luận văn Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt

104 1.9K 0
luận văn Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Từ bao đời nay trong tâm thức người Việt, văn học dân gian được coi như là một di sản, một kho tàng quý giá tích lũy những gì mà loài người đã biết được nhờ vào sự trải nghiệm hàng thế kỉ. Trong đó ca dao được coi như là một viên ngọc mà sự lung linh, kì ảo của nó đã lặn sâu vào trong kí ức con người như một ảnh tượng của quê hương ngàn đời. Sở dĩ ca dao có một sức hấp dẫn kì lạ, một sức sống lâu bền trong tâm hồn người Việt, bởi nó là những sáng tác diệu kì của người bình dân. Cho nên tìm về với ca dao là tìm về với những nét đẹp trong cuộc sống, những nét đẹp văn hóa mang màu sắc xứ sở, những phong tục tập quán từ nghìn đời, tinh thần lạc quan yêu đời, yêu người thiết tha mà vượt qua mọi sức công phá của thời gian, ca dao gìn giữ lại cho muôn đời. Cũng vì lẽ đó, những tác phẩm chứa đầy chất thơ, chất trí tuệ này cho đến nay đã giành được vô vàn sự quan tâm, chắt lọc và nâng niu tìm kiếm của những người “nặng lòng” với ca dao. Những tưởng ca dao sẽ ngày càng trở nên bó hẹp lại, và những giá trị của nó sẽ ngày một hạn chế. Nhưng dường như những giá trị của ca dao sẽ chẳng bao giờ là hữu hạn, mà ngược lại mỗi công trình nghiên cứu lại góp phần đem đến những diện mạo mới cho thể loại văn học bình dân này. Với lòng yêu thích và khao khát muốn tìm hiểu thêm những nét đẹp trong cội nguồn văn hóa dân tộc, qua đề tài “Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt” người viết hi vọng sẽ giúp cho mình và những người quan tâm được cảm nhận những nét đẹp tinh tế và độc đáo, mang bản sắc riêng của một trong những phong tục giàu văn hoá của người Việt. Đồng thời cảm nhận được chất bình dị, trong sáng, sự vui tươi, hóm hỉnh, thông minh trong tâm hồn người dân Việt. 1 Hơn nữa, đề tài này cũng nhằm hướng tới ý nghĩa nghiệp vụ đối với một giáo viên dạy văn sau này. Trước đây trong chương trình THPT đã có đưa vào giảng dạy bài ca dao “Tát nước đầu đình”, gần đây theo chương trình Ngữ văn lớp 10 (tập 1) sách giáo khoa cải cách mới có trích giảng thêm bài ca dao hài hước về đề tài cưới hỏi. Mặt khác, khoá luận này cũng là cơ sở để củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã được học, cho nên người viết sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhưng bằng tất cả tâm huyết và niềm đam mê của mình, người viết đã cố gắng hết sức để góp phần nhỏ bé của mình vào hành trình khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn trong kho tàng văn hoá của dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề: Ca dao từ lâu được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau với những giá trị riêng.Nói là nhiều nhưng sẽ không bao giờ là hết và trọn vẹn được. Bởi thế mà có những vấn đề còn mới lạ và cũng có những vấn đề chỉ được nhắc tới thoáng qua, chưa được khai thác triệt để vẫn còn đọng lại nhiều điều mới mẻ, lạ lẫm, thôi thúc những người có tâm huyết “chắt lọc” và “đào xới”. Hôn nhân nói chung và cưới hỏi nói riêng là một trong những vấn đề cốt lõi trong giá trị nhân bản của con người. Tồn tại như một quy luật tất yếu của cuộc sống, của bất kì những ai đã đến độ “xuân chín” và “tình chín”, nó đã đi vào trong văn hóa, văn học và tồn tại như những di ảnh đầy giá trị. Đứng trên bình diện văn hóa