Lối sống trọng tình nghĩa

Một phần của tài liệu luận văn Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt (Trang 50 - 60)

I. Những nét đẹp trong đời sống tâm hồn tình cảm của nhân dân lao động thể hiện qua ca dao cưới hỏ

2.Lối sống trọng tình nghĩa

Ca dao như những bản “kí thác nội tâm”, không chỉ kí thác những tình cảm trong sâu thẳm tâm hồn con người mà nó còn là nơi kết lắng những triết lí sâu xa, những nếp sống cũng như nếp cảm, nếp nghĩ của con người.

Do ảnh hưởng của đạo đức văn hóa Trung Hoa với tư tưởng đạo đức Khổng Mạnh về Nhân, Hiếu, Trung, Lễ, Nghĩa, người Việt luôn quan tâm hơn cả đó là phạm trù Nghĩa. Nguyễn Lộc đã nhận xét: “Trong số những thuật ngữ đạo đức học này, thì thuật ngữ có tần số xuất hiện cao đột xuất là Nghĩa, trong khi những thuật ngữ khác chỉ lẻ tẻ, không gây ấn tượng. Điều này chứng tỏ trong phạm vi đạo đức, người bình dân Việt Nam quan tâm trước hết và nhiều nhất đến Nghĩa” [16].

Thực tế cho thấy, trong cuộc sống sinh hoạt làm ăn mưu sinh khốn khó những con người “chân quê” đã nảy sinh những kỉ niệm lớn nhỏ, chia sẻ cùng nhau những niềm vui, nỗi buồn...tất cả đã tích tụ dần qua năm tháng trở thành một mạch tình cảm đáng quý và một nét đẹp len lỏi vào trong tâm hồn người Việt, nhất là những người bình dân, đó là “Lối sống trọng tình nghĩa”.

Trong ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi, lối sống trọng tình nghĩa in dấu ấn khá đậm. Tình nghĩa được thể hiện trong tình cha mẹ, vợ chồng, anh em họ hàng, làng xóm và nói chung đó là mối quan hệ giữa người với người.

Tình nghĩa đối với ông bà tổ tiên là thiêng liêng và tôn kính nhất, bởi đó là nguồn cội, là gốc rễ của ta. Vì thế trong ngày đại sự của cuộc đời con người, người ta thường nhớ tới ông bà, nhớ tới gia tiên của mình. Theo đó mà đưa ra những lễ vật thách cưới để làm lễ dâng lên ông bà tổ tiên:

- “Xin chàng lấy chín con bò Chín gánh gạo nếp, chín vò rượu tăm

...Xin chàng lấy chín mâm xôi Chín con gà luộc lễ nơi ông bà

Trước là lễ tổ trong nhà Sau là bạn hữu người ta trông vào”

Nhớ về nguồn cội của mình người Việt cũng không bao giờ quên tình nghĩa với cha mẹ, bởi đó là người đã cho ta những bước đi đầu đời, theo ta đi suốt cuộc đời hành trình tìm kiếm hạnh phúc. Những suy nghĩ đó in tạc khắc sâu vào trong tâm thức mỗi người và nó đi vào ca dao như những câu ca bất hủ, trở thành mạch nguồn tiếp tục di dưỡng trong ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi.

Tình nghĩa mẹ cha chẳng bao giờ phai nhòa ngay cả trong những lời tỏ muốn kết duyên, sánh duyên trăm năm giữa nam và nữ:

“Ai về tôi gửi buồng cau

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy Ai về tôi gửi đôi giày

Phòng khi mưa nắng cho thầy mẹ đi”

Quan tâm săn sóc cha mẹ từ những điều tưởng như rất đỗi giản dị, đơn sơ nhưng nó chất chứa những tình cảm của tấm lòng thơm thảo. Bài ca dao trên thật khó xác định nhân vật trữ tình là ai, nam hay nữ chỉ biết đó là những lời ướm hỏi kết duyên thật khéo léo, đầy tình tứ khiến cho người bạn của mình đã say với tình lại cảm với tấm lòng hiếu đễ của người mình yêu.

Có người nói “Người Việt Nam yêu chủ yếu là vì tình, nhưng cái tình này đã chứa sẵn cái nghĩa và nhanh chóng chuyển sang cái nghĩa”. Nam nữ yêu nhau, trao cho nhau những tình cảm chân thành và đằm thắm, nhưng đó không đơn thuần chỉ là kết duyên, kết tình với nhau mà sâu sắc hơn nó chính là kết nghĩa:

- “Anh lui về thưa với thầy sẽ bẩm với mẹ ở nhà Để cho đôi ta kết nghĩa giao hòa từ đây”

