoài Nhà Nước, loại hình công ty cổ phần không có vốn Nhà Nước có số vốn là 36.436.360 chiếm 32,70%, nhìn chung 2 loại hình doanh nghiệp này có số vốn chênh lệch nhau không quá lớn

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm số lượng số lượng vốn và tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu vốn của 3 loại hình doanh nghiệp được nêu trong bảng 3.2, nhưng quan sát qua 3 năm 2010 đến 2012 có thể thấy số vốn và tỉ trọng vốn của loại hình doanh nghiệp này tăng qua các năm Cụ thể, năm 2010 vốn của khu vực này là 2.369.620 triệu VNĐ, chiếm với 2,6% trong cơ cấu vốn của 3 loại hình doanh nghiệp, sang 2011 lượng vốn tăng lên đạt 3.434.429 triệu VNĐ tương đương 31%, chiếm 2,93% trong cơ cấu vốn, năm 2012 lượng vốn là 3.912.399, chiếm 3,51% cơ cấu, như vậy qua 3 năm lượng vốn đã tăng lên 1.542.779 triệu VNĐ, 0.96% Nhìn chung lượng vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn quá nhỏ so với 2 loại hình còn lại nên những thay đổi về vốn của loại hình này sẽ không tác động nhiều đến cơ cấu vốn của 2 loại hình doanh nghiệp còn lại

Doanh nghiệp Nhà Nước có số vốn lớn thứ 2 trong các loại hình doanh nghiệp, năm 2010 doanh nghiệp Nhà Nước có số vốn là 21.092.638, tương đương 23,13% trong cơ cấu, sang năm 2011, lượng vốn này là 22.122.043 triệu VNĐ tương đương 18,86% trong cơ cấu, tăng 1.029.405 triệu VNĐ tức khoảng 4,6% nhưng lại giảm 4,27% trong cơ cấu vốn của 3 loại hình doanh nghiệp, nguyên nhân do trong năm 2011 khu vực ngoài Nhà Nước có lượng vốn tăng 23.974.977 triệu VNĐ, tương đương 26,14%, trong khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 31% trong cơ cấu, chỉ doanh nghiệp Nhà Nước có mức tăng thấp nhất 4,6%, vì vậy năm 2011 tỉ trọng vốn của doanh nghiệp Nhà Nước bị giảm xuống trong cơ cấu loại hình doanh nghiệp

3.1.2.2 GDP và tăng trưởng kinh tế

GDP bình quân đầu người của thành phố Cần Thơ từ năm 2010-2013 nhìn chung tăng qua các năm, trong đó năm 2013 tăng mạnh nhất

Trang 40

25

Nguồn: Cổng thông tin điện tư thành phố Cần Thơ

Hình 3.2 GDP bình quân đầu người thành phố Cần Thơ (2010-2013)

Theo báo cáo của Thành ủy Cần Thơ, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, năm 2012, thành phố chỉ đạt và vượt 11/21 chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 11,5 % so với kế hoạch là 15,5 % , trong đó giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng chỉ đạt 90% kế hoạch Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 1 tỷ 291 triệu đôla Mỹ, bằng 86% kế hoạch năm Tổng vốn đầu tư trên

địa bàn là 34 ngàn 500 tỷ đồng, chỉ đạt 93% Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của

thành phố Cần Thơ đạt khá so với mức trung bình của cả nước (5,2 ) Các ngành sản xuất công nghiệp của địa phương đang hồi phục, thương mại – dịch vụ tăng trưởng khá, hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, chất lượng

Năm 2013 thành phố đạt được nhiều chỉ tiêu quan trọng, cụ thể có 18/22 chỉ tiêu được hoàn thành, trong đó GDP đầu người đạt 2.989 USD/người tăng 16,9% so vơi 2012 Bốn chỉ tiêu không đạt là: tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất, tổng vốn đầu

tư trên địa bàn, tỉ lệ chất thải rắn được thu gom, song các chỉ tiêu này đều tăng so với

Ngày đăng: 24/11/2015, 10:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w