học, xã hội học ta nhận thấy, các nhà văn hóa học, xã hội học đã dành sự quan tâm và đem tới rất nhiều những công trình khoa học bổ sung thêm những tri thức văn hóa về phong tục tập quán này của người Việt. Đồng thời nó như lời gửi gắm đến một trong những giá trị tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc (Bên cạnh các phong tục văn hóa ma chay, tế lễ, lễ hội ) Cuốn sách văn hoá đầu tiên phải kể đến đó là cuốn “Việt Nam phong tục” của tác giả Phan Kế Bính (Trích trong Đông Dương tạp chí số 24 đến 49 2 (1913-1914) Sài Gòn Khai Trí 1973), trong cuốn sách này tác giả không chỉ phản ánh riêng về phong tục cưới hỏi mà còn giới thiệu rất nhiều những phong tục khác. Cưới hỏi được đặt dưới nhan đề “Giá thú” nằm ở phần mở đầu “Phong tục trong gia tộc”. Cùng với cuốn sách trên có rất nhiều cuốn sách khác cũng đều in dấu ấn văn hóa này. Cuốn “Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam” – Tân Việt (NXB Văn hóa dân tộc 1994), cưới hỏi là một trong tổng số 7 mục của cuốn sách (cùng với sinh dưỡng, giao thiệp, đạo hiếu, tang lễ ). Trong phần cưới hỏi, tác giả cũng trình bày khá cụ thể những nghi thức và ý nghĩa của chúng trong cưới hỏi. Cuốn “Văn hóa phong tục” – Hoàng Quốc Hải (NXB Văn hóa thông tin 2000), sau khi khái quát chung về văn hóa Việt Nam ,đều giới thiệu về phong tục cưới hỏi – một trong những phong tục đậm chất văn hóa của Việt Nam. Xuất hiện gần đây và cũng khá thu hút sự quan tâm của mọi người vì sự phản ánh phong tục gần với cuộc sống hiện tại, cuốn “Tục cưới hỏi”(Nxb Văn Hoá – Thông Tin 2003) của hai tác giả Bùi Xuân Mĩ và Phạm Minh Thảo. Tác giả đi sâu giới thiệu về tục cưới hỏi của người Việt, bao gồm những nghi lễ quan trọng, không thể thiếu như: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, thỉnh kì, nạp tệ, thân nghinh và phân tích chi tiết, cụ thể các nghi lễ. Sau khi giới thiệu về tục cưới hỏi của người Việt, tác giả còn mở rộng phản ánh phong tục này ở một số dân tộc ít người như: Tục cưới hỏi của người Mường Bi(Hòa Bình), người Nùng, người Khmer, mỗi dân tộc đều mang những nét đặc trưng độc đáo riêng. Có thể nói văn học chính là phương tiện quan trọng ghi lại dấu ấn văn hóa, do đó “Văn học như là một bộ phận tạo thành của văn hóa dân tộc”. Vì thế bàn về Phong tục cưới hỏi trong ca dao - một khía cạnh của văn hóa, ta cũng phải tìm đến với những công trình nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ văn học. 3 Cuốn “Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan (Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1956) là một tuyển tập về tục ngữ, ca dao và dân ca Việt Nam. Sách chia làm 6 phần, trong phần III Quan hệ xã hội gồm các mục: Tình yêu nam nữ, Hôn nhân gia đình. Sau khi nghiên cứu kĩ ta nhận thấy, tác giả bao quát ở phạm vi rộng về vấn đề hôn nhân gia đình, cụ thể chỉ ra quan hệ vợ chồng với những nỗi khổ đau của người phụ nữ do chế độ phong kiến gây nên qua ca dao. Cuốn sách “Văn học dân gian” – Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, NXB Giáo dục là cuốn sách tái bản trên cơ sở các cuốn giáo trình Văn học dân gian (tập 1 và tập 2) của tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, in vào những năm 1972 - 1977. Trong phần II “Lịch sử và xã hội, đất nước và con người trong ca dao dân ca Việt Nam”, tác giả nghiên cứu hai đề tài: Đề tài trong đời sống