Lời nhắn nhủ đầy sâu sắc, mặn nồng, có khi cái tình nghĩa ấy được nói lên bằng lời, nói hết bằng lời, nhưng có khi nó thật khó nói và dường như chỉ nói thôi thì không hết được, do đó nó đã được kí gửi trong những miếng trầu tình nghĩa:

- “Miếng trầu thật tay em têm Trầu phú, trầu quý, trầu nên vợ chồng

Trầu này khấn nguyệt tơ hồng Trầu này kết nghĩa loan phòng từ đây”

Từ bao đời nay, trầu cau là thông điệp của tình yêu, nói hộ người ta những điều khó nói. Nhưng từ trong tâm thức người Việt, trầu cau là biểu tượng của triết lí âm dương hài hòa. Cho nên nó là sợi dây gắn kết lứa đôi, biểu tượng cho sự keo sơn, thủy chung son sắt, trọn tình trọn nghĩa trong đạo vợ chồng. Cùng nhau ăn một miếng trầu từ chính tấm lòng tình cảm của em cũng chính là sự gắn kết lứa đôi bên nhau. Từ miếng trầu kết nghĩa đó mà lịch sử đã ghi lại biết bao câu chuyện cảm động về tình nghĩa phu thê như những minh chứng cho lối sống trọng tình nghĩa nghìn đời.

Tình nghĩa trong gia đình đã có sức mạnh to lớn lan tỏa ra cộng đồng xã hội, đặc biệt trong quan hệ anh em họ hàng, làng xóm. Người Việt vẫn luôn trân trọng và thực hiện theo triết lí “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Tối lửa tắt đèn có nhau”. Vì thế trong bất cứ công to việc lớn, từ chuyện vui đến chuyện buồn họ đều chung tay cùng nhau gánh vác, chia sẻ. Hôn nhân đó là việc hỉ trong đời người, việc lớn đối với mỗi gia tộc, dòng họ. Cho nên nhà nào có việc anh em họ hàng thân tộc đều góp công, góp sức lo cùng nhau:

- “...Áo nàng anh sắm đủ mười đôi Bộ ba áo nhiễu để mặc chơi ngày thường

...Tuy anh nghèo dòng họ anh đông Người giúp một đồng cũng đủ cưới em”

Họ đến với nhau cũng chung tay góp sức, dù nhiều dù ít nhưng quan trọng là tấm lòng thơm thảo đối với nhau. Họ cùng nhau chia sẻ niềm vui, cùng nhau uống những chén rượu nồng chúc phúc cho đôi bạn trẻ:

Năm bảy vò đầy ắp Này mươi gánh nếp Thết đãi họ hàng”

Những con người ân tình, thủy chung có tâm hồn trong sáng nơi làng quê còn tạo ra trong cuộc sống của mình những lễ nghi như là những phong tục tập quán đậm màu sắc dân tộc. Trong cưới hỏi cũng có nhiều lễ nghi in đậm lối sống trọng tình nghĩa.

Trong quan niệm dân gian, trai gái đến với nhau là do duyên số. Cái duyên số ấy do một “vị thần mai mối” xe duyên mà thành (tích truyện người viết đã dẫn ở phần “Quan niệm dân gian về ông Tơ bà Nguyệt”). Cho nên, khi hai người đã thành duyên với nhau, thì họ thường tiến hành lễ “Tế tơ hồng” - nghi lễ này như một sự tri ân, bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với ông Tơ bà nguyệt đã xe mối duyên lành cho mình. Lễ vật cũng khá đơn giản bao gồm xôi, gà, lợn, trầu, rượu nhưng nó đã thể hiện được lối sống trọng tình nghĩa của người dân Việt.

Những lễ nghi đó không phải tập tục mang tính lạc hậu, thủ cựu, mê tín của nhân dân ta mà nó thể hiện lối sống của những người có tình nghĩa. Do đó, nó trở thành một nét đẹp trong cưới hỏi của người Việt.

Trọng tình nghĩa là một nét đẹp trong đời sống tâm hồn người Việt, tình nghĩa với cha mẹ, vợ chồng, anh em, họ hàng, làng xóm...có thể khác nhau về tính chất nhưng về bản chất nó đều gắn kết với nhau bằng sợi chỉ tình nghĩa, thể hiện được lối sống đẹp cũng như những ý niệm đẹp trong tâm hồn người Việt. Nó đi vào trong ca dao cưới hỏi trở thành một nét đẹp trong đời sống tâm hồn con người.

3.Tâm hồn vui tươi, hóm hỉnh tràn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời

Vẻ đẹp tâm hồn là những vẻ đẹp ẩn sâu bên trong của con người, nó là vẻ đẹp tình cảm mà ta thật khó có thể nhìn bằng mắt thường. Nó là cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lung linh, cái duyên thầm tạo nên sức cuốn hút để con người nghìn đời cảm nhận và khám phá.