riêng tư và đời sống gia đình; Đề tài trong đời sống xã hội. Trong đề tài đời sống riêng tư và đời sống gia đình thì ca dao dân ca về “tình yêu nam nữ” là quan trọng nhất. Tác giả phản ánh được các cung bậc của tình yêu, có cả sự đau khổ mà chủ yếu do cuộc sống nghèo khổ, tục lệ khắt khe trong xã hội phong kiến và một trong những tục lệ đó chính là tục thách cưới, nộp cheo, tác giả đã dẫn những bài ca dao phản ánh điều này. Cuốn “Văn học dân gian” của Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (NXB Giáo dục, Hà Nội 1990), các tác giả kết hợp phương pháp nghiên cứu văn học dân gian theo lịch sử và phương pháp loại hình đã phân chia ca dao, dân ca thành 3 loại: Ca dao, dân ca gắn với nghi lễ phong tục; Ca dao, dân ca gắn với các hoạt động lao động sản xuất; Ca dao, dân ca trữ tình sinh hoạt. Trong đó đáng chú ý nhất là phần ca dao, dân ca gắn với nghi lễ phong tục, tác giả có giới thiệu những bài ca nghi lễ trong sinh hoạt cộng đồng và trong sinh hoạt gia đình như: hát mừng thọ, mừng nhà mới và đặc biệt là hát mừng đám cưới. 4 Ngoài ra, có nhiều bài phân tích, bình giảng những bài ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi như “Tát nước đầu đình” và một số báo cáo khoa học của sinh viên cũng bước đầu nghiên cứu về vấn đề này. Như vậy qua quá trình tiếp cận, khảo sát và tìm hiểu ta thấy vấn đề phản ánh phong tục cưới hỏi dành được sự quan tâm của nhiều người. Nhưng nó được nghiên cứu trên bình diện văn hóa học, xã hội học hoặc bình diện văn học. Nó hoặc được đề cập ở phạm vi rộng hơn thuộc về hôn nhân gia đình, hoặc mới chỉ được nhắc tới thoáng qua; có một số những báo cáo khoa học đã bước đầu nghiên cứu nhưng chưa đi sâu vào khảo sát, thống kê và phân tích một cách có hệ thống trong kho tàng ca dao Việt Nam. Vì thế với đề tài “Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt” người viết hi vọng sẽ có những đóng góp một cách cụ thể và hệ thống, đồng thời khơi gợi, chắt lọc thêm được những tinh hoa trong nền văn hóa dân tộc và những đặc trưng bản chất của thể loại trữ tình bình dân này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng: Hệ thống ca dao trữ tình người Việt rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên trong khóa luận này, người viết chỉ đi sâu vào nghiên cứu mảng ca dao phản ánh chủ đề phong tục cưới hỏi – một hệ thống nhỏ nhưng khá hấp dẫn và độc đáo, không mang tham vọng nghiên cứu ở phạm vi rộng như một đề tài về hôn nhân gia đình. Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung khảo sát những câu ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi với những đặc trưng nổi bật trong các nghi lễ mang tính thuần phong mĩ tục của dân tộc, từ đó nghiên cứu những giá trị nội dung biểu đạt và những phương diện nghệ thuật mang đặc trưng của thể loại trữ tình dân gian này như kết cấu, ngôn ngữ, lối nói. 3.2 Phạm vi: Nghiên cứu đề tài này người viết chỉ khảo sát phong tục cưới hỏi trong bộ phận ca dao người Việt. 5 Tư liệu khảo sát về ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi trong cuốn “Kho tàng ca dao người Việt” (4 tập) do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên cùng nhiều tác giả khác, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 1995. Ngoài ra để nguồn tư liệu thêm phong phú, khóa luận có tham khảo thêm trong các cuốn: - “Tục ngữ, ca dao, dân ca” của Vũ Ngọc Phan. - “Tổng tập văn học dân gian người Việt” (tập 16). 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được sử dụng một số những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại tư liệu. - Phân tích, tổng hợp. - So sánh, đối chiếu. - Phương pháp liên ngành. 5. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được triển khai theo 3 chương: Chương I: Giới thuyết vấn đề và khảo sát tư liệu ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi của người Việt. Chương II: Phong tục cưới hỏi của người Việt qua ca dao dưới góc nhìn văn hóa. Chương III: Phong tục cưới hỏi của người Việt qua ca dao dưới góc nhìn văn học. 6 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I GIỚI THUYẾT VẤN ĐỀ VÀ KHẢO SÁT TƯ LIỆU CA DAO PHẢN ÁNH PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI VIỆT 1. Giới thuyết vấn đề 1.1. Quan niệm về phong tục Mỗi đất nước, mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng mang âm vang và điệu hồn dân tộc mình. Bản sắc văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp của cư dân vùng sông Hồng với nghề lúa nước cha truyền con nối. Đó là cơ sở để khẳng định “Xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp” [24]. Do đó cái nôi giữ gìn và kết lắng những tinh hoa của một nền văn hóa là làng quê – mảnh đất gần gũi tự nghìn đời. Trong quá trình sinh tồn và phát triển của mình, người nông dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn. Sự cố kết cộng đồng trong khó khăn, hoạn nạn đã sớm hình thành những truyền thống cộng đồng làng xã, hình thành những phong tục tập quán tốt đẹp mang màu sắc riêng của một xứ sở anh hùng. Phong tục có một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội, là một vấn đề thuộc về bản chất xã hội, là hiện thực về tình trạng văn hóa của một cộng đồng, của một tầng lớp xã hội hay của cả một dân tộc. Một dân tộc văn minh là phải tạo ra được nhiều phong tục đẹp và độc đáo để tạo nên được bản sắc riêng của dân tộc mình. Việt Nam – một xứ sở với biết bao phong tục tập quán vừa quen lại lạ, hấp dẫn kích thích bao người tìm tòi và khám phá như: tục nhuộm răng, ăn trầu, tục ma chay, cưới xin, lễ hội Những phong tục thuần hậu mang nếp cảm, nếp nghĩ của dân tộc Việt được bắt nguồn từ nếp sống đẹp, nếp sống văn hóa của những cư dân nông nghiệp, thật thà và chất phác. 7 Phong tục đã dành được sự quan tâm rất lớn của các nhà văn hóa học, dân tộc học. Và theo đó những quan niệm về phong tục cũng khác nhau. Theo “Đại từ điển tiếng Việt” nhà xuất bản Văn hóa thông tin thì: “Phong tục là: “Lối sống, thói quen đã thành nề nếp được mọi người công nhận tuân theo”. Theo lời mở đầu của tác giả Tân Việt trong sách: “Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam” - Nxb văn hóa dân tộc, 1994 thì: “Phong” là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, “Tục” là thói quen lâu đời. “Phong tục có thể trở thành luật tục ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật”. Tác giả Phan Kế Bính trong cuốn sách “Việt Nam phong tục” (Trích trong Đông Dương tạp chí từ số 24 đến 49 (1913 – 1914) có viết: “Mỗi nước có một phong tục riêng. Phong tục ấy kì thủy hoặc bởi tự một vài người mà bắt chước nhau thành ra thói quen. Hoặc bởi phong thổ mà thành ra. Hoặc bởi phong trào ở nước ngoài tràn vào rồi mà dần dần tiêm nhiễm thành tục. Nhưng đại để tục gì cũng vậy, phải