Tâm hồn con người Việt Nam cũng ẩn chứa biết bao vẻ đẹp lung linh, huyền diệu ấy. Nó như một nét duyên thầm, dịu dàng và e ấp trong tình yêu quê hương, đất nước; trong lối sống trọng tình, trọng nghĩa; trong sự chân thành, mộc mạc nhưng cũng rất tế nhị, kín đáo; và nó còn len lỏi một cách nhẹ nhàng tựa như mơ hồ làm lên nét đẹp như là đặc trưng cho tâm hồn người Việt, đặc biệt là tâm hồn những người “chân quê” – đó là sự vui tươi, hóm hỉnh tràn đầy tinh thần lạc quan.

Lạc quan là cách nhìn, là thái độ tin tưởng ở tương lai tốt đẹp, có nhiều triển vọng. Nhưng cái cách nhìn và thái độ đó không phải được hình thành một cách tự nhiên mà nó được ươm lên từ một hạt mầm đó là sự hài hước, hóm hỉnh, vui tươi.

Con người ở mọi lứa tuổi, mọi nền văn hóa đều hưởng ứng sự hài hước, hóm hỉnh và đều có khả năng thể nghiệm hài hước. Nhưng đối với những người bình dân Việt Nam thì nó đã trở thành một khiếu thẩm mĩ cá nhân.

Khiếu thẩm mĩ này đã xây dựng cho kho tàng ca dao người Việt một “rừng cười”, từ hò, vè, truyện tiếu lâm, và chỉ tính riêng trong thể loại ca dao đã có cả một bộ phận ca dao hài hước. Theo đặc trưng riêng của từng thể loại mà tiếng cười lại mang một cung bậc, sắc thái riêng, có tiếng cười mua vui, giải trí mang tính giáo dục nhẹ nhàng; có tiếng cười châm biếm đả kích sâu cay...

Khảo sát trong 162 bài ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi, những bài ca dao mang sắc thái hài hước có 33 bài. Nhưng tiếng cười trong những bài ca dao này là sản phẩm của trí tuệ con người được phát ra từ trong đời sống sinh hoạt, lao động vất vả, nhọc nhằn của người lao động, trong tâm trạng đang căng tràn cảm xúc yêu đương, nó không mang ý nghĩa xã hội lớn lao

động mệt mỏi. Nó không đối lập với xu thế của thời đại, không thù địch với cuộc sống của con người mà nó trở nên đáng yêu, thể hiện bản chất tốt đẹp của một dân tộc – đó là sự hóm hỉnh, vui tươi; lạc quan, yêu đời, khao khát hướng tới chân, thiện, mĩ.

Người phụ nữ Việt Nam vốn mang những nét đẹp dịu dàng, kín đáo và rất đỗi ý tứ. Đặc biệt là những cô thôn nữ xưa sống dưới chế độ phong kiến, chịu sự kìm kẹp bởi những sợi dây cương thường thì họ lại càng trở nên khuôn phép hơn. Nhưng trong tình yêu cũng có những lúc họ trở nên rất táo bạo và kiêu kì:

- “Anh về bán ruộng cây đa Bán đôi trâu già mới cưới đặng em”

“Ruộng” và “trâu” là hai tài sản có giá trị nhất đối với người nông dân. Vậy mà cô thôn nữ lại thật táo bạo khi giám đưa ra lời thách cưới mình bằng cả cái gia nghiệp lớn của nhà chàng trai. Cái giọng kiêu kì và như thách thức ấy của cô đã nhận lại được lời đáp một cách rất sắc sảo của chàng trai:

“Anh về bán bộ trã rang Bán đôi đũa bếp, cưới nàng có dư”

Thật bất ngờ và thú vị biết bao trước sự thông minh trong tài ứng khẩu nhanh của chàng trai. Nếu “trâu” và “ruộng” là những vật có giá trị lớn, thì những vật mà chàng trai dự định sẽ dùng để lo cưới, lại có giá trị hoàn toàn tỉ lệ nghịch với giá trị các thứ mà cô gái đưa ra, thậm chí nó còn ở mức vô giá trị, khiến cho sắc điệu đối đáp trở nên đối nhau chan chát. Nhưng sự đối lập đó hoàn toàn không phải là sự thù địch nhằm hạ thấp giá trị của cô gái, mà nó chính là sắc điệu để tạo nên chất hóm hỉnh, hài hước của chàng trai nghèo.