trải qua lâu tháng lâu năm mới thành được, mà trong những tục ấy cũng có tục hay, cũng có tục dở. Duy chỉ bởi tai mắt người ta đã quen, lòng người ta đã tín dùng, thì dẫu có người biết là dở mà cũng không sao đổi ngay đi được”. Nhìn nhận lại những quan niệm trên đây, mặc dù mỗi người đứng ở những góc độ nhìn nhận vấn đề và theo những tiêu chí riêng nhưng họ đều có quan điểm thống nhất: Phong tục chính là những gì thuộc về tinh thần, phi vật chất. Trải qua lâu tháng, lâu năm, có thể là hàng nghìn năm, hay hàng trăm năm, đã trở thành quy ước, thành những hình thức mang tính cố định chi phối tới nếp cảm, nếp nghĩ của con người, không phải mỗi lúc mà có, cũng không phải một lúc mà mất được. Phong tục là một khía cạnh quan trọng trong đời sống con người từ xa xưa. Nó có vai trò quan trọng trong việc giữ nước và dựng nước. Nó là sức mạnh tiềm ẩn để con người cố kết nhau lại, để cả cộng đồng cùng trường tồn. 8 “Bằng chứng là cả ngàn năm bị đế quốc Trung Hoa thống trị, nhưng dân tộc ta vẫn giữ được tiếng nói riêng, phong tục tập quán riêng, khiến cho kẻ thù không thể Hán hóa được” [9] Trong thế kỉ XXI, Việt Nam đang căng mình thu nhận những văn minh thế giới, trong đó có cả những tinh hoa văn hóa bởi “Văn hóa Việt Nam không co lại để tự vệ một cách bảo thủ và cô lập. Nó không chối từ những đóng góp của những yếu tố bên ngoài, mà còn tỏ ra có khả năng thu nạp và dung hóa mạnh những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa ngoại lai” [24] và phong tục cũng vậy, đang tiếp thu những phong tục tích cực bài trừ những hủ tục, làm cho thế giới thấy rõ bản chất của đất nước giàu truyền thống anh hùng, tâm hồn người Việt Nam thuần hậu. Làm giàu cho nền văn hóa dân tộc, góp thêm những phong tục tập quán đẹp vào trong kho tàng văn hóa của nhân loại. 2. Quan niệm về phong tục cưới hỏi 2.1 Những hình thức hôn nhân đầu tiên của loài người Đi ngược dòng thời gian để viết lên lịch sử, và nhìn nhận về lịch sử là điều hấp dẫn và thú vị đối với con người, sự kì thú có thể nằm trong những điều sơ khai mông muội cho đến những bước tiến văn minh hiện đại. Sự sản sinh và hình thành của loài người gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của lịch sử xã hội, gắn liền với các hình thái xã hội. Theo đó mọi diễn biến trong quá trình phát triển của loài người đều phản ánh đặc điểm lịch sử xã hội, ngay cả trong vấn đề nguồn gốc hôn nhân gia đình. Ăng- ghen đã dành tâm huyết của mình nghiên cứu về nguồn gốc của gia đình và chỉ ra rằng: “Gia đình là một yếu tố năng động. Nó không đứng yên mà tiến từ hình thức thấp lên hình thức cao, khi xã hội tiến từ hình thức thấp lên hình thức cao hơn”. Như vậy, Ăng-ghen đã nhấn mạnh tới tính chất phụ thuộc của sự phát triển gia đình với sự phát triển xã hội và theo đó ta nhận thấy loài người đã trải qua các hình thái hôn nhân khác nhau. 9 Tổ tiên trực tiếp của loài người là giống động vật sống thành bầy, cho thấy loài người đã trải qua giai đoạn bầy người nguyên thủy – tập đoàn sớm nhất của loài người. Tập đoàn đó tồn tại trên cơ sở cùng kiếm ăn chung, cùng phòng ngừa chung sự xâm hại từ ngoại lai, và cố nhiên sau nữa quan hệ giữa nam và nữ rất tự do và thậm chí là hơi hỗn loạn. Tình trạng hôn nhân xưa nhất đó gọi là “Tạp hôn” (Loạn hôn), “trong đó mỗi người đàn bà thuộc về nhiều người đàn ông và ngược lại. Giữa ông bà, cha mẹ, con cháu, chị em đều không có sự hạn chế tính giao nào. Trong tình hình đó, con cái chỉ biết đến mẹ và đương nhiên việc nuôi dậy con cái là công việc chủ yếu của người mẹ” [21]. Diễn biến của chủng tộc loài người về sau ngày càng thay đổi theo sự phát triển của quan hệ xã hội, ở sự phát triển trong mối liên hệ giữa những tập đoàn khác nhau của loài người. Những điều đó sẽ dẫn tới sự hôn phối giữa các chủng tộc khác nhau, hình thành nên một kiểu hôn nhân thứ hai là “Quần hôn”. “Khác với loạn hôn, hình thức quần hôn cấm đoán mọi việc kết hôn trong quần thể nguyên thủy, chỉ thực hiện chế độ hôn nhân với các quần thể khác”. [1] Hình thức hôn nhân này là một sự tiến bộ đáng kể, nó đã hạn chế được hậu quả xấu do việc hôn phối cùng quần thể gây nên. Bước sang thời kì tổ chức “Công xã thị tộc mẫu hệ”, thời kì này sức sản xuất phát triển rõ rệt. Sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất chính là tiền đề cho các tập đoàn sản xuất ổn định và đoàn kết. Mối giây liên hệ, ràng buộc các tập đoàn này là do quan hệ dòng máu đem lại. Dòng máu đó được sản sinh bởi sự liên hệ chặt chẽ với nhau giữa hai thị tộc. Do đó, những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho hình thức “hôn nhân ngoại tộc” ra đời. “Hôn nhân ngoại tộc nghiêm cấm nam nữ trong cùng một thị tộc kết hôn với nhau. Các thành viên trong thị tộc, dù là nam hay nữ, cũng chỉ được phép kết hôn với một đối tượng ở thị tộc khác” [1]. Chế độ hôn nhân này là một bước tiến vô cùng quan trọng, nó không chỉ giữ gìn mối đoàn kết giữa các thành viên 10 [...]... kiện trong từng gia cảnh mà những lễ nghi có sự thay đổi sao cho phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được tính dân tộc lại mang văn minh thời đại Và tồn tại tới ngày hôm nay thì phong tục cưới hỏi cổ truyền của dân tộc còn lại 3 lễ: chạm ngõ, ăn hỏi và lễ cưới 3 Khảo sát chung về ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi người Việt Người viết đã tập hợp thống kê khảo sát 11.825 bài ca dao trong cuốn “Kho tàng ca dao người. .. cái tài của những người bình dân 20 Chương II PHONG TỤC CƯỚI HỎI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG CA DAO DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA I Những quan niệm mang tính tập tục trong cưới hỏi của người Việt biểu hiện trong ca dao 1 Quan niệm về vai trò của cha mẹ trong hôn nhân thể hiện qua ca dao người Việt Việc lập giá thú xưa kia được coi là công việc của cha mẹ, của những bậc huynh trưởng trong nhà Do đó, cha... niệm, coi đó là điều không thể thiếu được trong những mối lương duyên của con người Nó tồn tại với những tên gọi: ông Tơ, bà Nguyệt, Nguyệt lão, Trăng già Và hình thành một lễ nghi quan trọng trong cưới hỏi của người Việt – lễ “Tế tơ hồng” Khảo sát trong tổng số 162 bài ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi của người Việt có 29 bài ca dao (chiếm 17,90%) phản ánh quan niệm của dân gian ta về ông Tơ bà... lịch sử đến hình thức hôn nhân một vợ một chồng – tiền đề đầu tiên cho cưới hỏi Khẳng định cưới hỏi là một bước tiến văn minh, có những vai trò, vị trí rất lớn trong đời sống người Việt Cưới hỏi của người Việt bao gồm 6 nghi thức lễ, mỗi nghi lễ có một ý nghĩa riêng Bước đầu khảo sát chung về diện mạo ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi qua lời của những nhân vật trữ tình và lối nói