Cái hài hước, hóm hỉnh là năng khiếu thẩm mĩ cá nhân của người bình dân, nó không giới hạn ở bất kì đối tượng nào, không chỉ ở chàng trai mà ngay cả trong tâm hồn của những cô gái quê. Cưới xin là việc vô cùng trọng

đại trong đời mình, rất nhiều cô bộc lộ khiếu hài hước của mình trong những lễ vật thách cưới ngộ nghĩnh và hiếm có trong thực tế:

- “Lá đa mặt nguyệt hôm rằm Răng nanh thằng cuội, râu cằm thiên lôi

Gan ruồi, mỡ muỗi cho tươi

Xin chàng chín chục con dơi góa chồng...” - “Chàng về sắm sửa đường ngang

Ruột non nấu với ruột già Ô long Lá đa mặt nguyệt hôm rằm Vảy lươn nấu với râu cằm thiên lôi

Gan rồng trứng muỗi cho tươi

Lông nách con ếch nấu với lông đuôi bạch xà ...”

Trong thực tế, những lễ vật trên hết sức phi thực, mơ hồ không hề tồn tại trong thế giới tự nhiên. Cô thôn nữ thật cầu kì, kiểu cách và hết sức táo bạo giám phạm thượng đến cả những đấng siêu nhiên, đòi hỏi cả “răng nanh thằng cuội”, “râu cằm thiên lôi”. Ngoài ra, còn xuất hiện những thứ nghe thật lạ tai “gan ruồi”, “mỡ muỗi”, “dơi góa chồng”. Ta thật nể phục bởi trí tưởng tượng của cô gái, lại thêm vào cách tổ chức kết hợp các lễ vật tỉ lệ nghịch với nhau: gan rồng/trứng muỗi; lông nách con ếch/lông đuôi bạch xà, tạo cho thế của câu ca dao trở nên bấp bênh, thiếu sự cân bằng, lí thú, hấp dẫn người đọc lại tăng thêm khả năng hài hước, hóm hỉnh của cô gái.

Sự hài hước này chính là biểu hiện cho tâm hồn lạc quan của những người nghèo, họ thật hiểu và thông cảm cho gia cảnh nghèo của nhau, chẳng phải thách cưới và dẫn cưới những giá trị vật chất cao sang như trâu, gà, lợn, họ đưa ra những lễ vật ngộ nghĩnh để cùng nhau cười với nhau, lãng mạn hóa cái nghèo trong những sự kiện trọng đại của đời mình, để thấy cuộc sống thêm ý nghĩa hơn.

Sự lãng mạn hóa cái nghèo không chỉ bằng những lễ vật phi thực tế mà nó còn được gửi gắm trong những lễ vật nhỏ mọn của chốn hương thôn:

- “Cưới em có cánh con gà Có dăm sợi bún, có vài hạt xôi

Cưới em còn nữa, anh ơi Có một đĩa đậu, hai môi rau cần

Có xa dịch lại cho gần

Nhà em thách cưới có ngần ấy thôi Hay là nặng lắm anh ơi Để em bớt lại một môi rau cần”

Cái đem đến ấn tượng đầu tiên trước mắt ta đó là cách nói ngoa đến mức cực tiểu, đám cưới là ngày vui, tập trung dân làng, anh em họ mạc vậy mà chỉ có “cánh con gà”, “dăm sợi bún”, “vài vắt xôi”... để thết đãi. Những thứ mộc mạc đó lại được kết hợp với số lượng cực tiểu “cánh”, “dăm”, “sợi”, “vắt”... Đó chính là nốt nhấn để phát lên tiếng cười trong ta. Nhưng nó không phải là tiếng cười châm biếm, đả kích, mua vui mà nó là tiếng cười của một tâm hồn hóm hỉnh, hài hước. Khi phát lên tiếng cười cũng lại là lúc tình cảm yêu thương của những người nghèo được bộc lộ nhiều nhất:

- “Có xa dịch lại cho gần Nhà em thách cưới có ngần ấy thôi

Hay là nặng lắm anh ơi” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những lời nói thật ấm áp, chất chứa một sự khích lệ, sự cảm thông sâu sắc của cô gái đối với chàng trai xuất phát từ một tình yêu chân thành, nồng thắm. Có lẽ đây chính là sức nặng của cả bài ca dao, đủ sức để nâng giá trị của tiếng cười lên tầm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là tiếng cười của một tâm hồn lạc quan yêu đời, tiếng cười xua đi cái nghèo, cái nhọc nhằn vất vả

của cuộc sống, cái cười tăng thêm gia vị ngọt ngào, cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Đám cưới giản đơn ấy, tưởng chừng như rất cô quạnh và trống vắng. Nhưng không, nó lại là một đám cưới nhộn nhịp và linh đình thật ngoài sức tưởng tượng:

- “Cưới em ba họ nhà trời Đi xuống hạ giới cùng người rước râu

Ngọc hoàng cũng phải xuống trầu Thiên lôi, thủy tề đứng hầu đôi bên...”

Với cách nói ngoa dụ, phóng đại, khoa trương cao độ hiện ra trước

Một phần của tài liệu luận văn Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt (Trang 50 - 60)