của họ: trực tiếp,... đều hướng tới tính chân, thiện, mĩ Theo đó, trong việc cưới hỏi lệ làng không thể không đặt ra những tục lệ quy định và một trong những tục lệ mang tính bền chặt và đặc trưng trong cưới hỏi của người Việt đó là tục Nộp cheo “Cheo là khoản tiền mà người con gái phải nộp cho làng khi đi lấy chồng nơi khác” [17] Khảo sát trong 162 bài ca dao cưới hỏi có 21 lần tục lệ này được nhắc tới Tuy đây không phải... không có bất kì một sự lựa chọn nào Vấn đề trai gái tìm hiểu nhau và đến với nhau bằng tình yêu tuyệt nhiên không được đặt ra Mà thay vào đó là những vấn đề về “Môn đăng hậu đối”, “Hợp gia cảnh” được đặc biệt coi trọng Khảo sát trong 162 bài ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi người Việt có 24 bài ca dao (chiếm 14,81%) phản ánh vai trò của cha mẹ trong cuộc “trăm năm” của con cái Trong quá trình cùng... trong cuốn “Kho tàng ca dao người Việt (Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên NXB Văn hóa thông tin,1995) đã tìm thấy 162 bài ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi của người Việt (chiếm 1,37%) (cần chú ý đây chưa phải là con số cuối cùng) nhưng nó cũng không phải là quá ít để có thể trở thành một nguồn tư liệu phản ánh một phong tục mang nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc Trong quá trình thống kê khảo sát,... chân” * Tiểu kết Ở chương I người viết đã khái quát quan niệm về phong tục trên cơ sở những quan niệm về phong tục của các nhà nghiên cứu văn hóa học Từ đó khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của phong tục trong nền văn hóa dân tộc Cùng với quan niệm về phong tục là quan niệm về phong tục cưới hỏi của nhân dân ta Bắt đầu từ những hình thức hôn nhân đầu tiên của loài người trong lịch sử đến hình thức... sở theo nghĩa nghèo về vật chất và gặp phải những điều bất hạnh trong cuộc sống Ca dao phản ánh vấn đề hợp tuổi, so tuổi chỉ chiếm một số lượng ít, 4 bài (chiếm 2,46%) trong tổng số những bài ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi Trước khi tính tới chuyện trăm năm, người ta thường quan tâm tới việc so tuổi của hai người Việc này thường nằm trong nghi thức Vấn danh – đó là nghi thức nhà trai đưa lễ vật... niệm phong kiến Mỗi sáng tác văn học dân gian đến với con người như một sự cân bằng tâm lí, nhưng nó cũng đóng vai trò là những vũ khí tinh thần đấu tranh của nhân dân Những bài ca dao phản ánh tục thách cưới vừa phản ánh những nét đẹp văn hóa nhưng nó cũng là vũ khí để con người chống lại quan niệm phân hóa giàu nghèo trong xã hội, chống lại quan niệm hôn nhân sắp đặt đã gây ra bao khổ đau cho con người . liệu ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi của người Việt. Chương II: Phong tục cưới hỏi của người Việt qua ca dao dưới góc nhìn văn hóa. Chương III: Phong tục cưới hỏi của người Việt qua ca dao. đề tài này người viết chỉ khảo sát phong tục cưới hỏi trong bộ phận ca dao người Việt. 5 Tư liệu khảo sát về ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi trong cuốn “Kho tàng ca dao người Việt (4 tập). ngõ, ăn hỏi và lễ cưới. 3. Khảo sát chung về ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi người Việt Người viết đã tập hợp thống kê khảo sát 11.825 bài ca dao trong cuốn “Kho tàng ca dao người Việt (Nguyễn

Ngày đăng: 19/04/2015, 21:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan